intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay (qua khảo sát trường hợp xã cổ loa huyện Đông Anh và xã Thụy Hương huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

87
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu nhằm dự báo xu hướng vận động, phát triển của lối sống thanh niên niên nông thôn ngoại thành Hà Nội trong những năm tiếp theo; từ đó, xác định những vấn đề đặt ra trong xây dựng lối sống của thanh niên - với tư cách là những chủ thể tích cực của lối sống, đề xuất một số khuyến nghị đối với thanh niên và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm phát huy tốt nhất sức mạnh của thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội trong những năm tiếp theo. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay (qua khảo sát trường hợp xã cổ loa huyện Đông Anh và xã Thụy Hương huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> LƯU KHƯƠNG HOA<br /> <br /> LèI SèNG THANH NI£N N¤NG TH¤N<br /> NGO¹I THµNH Hµ NéI HIÖN NAY<br /> (QUA KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP XÃ CỔ LOA HUYỆN ĐÔNG ANH<br /> VÀ XÃ THỤY HƯƠNG HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC<br /> Mã số: 62 31 06 40<br /> <br /> HÀ NỘI - 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành<br /> tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN DUY BẮC<br /> TS. NGUYỄN THỊ TUYẾN<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi giờ<br /> <br /> ngày tháng<br /> <br /> năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia<br /> và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học,<br /> giáo dục và giao dịch quốc tế lớn của cả nước. Từ sau Đại hội VII (năm<br /> 1991), cùng với sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,<br /> HĐH) đất nước, quá trình đô thị hóa (ĐTH) ở Hà Nội diễn ra sôi động hơn<br /> rất nhiều so với thời gian trước đây, và đặc biệt là rất nhanh so với mặt<br /> bằng chung cả nước. Từ năm 2008, sau khi mở rộng địa giới hành chính,<br /> thành phố Hà Nội có những thuận lợi rất cơ bản, song đồng thời cũng đang<br /> phải đối mặt trước những khó khăn, thách thức không nhỏ trong quá trình<br /> phát triển. Một trong những thách thức đó là vấn đề lối sống của thanh<br /> niên nông thôn ngoại thành trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH thành phố<br /> Hà Nội.<br /> Trong công cuộc đổi mới hiện nay, bộ mặt nông thôn ngoại thành Hà<br /> Nội đã có nhiều khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại hơn. Tuy nhiên,<br /> đây vẫn là khu vực chậm phát triển trong mặt bằng chung của kinh tế - xã<br /> hội thủ đô. Thu nhập của người nông dân dù đã được cải thiện nhưng vẫn<br /> còn khoảng cách khá xa so với khu vực nội thành. Sản xuất nông nghiệp<br /> vẫn mang nặng tính chất của một nền sản xuất nhỏ, manh mún dẫn đến gây<br /> lãng phí nhiều nguồn lực quý giá, đặc biệt là nguồn nhân lực con người,<br /> trong đó chủ yếu là thanh niên.<br /> Thanh niên luôn và cần phải được đặc biệt quan tâm trong chiến lược<br /> đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn lực con người. Có thể nói, vấn đề lối<br /> sống thanh niên nói chung trong những năm gần đây đã được giới nghiên<br /> cứu quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về lối sống<br /> thanh niên nông thôn trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH mạnh mẽ như<br /> hiện nay chưa nhiều, mới chỉ có một số công trình nghiên cứu về biến đổi<br /> tâm lý của cư dân ven đô, của lối sống làng xã vùng châu thổ Bắc Bộ... mà<br /> chưa có công trình nghiên cứu nào về lối sống thanh niên nông thôn ngoại<br /> thành Hà Nội được công bố. Do đó, việc nghiên cứu về lối sống thanh niên<br /> nông thôn ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cấp<br /> thiết không chỉ về mặt lý luận, mà cả trong hoạt động thực tiễn quản lý,<br /> <br /> 2<br /> giáo dục, xây dựng và phát huy sức mạnh, tiềm năng của đội ngũ thanh<br /> niên nông thôn.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> 2.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Luận án nghiên cứu, nhận diện lối sống thanh niên hiện nay (qua<br /> khảo sát trường hợp xã Cổ Loa huyện Đông Anh và Thụy Hương huyện<br /> Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) nhằm dự báo xu hướng vận động, phát<br /> triển của lối sống thanh niên niên nông thôn ngoại thành Hà Nội trong<br /> những năm tiếp theo. Từ đó, xác định những vấn đề đặt ra trong xây dựng<br /> lối sống của thanh niên - với tư cách là những chủ thể tích cực của lối<br /> sống, đề xuất một số khuyến nghị đối với thanh niên và các tổ chức chính<br /> trị - xã hội nhằm phát huy tốt nhất sức mạnh của thanh niên nông thôn<br /> ngoại thành Hà Nội trong những năm tiếp theo.<br /> 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> - Làm rõ khái niệm lối sống, lối sống thanh niên, lối sống thanh niên<br /> nông thôn ngoại thành Hà Nội từ góc nhìn văn hóa học.<br /> - Khảo sát những biểu hiện cơ bản của lối sống thanh niên nông thôn<br /> ngoại thành Hà Nội qua trường hợp xã Cổ Loa (huyện Đông Anh) và xã<br /> Thụy Hương (huyện Chương Mỹ) trên 3 lĩnh vực hoạt động chủ yếu: hoạt<br /> động hiện thực hóa giá trị văn hóa vật chất; hoạt động hiện thực hóa giá trị<br /> văn hóa tinh thần; hoạt động hiện thực hóa giá trị văn hóa xã hội. Từ đó, luận<br /> án nhận diện, đánh giá chiều sâu giá trị văn hóa trong những biểu hiện cơ bản<br /> của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay.<br /> - Phân tích những nhân tố tác động cơ bản, dự báo xu hướng vận<br /> động, phát triển của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội<br /> trong những năm tới.<br /> - Xác định những vấn đề đặt ra đối với chính bản thân thanh niên và<br /> đưa ra một số đề xuất, kiến nghị với các cấp, tổ chức chính trị - xã hội của<br /> thanh niên.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là lối<br /> sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay.<br /> <br /> 3<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Phạm vi không gian: Luận án giới hạn phạm vị nghiên cứu tại nông<br /> thôn ngoại thành Hà Nội (qua khảo sát 2 xã là Cổ Loa huyện Đông Anh và<br /> Thụy Hương huyện Chương Mỹ, ngoại thành Hà Nội).<br /> - Phạm vi thời gian: Luận án lấy mốc thời gian nghiên cứu từ khi Hà<br /> Nội mở rộng địa giới hành chính (năm 2008) cho đến nay.<br /> 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br /> 4.1. Cơ sở lý luận: Nghiên cứu lối sống thanh niên nông thôn ngoại<br /> thành Hà Nội dựa trên các khái niệm công cụ cơ bản như: lối sống, lối<br /> sống thanh niên, lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội và các<br /> lý thuyết hoạt động, lý thuyết giá trị, lý thuyết chức năng...<br /> 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án được thực hiện dựa trên cơ<br /> sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy<br /> vật lịch sử để khảo sát, tìm hiểu quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa<br /> trong lối sống của thanh niên; phân tích đặc điểm cũng như xu hướng vận<br /> động của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay. Để<br /> phù hợp với mã số chuyên ngành, Luận án chú trọng sử dụng phương pháp<br /> tiếp cận văn hóa học đối với lối sống, tìm hiểu chiều sâu văn hóa trong lối<br /> sống thanh niên. Với cách tiếp cận như vậy, Luận án sử dụng một số<br /> phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:<br /> - Phương pháp liên/đa ngành<br /> Nghiên cứu lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội là sự<br /> thu thập, tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học chuyên<br /> ngành như xã hội học, tâm lý học, sử học, khoa học chính trị và nghiên<br /> cứu văn hóa. Ở một chừng mực nhất định, Luận án cũng có áp dụng cách<br /> nhìn nhận, phân tích của kinh tế học và khoa học quản lý...<br /> - Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu<br /> Luận án đã tổng hợp, phân tích nguồn thông tin khoa học từ các<br /> nghiên cứu đã được công bố ở Việt Nam và nước ngoài để bước đầu nắm<br /> vững được những vấn đề liên quan đến mục đích nghiên cứu. Ngoài ra, Luận<br /> án cũng sử dụng các số liệu thống kê sẵn có của các ban ngành đoàn thể các<br /> cấp trung ương, thành phố, huyện và xã phục vụ cho đề tài nghiên cứu.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2