intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

130
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trên cơ sở phân tích những biểu hiện lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ hiện nay, từ góc nhìn của học thuyết hành vi con người của Freud, luận án phân tích căn nguyên dẫn đến những hành vi lối sống tiêu cực ấy; từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng, nhằm hạn chế lối sống tiêu cực cho giới trẻ Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH                                   NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG                                                      LèI SèNG TI£U CùC CñA MéT Bé PHËN GIíI TRÎ VIÖT NAM HIÖN NAY D¦íI L¡NG KÝNH HäC THUYÕT HµNH VI CON NG¦êI CñA FREUD Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số              : 62 22 03 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ                                                                                                            
  2. HÀ NỘI ­ 2015
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học:  GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn                                 Phản biện 1: ............................................................................. Phản biện 2: ............................................................................. Phản biện 3: ............................................................................. Luận án sẽ  được bảo vệ  tại Hội đồng chấm luận án cấp Học  viện,         họp tại Học viện Chính trị  quốc gia Hồ Chí Minh. Vào hồi     giờ       ngày      tháng     năm Có thể tìm hiểu luận án tại: 
  4. 4 ­ Thư viện Quốc gia  ­ Thư viện Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  5. 1 MỞ  ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Ngày nay, thanh niên và lối sống của thanh niên đã trở  thành vấn  đề  trọng yếu, gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, văn   hóa và con người của Đảng và Nhà nước ta. Đó là một trong những   vấn đề cấp thiết được quan tâm của toàn thể xã hội.     Đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế  trong xu hướng toàn cầu  hóa đã đưa đất nước ta thay đổi mọi mặt về  kinh tế  ­ xã hội và đã thu   được những thành tựu quan trọng, được cộng đồng quốc tế  đánh giá  cao. Trong bối cảnh đó, thế  hệ  trẻ  Việt Nam có rất nhiều cơ  hội học  tập, nâng cao trình độ, tham gia đóng góp sức lực của mình vào công  cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, hội nhập và toàn cầu hóa cũng gây  ra những khó khăn và thách thức không nhỏ  cho đất nước nói chung và   thế hệ trẻ nói riêng. Thực tế cho thấy, thế hệ trẻ rất nhạy cảm và dễ bị  tổn thương trong thời kỳ  hội nhập này. Khoa học công nghệ  mới, các  phương tiện truyền thông tiên tiến, giao lưu quốc tế  rộng mở  là điều   kiện tốt cho giới trẻ tiếp cận nhanh chóng những mặt ưu việt, tích cực  của thế giới hiện đại, đồng thời họ cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ  những mặt tiêu cực của nó. Những tiêu cực này lan tỏa trong lối sống  của một bộ phận giới trẻ  như  những virus gậm nhấm tinh thần và thể  chất của họ. Có nhiều xu hướng sống khác nhau đang len lỏi trong mọi   thành phần của giới trẻ  như: học sinh phổ thông, sinh viên, công  nhân,  viên chức, thanh thiếu niên  ở  thành  thị, nông thôn và miền núi. Từ  tình  trạng lười học tập, lười lao động tới ăn chơi đua đòi, sống buông thả bản  thân, sống thác loạn với các tệ nạn ma túy, mại dâm, rồi đi tới tuyệt vọng,  bế tắc, mất phương hướng. Tình dục đồng giới, chuyển giới, thậm chí hôn  nhân đồng giới trong giới trẻ có xu hướng ngày càng gia tăng.  Lối sống ích  kỷ, thờ   ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm; không quan tâm tới người khác;  không quan tâm tới tương lai, vận mệnh đất nước khác hẳn với tính cách  vốn có của thanh niên trước đây. Tình trạng bạo lực, coi thường pháp luật,  tội phạm vị thành niên, tội phạm học đường ngày càng phát triển với nhiều  dạng rất nguy hiểm như hành động của các kẻ sát nhân máu lạnh trẻ tuổi  Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa, Nguyễn Hải Dương trong mấy năm  gần đây.  Tình hình trên đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta nhiệm vụ cấp bách   là phải giáo dục chính trị  tư  tưởng cho thế  hệ  trẻ. Cùng với các biện  pháp nhằm từng bước  đẩy lùi sự  lây lan của lối sống tiêu cực này, 
  6. 2 nhiều cuộc điều tra xã hội học đánh giá thực trạng, nhiều nghiên cứu về  thanh thiếu niên đã được tiến hành. Việc mổ  xẻ  tìm nguyên nhân của  hiện tượng này dưới góc nhìn của các lĩnh vực khoa học khác nhau cũng   đã có. Tuy nhiên, trước những diễn biến vô cùng phức tạp với hình thức  lan truyền của dạng virus khó kiểm soát, cùng với mối nguy hiểm như  tảng băng trôi, các nghiên cứu đánh giá về thực trạng và nguyên nhân lối  sống tiêu cực của một bộ  phận giới trẻ  vẫn chưa đáp  ứng được yêu  cầu. Hầu hết các nghiên cứu chỉ mới tập trung vào những nguyên nhân   ngoại sinh với các tác động ngoại cảnh như ảnh hưởng của du nhập lối   sống ngoại lai, văn hóa phẩm, sách báo, phim  ảnh độc hại trên internet,   giáo dục bất cập của nhà trường và gia đình…Do vậy, còn cần phải  tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn và đa dạng hơn với nhiều cách  tiếp cận khác nhau, để từ đó có các đánh giá đúng đắn và tìm ra các giải  pháp phù hợp nhằm khắc phục căn bệnh phát sinh từ  hội nhập và toàn  cầu hóa hiện nay.  Người có công lớn nhất nghiên cứu khám phá tâm lý hành vi con  người và các nghiên cứu của ông đã được nâng lên thành học thuyết là  Sigmund Freud (1856­1939). S.Freud là nhà khoa học mà tên tuổi của ông  được đặt bên cạnh những tên tuổi vĩ đại khác như Archimedes, G. Galilei,  I.  Newton, A. Einstein... Công lao to lớn  của Freud  và là cơ  sở  của học  thuyết  mang   tên   ông  (còn  được   gọi   là   học   thuyết  phân   tâm  ­  Psychoanalysis) là khám phá ra vô thức như một tầng tư duy nền tảng mà  ông coi là định hình và định hướng cho mọi hành vi của con người. Đánh giá về  học thuyết Freud có nhiều quan điểm và ý kiến khác  nhau, thậm chí có những ý kiến đối lập nhau. Tuy nhiên, mọi người đều  thừa nhận rằng, học thuyết Freud có tác động và  ảnh hưởng sâu rộng  đến rất nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau của thế  giới ngày nay như  tâm lý học, triết học, xã hội học, luật học, văn học nghệ thuật, tôn giáo,  giáo dục, tội phạm học, v.v.. Khám phá về  vô thức của Freud là một cuộc cách mạng trong nhận  thức về bản chất của hành vi con người, bởi trước đó người ta vẫn có xu   hướng đề cao ý thức như phần tư duy chủ yếu của con người. Freud cấu  trúc bộ  máy tư  duy của con người thành ba thành phần vô cùng quan  trọng là vô thức, tiền ý thức và ý thức với ba thành tố là cái ấy (id), cái tôi  (ego),  cái siêu tôi  (superego). Các thành phần này được kích hoạt bởi  xung lực bên trong của mỗi con người , Freud gọi đó là libido, là năng lực  tính dục nguyên thủy,  đó là nguồn gốc dẫn tới mọi hành vi của con  người. Từ  libido, Freud đã xác định được hai bản năng đối lập song lại 
  7. 3 gắn bó  với nhau là  eros,  ông  gọi là  bản năng sống, đó là những ham  muốn, dục vọng và đòi hỏi sự sinh tồn của con người  và thanatos, Freud  gọi là bản năng chết là nguồn gốc dẫn tới hành vi giận dữ, đập phá, hủy  hoại, bạo lực, chém giết bất chấp mọi nguyên tắc, kỷ cương , luật pháp.  Những luận thuyết cơ bản nêu trên cùng với các luận đề quan trọng của   học thuyết Freud như  tâm lý đám đông, tình dục đồng giới… đều có thể  vận dụng để lý giải tìm căn nguyên hành vi, lối sống của con người. Từ  góc  độ  triết  học  có  thể  vận dụng học thuyết  hành vi con  người của Freud về  vô thức,  libido  thể  hiện qua  cái  ấy, cái tôi, cái   siêu tôi, bản năng eros, thanatos và các luận đề khác của Freud  như là  một lăng kính  để  phân tích, nhận diện các hành vi lối sống tiêu cực,  suy thoái đạo đức, hành xử bạo lực, coi thường pháp luật của một bộ  phận giới trẻ Việt Nam hiện nay.               Khác với cách tiếp cận theo hướng  chỉ  tìm hiểu từ  nguyên nhân  ngoại   sinh  mà   các   nghiên   cứu  hiện   nay  về   lối   sống   của   giới   trẻ  thường tiếp cận. NCS cố  gắng tìm hiểu nguyên nhân nội sinh, tức là  đi tìm hiểu bản năng gốc rễ  của mỗi con người hoặc mỗi nhóm cộng  đồng đã hình thành hành vi của mình để  lý giải hành vi lối sống tiêu  cực của một bộ  phận giới trẻ  Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, cũng  cần hiểu rõ thêm rằng, bản năng gốc rễ  luôn tồn tại tiềm  ẩn trong   mỗi con người và là khởi nguồn cho tính cách, hành vi tốt hay xấu của   con người.  Ở  thời đại nào cũng vậy, con người nói chung và giới trẻ  nói riêng đều bộc lộ   ở  các mức độ  khác nhau những hành vi tích cực  hoặc tiêu cực của mình. Nhưng vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, bản   năng gốc rễ  dẫn tới hành vi tiêu cực nằm trong con người, nằm trong   giới trẻ có điều kiện trỗi dậy và bùng phát mạnh mẽ hơn trước đây. Như  vậy, có thể  thông qua lăng kính học thuyết hành vi con người   của Freud để lý giải hành vi và lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ  hiện nay và từ đó tìm được một phần nguyên nhân của căn bệnh đang tiến  triển xấu của một bộ phận giới trẻ này. Tìm được nguyên nhân của căn  bệnh sẽ là cơ sở cho cách điều trị hiệu quả hơn  và tăng sức đề kháng cho  giới trẻ. Với ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn cấp thiết như  trên, nghiên  cứu sinh chọn Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam   hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud  để  viết luận án tiến sỹ triết học. 
  8. 4 Nghiên cứu sinh mong muốn  rằng,  luận án này  sẽ  hòa cùng với  những nghiên cứu theo cách tiếp cận khác có thể, để  tạo nên bức tranh  chung nhiều mặt, đa sắc màu và rõ nét hơn về lối sống tiêu cực của một  bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay cùng cách thức hạn chế nó.           2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu  Trên cơ  sở  phân tích những biểu hiện lối sống tiêu cực của một bộ  phận giới trẻ hiện nay, từ góc nhìn của học thuyết hành vi con người của  Freud, luận án phân tích căn nguyên dẫn đến những hành vi lối sống tiêu cực   ấy; từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng, nhằm hạn chế  lối sống tiêu cực cho giới trẻ Việt Nam hiện nay. 2.2.  Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ  sau:        Một là, nêu lên thực trạng lối sống tiêu cực của một bộ phận giới   trẻ Việt Nam hiện nay và chọn những lối sống điển hình trong số đó để  phân tích, lý giải.  Hai là, khái quát hóa những nội dung cơ  bản của học thuyết hành  vi con người Freud được vận dụng nghiên cứu. Ba là, từ  các luận thuyết, luận đề phù hợp của học thuyết hành vi  con  người của Freud, nhận diện, phân tích, lý giải  căn nguyên của một số  lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay.  Bốn là, phân tích, chỉ ra những mặt giá trị và mặt hạn chế trong học  thuyết hành vi con người của Freud và đề  xuất một số giải pháp có tính  định hướng, nhằm hạn chế lối sống tiêu cực cho giới trẻ Việt Nam hiện  nay. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU  3.1.  Đối tượng nghiên cứu  ­ Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay,  bao gồm thanh niên và thiếu niên trong độ tuổi học đường. ­ Các luận thuyết cơ  bản và các luận đề  chính của học thuyết  Freud được chọn để phân tích vận dụng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu  ­ Nghiên cứu những luận thuyết cơ  bản của học thuyết hành vi  con người của Freud về  vô thức, về cấu trúc bộ máy tâm lý, về  libido,  về cái  ấy, cái tôi, cái siêu tôi, về bản năng eros và thanatos cùng các 
  9. 5 luận đề  về  tâm lý đám đông, về tình dục đồng giới. Từ  đó tìm ra căn  nguyên hành vi lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam ,  đề  xuất một số  giải pháp  mang tính định hướng  nhằm xây dựng  lối  sống lành mạnh cho giới trẻ.  ­ Nghiên cứu tập trung vào lối sống tiêu cực phổ  biến của một bộ  phận giới trẻ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, do có nhiều lối   sống khác nhau trong đó có nhiều dạng biểu hiện của lối sống  khác nhau   và học thuyết Freud lại rất rộng lớn, đề cập tới nhiều vấn đề, nên luận án  chỉ  tập trung đi sâu vào ba lối sống tiêu cực điển hình, với những dạng   biểu hiện được lựa chọn mà có thể vận dụng các luận thuyết phù hợp của  học thuyết hành vi con người của Freud để phân tích, lý giải. Đó là:             + Lối sống hành xử bạo lực coi thường pháp luật với dạng biểu  hiện được lựa chọn là hành xử bạo lực. + Lối sống hời hợt, a dua đua đòi với dạng biểu hiện được lựa chọn  là  đua xe trái phép, luận án gọi là vấn nạn đua xe trái phép.   + Lối sống buông thả bản thân với dạng biểu hiện được lựa chọn  là đồng tính luyến ái. 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU   4.1. Cơ sở lý luận Nghiên cứu  dựa trên quan điểm  và cơ  sở  lý luận của  đường lối  chính sách của Đảng  Cộng sản Việt Nam;  tư  tưởng Hồ  Chí Minh  về  thanh thiếu niên, kế  thừa có chọn lọc các đánh giá, các tổng kết có độ  tin cậy cao của các nghiên cứu trước đây.  4.2. Phương pháp nghiên cứu   Luận án sử dụng: Phương pháp phân tích và tổng hợp để đánh giá  tổng quan các nghiên cứu về lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ  hiện nay và các nghiên cứu về  học thuyết Freud  ở  Việt Nam; Phương   pháp lịch sử  ­ lôgic  để  nghiên cứu đánh giá và phân tích những luận   thuyết cơ bản của học thuyết Freud. Đồng thời, luận án vận dụng quan   điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử  để  phân tích, đánh giá,  vận  dụng học thuyết  Freud để lý giải lối sống tiêu cực của một bộ phận giới  trẻ hiện nay. 5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN 1. Nghiên cứu xác định được nguyên nhân nội sinh dẫn đến hành vi  của một số lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ  Việt Nam hiện   nay, khác biệt với các nghiên cứu về  thanh thiếu niên trước đây chỉ  nghiên cứu nguyên nhân ngoại sinh với các tác động ngoại cảnh. 
  10. 6 2. Lần đầu tiên có một nghiên cứu vận dụng học thuyết Freud để  phân tích, lý giải tâm lý hành vi của lối sống tiêu cực của giới trẻ, khác  với các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam chỉ nghiên cứu vận dụng học  thuyết Freud trong văn học nghệ thuật, tôn giáo, tâm linh, tính cách dân  tộc. 3. Làm sâu sắc hơn tính khoa học cho các giải pháp của Đảng và Nhà  nước ta nhằm giảm thiểu lối sống tiêu cực của giới trẻ.  Các giải pháp  mang tính định hướng trong luận án, có thể  tương tự  như  các giải pháp  hiện có, song nó được xây dựng trên cơ sở của một học thuyết nổi tiếng   về hành vi con người là học thuyết Freud.            6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN  1. Góp phần nghiên cứu về giới trẻ Việt Nam, trong đó nghiên cứu  sâu về căn nguyên hình thành ba lối sống tiêu cực của một bộ phận giới  trẻ đang là bức xúc lớn của xã hội hiện nay, đó là: Hành xử bạo lực coi   thường pháp luật; Vấn nạn đua xe trái phép; Đồng tính luyến ái.   2.  Góp  phần  nghiên cứu, đánh giá về  học thuyết   Freud  ở  Việt  Nam, một học thuyết phổ biến rộng rãi trên thế  giới song gần đây mới  được quan tâm nhiều hơn ở Việt Nam.  3. Luận án có thể  làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về  giới trẻ Việt Nam và về học thuyết Freud ở Việt Nam.  7. KẾT CẤU LUẬN ÁN   Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các ấn  phẩm đã công bố của nghiên cứu sinh, luận án có kết cấu 4 chương, 11  tiết.
  11. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI NỘI DUNG ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ GIỚI TRẺ VÀ LỐI SỐNG CỦA GIỚI   TRẺ  VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI                   1.1.1. Các tổng kết đánh giá về thanh thiếu niên hiện nay  Các tổng kết đánh giá của Đảng, của Đoàn chỉ rõ mặt mạnh và  mặt yếu kém của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ   đổi mới hiện  nay. Trong đó, vấn đề đạo đức lối sống, tình trạng tội phạm và tệ nạn  xã hội của thanh thiếu niên là bức xúc lớn của xã hội. 1.1.2. Điều tra xã hội học về thanh thiếu niên Đã có nhiều cuộc điều tra khảo sát xã hội học như: Điều tra khảo   sát về thực trạng văn hóa thanh niên  (2002) và Cuộc điều tra quốc gia   về   vị   thành  niên   và   thanh   niên   Việt   Nam  (Survey  Assessment   of  Vietnamese Youth  –  SAVY1, SAVY2 ­ 2003, 2010).  Các cuộc điều tra  này chỉ cung cấp những con số về thực trạng tình hình mà chưa đi sâu vào   tìm hiểu lối sống của giới trẻ, đặc biệt chưa có những phân tích , lý giải  tìm nguyên nhân dẫn đến lối sống của họ.  1.1.3.  Nghiên cứu về  thanh thiếu niên và lối sống của thanh  thiếu niên trong thời kỳ đổi mới Các   nghiên   cứu   về   thanh   niên   khá   phong   phú.   Bước   đầu   các  nghiên cứu đã phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế tiêu cực  trong   lối   sống   của   một   bộ   phân   giới   trẻ   hiện   nay.   Tuy   nhiên,   các  nghiên cứu mới chỉ  đưa ra các nguyên nhân ngoại cảnh tác động dẫn   đến hành vi tiêu cực đó như  thiếu sự  giáo dục của gia đình và nhà  trường,   ảnh hưởng của văn hóa phẩm ngoại lai,  của internet…  mà  chưa đi sâu vào căn nguyên gốc rễ  bên trong dẫn đến các hành vi tiêu   cực nói trên. Cụ  thể  hơn, chưa có một nghiên cứu nào vận dụng học  thuyết Freud, học thuyết nổi tiếng về  tâm lý hành vi con người, để  phân tích hành vi lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam   hiện nay. 1.2. TỔNG QUAN CÁC  NGHIÊN CỨU  VỀ  HỌC THUYẾT FREUD  Ở  VIỆT NAM 1.2.1.  Sự  tiếp nhận  và đánh giá chung tình hình nghiên cứu học  thuyết Freud ở Việt Nam     
  12. 8 Ở  miền Bắc Việt Nam tr ước năm 1975 ,  việc nghiên cứu triết  học phươ ng Tây nói chung và học thuyết Freud nói riêng   chưa đượ c  phổ  biến, n ếu không muốn nói là chư a hề  đượ c triể n khai. Chính vì   vậy,   học   thuy ết   Freud   rất   xa   l ạ   v ới   gi ới   trí   thứ c   miề n   Bắc   Việt  Nam vào thời gian này. Từ năm 1990, sau Nghị quyết số 01­NQ/TW của Bộ Chính trị trong  nhiệm kỳ Đại hội VI về  Công tác Văn hoá Tư tưởng thì cách nhìn nhận  về triết học phương Tây, trong đó có học thuyết Freud , đã có những bước  đột phá, cởi mở  hơn rất nhiều. Triết học phương Tây nói chung và học  thuyết Freud nói riêng, được nhiều người nghiên cứu và có điều kiện lan  tỏa, hòa chung vào dòng triết học vốn có trước đây ở Việt Nam. Một khối  lượng lớn  các  tác phẩm  của Freud và nghiên cứu về  học thuyết Freud  được xuất bản. Đã có tới 16 tác phẩm trong tổng số  35 tác phẩm của  Freud được dịch ra tiếng Việt.  Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu về  học  thuyết Freud của các học giả trong và ngoài nước cũng được xuất bản.  1.2.2. Các nghiên cứu đi sâu về  nội dung học thuyết  hành vi  con người của Freud và vận dụng lý luận của học thuyết này vào  thực tiễn cuộc sống   1.2.2.1. Các nghiên cứu đi sâu về  nội dung học thuyết hành vi   con người của Freud Có nhiều tác phẩm của các học giả trong nước và ngoài nước nghiên  cứu về nội dung học thuyết Freud. NCS đí sâu phân tích 3 tác phẩm được  coi là rất cơ  bản và  sâu sắc, đó là:  Freud đã thực sự  nói gì  của David  Stafford  ­  Clrak  (1966), Freud và tâm phân học  của Phạm Minh Lăng  (2000), Học thuyết và tâm lý học Freud. của Phạm Minh Hạc (2013). Trong Freud đã thực sự nói gì, D.Stafford ­ Clrak đã tổng hợp một  cách khoa học toàn bộ công trình nghiên cứu trong suốt cuộc đời của Freud  vào một cuốn sách không quá nhiều trang. Hơn thế  nữa,   tác giả  đãgiúp  người đọc hiểu rõ hơn những tư tưởng trong các tác phẩm của Freud.  Trong  Freud và tâm phân học,  Phạm Minh Lăng tập trung phân  tích  những vấn đề cơ bản nhất, cốt lõi nhất của học thuyết Freud. Đó là: lý  thuyết về  vô thức, lý thuyết về  tính dục và lý thuyết về  cơ  cấu nhân   cách toàn diện hay tâm lý học về  cái tôi. Cùng với ba vấn đề  lớn nêu  trên, Phạm Minh Lăng cũng đề  cập tới các nghiên cứu khác của Freud  về  giấc mơ, về  mặc cảm  Ơdipe và gợi ý một số  khả  năng  ứng dụng  học thuyết Freud vào thực tế xã hội.
  13. 9 Trong  Học thuyết và tâm lý học S.Freud  Phạm Minh Hạc cho  người đọc thấy bức tranh toàn cảnh về học thuyết Freud. Tác giả tổng  hợp học thuyết Freud với những nét cô đọng nhất  với các vấn đề: khái  niệm năng lượng, lực, xung; giấc ngủ và giấc mơ; vô thức và ý thức;   bản năng…Từ  đó, tác giả  giới thiệu:  tâm lý học sâu thẳm (tâm lý học  miền sâu) và  tâm lý học động,  là những vấn đề  mới của Tâm lý học  đương đại.  Tác giả  nêu lên mối liên hệ  giữa chủ  nghĩa Marx và học  thuyết Freud đã được nhiều học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu.  1.2.2.2. Các nghiên cứu vận dụng học thuyết hành vi con người   của Freud vào thực tiễn cuộc sống Trên thế  giới  đã có rất nhiều nghiên cứu  vận  dụng học thuyết  Freud vào phân tích, lý giải các hiện tượng trong đời sống xã hội, trong  bệnh học, trong tâm lý con người, trong văn hóa nghệ  thuật…Lĩnh vực  nghiên  cứu này  được  gọi  chung là  nghiên   cứu  vận   dụng   học   thuyết   Freud. Ở  Việt Nam cho đến nay, những nghiên cứu mang tính vận dụng  học  thuyết Freud vào thực tiễn cuộc sống  mà chủ  yếu trong văn học  nghệ thuật mới chỉ dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ qua các bài báo trên các tạp  chí. Chỉ có một số  công trình mang tính tổng hợp như: Phân tâm học áp   dụng vào việc nghiên cứu các ngành học vấn của Vũ Đình Lưu (1969) và  một chùm tác phẩm về nghiên cứu vận dụng học thuyết Freud của  học  giả  Đỗ  Lai Thúy (2003­2007). NCS phân tích sâu hai tác phẩm này như  là  đại diện cho nhóm các nghiên cứu vận dụng học thuyết Freud vào  thực tiễn cuộc sống. 1.3. GIÁ TRỊ  THAM KHẢO CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU  TRONG  TỔNG  QUAN   VÀ   NHỮNG   VẤN   ĐỀ   LUẬN   ÁN  SẼ   TIẾP   TỤC  NGHIÊN CỨU 1.3.1. Giá trị  tham khảo của các công trình nghiên cứu trong  tổng quan           1.3.1.1. Giá trị tham khảo của các công trình nghiên cứu về lối sống   của giới trẻ            Một số  nghiên cứu nêu trong tổng quan, dưới các góc độ  khác  nhau đã cố  gắng xác định nguyên nhân dẫn đến lối sống tiêu cực của  một bộ  phận giới trẻ  nêu trên. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ  mới tập  trung vào xem xét các tác động ngoại cảnh . Cho đến nay, chưa có một  nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân nội sinh từ  trong mỗi 
  14. 10 con người. Cụ thể hơn , cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào vận  dụng những tư tưởng và luận điểm của học thuyết Freud ­ học thuyết  nổi tiếng về  tâm lý hành vi con người để  tìm nguyên nhân sâu xa, gốc  rễ  của lối sống tiêu cực của một bộ  phận giới trẻ  đang lan tràn hiện  nay.  1.3.1.2. Giá trị tham khảo của các công trình nghiên cứu về học   thuyết Freud và vận dụng học thuyết Freud vào thực tiễn cuộc sống Cho   đ ến   nay   ở   Vi ệt   Nam,   đã   có   nhi ề u   nghiên   cứ u   v ề   h ọ c  thuy ế t Freud và bắ t đầ u cũng đã có các nghiên cứ u v ận d ụ ng h ọc   thuy ế t Freud vào các lĩnh vự c khoa h ọc xã hộ i,  văn hóa ngh ệ  thu ật.  Tuy   nhiên,   chư a   có   mộ t   nghiên   c ứ u   nào   vậ n   d ụ ng   ư u   th ế   mạ nh  nh ấ t củ a  h ọ c thuy ết Freud là  xuấ t phát từ   g ố c r ễ   sâu thẳ m c ủa tâm  lý nhân cách con ng ườ i   để  lý giả i   tâm lý hành vi  c ủa  lố i s ống tiêu  c ự c củ a m ột b ộ ph ận gi ới tr ẻ Vi ệt Nam.  1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu Từ  tên gọi của đề  tài luận án, có thể  thấy được hướng nghiên  cứu của  luận án chọn là  nghiên  cứu  vận dụng học thuyết Freud vào   thực tiễn cuộc sống. Luận án chọn cách tiếp cận mà ở Việt Nam chưa  có nghiên cứu nào lựa chọn là nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ  ­ nguyên nhân nội sinh của hành vi dẫn đến lối sống tiêu cực của một   bộ phận giới trẻ nhìn từ các luận thuyết cơ bản của học thuyết Freud,   đó   là:  vô   thức,   libido,   bản   năng  eros,   thanatos,   tính   dục,  đồng   tính   luyến ái, tâm lý đám đông.                                                                       CHƯƠNG 2 LỐI SỐNG TIÊU CỰC CỦA MỘT BỘ PHẬN GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ KHÁI LƯỢC HỌC THUYẾT HÀNH VI CON NGƯỜI CỦA FREUD           2.1. LỐI SỐNG TIÊU CỰC CỦA MỘT BỘ  PHẬN GIỚI TR Ẻ  VI ỆT   NAM HIỆN NAY 2.1.1. Về phạm trù “giới trẻ” và phạm trù “lối sống” NCS phân tích và chọn lựa định nghĩa tổng quát và phổ dụng nhất   của phạm trù “giới trẻ” và phạm trù “lối sống” để mặc định xuyên xuốt  quá trình nghiên cứu trong luận án.
  15. 11 2.1.2. Những biểu hiện của lối sống tiêu cực của một bộ phận  giới trẻ Việt Nam hiện nay             Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, mã số KX03.16/06­10,  Thực trạng và xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên Việt Nam   trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế đã tổng hợp và phân chia 4  xu hướng sống tiêu cực của giới trẻ với các cấp độ khác nhau như sau:  ­  Ích kỷ, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, thiếu nhiệt tình và niềm  tin. ­  Hời hợt, a dua đua đòi, chạy theo các trào lưu “thời thượng”, tiếp  thu thiếu chọn lọc ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài.  ­   Lối sống buông thả  bản thân với  các dạng:  buồn chán, thất  vọng; tự gây thương tích, tự tử; sống thác loạn, nghiện hút; lệch lạc về  hành vi tình dục, có hành vi tình dục không bình thường, đồng tính luyến  ái.  ­  Hành xử bạo lực bất chấp pháp luật, kỷ cương.   Nghiên cứu sinh đồng tình với cách phân định về  lối sống tiêu   cực  của đề  tài đưa ra. Do mục tiêu luận án không đi sâu nghiên cứu các xu  hướng sống tiêu cực, mà chỉ  phân tích đánh giá căn nguyên của chúng,  nên luận án tiếp thu, kế thừa phân định này của đề tài và lấy đó làm cơ  sở để nghiên cứu phân tích.  Để làm sâu sắc hơn biểu hiện lối sống tiêu cực của một bộ phận   giới trẻ  như đã nêu ở trên, NCS cập nhật bổ sung và phân tích thêm các  số  liệu mới và những thông tin mới có đến năm 2014 và nửa đầu năm  2015. Các phân tích cùng với các số liệu được thể hiện tóm tắt trong các  tiết sau:    2.1.2.1.  Biểu hiện của lối sống ích kỷ, thờ   ơ  vô cảm, thiếu   trách nhiệm, thiếu nhiệt tình và thiếu niềm tin  2.1.2.2. Biểu hiện của lối sống hời hợt, a dua đua đòi theo các   trào lưu “thời thượng” tiếp thu thiếu chọn lọc văn hóa từ bên ngoài           2.1.2.3. Biểu hiện của lối sống buông thả bản thân 2.1.2.4. Biểu hiện về lối sống hành xử bạo lực, coi thường luật   pháp
  16. 12 2.2. KHÁI LƯỢC HỌC THUYẾT HÀNH VI CON NGƯỜI CỦA  FREUD  2.2.1. Bối cảnh lịch sử, tiền đề  khoa học và tiền đề  lý luận của   học thuyết hành vi con người của Freud 2.2.1.1. Bối cảnh lịch sử Sigmund   Freud   (1856   ­1939)   sinh   ngày   6   tháng   5   năm   1856   tại  Freiberg,   vùng Moravia thuộc nước Áo (nay thuộc Cộng hòa Sec) là   trung tâm văn hoá chính trị của Châu Âu thời bấy giờ.  2.2.1.2. Tiền đề khoa học và tiền đề lý luận  Freud đã chịu  ảnh hưởng và kế  thừa nhiều tư  tưởng triết học khác  nhau của các triết gia trước và cùng thời với ông như: Darwin (1809­1882),  G.W.   Leibniz  (1646­1716),Schopenhauer(1788­1860),  J.Goethe   (1749­ 1832),Von  Helmholtz   (1821­1894),  Nietzsche   (1844­1900),  F.Brentano  (1838­1917).  2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển học thuyết  hành vi  con người của Freud Cả cuộc đời mình với hơn 60 năm làm khoa học, S . Freud đã dành  hết tâm huyết cho việc xây dựng, củng cố và phát triển một học thuyết  nổi tiếng  mang tên ông.  Quá trình đó được chia làm 3 giai đoạn:  Giai  đoạn   1   (1881­1896);  Giai   đoạn   2   (1896­1920);  Giai   đoạn   3   (1920   ­1939).  2.2.3.  Những  luận   thuyết   chính   của  học   thuyết  hành   vi   con  người của Freud                                           Học thuyết Freud đượ c tổ  hợp từ  nhiều các luận thuyết khác  nhau,  trong khuôn khổ  của luận án,  NCS không thể  đi sâu vào tất cả  các  khía   cạnh   nội   dung   của   học   thuyết   mà   chỉ   tập   trung   vào  4  luận  thuyết chính về tâm lý hành vi con người có liên quan tới luận án.  2.2.3.1. Luận thuyết về vô thức Luận thuyết  về  vô thức  là chìa khóa đi tới mọi vấn đề  của học  thuyết Freud. Khám phá về vô thức của Freud được coi là một cuộc cách  mạng trong nhận thức về bản chất hành vi con người, bởi trước đó, từ  người dân bình thường tới các nhà khoa học và các triết gia vẫn đề cao ý 
  17. 13 thức và coi ý thức như phần tư duy chủ yếu dẫn đến mọi hành vi của con  người.  Freud cho rằng, phần chính của tâm lý con người được  ẩn chứa  trong cõi vô thức. Vô thức nằm dưới lớp vỏ ngoài mà không lộ  diện ra,  với nhiều lý do, nó không những dấu kín với người bên ngoài mà nó còn  dấu kín với chính bản thân người đó.  Vô thức xâm nhập vào hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội  loài người. Vô thức có một sức mạnh cực kỳ  to lớn, nó gắn kết tất cả  những gì thuộc về sự tồn tại và phát triển xã hội. Chính nhờ  những khám phá ra vô thức, hiểu thấu quan hệ  của vô  thức  với  ý thức  mà người ta đã vận dụng học thuyết Freud để  nghiên  cứu các trạng  thái tâm lý hành vi con người, tâm lý hành vi nhóm người. 2.2.3.2. Luận thuyết về cấu trúc bộ máy tư duy con người Freud chia  bộ  máy tư  duy  của con người thành ba hệ  thống:  Vô   thức (unconscius), tiền ý thức (preconscius) và ý thức (conscius). Ý thức  là phần tinh thần liên hệ trực tiếp với thế giới bên ngoài. Tiền ý thức là  phần tinh thần đi ra từ  vô thức nhưng chưa đến được ý thức và do đó  chưa trở  thành  ý thức.  Vô thức  tách rời hẳn ý thức, nó là thành phần  chính, là thành phần chủ  đạo và có mối quan hệ  khăng khít với các hệ  thống khác trong bộ máy tư duy của con người.  Freud đã so sánh cấu trúc này với hình tượ ng của một tảng băng  trôi. Trong tảng băng trôi đó, phần nổi nhìn thấy đượ c trên mặt nướ c  là ý thức chỉ chiếm một phần rất nh ỏ c ủa tảng băng, phần chìm dướ i  nướ c không nhìn thấy đượ c chiếm phần vô cùng lớn của tảng băng  là vô thức. Phần rất nhỏ nằm giáp ranh giữa  vô thức và ý thức và vẫn  chìm dướ i nước là tiền ý thức.  Trên nền 3 hệ thống vô thức, tiền ý thức, ý thức nêu ở trên, Freud  cấu trúc bộ  máy tư  duy  của con người với ba thành tố  vô cùng quan  trọng là cái ấy (id), cái tôi (ego), cái siêu tôi (super ego).   Cái  ấy (id): Nằm hoàn toàn trong vô thức, theo sơ đồ  cấu trúc bộ  máy tư duy nó nằm ở phần dưới nước của tảng băng trôi.  Cái ấy (id) là  thành phần sinh học (biological component) của tư duy. Nó là bản năng  tính dục, có ngay từ  lúc con người mới sinh, nó thể  hiện những lực  lượng nguyên thủy của sự sống. Các hành động của cái ấy đều dựa trên  nguyên tắc khoái lạc (pleasure principle).   Cái tôi (ego): Trong mô hình cấu trúc bộ máy tư duy con người, cái  tôi nằm ở phần trên cái ấy.  Cái tôi nằm trong cả phần ý thức, tiền ý thức 
  18. 14 và   một   phần  vô   thức.  Cái   tôi  là   thành   phần   tâm   lý   (psychological  component) của bộ  máy tư  duy.  Cái tôi  bị  chi phối bởi nguyên lý thích  ứng với thực tại.  Cái tôi  thể  hiện trong hoạt động ý thức như  tri giác,  ngôn ngữ và những hoạt động trí tuệ cho phép kiểm soát kiềm chế hành  vi cá nhân trong quan hệ với ngoại cảnh. Cái tôi nhận biết được thế giới  xung quanh và nhận ra rằng, phải kìm hãm những khuynh hướng sai lệch   của cái ấy, để ngăn ngừa mọi xung đột với luật lệ xã hội.  Cái siêu tôi (superego): Trong mô hình cấu trúc bộ máy tư duy con  người, cái siêu tôi nằm trong cả  ba hệ  thống vô thức, tiền ý thức và ý  thức. Cái siêu tôi là thành phần xã hội (social component) của bộ máy tư  duy. Cái siêu tôi là sự  phát triển tinh thần cao hơn cả  mà con người có  thể đạt được. Lương tâm, đạo đức của con người hoàn toàn phụ  thuộc   vào sự phát triển của cái siêu tôi. Cái siêu tôi đấu tranh để cho các hành  vi được hoàn thiện bằng cách xác định giá trị hành vi hoặc tỏ thái độ đối   với hành vi là đúng hay sai. Cái siêu tôi buộc cái tôi phù hợp không chỉ  về thực tế mà còn về lý tưởng của mình và về đạo đức.  Khi 3 thành tố trong bộ máy tư duy con người là cái ấy, cái tôi và cái  siêu tôi hòa hợp với nhau thì lúc ấy cá nhân  ở trạng thái an bình và hạnh  phúc. Khi cái tôi để  cho cái  ấy vi phạm các luật lệ  của đạo đức, lương  tâm và các luật lệ của xã hội thì cái siêu tôi sẽ gây ra cảm giác lo lắng, bất  an và cảm thấy có tội lỗi. Từ đó chúng ta càng thấy rõ cái ấy, cái tôi, cái   siêu tôi cực kỳ quan trọng trong vai trò điều khiển tâm lý hành vi tính cách  con người. 2.2.3.3. Luận thuyết về năng lực tính dục Libido    Theo Freud, libido giống như sự đói ăn nói chung, con người đói ăn  tức là nhu cầu tiêu thụ thức ăn cần được thoả mãn, cũng vậy con người   khát dục khi có nhu cầu nhục dục cần được thoả  mãn. Xung lực  libido  chính là sự  tạo ra khoái lạc nhục dục do nhu cầu tình dục muốn được   thoả  mãn. Nó là năng lượng nguyên thuỷ, liên hệ  trực tiếp với xung  năng tình dục nói chung và tạo nên nguồn năng lượng vốn có ngay từ khi  mới sinh ra và tồn tại cho đến đến tuổi già. Thúc đẩy gây ra các cảm xúc  khoái lạc đòi được thỏa mãn và thúc đẩy tạo ra hành vi ứng xử  của con   người đều từ bản năng tính dục libido.              Vào cuối đời, trong tác phẩm Nền văn minh và sự bất  ổn của nó  (1929), Freud đã nghiên cứu mối quan hệ  giữa cá nhân và xã hội và nguồn  gốc văn minh của nhân loại. Freud thừa nhận rằng, tất cả các bản năng có  ý nghĩa căn bản trong sự  quyết định tiến trình đời sống cá nhân mỗi con  
  19. 15 người, trong đó bản năng quan trọng nhất là libido ­ loại bản năng hoang sơ  nhất.             2.2.3.4. Luận thuyết về xung lực bản năng  Trong  mô hình  cấu trúc bộ  máy tư  duy con người của Freud, các  xung lực  bản năng  này đều nằm trong  cái  ấy  của  vô thức.  Freud cho  rằng, toàn bộ  sức mạnh tác động  ở  phía sau những nhu cầu cấp bách   của cái ấy là xung lực, nói cách khác, xung lực bắt nguồn từ những nhu   cầu cơ thể.  Có   nhiều   xung   lực  được  Fredud   đề   cập   tới   trong   nghiên   cứu,  nhưng cuối cùng ông chỉ  chọn hai  xung lực bản năng cơ  bản nhất là  eros được gọi là bản năng sống và xung lực phá huỷ thanatos được gọi  là bản năng chết. Freud tin rằng, mọi hành vi của con người đều được  thúc đẩy bởi hai xung lực này.  Tóm lại, vô thức, libido và các xung lực bản năng eros, thanatos cùng  với cấu trúc cái ấy (id), cái tôi (ego), cái siêu tôi (superego) là những vấn  đề  trung tâm của học thuyết Freud.  Đây là đóng góp hết sức to lớn của  Freud, nó đặt nền móng cho lời giải về  động lực thúc đẩy hành vi con  người và mở rộng ra là động lực phát triển xã hội. Bởi lẽ đó, người ta gọi   học thuyết Freud là học thuyết về hành vi con người là học thuyết về con   người. 2.2.4.  Những  luận  đề   được  hình  thành  trên cơ   sở   các luận  thuyết cơ bản của học thuyết hành vi con người của Freud Luận đề về tâm lý học đám đông được Freud nghiên cứu dựa trên  sự  phát  triển những quan điểm của Gustave Le Bon (1841­1931)  trong  tác phẩm  Tâm lý học đám đông  (1895);  của Mc. Dougall (1871­1938),  trong  tác phẩm  Tâm lý nhóm  (1920).  Theo  cách phân tích  của Freud,  người ta hiểu thêm bản chất gốc rễ sâu xa dẫn đến tâm lý hành vi của  đám đông là từ vô thức, từ libido, từ cái tôi và từ các xung lực bản năng.   Luận đề  về  tình dục đồng giới  được  Freud  bàn đến  rất sâu  khi  nghiên cứu về tính dục nói chung và các khuynh hướng tình dục bất bình  thường trong đó có tình dục đồng giới.                                                  CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG HỌC THUYẾT HÀNH VI CON NGƯỜI CỦA FREUD ĐỂ PHÂN TÍCH NHỮNG BIỂU HIỆN LỐI  SỐNG TIÊU CỰC 
  20. 16 CỦA MỘT BỘ PHẬN GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1.   HÀNH   XỬ   BẠO   LỰC   TỪ   GÓC   NHÌN   CỦA   XUNG   LỰC   BẢN   NĂNG EROS VÀ THANATOS 3.1.1. Một số quan điểm về vấn đề bạo lực của giới trẻ Đã có nhiều nghiên cứu về lối sống bạo lực của giới trẻ theo các góc  nhìn khác nhau là: Bạo lực giới trẻ dưới góc nhìn của lý thuyết hành vi;  Bạo lực giới trẻ dưới góc nhìn của lý thuyết tiến triển nhận thức;Bạo   lực ở giới trẻ dưới góc nhìn của lý thuyết tính cách. 3.1.2. Hành xử  bạo lực từ  góc nhìn của luận thuyết xung lực  bản năng eros và thanatos của Freud  Eros là thuật ngữ gốc Hy Lạp được Freud sử dụng để biểu thị  sự  ham muốn,  đòi hỏi sự  sinh tồn  và ông gọi đó là  bản năng sống.  Bản   năng sống  eros  giúp duy trì sự  tồn tại của con người, nó hướng tới  những hành động nhằm duy trì sự  sống như  hô hấp, ăn uống, tình dục  và các hành động đáp ứng toàn bộ những nhu cầu của cơ thể. Mở rộng   ra,  eros  hướng tới thỏa mãn các ham muốn dục vọng và sự  sống còn.  Ham ăn, ham uống, ham sắc dục, ham của cải vật chất, ham tiền bạc,   ham danh lợi... đều là những thứ ham muốn nằm trong cái eros.  Thanatos cũng là một từ gốc Hy lạp được Freud sử dụng để chỉ trạng  thái tâm lý “muốn hủy hoại” (death wish)  muốn đập phá mọi thứ bất chấp  cái chết để giải quyết những bế tắc, những căng thẳng trong cuộc sống và  ông gọi đó là  bản năng chết  thanatos. Sự  biểu lộ   ở  mức độ  thấp của  thanatos là tính tự ái, nóng giận, nổi khùng;  ở mức độ cao hơn là sự  ghen  tức, đố kị dẫn tới hành vi hãm hại lẫn nhau. Mức độ tột cùng của thanatos là  thù oán, giận dữ, muốn chém giết đồng loại như một thứ bản năng dã thú ,  bản năng súc vật.  Trong rất nhiều trường h ợp bản năng  eros  là tiền đề, là động  lực cho bản năng  thanatos.  Sự  ham muốn, sự  đòi hỏi quá mức của  eros  sẽ  thúc đẩy và dẫn tới sự  giành giật và hành động hãm hiếp,   cướ p của, chém giết, của bản năng thanatos.  Xem xét từ  gốc rễ  của hai bản năng   eros  và  thanatos  dễ  dàng  nhận thấy rằng, hành vi dã man của Lê Văn Luyện được  xuất phát  từ  thói ham chơi, ham có nhiều tiền để  đượ c sung sướ ng, giàu có. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2