BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGÔ HỮU PHƯỚC<br />
<br />
DẪN ĐỘ TRONG LUẬT QUỐC TẾ<br />
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM<br />
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự<br />
Mã số: 62.38.01.04<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2012<br />
<br />
2<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. GS.TS Võ Khánh Vinh<br />
2. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa<br />
<br />
Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Ngọc Anh<br />
Phản biện 2: PGS.TS Hoàng Thị Minh Sơn<br />
Phản biện 3: TS. Võ Thị Kim Oanh<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí<br />
Minh, số 02 Nguyễn Tất Thành, quận 4, TP. Hồ Chí Minh.<br />
Vào hồi……….giờ………ngày……….tháng………..năm 2009<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
Thư viện Quốc gia<br />
Thư viện Viện Nhà nước và pháp luật<br />
<br />
3<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài<br />
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt<br />
Nam nói riêng nhiều thành tựu và cơ hội to lớn để phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, toàn cầu hóa và hội nhập<br />
kinh tế cũng phát sinh nhiều nguy cơ, thách thức lớn đối với các quốc gia như bất ổn chính trị, xung đột sắc tộc,<br />
tôn giáo, tệ nạn xã hội... trong đó có tình hình tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia ngày<br />
càng gia tăng và diễn biến phức tạp, đe dọa đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia cũng như hòa bình và<br />
an ninh quốc tế.<br />
Theo thống kê của INTERPOL, hàng năm trên thế giới xảy ra hơn 700 vụ khủng bố, làm trên 7.000<br />
người chết và khoảng 12.000 người bị thương. Các loại tội phạm hình sự nguy hiểm như giết người, cướp tài<br />
sản, bắt cóc tống tiền, hoạt động băng nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia ngày càng tăng tại hầu hết các<br />
nước trên thế giới. Các tội phạm ma túy xuyên quốc gia, tội phạm buôn bán người, nhất là phụ nữ, trẻ em đã gây<br />
ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tình hình hoạt động của các đường dây, tổ chức đưa người nhập cư bất hợp pháp<br />
trên thế giới tiếp tục gây ra nhiều vấn đề phức tạp đối với an ninh, trật tự của nhiều quốc gia. Các tội phạm kinh<br />
tế xuyên quốc gia ngày càng diễn biến phức tạp hơn cả về địa bàn hoạt động, cũng như tính chất và mức độ<br />
nghiêm trọng…<br />
Không ngoài xu thế chung của thế giới, sau khi gia nhập WTO và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền<br />
kinh tế thế giới, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi để phát triển đất nước, Việt Nam cũng phải đối mặt với<br />
nhiều nguy cơ và thách thức lớn đối với nền kinh tế, văn hóa, xã hội, chủ quyền và an ninh quốc gia trong đó có<br />
tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp.<br />
Theo báo cáo tổng quan về tình hình tội phạm ở Việt Nam của Tổng cục Cảnh sát cho thấy, mỗi năm ở<br />
nước ta xảy ra khoảng 82.555 vụ phạm tội xâm phạm trật tự an toàn xã hội, trong đó có 57.415 vụ phạm tội về<br />
hình sự, 14.139 vụ phạm tội về kinh tế, 11.001 vụ phạm tội về ma túy... Trung bình mỗi ngày xảy ra khoảng 227<br />
vụ, mỗi giờ xảy ra 9,5 vụ... Hiện nay, ở Việt Nam đã hình thành các đường dây buôn bán phụ nữ, trẻ em từ Việt<br />
Nam sang các nước trong khu vực, thậm chí đến các nước Châu Âu, Châu Phi. Ở Việt Nam đã xuất hiện một số<br />
băng nhóm tội phạm gốc Hoa cấu kết với các băng nhóm tội phạm trong nước để hoạt động phạm tội như bảo<br />
kê, cướp tài sản, giết người... Các hoạt động buôn lậu ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra<br />
nước ngoài diễn biến hết sức phức tạp, đã xuất hiện ngày càng nhiều đường dây buôn bán vận chuyển các chất<br />
ma túy xuyên quốc gia, chủ yếu là hê-rô-in, các loại ma túy tổng hợp, cần sa với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh<br />
vi.<br />
Bên cạnh đó, hàng năm có hàng triệu lượt người nước ngoài và kiều bào Việt Nam (trong tổng số hơn 04<br />
triệu người đang định cư trên 103 quốc gia và vùng lãnh thổ) nhập cảnh vào Việt Nam để thăm thân nhân, đầu<br />
tư, kinh doanh, du lịch... Trong số đó có nhiều phần tử lợi dụng cơ hội đến Việt Nam để thực hiện tội phạm. Do<br />
vậy, tình hình người nước ngoài và người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài rồi trốn vào Việt Nam và phạm tội ở<br />
Việt Nam rồi trốn ra nước ngoài trong thời gian qua có xu hướng gia tăng.<br />
Trước diễn biến tình hình tội phạm trong nước và thế giới ngày càng diễn biến phức tạp, đòi hỏi các<br />
quốc gia phải tăng cường liên kết, hợp tác đồng bộ và toàn diện bằng tất cả các biện pháp chính trị, pháp luật,<br />
kinh tế, an ninh... từ bình diện khu vực, liên khu vực và toàn cầu nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng,<br />
<br />
4<br />
chống tội phạm. Trong đó, dẫn độ là biện pháp tất yếu khách quan và hiệu quả nhất để các quốc gia truy cứu<br />
trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với người phạm tội ở quốc gia này nhưng đang lẩn trốn tại quốc<br />
gia khác.<br />
Tuy nhiên, về phương diện khoa học pháp lý, dẫn độ là vấn đề còn rất mới ở Việt Nam nên chưa có<br />
nhiều công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện. Mặt khác, hoạt động đàm phán, ký kết ĐƯQT về dẫn độ<br />
và thực tiễn dẫn độ ở Việt Nam từ trước đến nay cũng chưa được nghiên cứu và tổng kết. Do đó, việc áp dụng<br />
ĐƯQT có quy định về dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập và pháp luật Việt Nam gặp nhiều khó khăn,<br />
vướng mắc, hiệu quả dẫn độ ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, để thực hiện có hiệu quả dẫn độ ở<br />
Việt Nam thì tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận, tổng kết thực tiễn về dẫn độ là yêu cầu cấp thiết và có<br />
tính thời sự rất lớn trong giai đoạn hiện nay.<br />
Xuất phát từ nhận thức và thực trạng nói trên, tác giả chọn đề tài: “DẪN ĐỘ TRONG LUẬT QUỐC TẾ<br />
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM” làm Luận án Tiến sĩ Luật học của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Dẫn độ là một hình thức hợp tác quốc tế được điều chỉnh đồng thời bởi pháp luật quốc tế (các ĐƯQT có<br />
quy định về dẫn độ và các ĐƯQT về quyền con người) và pháp luật quốc gia (Luật Dẫn độ, Luật Tố tụng hình<br />
sự, Luật Tương trợ tư pháp... ). Do vậy, từ trước đến nay trong lĩnh vực khoa học pháp lý ở Việt Nam và nước<br />
ngoài, vấn đề dẫn độ có thể được nghiên cứu dưới góc độ là một chế định của Luật Quốc tế, Luật Hình sự quốc<br />
tế, Luật Quốc tế về quyền con người và dẫn độ cũng có thể được nghiên cứu dưới góc độ là một chế định của<br />
pháp luật quốc gia, thuộc chuyên ngành khoa học pháp lý về hình sự, tố tụng hình sự và tương trợ tư pháp.<br />
Trên bình diện quốc tế, từ cuối thế kỷ thứ XIX đến nay, ở Châu Âu đã có rất nhiều công trình nghiên<br />
cứu về độc lập về dẫn độ hoặc nghiên cứu về luật hình sự quốc tế, luật quốc tế về quyền con người có đề cập đến<br />
dẫn độ của các tác giả có uy tín lớn trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Tiêu biểu là các công trình đã được xuất<br />
bản thành giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo, hoặc được công bố trên các Tạp chí khoa học pháp lý của<br />
các tác giả như: Nhóm này bao gồm các công trình nghiên cứu tiêu biểu đã được xuất bản thành giáo trình, sách<br />
tham khảo, chuyên khảo, hoặc được công bố trên các Tạp chí khoa học pháp lý của các tác giả như: Edmond<br />
Poullet, (1867), “Luật hình sự cổ của Duché Brabant”, Bruxelles, M.Hayer, Viện Hàn lâm Vương quốc Bỉ;<br />
Louis Renault (1879),“Nghiên cứu về dẫn độ giữa Pháp và Anh”,Nhà xuất bản A.Cotillon; André<br />
(1880),“Nghiên cứu về các điều kiện dẫn độ”, Nhà xuất bản L.Larose; Maurice Violet (1898),“Thủ tục dẫn độ,<br />
đặc biệt tại lãnh thổ nước tị nạn”, Nhà xuất bản Giard & Brière; Charles Soldan (1882),“Dẫn độ tội phạm chính<br />
trị”, Nhà xuất bản Thorin; Maulineau (1879),“Hậu quả pháp lý của dẫn độ”, Nhà xuất bản F.Le Blanc-Hardel;<br />
Paul Bernard (1890),“Lý luận và thực tiễn dẫn độ”, tái bản lần 2, Nhà xuất bản Duchemin; Viện Luật quốc tế<br />
(1923),“Tuyển tập các vụ việc của Tòa án”; Ivan Anthony Shearer (1971),“Dẫn độ trong luật quốc tế”, Nhà<br />
xuất bản Manchester University Press Dobbs Ferry, N.Y, Oceana Publications Kalfat (1987),“Áp dụng các<br />
ĐƯQT và pháp luật quốc gia trong dẫn độ bị động”, luận án Tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Luật hình sự, Đại<br />
học Paris 2; Ducel (André) (1988),“Nghiên cứu so sánh thực tiễn dẫn độ của Pháp với các nước Anh - Mỹ”,<br />
luận án Tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học Monpellier I; Henry (F.), Ép. Ringel (1988),“Tội<br />
phạm chính trị trong pháp luật về dẫn độ”, luận án Tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học AixMarseille; Ingeade (1988),“Chế độ pháp lý của dẫn độ trong khuôn khổ của Hội đồng Châu Âu”, luận án Tiến sĩ<br />
Luật học, chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học Monpellier I; Loued, Mohamed Naceur (1989),“Thủ tục dẫn độ bị<br />
<br />
5<br />
động trong pháp luật hiện đại của Pháp”, luận án Tiến sĩ Luật học, chuyên ngành tố tụng hình sự, Đại học Khoa<br />
học xã hội Toulouse; Zari (Anna), (1991),“Nguyên tắc đặc biệt trong dẫn độ nhìn từ góc độ quyền con người”,<br />
luận án Tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học Paris I; André VITU (1992), “Ám sát chính trị<br />
trong luật quốc tế và dẫn độ”, Nhà xuất bản Gazette Palais; Adrien Masset và Anne Sophie Massa (2007), “Dẫn<br />
độ”, Tạp chí Khoa học về tội phạm, Đại học Liège, Vương quốc Bỉ; Ủy ban Châu Âu về vấn đề tội phạm<br />
(CDPC) và Ủy ban chuyên gia về thực thi các Công ước của Châu Âu trong lĩnh vực hình sự (2003),“Công ước<br />
Châu Âu về dẫn độ - Hướng dẫn và thủ tục”; Gilbert. G (1991),“Luật dẫn độ và vấn đề quyền con người”, Nhà<br />
xuất bản Martimes Nijhoff; Claudin DIB (2008),“Dẫn độ và trừng phạt độc ác, vô nhân đạo và các giải pháp<br />
khả dĩ tại Canada”, luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Québec, Montréal, Canada<br />
Ở Việt Nam, từ cuối thế kỷ XX đến nay đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu độc lập về dẫn độ,<br />
về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, về hợp tác tương trợ tư pháp quốc tế nói chung và<br />
hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự nói riêng đã được công bố trong các cuốn sách chuyên khảo, tham khảo<br />
hoặc đã được đăng tải trên các Tạp chí chuyên ngành khoa học pháp lý tiêu biểu là công trình của các tác giả:<br />
Nguyễn Ngọc Anh (2000),“Hoạt động dẫn độ tội phạm theo Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các<br />
nước”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 5; Dương Tuyết Miên (2006),“Vấn đề dẫn độ tội phạm ”, Tạp chí<br />
TAND số 10 (5); Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Việt Hồng, Phạm Văn Công (2006), “Dẫn độ những vấn đề lý<br />
luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội; Đào Thị Hà (2006),“Vấn đề dẫn độ trong pháp luật<br />
Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Thủy (2007),“Một số<br />
vấn đề về dẫn độ tội phạm”, Tạp chí Kiểm sát số 16 (8); Nguyễn Xuân Yêm (2000), “Dẫn độ tội phạm, tương<br />
trợ pháp lý về hình sự và chuyển giao phạm nhân quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm”, Nhà xuất bản<br />
Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Xuân Yêm (2000),“Dẫn độ tội phạm và tương trợ tư pháp hình sự trong<br />
đấu tranh phòng, chống tội phạm ở Việt Nam”, Tạp chí TAND số 1 (1); Nguyễn Thị Mai Nga (2007),“Dẫn độ<br />
tội phạm và hoạt động tương trợ tư pháp của Viện Kiểm sát trong giải quyết các vụ án ma túy có yếu tố nước<br />
ngoài”, Tạp chí Kiểm sát số 16 (8); Nguyễn Ngọc Anh, Bùi Anh Dũng (2007), Hợp tác quốc tế đấu tranh<br />
phòng, chống tội phạm của lực lượng cảnh sát nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội; Nguyễn<br />
Ngọc Anh, Nguyễn Quốc Cường (2008),“Hợp tác quốc tế về tố tụng hình sự trong bối cảnh hội nhập kinh tế<br />
quốc tế”, Tạp chí TAND số 2 (1); Chử Văn Dũng (2008),“Hoạt động INTERPOL trong thực hiện tương trợ tư<br />
pháp hình sự và dẫn độ tội phạm ở Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân; Đại học<br />
Cảnh sát nhân dân (2009),“Hoạt động tương trợ tư pháp hình sự trong điều tra tội phạm có yếu tố nước ngoài<br />
của lực lượng cảnh sát nhân dân - Lý luận và thực tiễn”, đề tài nghiên cứu khoa cấp bộ, mã số: BX-2008-T4823; Nguyễn Giang Nam (2011),“Hoạt động tương trợ tư pháp hình sự và dẫn độ tội phạm trong điều tra tội<br />
phạm có yếu tố nước ngoài”, luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân...<br />
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và quốc tế về dẫn độ như đã đề cập ở trên chúng tôi<br />
thấy rằng, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài đã rất thành công trong việc<br />
nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về dẫn độ trong luật quốc tế và pháp luật quốc gia cũng<br />
như thực tiễn ký kết, gia nhập, thực hiện ĐƯQT và pháp luật về dẫn độ của một số quốc gia trên thế giới và Việt<br />
Nam. Kết quả của các công trình nghiên cứu về dẫn độ trong nước và nước ngoài đã đóng góp rất to lớn trong<br />
việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện chế định dẫn độ trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn<br />
còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về dẫn độ cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện như: Khái niệm, đặc<br />
<br />