intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hủy phán quyết trọng tài

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

282
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hủy phán quyết trọng tài và nêu ra những bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về hủy phán quyết trọng tài cùng những vướng mắc trong quá trình áp dụng, Luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về hủy phán quyết trọng tài và đưa ra những kiến nghị nhằm hạn chế và giảm thiểu tình trạng hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hủy phán quyết trọng tài

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> Phan Thông Anh<br /> <br /> HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI<br /> Chuyên ngành: Luật Kinh tế<br /> Mã số<br /> : 62.38.01.07<br /> <br /> HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN THỊ MƠ<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br /> <br /> TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh<br /> Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Mơ<br /> Phản biện 1: ......................................................................................<br /> ......................................................................................<br /> Phản biện 2: ......................................................................................<br /> ......................................................................................<br /> Phản biện 3: ......................................................................................<br /> ......................................................................................<br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp<br /> tại Trưởng Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi……….giờ……phút, ngày……tháng…..năm………<br /> Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí<br /> Minh hoặc Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh.<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................... 1<br /> Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ<br /> NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................... 4<br /> 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................. 4<br /> 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài ............................................................ 7<br /> Chương 2: TỔNG QUAN VỀ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG<br /> TÀI ................................................................................................... 10<br /> 2.1. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của việc hủy phán quyết trọng<br /> tài .............................................................................................. 10<br /> 2.3. Pháp luật điều chỉnh hủy phán quyết trọng tài ......................... 13<br /> 2.3. Nội dung của pháp luật điều chỉnh hủy phán quyết trọng tài .... 14<br /> Chương 3: CĂN CỨ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI .......... 14<br /> 3.1. Không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô<br /> hiệu ........................................................................................... 14<br /> 3.2. Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài,<br /> phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của<br /> Hội đồng trọng tài ..................................................................... 15<br /> 3.3. Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không<br /> phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái quy định của pháp<br /> luật ............................................................................................ 15<br /> 3.4. Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào<br /> đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản<br /> hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh<br /> hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng<br /> tài .............................................................................................. 17<br /> 3.5. Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật<br /> Việt Nam................................................................................... 18<br /> Chương 4: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HỦY PHÁN QUYẾT<br /> TRỌNG TÀI ................................................................................... 19<br /> <br /> 4.1. Trình tự, thủ tục yêu cầu hủy phán quyết trọng tài .................... 19<br /> 4.2. Trình tự, thủ tục liên quan đến thẩm quyền của Tòa án trong<br /> việc hủy phán quyết trọng tài.................................................... 22<br /> Chương 5: HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỦY PHÁN QUYẾT<br /> TRỌNG TÀI ................................................................................... 28<br /> 5.1. Khi phán quyết trọng tài bị hủy, những ưu điểm vượt trội của<br /> trọng tài sẽ không hiện hữu....................................................... 28<br /> 5.2. Những bất cập của pháp luật và giải pháp ................................. 29<br /> KẾT LUẬN ..................................................................................... 32<br /> CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN<br /> QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br /> <br /> 1<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1.<br /> <br /> Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài<br /> Trong những năm gần đây, cùng với sự mở của nền kinh tế, các<br /> hoạt động thương mại ngày càng phát triển cả ở trong nước và ở phạm<br /> vi quốc tế. Trong nước, hoạt động thương mại cũng ngày càng được<br /> mở rộng với những hình thức, phương thức kinh doanh mới đa dạng<br /> như nhượng quyền thương mại, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch<br /> hàng hóa, kinh doanh dịch vụ logistics… Tranh chấp phát sinh vì vậy<br /> cũng ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về chủng loại và phức tạp hơn<br /> về nội dung. Để giải quyết tranh chấp về thương mại, các doanh<br /> nghiệp Việt Nam đã ngày càng tín nhiệm trọng tài nhờ những ưu thế<br /> vượt trội của nó so với các hình thức giải quyết tranh chấp khác. Tuy<br /> nhiên, có một thực tiễn là trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ<br /> khi Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (“Luật TTTM 2010”) ra đời,<br /> tình trạng hủy phán quyết trọng tài (“PQTT”) ngày càng gia tăng.<br /> Điều này đã và đang làm giảm lòng tin của các thương nhân, của các<br /> doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nước ngoài đối với việc giải<br /> quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài ở Việt Nam.<br /> Phải chăng các quy định của pháp luật Việt Nam về hủy PQTT<br /> còn tồn tại những bất hợp lý? Liệu có hay không những quy định của<br /> pháp luật Việt Nam đã và đang tạo ra sự tùy tiện trong việc hủy<br /> PQTT? So với pháp luật về hủy PQTT của các nước khác, pháp luật<br /> Việt Nam về vấn đề này có những bất cập như thế nào? Giải pháp nào<br /> để có thể hạn chế và giảm thiểu tình trạng hủy PQTT trong thời gian<br /> tới, nhằm một mặt đem lại lòng tin và sự yên tâm cho các doanh<br /> nghiệp Việt Nam khi quyết định lựa chọn trọng tài là phương thức giải<br /> quyết tranh chấp về thương mại, mặt khác tạo sự tin tưởng để các<br /> doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn trọng tài Việt Nam làm cơ quan<br /> giải quyết tranh chấp từ các thương vụ có đối tác Việt Nam?<br /> Để có có câu trả lời cho những câu hỏi trên cần phải có sự<br /> nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ và cụ thể cả về lý luận và thực<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2