BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
CAO VŨ MINH<br />
<br />
QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ<br />
NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH PHỦ<br />
Chuyên ngành<br />
<br />
: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH.<br />
<br />
Mã số<br />
<br />
: 62.38.01.02<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN CỬU VIỆT<br />
<br />
TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016<br />
<br />
1<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua bản Hiến<br />
pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp 2013 vẫn tiếp<br />
tục ghi nhận ở tầm cao nhất quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta về việc xây dựng thành<br />
công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Để xây dựng thành công nhà nước pháp<br />
quyền - một nhà nước đòi hỏi ở đó tính thượng tôn pháp luật thì các cơ quan nhà nước<br />
nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng phải “thống nhất quản lý vĩ mô<br />
việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại<br />
trong cả nước bằng hệ thống pháp luật, chính sách hoàn chỉnh, đồng bộ” 1.<br />
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Nâng cao năng<br />
lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật. Tiếp tục đổi mới và nâng cao<br />
chất lượng công tác xây dựng pháp luật”2. Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ<br />
Chính Trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm<br />
2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp<br />
luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, đổi mới căn bản cơ chế xây<br />
dựng và thực hiện pháp luật”. Như vậy, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền - một nhà<br />
nước đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật, nhất thiết phải có những bước đi vững chắc. Một<br />
trong những bước đi vững chắc đó là phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Một hệ<br />
thống pháp luật được xem là hoàn thiện thì trước hết phải bảo đảm được tính thống nhất<br />
trong chính hệ thống pháp luật đó. Yêu cầu này cũng được thể hiện rất rõ ràng trong Điều<br />
5 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 “bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính<br />
thống nhất của VBQPPL trong hệ thống pháp luật” và “bảo đảm tính minh bạch trong<br />
quy định của VBQPPL”.<br />
QĐQLNN chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lý nhà nước, là phương<br />
tiện không thể thiếu để các chủ thể quản lý nhà nước sử dụng nhằm thực hiện các chức<br />
năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước. QĐQLNN có vai trò quan trọng trong việc hoạch định<br />
chủ trương, đường lối cho hoạt động quản lý. Nó không chỉ đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ các<br />
quy phạm pháp luật mà còn làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật<br />
cụ thể. Vì vậy, các chủ thể quản lý khi ban hành QĐQLNN phải đặc biệt chú ý đến chất<br />
lượng của QĐQLNN.<br />
Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay thì hoạt<br />
động của CP được xem là một trong những vấn đề quan trọng cần được tăng cường. Điều<br />
94 Hiến pháp năm 2013 quy định: “CP là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của<br />
1<br />
<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,<br />
tr. 133.<br />
2<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,<br />
tr. 246, 248.<br />
<br />
2<br />
<br />
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan<br />
chấp hành của Quốc hội”. Như vậy, theo Hiến pháp năm 2013, CP được quy định không<br />
chỉ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của Quốc hội, mà còn là<br />
cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Việc bổ sung mới này vào vị trí của CP vừa phản<br />
ánh nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước, vừa tạo cho CP có<br />
đầy đủ vị thế và thẩm quyền độc lập, chịu trách nhiệm độc lập trước đất nước, nhân dân3.<br />
Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, CP trong phạm vi<br />
thẩm quyền của mình sẽ thể hiện ý chí đến đối tượng quản lý thông qua những hoạt động<br />
quản lý nhất định. Những hoạt động ấy được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức<br />
quản lý nào đó. Trong các hình thức quản lý mà CP sử dụng thì quan trọng nhất là ban<br />
hành các QĐQLNN.<br />
Trong những năm qua, việc ban hành QĐQLNN của CP được thực hiện tương đối<br />
hiệu quả, về cơ bản đáp ứng kịp thời yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên,<br />
bên cạnh những kết quả đạt được thì việc ban hành các QĐQLNN của CP còn nhiều<br />
khuyết điểm, làm giảm hiệu quả hoạt động của cơ quan này trong việc đảm bảo thi hành<br />
Hiến pháp và pháp luật. Hiện nay, QĐQLNN của CP vẫn tồn tại tình trạng mâu thuẫn,<br />
chồng chéo; nội dung chất lượng quyết định còn hạn chế; kỹ thuật lập pháp còn yếu; hiệu<br />
lực, hiệu quả còn thấp. Điều này đòi hỏi phải có sự nhận thức thống nhất về QĐQLNN<br />
của CP như khái niệm, đặc điểm, vai trò, thẩm quyền, thủ tục xây dựng, tiêu chí đảm bảo<br />
chất lượng… Chính vì vậy, việc tìm hiểu một cách toàn diện về thẩm quyền, hình thức,<br />
nội dung, ý nghĩa, vai trò QĐQLNN của CP cũng như nghiên cứu về tính hợp pháp, tính<br />
hợp lý, kiểm tra, xử lý các QĐQLNN của CP và đưa ra giải pháp hoàn thiện các quy định<br />
pháp luật về QĐQLNN của CP là việc làm có ý nghĩa, góp phần xây dựng thành công<br />
nhà nước pháp quyền.<br />
Chính vì những trăn trở như vậy nên tác giả đã quyết định chọn đề tài “QĐQLNN<br />
của CP” để làm luận án Tiến sĩ.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài<br />
2.1. Mục đích nghiên cứu<br />
- Phân tích cơ sở lý luận về thẩm quyền ban hành QĐQLNN của CP;<br />
- Phân tích cơ sở lý luận về thủ tục xây dựng và ban hành QĐQLNN của CP;<br />
- Phân tích và xây dựng các tiêu chí đánh giá tính hợp pháp, tính hợp lý trong<br />
QĐQLNN của CP, chứng minh nhu cầu và khả năng thừa nhận nguyên tắc pháp quyền<br />
trong việc xem xét tính hợp pháp và tính hợp lý đối với QĐQLNN của CP.<br />
- Bên cạnh đó, đề tài cũng phân tích cụ thể về cơ chế kiểm tra, xử lý các<br />
QĐQLNN của CP không đáp ứng yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lý.<br />
3<br />
<br />
Nguyễn Sinh Hùng (2014), Bình luận về Hiến pháp: Hiến pháp sửa đổi là đảm bảo chính trị - pháp lý vững chắc để<br />
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đồng lòng vững bước tiến lên trong thời kỳ mới, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp<br />
số 2 + 3.<br />
<br />
3<br />
<br />
Trên cơ sở đó làm rõ nhu cầu khách quan, quan điểm, phương hướng đổi mới cũng<br />
như giải pháp nâng cao chất lượng trong việc ban hành QĐQLNN của CP. Hoàn thiện cơ<br />
chế kiểm tra, xử lý các QĐQLNN của CP.<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Để đạt mục đích nghiên cứu trên, luận án có các nhiệm vụ cụ thể sau:<br />
- Nghiên cứu, phân tích, so sánh các quan điểm khác nhau về QĐQLNN của CP.<br />
Bên cạnh đó, làm sáng tỏ thẩm quyền ban hành QĐQLNN của CP và những vấn đề cụ<br />
thể thuộc nội dung của luận án như: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, vai trò của QĐQLNN<br />
của CP. Đề tài đánh giá thực trạng về tính hợp pháp, tính hợp lý của QĐQLNN của CP<br />
cũng như cơ chế kiểm tra, xử lý các QĐQLNN của CP.<br />
- Đánh giá, kết luận về thực trạng xây dựng và ban hành QĐQLNN của CP với<br />
những điểm tích cực và những hạn chế cần khắc phục. Tổng kết về cơ chế kiểm tra, xử lý<br />
các QĐQLNN của CP.<br />
Đưa ra các kiến nghị nhằm đảm bảo tính hợp pháp, tính hợp lý của QĐQLNN của<br />
CP, cơ chế kiểm tra, xử lý các QĐQLNN của CP trên cơ sở phân tích thực trạng, nhu cầu<br />
khách quan và quan điểm hoàn thiện.<br />
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu<br />
3.1. Phạm vi nghiên cứu<br />
Việc tìm hiểu về QĐQLNN của CP được tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác nhau,<br />
trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về thẩm quyền ban hành,<br />
thực trạng ban hành QĐQLNN của CP để từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm<br />
đảm bảo tính hợp pháp, tính hợp lý, cơ chế kiểm tra, xử lý các QĐQLNN của CP. Mặc<br />
dù Luận án có tên gọi “QĐQLNN của CP” nhưng Luận án chỉ giới hạn phạm vi nghiên<br />
cứu các QĐQLNN của CP Việt Nam. Luận án không tập trung nghiên cứu QĐQLNN<br />
của CP các quốc gia khác. Việc nghiên cứu các QĐQLNN của CP các quốc gia khác<br />
trong Luận án chỉ nhằm đối chiếu, so sánh, làm rõ những điểm tương đồng hoặc khác biệt<br />
của QĐQLNN của CP Việt Nam so với các QĐQLNN của CP các quốc gia khác.<br />
Bên cạnh đó, QĐQLNN của CP được đề cập đến trong đề tài chỉ bao gồm các<br />
quyết định quản lý được thể hiện dưới dạng văn bản do CP độc lập ban hành. Tác giả<br />
không nghiên cứu các quyết định quản lý do CP ban hành dưới dạng dấu hiệu hay bằng<br />
miệng… Tác giả cũng không nghiên cứu các QĐQLNN do CP phối hợp ban hành với các<br />
tổ chức Chính trị - xã hội. Ngoài ra, Luận án cũng không nghiên cứu các QĐQLNN do cá<br />
nhân Thủ tướng CP, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành bởi thẩm quyền<br />
ban hành QĐQLNN của CP được trao cho tập thể CP với hai hình thức cụ thể là nghị<br />
quyết và nghị định.<br />
3.2. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là lý thuyết và thực tiễn về QĐQLNN của CP<br />
gồm những vấn đề sau:<br />
<br />
4<br />
<br />
- Nghiên cứu, phân tích các quan điểm hiện tại về thẩm quyền ban hành QĐQLNN<br />
của CP, đưa ra khái niệm, đặc điểm, nội dung và ý nghĩa của QĐQLNN của CP; phân<br />
biệt QĐQLNN của CP với quyết định pháp luật và các văn bản hành chính của CP.<br />
- Nghiên cứu, phân tích các giai đoạn trong việc xây dựng và ban hành QĐQLNN<br />
của CP. Đánh giá các thành tựu cũng như những hạn chế trong việc xây dựng và ban<br />
hành các QĐQLNN của CP.<br />
- Làm sáng tỏ luận điểm về tính hợp pháp, tính hợp lý của một QĐQLNN của CP.<br />
Đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tính hợp pháp, tính hợp lý trong việc bảo chất<br />
lượng của QĐQLNN của CP.<br />
- Xây dựng, củng cố quan điểm về tính hợp pháp, tính hợp lý của QĐQLNN của<br />
CP trong điều kiện phát huy dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.<br />
Đồng thời đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm kiểm tra, xử lý các QĐQLNN của CP.<br />
Những kết luận trong luận án là những ý kiến quan trọng để kiến nghị góp phần hoàn<br />
thiện cơ sở lý luận về thẩm quyền ban hành QĐQLNN của CP.<br />
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu<br />
Cơ sở phương pháp luận: Để đạt được những mục đích đề ra, trong quá trình<br />
nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ<br />
nghĩa Mác - Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phương pháp:<br />
- Phương pháp giải thích luật được sử dụng để làm rõ ý nghĩa của các khái niệm,<br />
thuật ngữ về QĐQLNN, QĐQLNN của CP, tính hợp pháp và tính hợp lý của QĐQLNN<br />
của CP, kiếm tra, giám sát, xử lý QĐQLNN của CP.<br />
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng xuyên suốt Luận án để nhận<br />
thức từ chi tiết đến khái quát vấn đề nghiên cứu. Cụ thể, về thẩm quyền ban hành<br />
QĐQLNN của CP, Luận án đã xem xét cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, làm sáng tỏ các<br />
ưu khuyết điểm của pháp luật hiện hành về vấn đề này. Trên cơ sở các phương pháp<br />
này, luận án nghiên cứu một số vụ án cụ thể để phân tích thực trạng xây dựng và ban<br />
hành QĐQLNN của CP. Ngoài ra, việc bảo đảm tính hợp pháp, tính hợp lý trong<br />
QĐQLNN của CP cũng được nghiên cứu cụ thể, đồng thời cũng trình bày cụ thể về vai<br />
trò của các cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý QĐQLNN của CP.<br />
- Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa<br />
các loại QĐQLNN của CP như quyết định mang tính chủ đạo, quyết định mang tính<br />
quy phạm, quyết định mang tính cá biệt. Bên cạnh đó, luận án còn so sánh giữa<br />
QĐQLNN của CP với các quyết định pháp luật khác, với các văn bản hành chính.<br />
Phương pháp này cũng được sử dụng nhằm tìm ra điểm thống nhất và khác biệt giữa<br />
QĐQLNN của CP của một số nước nhằm đưa ra các kiến nghị hoàn thiện việc xây dựng<br />
và ban hành QĐQLNN của CP Việt Nam.<br />
- Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng nhằm tìm hiểu quan điểm, ý<br />
<br />