intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam

Chia sẻ: Mai Thuy Dung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

85
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với mục tiêu nghiên cứu toàn diện về lý luận, pháp luật và thực tiễn thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, Luận án sẽ đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUANG VŨ THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN TRONG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUANG VŨ THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN TRONG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 9.38.01.04 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG THỊ MINH SƠN TP. HỒ CHÍ MINH, 2019
  3. Công trình đƣợc hoàn thành tại trƣờng Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn Phản biện 1: ......................................................................................... Phản biện 2: ......................................................................................... Phản biện 3: ......................................................................................... Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp trƣờng tại phòng ……….. trƣờng Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, số 2 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, tpHCM vào lúc … giờ … phút ngày …… tháng … năm 2019. Có thể tìm hiểu Luận án tại Thƣ viện trƣờng Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, số 2 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, tpHCM hoặc Thƣ viện Khoa học tổng hợp tpHCM.
  4. MỤC LỤC Trang Mở đầu ....................................................................................................................... 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 5 Chương 1: Những vấn đề lý luận và chuẩn mực quốc tế, pháp luật của một số quốc gia về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là ngƣời chƣa thành niên ............................................................................................ 10 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên .................................................................................. 10 1.2. Cơ sở của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên .................................................................................................................. 11 1.3. Nguyên tắc thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên .................................................................................................................. 13 1.4. Chuẩn mực quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ................................................ 15 Chương 2: Pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là ngƣời chƣa thành niên ở Việt Nam................ 16 2.1. Pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên .................................................................................................................. 16 2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên .................................................................................. 17 2.3. Đánh giá về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam .............................................................................................. 19 Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là ngƣời chƣa thành niên ............................................................. 20 3.1. Hoàn thiện pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ............................................................................................... 20 3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên .................................................................. 22 Kết luận ................................................................................................................... 24 Những công trình liên quan đến luận án đã đƣợc công bố.
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thi hành án hình sự là một hoạt động độc lập, giữ vai trò quan trọng đối với việc giáo dục người phạm tội trở thành người có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng. Hiện nay, hình phạt tù vẫn là hình phạt được áp dụng phổ biến nhất trong hệ thống hình phạt theo qui định của luật hình sự Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nâng cao hiệu quả thi hành án hình sự, nhất là án phạt tù, nhưng luôn luôn tồn tại một tỉ lệ không nhỏ số người tái phạm. Người phạm tội trong trường hợp tái phạm bao giờ cũng nguy hiểm hơn và nếu người tái phạm là người mà trước đây là phạm nhân là người chưa thành niên thì tính chất, mức độ nguy hiểm còn cao hơn gấp bội bởi vì tuổi đời họ còn trẻ và dễ dàng đi vào con đường phạm tội chuyên nghiệp. Căn cứ vào các qui định của luật hình sự Việt Nam, có thể nhận định rằng phạm nhân là người chưa thành niên đến khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù, được trả tự do sẽ đa số ở trong độ tuổi dưới 30 tuổi. Đây là độ tuổi có sức lao động sung mãn, có khả năng đóng góp lớn cho xã hội nhưng đồng thời cũng là độ tuổi có khả năng cao tiếp tục rơi vào con đường phạm tội nếu người đó chưa thực sự được giáo dục tốt. Như vậy, nếu việc thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên không đạt hiệu quả cao thì sẽ càng làm gia tăng nguồn tội phạm (tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp) và còn gây lãng phí một nguồn lao động trẻ của xã hội. Phạm nhân là người chưa thành niên là một loại người chấp hành án đặc biệt, cần được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục để có thể tiếp tục phát triển về mọi mặt một cách bình thường. Họ dễ tiếp nhận các tác động giáo dục hơn so với phạm nhân thành niên. Đúng ra, thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên phải đạt hiệu quả cao hơn và cần phải như thế. Tuy vậy, đánh giá tổng quan, có thể nhận thấy: - Lý luận về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên vẫn chưa hoàn thiện và chưa có tính hệ thống, đặc biệt là chưa làm rõ được đặc thù và sự khác biệt của hoạt động này. - Pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên vẫn còn thiếu nhiều qui định về bảo vệ phạm nhân là người chưa thành niên, chưa phản ánh đúng mức chính sách ưu tiên bảo vệ và giáo dục người chưa thành niên phạm tội. Mặc khác, kể từ ngày 01/01/2018 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 có hiệu lực thi hành và có nhiều qui định mới về chính sách hình sự đối
  6. 2 với người dưới 18 tuổi phạm tội nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về lĩnh vực thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên. - Thực tiễn thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên đã và đang gặp nhiều khó khăn, bất cập, hiệu quả giáo dục chưa cao và đặt ra nhu cầu cần tổng kết rút kinh nghiệm về thực tiễn thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên. - Mặt khác, các điều ước quốc tế có liên quan đến thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên mà Việt Nam đã là thành viên đặt ra nhu cầu nội luật hóa một cách phù hợp, đồng thời những giá trị, chuẩn mực quốc tế về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên cũng đang tác động nhất định đến nhu cầu hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam. Từ những vấn đề trên cho thấy cần phải nghiên cứu, đánh giá về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên một cách toàn diện để có cơ sở tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của nó, góp phần phòng, chống tội phạm và xây dựng một xã hội tốt đẹp. Vì thế, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam” để nghiên cứu làm luận án Tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Từ việc nghiên cứu toàn diện về lý luận, pháp luật và thực tiễn thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, Luận án sẽ đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận pháp lý về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên; - Nghiên cứu làm rõ quá trình phát triển pháp luật, nội dung các qui định hiện hành của pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam, tìm ra những hạn chế, bất cập; - Nghiên cứu những chuẩn mực quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt với pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam;
  7. 3 - Khảo sát thực trạng thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam, tìm ra những hạn chế, vướng mắc và xác định nguyên nhân. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Những vấn đề lý luận về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên; - Pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên; - Thực tiễn áp dụng pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và nghiên cứu toàn diện pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, trọng tâm là các vấn đề theo khung lý thuyết nghiên cứu đã xác định. Luận án nghiên cứu khảo sát thực tiễn thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên tại các trại giam thuộc Bộ Công an có quản lý giam giữ phạm nhân là người chưa thành niên. Các thông tin, số liệu sử dụng để nghiên cứu được thu thập trên phạm vi cả nước trong thời gian từ khi Luật Thi hành án hình sự năm 2010 có hiệu lực thi hành (từ năm 2012 đến năm 2018). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài luận án được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Về mặt phương pháp luận, luận án được thực hiện dựa trên phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin. Luận án sử dụng kết hợp những phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với từng chương, từng vấn đề nghiên cứu. - Đối với phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu, Chương 1 và tiết thứ nhất của Chương 2, Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, tổng hợp, so sánh, suy luận lôgic. - Đối với tiết thứ hai của Chương 2, Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê hình sự, khảo sát thực tế, phương pháp bảng hỏi. - Đối với Chương 3, Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp, suy luận lôgic. 5. Điểm mới của luận án - Thứ nhất, Luận án đã phân tích và làm sáng tỏ về mặt lý luận khái niệm phạm nhân là người chưa thành niên và thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là
  8. 4 người chưa thành niên; đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở, nguyên tắc của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên; - Thứ hai, Luận án phân tích các vấn đề pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên; - Thứ ba, Luận án đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân; - Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu lý luận, pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật, Luận án đã đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, bao gồm các giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần đưa ra cơ sở khoa học có giá trị tham khảo đối với các nhà lập pháp trong việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam và làm phong phú thêm lý luận về bảo vệ người chưa thành niên, về thi hành án phạt tù trong luật học. - Luận án cũng có giá trị tham khảo hữu ích đối với cán bộ làm công tác thực tiễn trong thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên. - Việc thực hiện những giải pháp của luận án về hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự sẽ giúp bảo vệ tốt hơn phạm nhân là người chưa thành niên, bảo đảm cho họ có điều kiện phát triển bình thường về các mặt thể chất, trí lực và tinh thần, thể hiện bản chất nhân đạo và tiến bộ của nhà nước ta, đồng thời nâng cao hiệu quả giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên, giúp họ trở thành người biết tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án có kết cấu gồm ba chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận và chuẩn mực quốc tế, pháp luật của một số quốc gia về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên Chương 2: Pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên.
  9. 5 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, bài báo khoa học viết về các vấn đề liên quan đến người chưa thành niên và lĩnh vực thi hành án hình sự. Các công trình này khá đa dạng, phong phú về nội dung, mục đích nghiên cứu và không chỉ giới hạn trong lĩnh vực luật học mà còn có cả ở lĩnh vực xã hội học, tâm lý học, giáo dục học. - Về hướng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến người chưa thành niên có thể kể đến một số công trình như: luận án “Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên hiện nay (năm 2002) của TSKH. Hồ Diệu Thúy; chuyên khảo “Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách” của TS. Nguyễn Đình Đặng Lục (nhà xuất bản CTQG xuất bản năm 1997 và tái bản năm 2005 và 2013); chuyên khảo “Người chưa thành niên phạm tội – đặc điểm tâm lý và chính sách xử lý” của TS. Đặng Thanh Nga và TS. Trương Quang Vinh (NXB Tư pháp, Hà Nội, 2011); luận án “Bảo đảm quyền của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự ở Việt Nam” của TS. Lê Minh Thắng (2012) v.v… - Về hướng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thi hành án hình sự có thể kể đến một số công trình như: chuyên khảo “Một số vấn đề về thi hành án hình sự” của TS. Trần Quang Tiệp (NXB CAND, HN, 2002); luận án “Hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự” của TS. Vũ Trọng Hách (2004); chuyên khảo “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục phạm nhân trong giai đoạn hiện nay” của PGS.TS. Nguyễn Hữu Duyện (NXB CAND, 2010); đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự ở Việt Nam” do TS. Nguyễn Đức Phúc chủ nhiệm (2016); chuyên khảo “Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở Việt Nam” của TS. Ngô Văn Trù (NXB CAND, 2017); luận án “Bảo đảm quyền con người của người bị kết án phạt tù trong thi hành án hình sự ở Việt Nam” của TS. Lê Hữu Trí (2017) v.v… Ngoài các luận án tiến sĩ, công trình chuyên khảo kể trên, còn có nhiều bài báo khoa học có nội dung liên quan đến Luận án. Các vấn đề được nêu ra và các quan điểm khoa học đó sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu vấn đề thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo, giáo trình, báo cáo khoa học, như là: Sách A
  10. 6 Human Rights Approach to Prison Management của Giáo sư Andrew Coyle, Trung tâm nghiên cứu quốc tế về nhà tù (International Centre for Prison Studies), Vương quốc Anh, tái bản lần thứ 2 vào năm 2009; Bộ báo cáo khoa học của Học viện Tư pháp Quốc gia Mỹ mang tựa đề Criminal Justice 2000, trong đó có chuyên đề A Century of Juvenile Justice của Philip W. Harris, Wayne N. Welsh và Frank Butler; sách Juvenile Justice: an introduction của John T. Whitehead và Steven P. Lab, tái bản lần thứ 7 của nhà xuất bản Elsevier năm 2013; quyển Guidance Notes on Prison Reform của Giáo sư Andrew Coyle, Trung tâm nghiên cứu quốc tế về nhà tù Vương quốc Anh, xuất bản năm 2004; cuốn Exploring Corrections in America của John T. Whitehead, Mark Jones và Michael C. Braswell, tái bản lần thứ 2 vào năm 2008 bởi nhà xuất bản Anderson Publishing; bài viết Obeying the Law in America: Procedural Justice and the Sense of Fairness của Tom Tyler đăng tại Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, số chuyên đề về các vấn đề dân chủ, 7/2001 v.v… Ngoài những tài liệu, công trình nghiên cứu đã phân tích ở trên, vẫn còn có nhiều báo cáo khoa học, sách tham khảo, bài báo khác có liên quan đến vấn đề thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên cả về mặt lý luận, pháp luật và thực tiễn. Song, nhìn chung các kết quả nghiên cứu của những công trình nói trên cơ bản đã phản ánh những quan điểm phổ quát và những thành tựu nghiên cứu chủ yếu đã đạt được trong lĩnh vực này. 1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu - Thứ nhất, Luận án có thể kế thừa một số kết quả nghiên cứu đã đạt được ở các công trình nghiên cứu trước đây. + Trong nghiên cứu về đặc điểm của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, Luận án có thể kế thừa kết quả nghiên cứu của Giáo sư Andrew Coyle trong quyển sách A Human Rights Approach to Prison Management về đặc điểm phạm nhân là người chưa thành niên dễ tiếp thu sự giáo dục, yêu cầu hạn chế yếu tố cưỡng bức trong thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên và đội ngũ cán bộ nhà tù phải có những kỹ năng nghiệp vụ phù hợp với tâm lý phạm nhân là người chưa thành niên. + Trong nghiên cứu lý luận về chính sách thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, Luận án có thể kế thừa kết quả nghiên cứu của TSKH. Hồ Diệu Thúy (luận án “Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên hiện nay”) về bản chất xã hội của tình trạng người chưa thành niên phạm tội và khuyến cáo chính sách nhân đạo, đề cao giáo dục trong xử lý vấn đề này; kế thừa lý luận về sự hình thành, phát triển nhân cách và kết luận về
  11. 7 tính chất phức tạp của môi trường trại giam ở các công trình nghiên cứu của TS. Nguyễn Đình Đặng Lục (chuyên khảo “Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách”), PGS.TS. Nguyễn Hữu Duyện (chuyên khảo “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục phạm nhân trong giai đoạn hiện nay”) để phục vụ việc xây dựng lý luận về chính sách giam giữ, giáo dục, các chính sách chấp hành án phạt tù khác đối với phạm nhân là người chưa thành niên. Đồng thời, Luận án cũng có thể kế thừa kết quả nghiên cứu ở công trình A Century of Juvenile Justice của Philip W. Harris, Wayne N. Welsh và Frank Butler về đề xuất chính sách dành những điều tốt đẹp nhất cho người chưa thành niên phạm tội. + Luận án cũng kế thừa từ chuyên khảo của PGS.TS. Nguyễn Hữu Duyện về việc coi chế độ lao động là một nội dung giáo dục phạm nhân. - Thứ hai, một số kết luận, khuyến cáo của các công trình nghiên cứu ở nước ngoài cần được tiếp tục nghiên cứu trong điều kiện áp dụng ở Việt Nam. + Các xu hướng xử lý người chưa thành niên phạm tội tuy đã đạt được một số thành tựu ở nước ngoài nhưng đồng thời cũng có những hạn chế nhất định, do đó cần xem xét, cân nhắc trong điều kiện áp dụng ở Việt Nam. + Quan điểm đề xuất cấm hẳn việc giam chung phạm nhân là người chưa thành niên cùng một nhà tù với phạm nhân thành niên (trong cuốn Exploring Corrections in America), nên tập trung đầu tư cho công tác giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên thay vì tốn nhiều kinh phí cho thi hành án phạt tù đối với phạm nhân thành niên (trong quyển Juvenile Justice: an introduction) và khuyến cáo xây dựng thiết chế nhà tù mang tính giáo dục và giúp đỡ phạm nhân là người chưa thành niên (trong quyển A Human Rights Approach to Prison Management) là có cơ sở, song để áp dụng trong điều kiện thực tiễn ở Việt Nam thì cần phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ một số vấn đề. - Thứ ba, Luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ nhiều vấn đề mới mà các công trình trước đây chưa nghiên cứu hoặc đã nghiên cứu nhưng chưa sâu, chưa sát với đối tượng nghiên cứu của Luận án, như: khái niệm “phạm nhân là người chưa thành niên” và “thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên”, chính sách và nguyên tắc thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, mô hình tổ chức thi hành án phạt tù, một số chế độ thi hành án… Về tổng thể, đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống về vấn đề thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam cả về mặt lý luận, pháp luật và thực tiễn.
  12. 8 2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu 2.1. Câu hỏi nghiên cứu - Thứ nhất, thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên nhằm hướng đến mục đích gì và phải làm như thế nào để đạt mục đích đó? - Thứ hai, thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên có những khác biệt gì so với thi hành án phạt tù đối với phạm nhân thành niên? Sự khác biệt đó xuất phát từ cơ sở nào và tạo ra tính đặc thù gì trong thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên? - Thứ ba, pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ, rõ ràng những yêu cầu đặc thù của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên hay chưa? - Thứ tư, giữa lý luận với pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam có thống nhất với nhau hay không? Nếu có sự sai lệch gì thì do nguyên nhân nào? - Thứ năm, cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao chất lượng thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam? 2.2. Lý thuyết nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở học thuyết của Karl Mark về pháp luật, tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, về giáo dục những người lầm lỗi, về thi hành án hình sự, các tư tưởng về bảo vệ người chưa thành niên, về sự hình thành và phát triển nhân cách. Luận án này nghiên cứu theo khung lý thuyết 5 điểm sau đây: - Một là, mô hình quản lý, tổ chức thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên; - Hai là, chế độ giam giữ phạm nhân là người chưa thành niên; - Ba là, chế độ giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên; - Bốn là, các chế độ khác đối với phạm nhân là người chưa thành niên; - Năm là, việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân là người chưa thành niên. Khung lý thuyết nghiên cứu nói trên sẽ được nghiên cứu từ những hướng tiếp cận sau đây: - Tiếp cận từ góc độ bảo vệ quyền trẻ em, quyền con người; - Tiếp cận từ góc độ giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên; - Tiếp cận liên ngành luật học, tâm lý học, giáo dục học.
  13. 9 2.3. Các giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết thứ nhất: chất lượng của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên chưa cao và mục đích chủ yếu của hoạt động này vẫn chưa đạt được. - Giả thuyết thứ hai: thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên có những khác biệt về mục đích, tính chất, nguyên tắc so với thi hành án phạt tù đối với phạm nhân thành niên. Những sự khác biệt này xuất phát từ cơ sở khoa học riêng, có liên quan đến đặc điểm về thể chất, sự hình thành và phát triển nhân cách của phạm nhân là người chưa thành niên và tạo ra những đặc thù về tổ chức thi hành án phạt tù, các chế độ chấp hành án phạt tù, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên và đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý, giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên. - Giả thuyết thứ ba: thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam hiện nay chưa bảo đảm đáp ứng những đặc thù của hoạt động này cả về mặt pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật. - Giả thuyết thứ tư: có sự sai lệch nhất định giữa pháp luật và thực tiễn thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên với lý luận về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên và sự sai lệch đó có nguyên nhân từ những hạn chế của pháp luật và điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên. - Giả thuyết thứ năm: tính thống nhất giữa pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên với những đặc thù của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên sẽ qui định chất lượng, hiệu quả của hoạt động này.
  14. 10 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CHUẨN MỰC QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên 1.1.1. Khái niệm thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên là quá trình cơ quan thi hành án phạt tù và các cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự căn cứ vào nội dung bản án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định thi hành án phạt tù và các qui định của pháp luật thi hành án hình sự để thống nhất thực hiện chế độ giam giữ, giáo dục, các chế độ chấp hành án khác và chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng dành riêng đối với phạm nhân trong giai đoạn từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi để họ phát triển bình thường và lành mạnh về thể chất, trí lực và tinh thần, giáo dục họ nhận thức và sửa chữa sai lầm, phấn đấu trở thành người có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống. 1.1.2. Đặc điểm của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên Thứ nhất, thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên có đặc thù về người chấp hành án, vừa là người nguy hiểm cho xã hội, có nhân cách lệch lạc, tiềm ẩn những hành vi khó lường, khó đoán, vừa là người dễ uốn nắn, giáo dục hơn phạm nhân thành niên. Thứ hai, giáo dục là hoạt động chủ đạo trong quá trình thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên. Thứ ba, trong quá trình thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, việc sử dụng phương pháp cưỡng chế phải tiết giảm đến mức tối thiểu, vừa đủ cần thiết để rèn luyện và giáo dục họ, kết hợp với chính sách quan tâm chăm sóc và bảo vệ họ. 1.1.3. Ý nghĩa của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên - Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên góp phần mang lại hiệu quả cao trong phòng ngừa tái phạm, nhất là phòng ngừa tội phạm có tính chất chuyên nghiệp trong tương lai.
  15. 11 - Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên góp phần bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thực hiện mục tiêu phát triển con người vì lợi ích của toàn xã hội. 1.2. Cơ sở của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên 1.2.1. Quan điểm cơ bản về vai trò của pháp luật thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên Đánh giá vai trò và giá trị thực chất của pháp luật THAHS, trước hết phải xuất phát từ quan điểm về tội phạm, về bản chất của tình trạng tội phạm do NCTN thực hiện. Vì tội phạm do NCTN thực hiện là một hiện tượng xã hội và xã hội phải chịu trách nhiệm ở phạm vi nhất định về tình trạng NCTN phạm tội1 cho nên biện pháp xử lý tội phạm do NCTN thực hiện cũng phải mang tính xã hội và toàn diện. Biện pháp pháp luật, trong đó có sử dụng pháp luật THAHS, chỉ là một biện pháp trong hệ thống các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện. Tuy vậy, vì tội phạm là hành vi nguy hiểm nhất cho xã hội trong thang bậc các hành vi vi phạm và án phạt tù đối với NCTN phạm tội là giải pháp cuối cùng khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không còn tác dụng răn đe, phòng ngừa2, nên pháp luật THAPT đối với phạm nhân là NCTN thực sự giữ vai trò quan trọng đối với kết quả xử lý tội phạm do NCTN thực hiện, bảo đảm kết quả và ý nghĩa của toàn bộ hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trước đó, bảo đảm mục đích cuối cùng của hình phạt tù. Trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, pháp luật không phải là sản phẩm chủ quan của nhà làm luật mà là sản phẩm của những điều kiện khách quan thuộc cơ sở hạ tầng về kinh tế cho nên khi điều kiện kinh tế - xã hội có thay đổi thì pháp luật phải thay đổi cho phù hợp. Hiện nay, Việt Nam đã bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển mới, pháp luật THAPT đối với phạm nhân là NCTN cần tiếp tục được hoàn thiện, bảo đảm sự phù hợp và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới. 1.2.2. Chính sách thi hành án phạt tù có liên quan đến phạm nhân là người chưa thành niên Chính sách THAPT là một bộ phận của chính sách THAHS, là những đường lối, sách lược, phương châm, phương hướng chỉ đạo của Nhà nước trong việc xây 1 Kết quả nghiên cứu của TSKH. Hồ Diệu Thúy trong luận án “Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên hiện nay”. 2 Theo nội dung khoản 6 Điều 91 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
  16. 12 dựng và sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực THAPT nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nội dung cơ bản của chính sách THAPT bao gồm: - Chính sách về giam giữ phạm nhân - Chính sách về giáo dục phạm nhân - Chính sách về việc chấp hành án của phạm nhân - Chính sách về chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng. 1.2.3. Quy định việc bảo vệ người chưa thành niên được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp 2013 là hiến pháp đề cao quyền con người và các quyền công dân cơ bản, thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến các quyền trẻ em và việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Do đó, nhiều nội dung qui định của Hiến pháp 2013 có liên quan và tác động đến THAPT đối với phạm nhân là NCTN, có giá trị định hướng, chỉ đạo và quyết định việc hoàn thiện pháp luật THAPT đối với phạm nhân là NCTN, cụ thể là: - Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu và ưu tiên đầu tư cho giáo dục. - Hoạt động thi hành án phải dựa trên cơ sở các qui định của pháp luật thi hành án, trong đó các quyền của người chấp hành án được tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện. - Các quyền con người, quyền công dân cơ bản đã hiến định có liên quan đến phạm nhân là NCTN cần được pháp luật về THAPT cụ thể hóa một cách phù hợp và bảo đảm thực hiện. 1.3. Nguyên tắc thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên Nguyên tắc THAPT đối với phạm nhân là NCTN cần được nhận thức trong tính hệ thống của toàn bộ các nguyên tắc THAHS. Trong hệ thống đó, có những nguyên tắc chung, áp dụng đối với tất cả các án phạt, các loại người chấp hành án và có các nguyên tắc đặc thù, bao gồm: - Một là, nguyên tắc bảo đảm lợi ích tốt nhất cho phạm nhân là NCTN; - Hai là, nguyên tắc THAPT đối với phạm nhân là NCTN chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển nhân cách lành mạnh và trở thành người có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống; - Ba là, nguyên tắc bảo đảm các quyền trẻ em, các quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân là NCTN.
  17. 13 1.3.1. Nguyên tắc bảo đảm lợi ích tốt nhất cho phạm nhân là người chưa thành niên Việc gia tăng trừng trị không giải quyết được tình trạng tội phạm do NCTN thực hiện, thay vào đó, cần phải tập trung bù đắp, khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết mà NCTN đang gánh chịu trong quá trình phát triển nhân cách và dựa trên cơ sở đó để giáo dục phạm nhân là NCTN trở thành người biết tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và đạo đức xã hội. Trong THAPT, nguyên tắc này có những nội dung cơ bản sau đây: - Chuyên biệt hóa trình tự thủ tục thi hành án, tiếp nhận phạm nhân cho phù hợp với đặc thù phạm nhân là NCTN, bảo đảm giúp người có thẩm quyền trong THAPT đối với phạm nhân là NCTN nắm được chính xác đặc điểm nhân thân, tính cách cá nhân, hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập, giáo dục, giao tiếp của NCTN được đưa vào trại giam CHAPT; - Bảo đảm phạm nhân là NCTN được giam giữ riêng, sinh hoạt, lao động, học tập, học nghề, vui chơi tập thể riêng và không phải chịu tác động tiêu cực của môi trường phạm nhân thành niên; - Ưu tiên những điều kiện giam giữ, ăn ở, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe, lao động, học tập, học nghề, tiếp cận thông tin, thăm gặp, giữ liên hệ gia đình và xã hội, vui chơi giải trí… tốt nhất cho phạm nhân là NCTN; - Chuyên biệt hóa cơ quan THAPT và cán bộ trực tiếp quản lý, giáo dục phạm nhân là NCTN nhằm đáp ứng những đặc thù của công tác này. 1.3.2. Nguyên tắc thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển nhân cách lành mạnh và trở thành người có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là NCTN có những khác biệt về mục đích, phương hướng, phương pháp so với phạm nhân thành niên bởi tính chất đặc thù của phạm nhân là NCTN. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là: - Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là NCTN phải hướng đến mục đích giáo dục; mọi mặt hoạt động trong công tác này đều nhằm mục đích giáo dục, mang tính giáo dục. - Các mặt hoạt động trong THAPT đối với phạm nhân là NCTN được qui định và thực hiện một cách phù hợp dựa trên cơ sở kết hợp giữa chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, chỉnh sửa, phát triển nhân cách cho phạm nhân là NCTN.
  18. 14 - Bảo đảm cho phạm nhân là NCTN được học tập, tiếp thu tri thức phổ thông cần thiết để trên cơ sở đó tiếp thu sự giáo dục cao hơn, nhất là giáo dục pháp luật. - Giáo dục cho phạm nhân là NCTN biết nhận thức đúng đắn những yêu cầu của chuẩn mực pháp luật và đạo đức xã hội, rèn luyện cho họ cách ứng xử đúng chuẩn mực với người xung quanh, tuân thủ pháp luật và đạo đức xã hội. 1.3.3. Nguyên tắc bảo đảm các quyền trẻ em, các quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân là người chưa thành niên Mặc dù giữa pháp luật Việt Nam và chuẩn mực quốc tế có sự khác biệt nhất định3 về khái niệm trẻ em, nhưng đều có điểm chung là: công nhận và bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, ưu tiên bảo vệ, chăm sóc, giáo dục người dưới 18 tuổi đang CHAPT trong trại giam. Nội dung, yêu cầu cơ bản: - Pháp luật THAPT phải qui định rõ các quyền và mức độ được hưởng các quyền đó của phạm nhân là NCTN (trong đó có các quyền trẻ em). - Qui định rõ ràng, cụ thể những điều cấm đối với những hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân là NCTN. - Qui định những việc bắt buộc cán bộ, cơ quan THAPT phải làm để mang lại lợi ích tốt nhất cho phạm nhân là NCTN. - Qui định các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân là NCTN và những biện pháp nhằm phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm. - Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền trong THAHS, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và mối quan hệ, cơ chế thực thi mối quan hệ giữa các chủ thể có liên quan trong việc bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân là NCTN trên thực tế. 1.4. Chuẩn mực quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên 1.4.1. Chuẩn mực quốc tế về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên Các chuẩn mực quốc tế chủ yếu được phản ánh trong các điều ước quốc tế được đông đảo các quốc gia tham gia và mức độ tác động của nó đến pháp luật quốc gia phụ thuộc vào tư cách thành viên của quốc gia đó đối với nó, đồng thời phụ 3 Theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989, “trẻ em là người dưới 18 tuổi”; ngay sau đó, Quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ NCTN bị tước tự do 1990 qui định giải thích: “người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi”, tức thống nhất “người chưa thành niên” là trẻ em. Trong khi đó, Luật Trẻ em 2016 của Việt Nam giới hạn độ tuổi trẻ em thấp hơn, là dưới 16 tuổi.
  19. 15 thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ phát triển của nền pháp luật quốc gia, đường lối chính trị, chính sách đối ngoại của quốc gia và tính phổ quát của nội dung vấn đề mà điều ước qui định. Việt Nam đã là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989 và Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn 1984 nên có nghĩa vụ nội luật hóa những nội dung của các Công ước này (trừ các qui định bảo lưu) có liên quan đến thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên. Ngoài ra, Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân 1955 và Các quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do 1990 là những chuẩn mực quốc tế liên quan trực tiếp đến THAPT đối với phạm nhân là NCTN mà Việt Nam cần tham khảo. 1.4.2. Pháp luật của một số quốc gia về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên Các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Pháp đều áp dụng chế độ giáo dục đối với phạm nhân là NCTN với những nét đặc trưng riêng: ở Nhật Bản, hoạt động giáo dục phạm nhân bằng lao động được cá nhân hóa tối đa cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp; ở Pháp, phạm nhân là NCTN được cung cấp đa dạng các chương trình giáo dục văn hóa mà phạm nhân mong muốn và cần có; ở Nga, tiến trình giáo dục phạm nhân là NCTN được gắn với các chế độ CHAPT để khuyến khích và thúc đẩy phạm nhân phấn đấu rèn luyện… Điểm chung giống nhau là các quốc gia đều nổ lực cá nhân hóa hoạt động giáo dục đối với phạm nhân là NCTN. Các nước đều coi người CHAPT vẫn là một thành viên của xã hội và do vậy cần phải giúp họ xây dựng và duy trì các mối quan hệ không chỉ với gia đình mà cả với cộng đồng, cá nhân, tổ chức bên ngoài trại giam. Trung Quốc cho phạm nhân là NCTN được đi thăm gia đình, thân nhân; Nga cho phép phạm nhân là NCTN được ra ngoài trại giam để đi mua sắm; Nhật Bản, Pháp cho phạm nhân là NCTN đi lao động cho doanh nghiệp bên ngoài. Nhật Bản còn tổ chức các nhóm “tự nguyện” đi thăm gặp phạm nhân là NCTN trong trại giam. Các nước đều đặc biệt quan tâm bảo vệ NCTN bị tước tự do bằng việc tạo ra cơ chế bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của phạm nhân là NCTN và kiểm tra, giám sát hoạt động THAPT. Trung Quốc qui định thư phạm nhân gửi cho cơ quan tư pháp thì không bị trại giam kiểm tra; Pháp giao trách nhiệm cho Thẩm phán phụ trách thi hành án theo dõi sát sao mọi hoạt động THAPT và qui định rõ thành viên Quốc hội, Thượng nghị sĩ có quyền kiểm tra nhà tù bất cứ lúc nào.
  20. 16 Chương 2: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM 2.1. Pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên 2.1.1. Quá trình phát triển pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam giai đoạn trước Luật THAHS 2010 2.1.2. Pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam hiện nay 2.1.2.1. Mô hình quản lý, tổ chức thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên Trong THAPT, Bộ Công an chỉ áp dụng chung một mô hình quản lý, tổ chức, đó là thiết lập cơ quan THAPT (trại giam thuộc BCA) để làm nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và cơ quan Quản lý THAHS thuộc BCA để chuyên trách hoạt động quản lý nhà nước, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ THAHS (trong đó có THAPT). Để thực hiện nhiệm vụ THAPT, trại giam lập tổ chức bộ máy gồm nhiều đội nghiệp vụ4 phối hợp hoạt động với nhau. Về đội ngũ cán bộ, Luật THAHS 2010 chỉ qui định chung: “Người làm công tác THAHS phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng pháp luật phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao” (khoản 2 Điều 144). Hoạt động THAPT (và THAHS nói chung) được đặt dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát và sự giám sát của cơ quan dân cử. 2.1.2.2. Chế độ giam giữ phạm nhân là người chưa thành niên - Về thủ tục thi hành quyết định THAPT và tiếp nhận NCTN chấp hành án phạt tù: Hoạt động THAPT bắt đầu kể từ khi có quyết định THAPT của Tòa án có thẩm quyền. Điều 25 đã qui định liệt kê các tài liệu cụ thể phải có trong hồ sơ nhập trại của phạm nhân, không đòi hỏi phải có những giấy tờ khác biệt gì trong trường hợp người CHAPT là NCTN. - Về chế độ giam giữ: Chế độ giam giữ đối với phạm nhân là NCTN được qui định tại Điều 50, khoản 1 Điều 51 Luật THAHS 2010, theo đó, “phạm nhân là NCTN được giam giữ theo chế độ riêng phù hợp với sức khỏe, giới tính và đặc điểm nhân thân” và “khi đủ 18 tuổi thì chuyển sang thực hiện chế độ quản lý giam 4 Căn cứ Quyết định số 6185/QĐ-BCA-X11 ngày 13/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an, tổ chức bộ máy của trại giam gồm các Đội: Tham mưu; Quản giáo; Giáo dục và Hồ sơ; Trinh sát; Cảnh sát bảo vệ - cơ động; Kế hoạch, hướng nghiệp, dạy nghề và xây dựng; Y tế và bảo vệ môi trường; Hậu cần và Tài vụ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0