Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án có mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận pháp luật, thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm thu hồi hàng hóa khuyết tật, từ đ đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật v về trách nhiệm thu hồi hàng hóa khuyết tật của doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI K PHẠM THỊ HẠNH TRÁCH NHIỆM THU HỒI HÀNG HÓA CÓ KHUYẾT TẬT CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY SÔNGG Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9 38 01 07 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2020
- Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Dƣơng Quỳnh Hoa 2. TS. Trần Văn Biên Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thị Mơ Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Thị Lan Anh Phản biện 3: PGS.TS. Dƣơng Đăng Huệ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm 2020 C th t m hi u luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Phạm Thị Hạnh (2019), “Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 11 (379), tháng 11/2019, tr. 53 – tr.58. 2. Pham Thi Hanh (2019), “Discuss the entities of a Recall defective goods,” (dịch là: Tổng quan về các chủ th thu hồi hàng hóa có khuyết tật), Tạp chí Công thương số 16, tháng 9/2019, tr. 24 – tr.29. 3. Phạm Thị Hạnh (2019), “Hàng hóa có khuyết tật – Đối tượng của trách nhiệm thu hồi theo quy định Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội số đặc biệt, tháng 10/2019, tr. 108 – tr.112. 4. Phạm Thị Hạnh (2018), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi hàng hóa khuyết tật theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam”, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn số 02, tháng 07/2018, tr. 34 – tr.41. 5. Phạm Thị Hạnh (2019), “Hình thức của trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010”, Tạp chí Khoa học Tài chính Kế toán số 16, tháng 9/2019, tr. 79 – tr.83. 6. Phạm Thị Hạnh (2019), “Một số yếu tố ảnh hưởng đến thu hồi hàng hoá khuyết tật theo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Tạp chí Khoa học Tài chính Kế toán số 14, tháng 01/2019, tr. 87 – tr.92.
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật (THHHCKT) là loại trách nhiệm quan trọng trong việc đảm bảo quyền được an toàn khi sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng, trách nhiệm này được áp dụng phổ biến và khá hiệu quả ở các nước phát tri n, từ đ hạn chế, ngăn chặn được sự lưu thông hàng hóa có khuyết tật ra thị trường. Ở Việt Nam, ngoài Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) 2010, nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực được ban hành nhằm điều chỉnh trách nhiệm THHHCKT của chủ th kinh doanh. Vì vậy, việc thực thi trách nhiệm này có nhiều chuy n biến tích cực, số lượng chương tr nh thu hồi có sự gia tăng và phần nào được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của chủ th kinh doanh. Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (nay là Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng), năm 2012 số vụ thu hồi là 9; năm 2013 số vụ thu hồi là 18; năm 2014 số vụ thu hồi là 17; năm 2015 số vụ thu hồi là 19; 9 tháng năm 2016 số vụ thu hồi là 17. Tuy vậy, thực tiễn THHHCKT hiện nay cho thấy, lượng hàng hóa có khuyết tật được thu hồi chưa tương xứng với lượng hàng hóa có khuyết tật còn lưu thông trên thị trường, còn tồn tại sự thiếu hi u biết pháp luật, sự chủ quan, trốn tránh thực hiện trách nhiệm thu hồi từ phía chủ th kinh doanh; người tiêu dùng còn thờ ơ, chưa tích cực hợp tác với chủ th kinh doanh thực hiện việc THHHCKT, có tâm lý không tin dùng hàng hóa, thái độ tẩy chay đối với chủ th kinh doanh có hàng hóa bị thu hồi; vẫn còn có những hạn chế nhất định trong công tác tri n khai áp dụng pháp luật, phối hợp, giám sát các chương tr nh thu hồi từ phía các cơ quan nhà nước. Sự thiếu hoàn thiện trong các quy định về trách nhiệm THHHCKT là một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên. Theo đ , nhiều nội dung về trách nhiệm này chưa được quy định hoặc quy định chưa cụ th , rõ ràng, chưa c chế tài đủ mạnh đ ngăn chặn, xử phạt hành vi vi phạm, không tuân thủ trách nhiệm THHHCKT. Trong khi đ các thiết chế 1
- BVQLNTD của Nhà nước cũng như tổ chức BVQLNTD chưa th hiện được nhiều vai trò của mình trong việc thực thi trách nhiệm THHHCKT. Trong tương lai, với định hướng phát tri n nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu h a thương mại diễn ra mạnh mẽ trong các ngành sản xuất, kinh doanh, sẽ tác động rất lớn tới số lượng và chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào Việt Nam. Vì vậy, vấn đề ki m sát chất lượng cũng như thực thi biện pháp ngăn ngừa hàng hóa có khuyết tật, đảm bảo sự an toàn trong sử dụng hàng hóa là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Trước t nh h nh đ , việc hoàn thiện hệ thống pháp luật BVQLNTD hiện hành về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc THHHCKT vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, vừa tương thích với luật pháp các quốc gia trên thế giới là vấn đề cấp bách hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay” c ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án có mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận pháp luật, thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT, từ đ đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đ đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định các nhiệm vụ sau: - Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến luận án, xác định những nội dung còn bỏ ngỏ, còn tranh luận đ đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án. 2
- - Nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp và pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của DN; xác định những nội dung pháp luật đặc thù của trách nhiệm này. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay; đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này, từ đ rút ra những gợi mở cho Việt Nam. - Phân tích yêu cầu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp, không bao gồm các loại trách nhiệm sản phẩm khác của doanh nghiệp, trong đ c trách nhiệm bồi thường do hàng hóa có khuyết tật gây ra. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đề chung về cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật BVQLNTD đối với trách nhiệm THHHCKT mà không nghiên cứu riêng về pháp luật trong từng lĩnh vực là BVQLNTD và trách nhiệm THHHCKT. Vì vậy, các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật sẽ tập trung đ hướng tới hoàn thiện pháp luật BVQLNTD đối với trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp. Về không gian và thời gian: Luận án được nghiên cứu trong phạm vi cả nước và kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số quốc gia trong khu 3
- vực và trên thế giới. Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ năm 2010 đến nay. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan đi m đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền dựa trên nền tảng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu đ giải quyết các vấn đề cụ th trong nội dung nghiên cứu như sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp được tác giả sử dụng xuyên suốt luận án đ xác định, đánh giá và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp, thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay cũng như xác định được các yêu cầu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp ở Việt Nam. - Phương pháp thống kê được sử dụng đ liệt kê một cách có hệ thống, mô tả, đánh giá những công trình nghiên cứu c liên quan đến đề tài nhằm đảm bảo cho tác giả phân tích, đánh giá các vấn đề được toàn diện hơn. - Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng khi so sánh các quy phạm pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của Việt Nam với một số nước trên thế giới, từ đ rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng chế định trách nhiệm sản phẩm cũng như trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp. 5. Những đóng góp mới của luận án Những đ ng g p mới của Luận án được th hiện ở những khía cạnh sau: 4
- Thứ nhất, Luận án hệ thống h a và trên cơ sở phân tích đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến trách nhiệm THHHCKT và pháp luật về THHHCKT. Cụ th : làm rõ khái niệm HHCKT; xây dựng khái niệm và làm rõ đặc đi m THHHCKT; xây dựng khái niệm và làm rõ đặc đi m, bản chất, phân biệt trách nhiệm THHHCKT với một số trách nhiệm khác của doanh nghiệp, các yếu tố tác động đến trách nhiệm THHHCKT. Bên cạnh đ , Luận án còn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận pháp luật về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp như: khái niệm, đặc đi m, nguyên tắc, sự cần thiết điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm THHHCKT, nội dung pháp luật về trách nhiệm THHHCKT. Thứ hai, Luận án phân tích, bình luận, đánh giá một cách toàn diện và khách quan về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc THHHCKT ở Việt Nam. Qua đ làm rõ thành tựu và những đi m còn bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp. Thứ ba, qua phân tích, tham khảo nội dung c liên quan đến Luận án từ pháp luật của một số nước trên thế giới, Luận án đưa ra kiến nghị đ sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định mới đ hoàn thiện pháp luật, cũng như tăng cường việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc THHHCKT ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Luận án sẽ là công trình nghiên cứu toàn diện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp. Từ những nghiên cứu lý luận và phân tích đánh giá về thực trạng quy định pháp luật, tình hình thực hiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thế giới, Luận án đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Kết quả nghiên cứu của Luận án có giá trị tham khảo cho các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp 5
- luật nói chung và pháp luật BVQLNTD nói riêng về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc THHHCKT ở Việt Nam. Bên cạnh đ , những giải pháp được đề xuất trong Luận án cũng g p phần tăng cường thực hiện pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc THHHCKT ở Việt Nam. Ngoài ra, Luận án có th được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật; có giá trị tham khảo đối với cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình áp dụng pháp luật, giải quyết các vấn đề liên quan; có giá trị tham khảo cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình liên quan đến trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp. 7. Kết cấu của luận án Ngoài Lời n i đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án được kết cấu gồm 04 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu. Chương 2: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp. Chương 3: Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện. Chương 4: Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp. 6
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các công tr nh khoa học c liên quan đến đề tài luận án, tác giả luận án đã phân loại như sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp và pháp luật về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp Nh m công tr nh khoa học này c nội dung liên quan đến: - Những vấn đề lý luận về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp, bao gồm các nội dung: khái niệm, phân loại hàng hóa có khuyết tật; khái niệm, đặc đi m thu hồi hàng hóa có khuyết tật; khái niệm, bản chất của trách nhiệm THHHCKT, phân biệt trách nhiệm THHHCKT với các loại trách nhiệm khác của doanh nghiệp, các yếu tố tác động đến loại trách nhiệm này. - Những vấn đề lý luận pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp, bao gồm các nội dung: khái niệm, đặc đi m, nguyên tắc, nội dung của pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam về trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp Các công trình trong nh m này c nội dung nghiên cứu, tổng hợp, phân tích trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp được quy định trong các văn bản pháp luật BVQLNTD Việt Nam, đánh giá thành tựu cũng như những bất cập, hạn chế của pháp luật BVQLNTD, bên cạnh đ c những nội dung đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật BVQLNTD đối với trách nhiệm sản phẩm nói chung và trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp nói riêng. 7
- 1.1.3. Các công trình nghiên cứu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp Nội dung chính của nh m công tr nh khoa học này là đề xuất các định hướng, yêu cầu cần xem xét, giải quyết đ hoàn thiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp. Trên cơ sở đ , đề ra giải pháp hoàn thiện pháp luật của như giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc THHHCKT. 1.2. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.2.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài luận án Nh n chung, đã c rất nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp đối với hàng hóa có khuyết tật. Trong đ , các nghiên cứu về khái niệm đặc đi m, bản chất, cách phân loại về hàng hóa có khuyết tật được Nghiên cứu sinh tiếp thu và kế thừa trong luận án. Tuy nhiên, các công trình và bài viết về trách nhiệm đối với hàng hóa có khuyết tật chủ yếu chỉ đề cập đến trách nhiệm bồi thường do hàng hóa có khuyết tật gây ra, hoặc nghiên cứu về những quy định của pháp luật về trách nhiệm THHHCKT mà chưa nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện và hệ thống về các vấn đề lý luận và pháp lý về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp. - Về mặt lý luận, các công trình nghiên cứu thống nhất các vấn đề sau: i) Trách nhiệm THHHCKT là một trong những trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm. Chủ thuyết xây dựng trách nhiệm sản phẩm là nguyên lý trách nhiệm nghiêm ngặt. ii) Nội hàm khái niệm hàng hóa có khuyết tật bao gồm khuyết tật do thiết kế, khuyết tật do sản xuất, khuyết tật do không cảnh báo hoặc cảnh báo không đầy đủ; iii) Xác định được các nội dung của trách nhiệm sản phẩm nói chung, bao gồm: chủ th trách nhiệm, trong đ chủ th chịu trách nhiệm là một nhóm chủ th nhất định tham gia vào 8
- quy tr nh đưa một sản phẩm, hàng hóa đến tay người tiêu dùng, đối tượng, căn cứ phát sinh, hình thức, phạm vi, thời gian chịu trách nhiệm; miễn trừ trách nhiệm, xử lý hành vi vi phạm. iv) Xác định nhân tố ảnh hưởng trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp là: Kinh tế, môi trường pháp lý, phương tiện thông tin, mức độ nhận thức của người tiêu dùng và doanh nghiệp,… Đây là căn cứ đ tác giả xây dựng khung nghiên cứu lý luận về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp. - Về mặt thực tiễn, các công tr nh đã c những phân tích về nội dung quy định pháp luật; xác định thiết chế thực thi pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm sản phẩm nói chung gồm: các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội; đánh giá những đi m tích cực và hạn chế trong các quy định của pháp luật BVQLNTD, từ đ làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật; đánh giá hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về BVQLNTD, từ đ đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực thực thi pháp luật; đánh giá về thực trạng thi hành pháp luật về trách nhiệm THHHCKT, những đi m làm được và những gì còn kh khăn, vướng mắc trong bảo đảm thực thi trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp bằng những vụ việc đi n h nh làm cơ sở kiến nghị đ nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước và hoàn thiện văn bản pháp luật liên quan đến trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp. Các vấn đề còn tranh luận hoặc chưa được đề cập: Dưới g c độ trách nhiệm sản phẩm, các công trình nghiên cứu chưa thống nhất trong nội hàm khái niệm sản phẩm có khuyết tật chỉ là hàng hóa hay bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ. Dưới g c độ trách nhiệm THHHCKT, còn thiếu công trình nghiên cứu mang tính hệ thống và chuyên sâu về khái niệm, đặc đi m trách nhiệmTHHHCKT; khái niệm, đặc đi m, bản chất trách nhiệm THHHCKT; nội dung trách nhiệm THHHCKT của DN; thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT. 1.2.2. Những vấn đề mà luận án kế thừa Các công tr nh đã cung cấp các thông tin khá toàn diện về trách nhiệm sản phẩm, khái niệm hàng hóa có khuyết tật, các yếu tố ảnh hưởng đến 9
- trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp. Bên cạnh đ các công tr nh cũng đề cập đến quy định pháp luật và thực hiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu, Luận án sẽ tiếp thu, kế thừa những thành quả, giá trị mà các nghiên cứu trước đ đã chỉ ra, làm nền móng cho việc tiếp tục nghiên cứu cả trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Ngoài ra, một số tài liệu đã đề cập đến kinh nghiệm thế giới về xây dựng chế định trách nhiệm sản phẩm nói chung. Đây là những kết quả nghiên cứu sẽ được kế thừa nhằm có những kiến nghị phù hợp cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam. 1.2.3. Những vấn đề luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan t nh h nh nghiên cứu, xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của đề tài luận án, nghiên cứu sinh xác định những vấn đề mà luận án cần tiếp tục tri n khai nghiên cứu như sau: + Thứ nhất, tập trung nghiên cứu khái niệm, đặc đi m hàng hóa có khuyết tật và trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp, nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp. + Thứ hai, nghiên cứu pháp luật các nước về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp, từ đ gợi mở cho pháp luật Việt Nam. + Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. + Thứ tư, đề xuất các định hướng, giải pháp cụ th nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp ở Việt Nam. 1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu Đ thực hiện luận án, nghiên cứu sinh dựa trên những cơ sở lý thuyết: Lý thuyết trách nhiệm nghiêm ngặt (strict liability), các lý thuyết liên quan đến sản phẩm có khuyết tật, lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, lý thuyết về các quyền của người tiêu dùng, lý thuyết về thông tin và địa vị bất cân xứng trong quan hệ tiêu dùng. 10
- Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM THU HỒI HÀNG HÓA CÓ KHUYẾT TẬT CỦA DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG VỀ TRÁCH NHIỆM THU HỒI HÀNG HÓA CÓ KHUYẾT TẬT CỦA DOANH NGHIỆP Trong chương 2, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp, những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp, trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc THHHCKT làm cơ sở gợi mở, tham khảo trong nghiên cứu và tăng cường, nâng cao trách nhiệm THHHCKT ở Việt Nam hiện nay. 2.1. Những vấn đề lý luận về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp 2.1.1. Hàng hóa có khuyết tật Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không đảm bảo an toàn mà một hàng hóa thông thường cần có, chứa đựng sự nguy hi m bất hợp lý bắt nguồn từ sản xuất, thiết kế, không cảnh báo hoặc cảnh báo không đầy đủ sự nguy hi m và sự an toàn của hàng hóa, từ đ c th gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại cho con người, tài sản, được chia làm ba loại: khuyết tật từ thiết kế (design defect); khuyết tật từ sản xuất (manufacturing defects); khuyết tật do không cảnh báo hoặc cảnh báo không đầy đủ sự nguy hi m và sự an toàn (warrant defects). 2.1.2. Thu hồi hàng hóa có khuyết tật 2.1.2.1. Khái niệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật Thu hồi hàng hóa có khuyết tật là việc áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm loại bỏ hàng h a không đảm bảo an toàn ra khỏi dòng lưu thông trên thị trường. 2.1.2.2. Đặc điểm thu hồi hàng hóa có khuyết tật Thu hồi hàng hóa có khuyết tật được thực hiện bởi một chủ th nhất định, có th là nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, người bán, trong một số trường hợp là chủ th quản lý nhà nước. 11
- Đối tượng của biện pháp thu hồi là hàng hóa có khuyết tật, tức là hàng hóa có lỗi và không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Mục đích THHHCKT là đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Các thuộc tính đặc trưng của biện pháp THHHCKT bao gồm: tính phòng ngừa, tính chủ động, tính phổ biến. Biện pháp thu hồi không chỉ được áp dụng giới hạn một hoặc hai sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn, mà nó có th được áp dụng với hàng loạt sản phẩm, hàng hóa cùng lô, cùng loại. 2.1.3. Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp 2.1.3.1. Cơ sở của trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp Trách nhiệm THHHCKT được hình thành dựa trên cơ sở chính trị, kinh tế, pháp lý, xã hội. 2.1.3.2. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp Trách nhiệm THHHCKT là một loại trách nhiệm mà pháp luật quy định, theo đ doanh nghiệp kinh doanh HH c nghĩa vụ loại bỏ hàng hóa không đảm bảo an toàn ra khỏi quá tr nh lưu thông trên thị trường và phải chịu hậu quả bất lợi nếu không tuân thủ việc loại bỏ hàng hóa không đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm THHHCKT c các đặc đi m như sau: - Phát sinh khi doanh nghiệp cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho người tiêu dùng, bất k doanh nghiệp có lỗi trong việc tạo ra hàng hóa có khuyết tật hay không; - Là loại trách nhiệm được pháp luật quy định; - Phát sinh trong mối quan hệ với người tiêu dùng; - Được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau; - Căn cứ phát sinh trách nhiệm là hàng hóa có khuyết tật, không đảm bảo an toàn cho nhiều người tiêu dùng; - Hậu quả mà hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng không ảnh hưởng đến trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp; 12
- - Đây là một trong các loại trách nhiệm mà doanh nghiệp phải thực hiện đối với hàng hóa không đảm bảo chất lượng nói chung, bên cạnh các loại trách nhiệm khác như trách nhiệm đảm bảo chất lượng hàng hóa mua bán, trách nhiệm bảo hành sản phẩm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra; - Không bị giới hạn về phạm vi lãnh thổ. 2.1.3.3. Bản chất của trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp Bản chất trách nhiệm của doanh nghiệp về THHHCKT được th hiện dưới các khía cạnh: Thứ nhất, trách nhiệm THHHCKT trước tiên là một loại nghĩa vụ pháp luật quy định cho doanh nghiệp sản xuất, cung ứng hàng hóa. Thứ hai, trách nhiệm THHHCKT th hiện phạm trù đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp trong trách nhiệm THHHCKT. Thứ ba, căn cứ phát sinh trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp là sự tồn tại trên thực tế khuyết tật của hàng hóa mà không phụ thuộc vào doanh nghiệp c lỗi trong việc sản xuất hoặc cung ứng HHCKT đ hay không. Thứ tư, hậu quả pháp lý bất lợi được áp dụng khi doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ THHHCKT theo quy định của pháp luật. 2.1.3.4. Phân biệt trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật với một số trách nhiệm khác của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Về cơ bản, trách nhiệm THHHCKT c những đặc đi m rất khác so với các loại trách nhiệm khác của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bao gồm: trách nhiệm của doanh nghiệp về đảm bảo chất lượng hàng hoá mua bán; trách nhiệm của doanh nghiệp về bảo hành sản phẩm; trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng h a c khuyết tật gây ra. 13
- 2.1.3.5. Các yếu tố tác động đến trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp Trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, như: Quan đi m, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tr nh độ phát tri n của nền kinh tế và kỹ thuật - công nghệ; các chủ th liên quan đến trách nhiệm THHHCKT (người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh hàng h a, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội, cơ quan truyền thông); quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. 2.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng đối với trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp 2.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật được hi u là hệ thống các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành quy định các nội dung của trách nhiệm THHHCKT nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, góp phần đem lại sự công bằng cho các quan hệ tiêu dùng. Pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp có những đặc đi m: Thứ nhất, pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều quy phạm pháp luật của các ngành luật khác nhau; Thứ hai, pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa trong nhiều lĩnh vực; Thứ ba, mục đích của pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp là thiết lập cơ chế phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng là chủ yếu; 14
- Thứ tư, pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp thiết lập cơ chế bảo vệ người tiêu dùng bằng nhiều tầng lớp; Thứ năm, pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp mở rộng về chủ th chịu trách nhiệm. 2.2.2. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp Một là, đảm bảo thực hiện quyền được đảm bảo an toàn của người tiêu dùng. Hai là, điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm THHHCKT. Ba là, là phương tiện giúp doanh nghiệp th hiện sự tôn trọng của mình đối với người tiêu dùng. Bốn là, góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, văn minh. Năm là, quy định pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc THHHCKT góp phần bảo đảm sự công bằng, b nh đẳng trong quan hệ tiêu dùng hàng hóa. Bên cạnh những lý lẽ trên, trách nhiệm THHHCKT được điều chỉnh bởi pháp luật BVQLNTD còn dựa vào những cơ sở sau: Thứ nhất, bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng – tức là người trực tiếp sử dụng hàng hóa, có th là người mua hàng hóa hoặc là người được tặng, cho… hàng hóa mà không nhất thiết là người trực tiếp giao kết hợp đồng, mua hàng hóa. Thứ hai, pháp luật BVQLNTD bao gồm tổng hợp các quy định của các văn bản pháp luật chuyên ngành BVQLNTD (Luật BVQLNTD) và các văn bản pháp luật quản lý sản phẩm trong nhiều lĩnh vực khác nhau (ví dụ: dược, an toàn thực phẩm, an toàn xe cơ giới, mỹ phẩm…). Thứ ba, xuất phát từ đặc thù trong mối quan hệ tiêu dùng. Trong mối quan hệ này, người tiêu dùng luôn c địa vị bất b nh đẳng so với doanh nghiệp bởi thông tin về hàng hóa là “bất cân xứng”. 2.2.3. Nguyên tắc pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật 15
- Pháp luật về trách nhiệm THHHCKT phải tuân thủ các nguyên tắc sau: nguyên tắc phòng ngừa, nguyên tắc chủ động, nguyên tắc liên đới chịu trách nhiệm. 2.2.4. Nội dung pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp Pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp bao gồm các nội dung chính như sau: chủ th của trách nhiệm (bao gồm chủ th có quyền, chủ th có trách nhiệm), đối tượng của trách nhiệm, căn cứ phát sinh trách nhiệm, hình thức của trách nhiệm, thủ tục tiến hành hoạt động thu hồi, phạm vi trách nhiệm, thời hạn chịu trách nhiệm, miễn trừ trách nhiệm và chế tài áp dụng. Chƣơng 3 PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM THU HỒI HÀNG HÓA CÓ KHUYẾT TẬT CỦA DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN 3.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng Việt Nam về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp 3.1.1. Chủ thể của trách nhiệm Theo quy định của pháp luật BVQLNTD Việt Nam trong việc thực thi pháp luật về trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp, chủ th có quyền là người tiêu dùng, bao gồm cả cá nhân và tổ chức. Người tiêu dùng có các quyền chung được quy định tại Điều 8 Luật BVQLNTD 2010 và các quyền riêng về loại trách nhiệm này được quy định chủ yếu trong các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực. Trong thực tiễn người tiêu dùng thường hay sử dụng quyền khiếu nại khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật. Tuy nhiên, ý thức của người tiêu dùng đối với trách nhiệm này của doanh nghiệp là chưa cao. Đối với chủ th có trách nhiệm, giống như pháp luật của các nước, pháp luật Việt Nam cũng quy định nhiều chủ th có trách nhiệm THHHCKT. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật c quy định khác nhau về chủ th có trách 16
- nhiệm, trong đ c văn bản ghi nhận ba chủ th là nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, người bán hoặc c văn bản chỉ ghi nhận hai chủ th là nhà sản xuất và nhà nhập khẩu chịu loại trách nhiệm này. Nhìn chung, trong thời gian gần đây, ý thức thực hiện các quy định về trách nhiệm THHHCKT đã từng bước được nâng cao khi họ chủ động, tự nguyện thu hồi hàng hóa có khuyết tật. Mặc dù vậy, vẫn có không ít doanh nghiệp “chay ì”, “trốn tránh” thực hiện trách nhiệm này. 3.1.2. Đối tượng của trách nhiệm thu hồi Hàng h a c khuyết tật chính là đối tượng của trách nhiệm thu hồi. Pháp luật Việt Nam c sự tương thích với pháp luật của các nước trên thế giới khi quy định hàng h a c khuyết tật là hàng h a không đảm bảo an toàn và phân thành ba loại: khuyết tật do thiết kế; ii) khuyết tật do sản xuất; iii) khuyết tật khi hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không c hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ. Trong thực tiễn, hàng hóa có khuyết tật rất đa dạng, tùy thuộc vào từng loại hàng hóa khác nhau mà phát sinh thành nhiều loại khuyết tật, tuy nhiên tựu chung lại là những khuyết tật đ phát sinh trong quá tr nh sản xuất, thiết kế hoặc không được cảnh báo đầy đủ nguy cơ gây mất an toàn của hàng hóa. 3.1.3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm Cùng với việc có quy phạm pháp luật quy định, sự tồn tại của hàng hóa có khuyết tật là căn cứ phát sinh trách nhiệm THHHCKT. Theo Điều 22 Luật BVQLNTD 2010: “Khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật” th doanh nghiệp phải có trách nhiệm thu hồi nó. Ngoài ra, pháp luật trong một số lĩnh vực chuyên ngành c quy định về căn cứ pháp hiện hàng hóa có khuyết tật thông qua thông báo thu hồi của nước ngoài, kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền… Trên thực tế, ngoài việc doanh nghiệp hoặc cơ quan c thẩm quyền phát hiện hàng hóa có khuyết tật, th căn cứ phát hiện hàng hóa có khuyết tật rất đa dạng đến từ nhiều nguồn khác nhau như thông qua báo, đài; thông qua hệ thống cảnh báo hàng h a không đảm bảo an toàn giữa các quốc gia; 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 306 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 268 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn