VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
DƢƠNG THỊ TUYÊN<br />
<br />
XỬ PHẠT VI PHẠM VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG<br />
LĨNH VỰC MÔI TRƢỜNG TỪ THỰC TIỄN CÁC KHU<br />
CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BẮC GIANG<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH<br />
<br />
Hà Nội, 2018<br />
<br />
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
DƢƠNG THỊ TUYÊN<br />
<br />
XỬ PHẠT VI PHẠM VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG<br />
LĨNH VỰC MÔI TRƢỜNG TỪ THỰC TIỄN CÁC KHU<br />
CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BẮC GIANG<br />
<br />
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính<br />
Mã số: 8.38.01.02<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
TS. TRẦN KIM LIỄU<br />
<br />
Hà Nội, 2018<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả<br />
nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ<br />
công trình nào khác.<br />
Tác giả<br />
<br />
Dƣơng Thị Tuyên<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1<br />
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ<br />
PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ<br />
MÔI TRƢỜNG................................................................................................ 7<br />
1.1. Khái niệm, đặc điểm và các loại hành vi vi phạm hành chính trong<br />
lĩnh vực môi trường ........................................................................................... 7<br />
1.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường ......................... 16<br />
1.3. Các yếu tố tác động đến thực thi pháp luật về xử phạt vi phạm hành<br />
chính trong lĩnh vực môi trường đối với khu công nghiệp ............................. 27<br />
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH<br />
TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƢỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG<br />
NGHIỆP Ở TỈNH BẮC GIANG.................................................................. 33<br />
2.1. Đặc điểm tình hình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có liên quan đến xử<br />
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường ...................................... 33<br />
2.2. Thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực<br />
môi trường ....................................................................................................... 37<br />
2.2. Thực trạng về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính<br />
trong lĩnh vực môi trường tại các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang ........... 42<br />
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ<br />
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI<br />
TRƢỜNG ....................................................................................................... 52<br />
3.1. Quan điểm tăng cường xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực<br />
môi trường ....................................................................................................... 52<br />
KẾT LUẬN .................................................................................................... 63<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 65<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, sinh vật<br />
cũng như đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi quốc gia và<br />
toàn nhân loại. Vì khi môi trường trong sạch, lành mạnh thì điều kiện sống<br />
của con người cũng như sự phát triển của xã hội mới được đảm bảo. Thế<br />
nhưng không phải ai cũng hiểu được tầm ảnh hưởng quan trọng của việc giữ<br />
cho môi trường trong sạch, lành mạnh. Trong những năm qua do sự tác động<br />
ngày càng nhiều của con người đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, trong<br />
số đó ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng bỏng đang diễn ra theo chiều hướng<br />
xấu có nguy cơ gây hủy hoại nghiêm trọng cho môi trường.<br />
Để khắc phục tình trạng trên Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy<br />
phạm pháp luật như Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (tiền thân là<br />
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung năm các năm<br />
2007, 2008) ; Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Nghị đinh số 155/2016/NĐCP ngày 18 tháng 11 năm 2016 thay thế cho Nghị định số 179/2013/NĐ-CP<br />
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường để điều<br />
chỉnh những hành vi của con người nhằm phù hợp với truyền thống đạo đức,<br />
văn hóa xã hội, thuần phong mĩ tục và xu hướng phát triển chung của thế giới<br />
thì Nhà nước ta đã thành lập các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường,<br />
tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo về môi trường. Tuy nhiên do những<br />
nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan như: Việt nam đang trong giai<br />
đoạn phát triển nhanh, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, đầu tư phát triển<br />
rất cao, kéo theo nhiều áp lực đến môi trường trong khi nhận thức, ý thức<br />
trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính<br />
quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế; tình trạng chú trọng lợi<br />
ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ<br />
1<br />
<br />