MỞ ĐẦU<br />
Tính cấp thiết của đề tài<br />
<br />
Lignin có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong công nghiệp, đặc<br />
biệt lignosulfonat là một dẫn xuất quan trọng của lignin có ứng dụng<br />
với vai trò là chất hoạt động bề mặt trong nhiều lĩnh vực như trong<br />
các ngành xây dựng, dược phẩm, dầu khí, thuốc nhuộm, mực in,<br />
nông nghiệp... đã và đang được quan tâm nghiên cứu trên thế giới<br />
cũng như Việt Nam.<br />
Nghiên cứu, tìm ra phương pháp sulfo hóa lignin thích hợp để<br />
phục vụ cho những mục đích nghiên cứu chuyển quy mô và để<br />
chuyển hóa lignin thành sản phẩm thương mại có giá trị cao, góp<br />
phần làm giảm thiểu ô nhiễm do xả thải dịch đen. Các công trình<br />
trước đây đã nghiên cứu việc xử lý dịch đen để tách lignin và sulfo<br />
hóa, tuy nhiên mới chỉ dừng ở quy mô phòng thí nghiệm. Để có thể<br />
nghiên cứu chuyển quy mô, cần phải nghiên cứu sâu về động học<br />
quá trình và mô hình thủy động lực học.<br />
Với mong muốn tận dụng được nguồn lignin trong dịch đen<br />
thải ra từ quá trình sản xuất giấy để sản xuất chất hoạt động bề mặt<br />
lignosulfonat ứng dụng trong xây dựng, đề tài tiến hành nghiên cứu<br />
“Mô hình hóa quá trình tổng hợp lignosufonat từ dịch đen nấu bột<br />
giấy sulfat làm phụ gia xây dựng”, làm cơ sở cho việc chuyển quy<br />
mô sản xuất sản phẩm lignosulfonat từ phòng thí nghiệm sang quy<br />
mô pilot và lớn hơn nữa là xác định được các thông số chính cho các<br />
thiết bị tại các quy mô sản xuất khác nhau trong công nghiệp.<br />
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu:<br />
- Xác định được chế độ tối ưu để tách lignin từ dịch đen trong<br />
nước thải từ nhà máy giấy.<br />
- Xây dựng được quy trình tổng hợp lignosulfonat từ lignin tách<br />
từ dịch đen của nhà máy giấy Bãi Bằng và xác định mô hình động<br />
học quá trình làm cơ sở cho các nghiên cứu chuyển quy mô.<br />
- Ứng dụng thành công chất hoạt động bề mặt lignosulfonat làm<br />
chất trợ nghiền tăng mác cho xi măng.<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Sử dụng mô hình thống kê để tối ưu hóa quá trình công nghệ<br />
tách lignin từ dịch đen.<br />
Nghiên cứu lựa chọn quy trình công nghệ tối ưu trong tổng<br />
hợp lignosulfonat từ lignin tách được trong dịch đen.<br />
1<br />
<br />
Xây dựng mô hình động học quá trình tổng hợp<br />
lignosulfonat bằng kỹ thuật phân tích nhiệt quét vi sai (DSC).<br />
Mô hình hóa quá trình sulfo hóa lignin trong thiết bị trộn lý<br />
tưởng làm việc gián đoạn và xác định các biến công nghệ trong<br />
nghiên cứu chuyển quy mô.<br />
Nghiên cứu khả năng ứng dụng natri lignosulfonat để sản<br />
xuất chất phụ gia trợ nghiền tăng mác xi măng, thử các tính chất cơ<br />
lý của xi măng.<br />
Tính mới của luận án:<br />
1. Tìm ra chế độ tối ưu của quá trình tách lignin từ dịch đen và<br />
xây dựng được quy trình để tổng hợp lignosulfonat (quy trình hai<br />
giai đoạn) cho hiệu quả tổng hợp cao, rút ngắn được thời gian và<br />
nhiệt độ phản ứng.<br />
2. Xác định được mô hình động học giai đoạn hai của phản ứng<br />
tổng hợp lignosulfonat.<br />
3. Từ kết quả có được trong quá trình nghiên cứu ở quy mô<br />
phòng thí nghiệm, ứng dụng lignosulfonat làm chất trợ nghiền xi<br />
măng tăng mác.<br />
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN<br />
Lignosulfonat là một hợp chất cao phân tử mạch dài, tan được<br />
trong nước.<br />
Lignosulfonat tồn tại phổ biến dưới dạng muối amoni hoặc của<br />
các kim loại natri, kali, canxi ... Lignosulfonat dạng bột và dạng lỏng<br />
đều có mầu nâu nhạt. Nó có tính chất hoạt động bề mặt mạnh do bản<br />
chất là một polymer tự nhiên có gắn thêm các nhóm sulfonic thân<br />
nước và thường được sử dụng làm tác nhân phân tán và hấp phụ bề<br />
mặt.<br />
Khối lượng phân tử của lignosulfonat là một khoảng lớn, từ 1.000<br />
- 140.000 đơn vị cacbon, tuỳ thuộc vào lignin của loại gỗ cứng hay<br />
gỗ mềm và tùy thuộc vào phương pháp phân lập lignin. Chính nhờ<br />
khả năng phân loại độ dài mạch phân tử mà tính tan và tính chất hoạt<br />
động bề mặt của lignosulfonat có thể thay đổi vô cùng đa dạng tùy<br />
theo mục đích sử dụng.<br />
Ngành công nghiệp sử dụng lignosulfonat nhiều nhất là công<br />
nghiệp xi măng, chất phụ gia cho bê tông, và các tác nhân để làm ẩm<br />
2<br />
<br />
vữa, để kiểm soát tốc độ hình thành và hydrat hóa của xi măng. Khi<br />
xi măng được tạo thành từ lò nung, “clanhke” phải được nghiền<br />
thành dạng bột mịn để bán. Lignosulfonat và kraft lignin đã sulfo hóa<br />
được bổ sung vào clanhke trong suốt quá trình nghiền để hạn chế sự<br />
tái đông kết của các hạt nghiền. Các polyaromatic, polyme đã sulfo<br />
hóa phản ứng với các liên kết bị bẻ gãy trong quá trình nghiền để cản<br />
trở sự tái liên kết giữa các hạt.<br />
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tƣợng<br />
Dịch đen được lấy từ Tổng công ty giấy Việt Nam (huyện Phù<br />
Ninh-tỉnh Phú Thọ). Đây là dịch đen của quá trình nấu theo phương<br />
pháp nấu sulfat với nguyên liệu là bạch đàn, keo lá chàm…<br />
Quy trình tổng hợp lignosulfonat từ lignin, sử dụng formalin<br />
(HCHO) và natri sulfit (Na2SO3).<br />
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
2.1.1. Tách lignin từ dịch đen nhà máy giấy<br />
Quá trình tách nhựa và tách lấy lignin từ dịch đen thực hiện theo<br />
các bước sau:<br />
+ Pha loãng dịch đen với nước theo tỷ lệ 1:1. Đun cách thủy dung<br />
dịch với thời gian t = 30 phút ở nhiệt độ 80°C rồi để nguội và lắng<br />
cặn qua đêm. Sau đó lọc cặn và thu phần dịch sau lọc. Sau khi tách<br />
cặn, dùng H2SO4 để điều chỉnh về pH của dịch đen cần thiết cho quá<br />
trình tách lignin. Sau đó đun sôi dịch đen trên bếp cách thủy 45 phút<br />
rồi lọc nóng bằng phễu Bucker để thu lignin đã kết tủa.<br />
+ Lignin trên phễu được rửa nhiều lần bằng nước sôi đến khi thử<br />
bằng dung dịch BaCl2 10% thấy không còn ion SO42- trong nước rửa.<br />
Lignin thu được ở dạng rắn được sấy ở nhiệt độ 70-80°C đến khối<br />
lượng không đổi.<br />
2.2.2. Tối ƣu hóa quá trình tách lignin<br />
Tiến hành đánh giá ảnh hưởng pH, nồng độ axit và nhiệt độ tới<br />
quá trình tách lignin từ dịch đen. Từ kết quả thực nghiệm, quy hoạch<br />
thực nghiệm để tìm thông số tối ưu cho quá trình tách lignin từ dịch<br />
đen.<br />
Để xác lập mô tả thống kê đối tượng cần thực hiện năm bước:<br />
- Bước 1: xác định hệ.<br />
3<br />
<br />
- Bước 2: xác định cấu trúc hệ.<br />
- Bước 3: xác định hàm toán mô tả hệ.<br />
- Bước 4: xác định thông số của mô hình mô tả hệ.<br />
- Bước 5: kiểm tra tính tương hợp của mô tả đó và cải tiến nếu<br />
cần.<br />
2.2.3. Tổng hợp lignosulfonat theo phƣơng pháp metylsulfo hóa<br />
Trộn đều lignin khô với nước để tạo dạng hồ 20% trong bình 3<br />
cổ, lắp sinh hàn hồi lưu, nhiệt kế, khuấy từ và bếp điện. Nạp thêm<br />
Na2SO3 rồi nhỏ từ từ dung dịch HCHO vào bình phản ứng. Sau đó<br />
nâng nhiệt độ phản ứng lên 70oC và khuấy trong 60 phút. Sau đó,<br />
hỗn hợp phản ứng được tiếp tục nâng lên 105°C và khuấy trong 120<br />
phút để phản ứng sulfo hóa xảy ra. Kết thúc phản ứng, trung hòa hỗn<br />
hợp sản phẩm bằng dung dịch HCl loãng trong cốc thủy tinh. Làm<br />
lạnh đến 0oC để tách muối vô cơ. Phần dịch lọc được cô đặc và sấy<br />
đến khối lượng không đổi, thu được lignosulfonat dạng rắn.<br />
Sản phẩm sau quá trình tổng hợp được phân tích các đặc điểm<br />
hóa lý.<br />
2.2.4. Phƣơng pháp nhiệt quét vi sai (DSC)<br />
2.2.4.1. Các phép đo DSC<br />
Động học của phản ứng đẳng nhiệt trong nghiên cứu này được<br />
thực hiện trên thiết bị Seteram DSC 131, với các cốc mẫu bằng<br />
nhôm. Phản ứng được thực hiện tại các nhiệt độ 55, 65, 75 và 85ºC,<br />
được lựa chọn từ các kết qủa DSC bất đẳng nhiệt. Nhiệt độ được<br />
tăng nhanh tới giá trị thiết lập với tốc độ gia nhiệt là 10°C/phút.<br />
Dòng nhiệt được ghi lại theo hàm của thời gian phản ứng. Tổng<br />
lượng nhiệt phản ứng ΔH được xác định từ đường cong DSC bất<br />
đẳng nhiệt với tốc độ gia nhiệt 10ºC/phút.<br />
2.2.4.2. Các mô hình động học phản ứng<br />
Phương trình tốc độ phản ứng được sử dụng để nghiên cứu động<br />
học của quá trình metylsulfo hóa có thể được viết tổng quát như sau:<br />
<br />
d<br />
(2.19)<br />
k(T) f ()<br />
dt<br />
trong đó, α và t tương ứng là độ chuyển hóa (%) và thời gian phản<br />
ứng (s), k(T) là hằng số tốc độ phản ứng (s-1) và f(α) là hàm của nồng<br />
độ chất phản ứng. Sự phụ thuộc vào nhiệt độ của tốc độ chuyển hóa<br />
4<br />
<br />
được giả thiết liên quan tới hằng số tốc độ phản ứng (k) thông qua<br />
phương trình Arrhenius:<br />
E <br />
k(T) A exp <br />
<br />
RT <br />
<br />
(1.5)<br />
<br />
trong đó, A là hệ số trước số mũ (s-1), E là năng lượng hoạt hóa<br />
(J/mol), R là hằng số khí (J/mol.K) và T là nhiệt độ phản ứng (K).<br />
2.3. Các phƣơng pháp phân tích<br />
2.3.1. Xác định các thông số trong dịch đen<br />
a. Xác định hàm lượng chất khô trong dịch đen<br />
b. Xác định hàm lượng chất vô cơ và hữu cơ trong dịch đen<br />
c. Xác định thành phần vô cơ của dịch đen - hàm lượng SiO2<br />
d. Xác định thành phần axít nhựa và axít béo trong dịch đen<br />
2.3.2. Xác định hàm lƣợng lignin<br />
2.3.3. Xác định sức căng bề mặt dung dịch lignosulfonat<br />
2.3.4. Xác định độ sulfo hóa và phổ hồng ngoại<br />
2.3.5. Phƣơng pháp phân tích nguyên liệu, sản phẩm và đánh giá<br />
hiệu quả của chất trợ nghiền<br />
2.3.5.1. Xác định khối lượng riêng của xi măng<br />
2.3.5.2. Xác định lượng nước tiêu chuẩn và thời gian ninh kết của xi<br />
măng<br />
2.3.5.3. Đánh giá dựa trên độ nghiền mịn của xi măng<br />
2.3.5.4. Đánh giá dựa trên cường độ chịu nén của bê tông<br />
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Tách lignin từ dịch đen<br />
3.1.1. Các tính chất hóa lý của dịch đen<br />
Từ kết bảng 3.1 và 3.2, nhận thấy rằng dịch đen của nhà máy giấy<br />
Bãi Bằng khá đặc, chứa nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường<br />
nghiêm trọng nếu không được xử lý, lignin chiếm hàm lượng khá lớn<br />
trong dịch đen.<br />
<br />
5<br />
<br />