intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire thông qua chọn lọc bằng chỉ thị phân tử

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

47
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là đánh giá mối liên quan giữa đa hình gen RNF4, RBP4 và IGF2 với năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nhằm phục vụ cho công tác giống và định hướng chọn lọc theo kiểu gen để nâng cao năng suất sinh sản của 2 giống lợn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire thông qua chọn lọc bằng chỉ thị phân tử

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ VINH NÂNG CAO NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE VÀ YORKSHIRE THÔNG QUA CHỌN LỌC BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ Chuyên ngành : Chăn nuôi Mã số : 9 62 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2018
  2. Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. VŨ ĐÌNH TÔN Phản biện 1: PGS.TS. Đinh Văn Chỉnh Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: TS. Phạm Thị Kim Dung Cục Chăn nuôi Phản biện 3: TS. Phạm Sỹ Tiệp Viện Chăn nuôi Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chọn lọc sử dụng chỉ thị phân tử MAS (marker assisted selection) là một trong những công nghệ gen được sử dụng phục vụ cho công tác chọn giống lợn phổ biến hiện nay. Các gen chỉ thị như RBP4 (Retiol-Binding Protein 4), RNF4 (Ring Finger Protein 4) và IGF2 (Insulin like Growth Factor 2) đã và đang được quan tâm như là các gen ứng viên cho năng suất sinh sản ở lợn. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây việc ứng dụng di truyền phân tử trong chọn lọc giống cải thiện năng suất chăn nuôi lợn đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của một số gen đến tính trạng sinh trưởng và năng suất thịt lợn. Rất ít, thậm chí chưa có nghiên cứu nào đánh giá ảnh hưởng của các gen RNF4, RBP4 và IGF2 đến tính trạng năng suất sinh sản ở lợn và sử dụng các gen này phục vụ cho công tác chọn tạo giống lợn có năng suất sinh sản cao. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu này tiến hành đánh giá mối liên quan giữa đa hình các gen RNF4, RBP4 và IGF2 với năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire, từ đó xác định được những gen ứng viên cho năng suất sinh sản của lợn và làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống vật nuôi sau này. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá mối liên quan giữa đa hình gen RNF4, RBP4 và IGF2 với năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nhằm phục vụ cho công tác giống và định hướng chọn lọc theo kiểu gen để nâng cao năng suất sinh sản của 2 giống lợn này. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng năng suất sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại cơ sở nghiên cứu; - Xác định được tính đa hình các gen RNF4, RBP4 và IGF2; - Đánh giá được mối liên quan đa hình gen RNF4, RBP4 và IGF2 với năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire; - Đánh giá được mối liên quan giữa đa hình gen RNF4 và RBP4 với sinh trưởng và năng suất thịt của lợn Landrace và Yorkshire. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài tiến hành xác định mối liên quan giữa đa hình gen RNF4, RBP4 và IGF2 với năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire tại 2 cơ sở nghiên cứu là Công ty TNHH lợn giống hạt nhân DABACO và Xí nghiệp Chăn nuôi lợn Đồng Hiệp trong vòng 2,5 năm. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài đã xác định được đa hình gen RNF4, RBP4 và IGF2 và đánh giá được mối liên quan của đa hình 3 gen này đến các tính trạng năng suất sinh sản và sinh trưởng ở lợn Landrace và Yorkshire. - Định hướng chọn lọc lợn Landrace và Yorkshire mang những kiểu gen cho 1
  4. năng suất sinh sản cao từ sớm từ đó rút ngắn thời gian chọn lọc và quy mô đàn hậu bị, từ đó nâng hiệu quả chăn nuôi và đáp ứng yêu cầu sản xuất chăn nuôi nước ta. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về đa hình các gen RNF4, RBP4 và IGF2 và mối liên quan giữa đa hình các gen này với năng suất sinh sản và sinh trưởng của 2 giống lợn Landrace và Yorkshire. - Kết quả nghiên cứu đóng góp thêm tư liệu cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học về mối liên quan giữa đa hình gen với năng suất sinh sản và sinh trưởng của lợn. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp các thông tin có căn cứ khoa học về khả năng sản xuất của lợn Landrace và Yorkshire giúp các cơ sở chăn nuôi nâng cao hiệu quả việc sử dụng và khai thác giống lợn này trong sản xuất. - Lợn giống mang các kiểu gen mong muốn sẽ được cơ sở giữ lại làm nguyên liệu duy trì đàn giống gốc và sản xuất con giống có chất lượng cao cung cấp cho người chăn nuôi. - Giá thành con giống sản xuất ra sẽ có khả năng cạnh tranh cao vì chỉ cần đầu tư ban đầu để tạo ra đàn giống có năng suất sinh sản cao hơn. Các cơ sở giống sẽ chọn lọc sớm được con giống, những con loại thải sẽ được đưa vào nuôi thịt, từ đó nâng cao hiệu quả chăn nuôi cho các cơ sở này. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Hiện nay trên thế giới trong công tác giống, công nghệ gen được ứng dụng rộng rãi để chọn tạo giống vật nuôi. Việc chọn tạo giống dựa vào các gen đặc hiệu mang lại hiệu quả rất lớn không chỉ chọn được những cá thể có vốn gen tốt mà còn rút ngắn được đáng kể thời gian chọn lọc. Gen RNF4 (Ring finger protein 4) nằm trên NST số 8 trong bộ genome của lợn. RNF4 là một chất đồng vị thụ thể steroid, có thể làm tăng quá trình phiên mã glucocorticoid, progesterone, estrogen (Moilanen et al., 1998; Saville et al., 2002), tác động đến sự phát triển các tế bào mầm của bào thai, quá trình chín của tế bào granulosa (tế bào hạt) của nang noãn (Hirvonen-Santti et al., 2004), tỷ lệ rụng trứng (Rohrer et al., 1999). Theo Niu et al. (2009), vùng intron 5 gen RNF4 (Ring Finger Protein 4) có 2 alen T và C. Nái có kiểu gen CC có số con sơ sinh và số con sơ sinh sống/ổ cao hơn nái mang kiểu gen TT. Chính vì vậy, RNF4 được coi như gen ứng cử viên liên quan đến năng suất sinh sản. Gen RBP4 nằm trên NST số 14 của bộ gen lợn. RBP4 là thành viên thứ 4 trong nhóm RBP, và đây là gen được biểu hiện trong thời gian mang thai ở lợn (Harney et al., 1993). Mang thai và duy trì quá trình mang thai ở lợn đòi hỏi sự tương tác giữa cơ thể nái với tử cung, mô tử cung của nái (Chiocca et al., 1989), cũng như sự tiết ra hormone estrogen, prostaglandins và protein (Schindler, 1986). Theo Harney and Bazer (1990) khoảng vào ngày thứ 10 đến 12 của thai kỳ, tử cung của lợn nái sẽ tiết 2
  5. ra RBP. Retinol biding protein có thể có một số chức năng quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình mang thai. Retinol ảnh hưởng đến quá trình phiên mã gen (Chiocca et al., 1989), hình thành các loại tế bào, sản sinh steroid, tạo ra các tế bào máu và các tế bào miễn dịch (Amatruda and Koeffler, 1986), tạo tế bào interferon (Blalock and Gifford, 1976). Tất cả những sản phầm này dường như không thể thiếu trong việc hình thành và duy trì thành công cho giai đoạn mang thai ở lợn. Điều này có thể cho thấy retinol và RBP4 có một vai trò quan trọng trong thời gian mang thai của lợn (Harney et al., 1993). Mặt khác, retinol và các protein gắn kết đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của phôi và bào thai. Sự thiếu và thừa retinol đều gây quái thai (Lefebvre et al., 2005).Tỷ lệ chết phôi sẽ giảm và số con sơ sinh và khối lượng sơ sinh/ổ sẽ tăng lên khi lợn nái mang thai được tiêm β-carotene hoặc vitamin A (Chew, 1996; Coffey and Britt, 1993). Ngoài ra, retinol và các protein liên kết của nó có thể có liên quan đến việc giảm tỷ lệ chết phôi. Sự biểu hiện tăng lên của gen RBP4 trong nội mạc tử cung được quan sát thấy ở lợn nái vào ngày thứ 10 và ngày thứ 12 của thai kỳ, cho thấy tầm quan trọng của vitamin A và các protein vận chuyển vitamin A trong quá trình mang thai (Harney et al., 1993). Chính những lý do này mà gen RBP4 được coi là một gen ứng viên tiềm năng cho năng suất sinh sản ở lợn. IGF2 nằm trên NST số 2 của lợn gồm 10 exon. Thụ thể của IGF2 chính là IGFPB - đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của bào thai và cơ thể sau khi sinh ra. Gen IGF2 được xác định nằm trên nhiễm sắc thể số 2 của lợn. Một SNP nằm trong vùng intron 3 (IGF2-in3-G3072A) đã được chứng minh ảnh hưởng đến sự phát triển cơ và mỡ ở lợn (Jeon et al., 1999; Jungerius et al., 2004; Nezer et al., 1999; Van Laere et al., 2003). Một công trình khác khi nghiên cứu một SNP nằm trong vùng intron 7 (Horák et al., 2001; Knoll et al., 2000) khi sử dụng enzyme NciI bằng phương pháp PCR-RFLP đã cho thấy đa hình gen IGF2 intron 7 có ảnh hưởng đến số con sơ sinh, số con sơ sinh sống của lợn Black Pied Prestice. Do đó, IGF2 intron 7 cũng được coi là gen ứng viên cho năng suất sinh sản ở lợn. PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện trên đàn lợn Landrace và Yorkshrie thuần chủng. 3.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành tại 2 cơ sở chăn nuôi là Công ty TNHH lợn giống hạt nhân DABACO, Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh và Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp, Tỉnh Hải Phòng. Phân tích đa hình các gen RNF4, RBP4 và IGF2 được thực hiện tại Phòng thí nghiệm sinh học phân tử của Bộ môn Di truyền giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (1) Đánh giá thực trạng về năng suất sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của đàn lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại các cơ sở nghiên cứu; 3
  6. (2) Xác định đa hình gen RNF4, RBP4 và IGF2 ở quần thể lợn nái Landrace và Yorkshire; (3) Mối liên quan giữa đa hình gen RNF4, RBP4 và IGF2 với năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire; (4) Mối liên quan giữa đa hình gen RNF4, RBP4 với năng suất sinh trưởng của lợn cái hậu bị Landrace và Yorkshire. 3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Đánh giá thực trạng về năng suất sinh sản và các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất sinh sản của đàn lợn nái Landrace và Yorkshire tại các cơ sở giống a. Vật liệu Nghiên cứu được thực hiện trên 951 lợn nái bao gồm 537 Landrace và 414 Yorkshire thuần chủng nuôi tại 2 cơ sở giống Công ty TNHH lợn giống hạt nhân DABACO và Xí nghiệp chăn nuôi lợn Đồng Hiệp trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2016. b. Phương pháp nghiên cứu Đàn lợn nái nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi lợn Đồng Hiệp được nuôi trong điều kiện chuồng hở và thức ăn công nghiệp còn đàn lợn nuôi tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân DABACO được nuôi trong điều kiện chuồng kín và thức ăn công nghiệp được cung cấp tự động. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng phòng trị bệnh được thực hiện theo quy trình của cơ sở. Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm: Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu được theo dõi trên đàn cái hậu bị. Năng suất sinh sản được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, tỷ lệ sơ sinh sống, tỷ lệ sống đến cai sữa, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/con, khối lượng cai sữa/ổ và khoảng cách lứa đẻ. Xăm số tai được thực hiện lúc sơ sinh. Dựa vào số thẻ nái, sổ ghi chép tại trang trại dể thu thập số liệu nghiên cứu. Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ được xác định bằng cách đếm tại các thời điểm tương ứng. Khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con được cân từng con bằng cân đồng hồ tại các thời điểm tương ứng. Cân khối lượng sơ sinh từng con bằng cân đồng hồ 5kg với phân độ nhỏ nhất 20g, sai số nhỏ nhất ± 10g, số số lớn nhất ± 30g. Cân khối lượng lợn cai sữa từng con bằng cân đồng hồ 10kg với phân độ nhỏ nhất 50g, sai số nhỏ nhất ± 25g, sai số lớn nhất ± 50g. Khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ là tổng khối lượng toàn ổ tại thời điểm sơ sinh và cai sữa. Tỷ lệ sơ sinh sống = (số con còn sống /số con đẻ ra) x 100; tỷ lệ sống đến cai sữa = (số con cai sữa/số con sống) x 100. c. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1 (2002). Sử dụng mô hình phân tích phương sai một yếu tố để phân tích ảnh hưởng của yếu tố giống đến các tính trạng năng suất sinh sản. Các tham số thống kê bao gồm dung lượng mẫu (n), giá trị trung bình (Mean) và sai số tiêu chuẩn. So sánh cặp đôi các giá trị trung bình theo phương pháp Duncan ở mức ý nghĩa P< 0,05. Mô hình thống kê: Yij = μ + Bi + εij; Trong đó: Yij: chỉ tiêu năng suất sinh sản; Bi: ảnh hưởng giống thứ ith (i = 2: Landrace và Yorkshire); εij: sai số ngẫu nhiên. Sử dụng thủ tục GLM để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng năng 4
  7. suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire. Các tham số thống kê bao gồm dung lượng mẫu (n), trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE). So sánh các giá trị LSM theo cặp bằng phép thử Tukey. Mô hình thống kê: Yijkl = μ + Fi + Pj+ Sk + εijkl; Trong đó: Yijkl: chỉ tiêu năng suất sinh sản; µ: trung bình quần thể; Fi: ảnh hưởng của trại thứ ith (i = 2: DABACO và Đồng Hiệp); Pj: ảnh hưởng lứa thứ jth (j =6: lứa 1, 2, 3, 4, 5 và ≥ 6); Sk: ảnh hưởng của mùa vụ thứ kth (k = 2: đông-xuân và hè- thu); εijkl: sai số ngẫu nhiên. 3.4.2. Xác định đa hình gen RNF4, RBP4 và IGF2 của quần thể lợn nái Landrace và Yorkshire a. Vật liệu Lợn nái Landrace và Yorkshire, và mẫu mô tai của chúng được sử dụng để phân tích kiểu gen. b. Phương pháp nghiên cứu Lấy mẫu Mẫu mô tai lợn nái Landrace và Yorkshire được thu thập, sau đó vận chuyển bằng bình đá lạnh và bảo quản ở nhiệt độ - 20oC tại Bộ môn Di truyền- Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho đến khi phân tích. Tách chiết ADN ADN tổng số được tách chiết sử dụng Kit QIAamp ADN FFPE TISSUE của hãng QIAGEN. ADN tổng số được kiểm tra bằng phương pháp điện di trên gel agarose 1%. hiệu điện thế 110V, cường độ dòng điện 91mA trong 15-20 phút. Mỗi giếng điện di chứa 5 µl sản phẩm ADN trộn đều với 1 µl loading dye 6X. Một giếng chứa thang ADN 1000 bp. Gel agarose được trộn đều với 2 µl thuốc nhuộm huỳnh quang Red Safe. Kết quả được đọc dưới tia UV trong buồng đọc IGenius3. Tiếp theo ADN tổng số được định lượng bằng máy đo quang phổ ở bước sóng 260nm và 280nm. Sản phẩm tách chiết ADN lý tưởng có chỉ số OD đạt trên 100 ng/μl với độ tinh sạch (tỷ lệ A260/A280) đạt 1,8 ~ 2,2. ADN sau đó được pha loãng ở nồng độ ADN trong mỗi microlit là 50ng/µl và được bảo quản -20oC. Khuếch đại ADN Các gen RNF4, RBP4 và IGF2 được khuyếch đại sử dụng các cặp mồi được thiết kế theo Niu et al. (2009), Rothschild et al. (2000) và Knoll et al. (2000). Vùng nhân và mồi phản ứng được thể hiện ở Bảng 3.1. Phản ứng PCR (thể tích 25µl) để khuếch đại các gen sử dụng ADN genome, mồi khuếch đại, dNTPs, MgCl2, Taq polymerase và dung dịch đệm cho phản ứng. Chương trình nhân đoạn gen RNF4: 94oC trong vòng 4 phút, 94oC trong 45 giây, 50oC trong 45 giây, 72oC trong 2 phút lặp lại 35 chu kì, bước extension ở 72oC trong 10 phút. Chương trình nhân đoạn gen RBP4: 95oC trong vòng 3 phút, 95oC trong 30 giây, 56oC trong 45 giây, 72oC trong 45 giây lặp lại 35 chu kì, bước extension ở 72oC trong 5 phút. Và chương trình nhân đoạn IGF2: 95oC trong vòng 2 phút, 95oC trong vòng 20 giây, 55oC trong 30 giây, 72oC trong 60 giây lặp lại 35 chu kỳ, bước extension ở 72oC trong 7 5
  8. phút. Kết quả khuyếch đại gen bằng phương pháp điện di trên gel agarose 1,5%. Bảng 3.1. Trình tự mồi, sản phẩm PCR và enzyme cắt giới hạn của gen RNF4, RBP4 và IGF2 Vị trí (Amio acid Enzyme Gen NST Mồi xuôi và mồi ngược (5’-3’) Nguồn change) cắt RNF4 DQ208408:g.358 8 CGAAATGCCAGGGAAGAG SacII Niu et al. T>C Intron 5 CCATGCAGATCGGACAACT (2009) RBP4 Exon 2 and exon 4 14 GAGCAAGATGGAATGGGTT MspI Rothschild et CTCGGTGTCTGTAAAGGTG al. (2000) IGF2 Intron 7 2 CACAGCAGGTGCTCCATCGG NciI Knoll et al. GACAGGCTGTCATCCTGTGGG (2000) Phân tích đa hình gen Đa hình của các gen RNF4, RBP4 và IGF2 được xác định bằng kỹ thuật PCR- RFLP (Polymerase Chain Reaction-Restriction Fragment Length Polymorphism) với enzyme cắt đặc hiệu lần lượt cho từng gen là SacII, MspI và NciI. Sản phẩm khuếch đại được ủ với 5U enzyme giới hạn trong thời gian 1 - 2 giờ ở 37oC trong water bath. Kiểm tra kết quả cắt enzyme được đọc bằng phương pháp điện di trên gel agarose 2,5%. c. Xử lý số liệu Tần số alen và kiểu gen được tính bằng phần mềm excel (2010). Sau đó dữ liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SAS 9.1 (2002). Các tham số thống kê bao gồm dung lượng mẫu (n), tần số quan sát, tần số ước tính lý thuyết. Phép thử khi bình phương (Chi-square test) được sử dụng nhằm kiểm định mức độ phù hợp của tần số kiểu gen, tần số alen quan sát so với lý thuyết. 3.4.3. Mối liên quan giữa đa hình gen RNF4, RBP4 và IGF2 với năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire Sau khi xác định được đa hình các gen RNF4, RBP4 và IGF2, mối liên quan giữa đa hình gen với năng suất sinh sản được xác định. Số liệu thu thập được xử lý thống kê bằng phần mềm SAS 9.1 (2002). Các tham số gồm dung lượng mẫu (n), trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn. So sánh các giá trị LSM theo cặp bằng pháp so sánh Tukey. Mô hình tuyến tính tổng quát GLM được sử dụng để phân tích mối liên quan của từng gen cũng như ước tính giá trị cộng gộp (a) và giá trị trội (d) đến các tính trạng năng suất sinh sản như sau:Yijklm = µ + Gi + Fj + Pk + Sl + eijklm; Trong đó: Yijklm: chỉ tiêu năng suất sinh sản; µ: trung bình quần thể; Gi: mối liên quan của kiểu gen thứ ith của từng gen hoặc RNF4 (i = TT, TC, CC) hoặc RBP4 (i = AA, AB, BB) hoặc IGF2 (i = AA, AB, BB); Fj: ảnh hưởng của trại thứ jth (j = 2: DABACO và Đồng Hiệp); Pk: ảnh hưởng lứa thứ kth (k =6: lứa 1, 2, 3, 4, 5 và ≥ 6); Sl: ảnh hưởng của mùa vụ thứ lth (l = 2: đông-xuân và hè- thu); εijklm: sai số ngẫu nhiên. Ảnh hưởng của giá trị cộng gộp (a) được xác định tương ứng là 0,5; 0 và -0,5 lần lượt cho CC, TC và TT (cho gen RNF4); BB, AB và AA (cho gen RBP4) và BB, AB và AA (cho gen IGF2); ảnh hưởng của giá trị trội (d) được xác định tương ứng là -0,5; 6
  9. 1 và -0,5 lần lượt cho CC, TC và TT (cho gen RNF4); BB, AB và AA (cho gen RBP4) và BB, AB và AA (cho gen IGF2). Mô hình trên cũng được sử dụng để phân tích mối liên quan giữa đa hình gen RNF4 và RBP4 với năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire qua các lứa đẻ. 3.4.4. Mối liên quan giữa đa hình gen RNF4, RBP4 với sinh trƣởng và năng suất thịt của lợn Landrace và Yorkshire a. Vật liệu Tổng số 284 lợn cái hậu bị bao gồm 146 Landrace và 138 Yorkshire tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân DABACO được sử dụng trong nội dung này. Lợn được bấm số tai từ lúc mới sinh ra. b. Phương pháp nghiên cứu Mẫu mô đuôi sau khi lấy từ lợn con được vận chuyển bằng bình đá lạnh và bảo quản ở nhiệt độ -20oC cho đến khi phân tích. Xác định kiểu gen của từng cá thể được thực hiện tại Phòng Thí nghiệm Bộ môn Di truyền giống, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Phương pháp tách chiết ADN, khuyếch đại và xác định đa hình gen RNF4 và RBP4 được trình bày ở mục 3.4.2. Lợn được nuôi kiểm tra khi có khối lượng từ 30-40 kg tương ứng với 70-90 ngày tuổi (khối lượng bắt đầu kiểm tra). Kết thúc kiểm tra khi lợn đạt khối lượng từ 80-90kg tương ứng với 130-160 ngày tuổi (khối lượng kết thúc kiểm tra). Khối lượng tại thời điểm bắt đầu kiểm tra và kết thúc kiểm tra được cân từng con bằng cân điện tử vào buổi sáng trước khi cho ăn. Tăng khối lượng trung bình/ngày được tính trong giai đoạn này bằng công thức: Tăng khối lượng bình quân/ngày = (Tăng khối lượng / Số ngày nuôi) x1000. Độ dày mỡ lưng và độ dày cơ thăn được đo trên từng con lợn sống bằng máy siêu âm Agroscan AL với đầu dò ALAL350 (ECM, France) ở vị trí xương sườn 3 - 4 cuối, cách đường sống lưng 6 cm trên từng cá thể sống. Tỷ lệ nạc được uớc tính thông qua độ dày mỡ lưng và độ dày cơ thăn bằng phương trình hồi quy được Bộ Nông nghiệp Bỉ khuyến cáo (1998): Y = 59,902386 – 1,060750X1 + 0,229324X2; Trong đó: Y: tỷ lệ nạc ước tính (%); X1: độ dày mỡ lưng, bao gồm da (mm); X2: độ dày cơ thăn (mm). c. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mền SAS 9.1 (2002). Các tham số thống kê bao gồm dung lượng mẫu (n), trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE). So sánh các giá trị LSM theo cặp bằng phép so sánh Tukey. Mô hình tuyến tính tổng quát GLM được sử dụng để phân tích mối liên quan của từng gen (RNF4 hoặc RBP4) với các tính trạng năng suất sinh trưởng. Số ngày nuôi tại thời điểm bắt đầu cân được sử dụng như hiệp phương sai để phân tích khối lượng bắt đầu vì ngày cân khối lượng bắt đầu không hoàn toàn được thực hiện cùng một thời điểm và số nuôi tại thời điểm kết thúc được sử dụng như hiệp phương sai để phân tích các chỉ tiêu về khối lượng kết thúc, ADG và chỉ tiêu về năng suất thịt. Yijk = µ + b*tijk 7
  10. RNP4i + RBP4j + eijk; Trong đó: Yijk: Giá trị quan sát; µ: Giá trị trung bình; tijk là độ tuổi theo ngày của cá thể thứ k với kiểu gen RNF4 thứ i và RBP4 thứ j; b: hệ số hồi quy tuyến tính của yijk ở thời điểm tijk; RNF4i: Ảnh hưởng của kiểu gen RNF4 thứ ith (i = 3: TT, TC và CC); RBP4j: Ảnh hưởng của kiểu gen RBP4 thứ jth (j = 3: AA, AB và BB); eij: Sai số ngẫu nhiên. PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE VÀ YORKSHIRE NUÔI TẠI CÁC CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 4.1.1. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire Kết quả cho thấy hầu hết các chỉ tiêu về năng suất sinh sản đều có sự khác biệt giữa lợn nái Landrace và lợn nái Yorkshire (P < 0,05) ngoại trừ tuổi đẻ lứa đầu, khối lượng sơ sinh/ổ và số ngày cai sữa (P>0,05). Lợn nái Landrace có các chỉ tiêu về tuổi phối giống lần đầu và khoảng cách lứa đẻ (249,72 và 149,11 ngày) ngắn hơn so với lợn nái Yorkshire (257,40 và 150,59 ngày). Tuy nhiên lợn nái Yorkshire lại có các chỉ tiêu về số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ (12,21; 10,75 và 9,32 con) cao hơn so với lợn nái Landrace (11,22; 10,18 và 9,10 con). Khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/con của lợn con được sinh ra từ nái Yorkshire nhỏ hơn so với nái Landrace. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả về số con từ sơ sinh đến cai sữa ở trên. Tỷ lệ sơ sinh sống và tỷ lệ sống đến cai sữa của lợn nái Landrace (90,25 và 89,39%) cao hơn lợn nái Yorkshire (88,66 và 85,05%) (P < 0,05). Tuổi đẻ lứa đầu và số ngày cai sữa của lợn nái Landrace và Yorkshire được nuôi tại 2 cơ sở nghiên cứu không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuổi đẻ lứa đầu dao động trong khoảng 367,66 – 372,06 ngày, số ngày cai sữa dao động trong khoảng 22,97 – 23,15 ngày. Bảng 4.1. Năng suất của lợn nái Landrace và Yorkshire Landrace Yorkshire Chỉ tiêu n Mean SE n Mean SE Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 537 249,72b 1,87 414 257,40a 2,17 Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 507 367,66 2,15 412 372,06 2,45 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 1562 149,11b 0,28 1249 150,59a 0,28 Số con sơ sinh/ổ (con) 2777 11,22b 0,08 2439 12,21a 0,08 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 2746 10,18b 0,08 2426 10,75a 0,08 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 2744 90,25a 0,31 2425 88,66b 0,34 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 2600 16,57 0,11 2303 16,69 0,12 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 2600 1,49a 0,01 2303 1,39b 0,02 Số con cai sữa/ổ (con) 1630 9,10b 0,03 1516 9,32a 0,04 Số ngày cai sữa (ngày) 1607 23,15 0,11 1504 22,97 0,12 Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) 1607 86,39a 0,38 1504 85,05b 0,41 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 1310 64,31a 0,42 1378 62,46b 0,45 Khối lượng cai sữa/con (kg) 1310 6,59a 0,03 1378 6,22b 0,04 Trong cùng hàng, những giá trị LSM có các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) 8
  11. Bảng 4.2. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến năng suất sinh sản Landrace Yorkshire Chỉ tiêu Trại Lứa đẻ Mùa vụ R2 Trại Lứa đẻ Mùa vụ R2 Tuổi phối giống lần đầu (ngày) *** - ns 0,09 *** - * 0,04 Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) *** - * 0,11 *** - * 0,06 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) ns *** * 0,02 ns *** ns 0,04 Số con sơ sinh/ổ (con) ns *** ns 0,05 * *** ns 0,02 Số con sơ sinh sống/ổ (con) *** *** ns 0,03 *** *** ** 0,03 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) *** *** *** 0,04 *** *** *** 0,06 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) *** *** ns 0,09 *** *** ns 0,07 Khối lượng sơ sinh/con (kg) *** *** ns 0,05 *** *** ns 0,07 Số con cai sữa/ổ (con) *** ns ns 0,24 *** ns *** 0,18 Số ngày cai sữa (ngày) *** *** ns 0,06 *** ** ** 0,04 Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) ns *** ns 0,02 *** *** ns 0,03 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) *** *** *** 0,19 *** ** *** 0,09 Khối lượng cai sữa/con (kg) ns *** *** 0,06 *** *** *** 0,06 ns: P≥ 0,05; *: P< 0,05; **: P < 0,01; ***: P< 0,001; -: không kiểm tra; R2: hệ số xác định 4.1.2. Mức độ ảnh hƣởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại cơ sở Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp và Công ty TNHH lợn giống hạt nhân DABACO được trình bày ở Bảng 4.2. Kết quả cho thấy, ở cả lợn nái Landrace và Yorkshire các yếu tố trại và lứa đẻ ảnh hưởng đến hầu hết các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái (P < 0,05). Yếu tố mùa vụ chỉ ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu (P < 0,05). 4.1.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố trại đến năng suất sinh sản của lợn nái Ở lợn nái Landrace, yếu tố trại ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các chỉ tiêu năng suất sinh sản nghiên cứu ngoại trừ khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh/ổ tỷ lệ sống đến cai sữa và khối lượng cai sữa/con. Ở lợn nái Yorkshire cũng có chiều hướng tương tự, yếu tố trại ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu năng suất sinh sản (P0,05). Lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty THHH lợn giống hạt nhân Dabaco có năng suất sinh sản cao hơn ở Xí nghiệp Chăn nuôi lợn Đồng Hiệp. 4.1.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến năng suất sinh sản của lợn nái Ở lợn nái Landrace, yếu tố mùa vụ chỉ ảnh hưởng đến chỉ tiêu tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ, tỷ lệ sơ sinh sống và khối lượng cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/con (P
  12. 4.1.2.3. Ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ đến năng suất sinh sản của lợn nái Lứa đẻ ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các chỉ tiêu năng suất sinh sản (P < 0,05) ngoại trừ số con cai sữa/ổ (P > 0,05) ở cả 2 giống lợn nái Landrace và Yorkshire. Số con sơ sinh thấp nhất ở lứa 1 và 2, cao nhất ở lứa 3, 4, 5, và 6. Ở lợn nái Landrace, số con sơ sinh sống thấp nhất ở lứa 1 và 2, cao nhất ở lứa 3, 4 và 5, giảm ở lứa 6. Khối lượng sơ sinh/ổ thấp nhất ở lứa 1, tăng lên ở lứa 2 và đạt cao nhất ở lứa 3, 4, 5 và 6. Khối lượng sơ sinh/con đạt thấp nhất ở lứa 1, cao nhất ở lứa 2, 3, 4, 5 và 6. Khối lượng cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/con thấp nhất ở lứa 1, cao nhất ở lứa 2, 3, 4, 5 và 6. Ở lợn nái Yorkshire, số con sơ sinh và số con sơ sinh sống thấp nhất ở lứa 1, 2 tăng và đạt cao nhất ở lứa 3, 4 và 5 vẫn ổn định tiếp tục đến lứa 6, tuy nhiên, số con sơ sinh sống/ổ giảm ở lứa 6. Khối lượng sơ sinh/ổ thấp ở lứa 1, tăng dần ở lứa 2 và đạt cực đại ở lứa 3, 4, 5 và 6. Khối lượng sơ sinh/con thấp nhất ở lứa 1, cao và đạt cực đại ở lứa 2, 3 và 4 giảm dần ở lứa 5 và 6. Khối lượng cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/con đều thấp nhất ở lứa 1, tăng và đạt cực đại ở lứa 2, 3, 4, 5 và 6. 4.2. ĐA HÌNH GEN RNF4, RBP4 VÀ IGF2 CỦA QUẦN THỂ LỢN NÁI LANDRACE VÀ YORKSHIRE 4.2.1. Kết quả nhân ADN đặc hiệu của gen RNF4, RBP4 và IGF2 Sản phẩm nhân ADN từ các cặp mồi đều thu được 1 băng với kích thước của gen RNF4 là 937bp, gen RBP4 là 550bp và gen IGF2 là 336bp (Hình 4.1). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các công bố trước đó của Niu et al. (2009), Rothschild et al. (2000) và Knoll et al. (2000). Như vậy, sản phẩm nhân ADN trong nghiên cứu là đặc hiệu và sản phẩm PCR phù hợp để phân tích đa hình gen bằng enzyme cắt giới hạn. Hình 4.1. Kết quả điện di sản phẩm PCR của gen RNF4và RBP4và IGF2 trên gel agarose (1,5%) 4.2.2. Đa hình gen RNF4, RBP4 và IGF2 Sản phẩm PCR của gen RNF4 được cắt bằng enzyme SacII tạo nên 2 alen tương ứng là alen T không xuất hiện điểm cắt cho băng ADN với kích thước là 937 và alen C xuất hiện điểm cắt cho 2 băng ADN với kích thước 545bp và 392bp. Tổ hợp 2 alen T và C thu được ba kiểu gen tương ứng là: Kiểu TT có một băng tương ứng 937bp; 10
  13. kiểu TC có 3 băng tương ứng là 937bp, 545bp, 392bp; kiểu CC có 2 băng tương ứng là 545bp, 392bp (Hình 4.2). Gen RNF4 Gen RBP4 Gen IGF2 Hình 4.2. Kết quả điện di sản phẩm cắt RNF4-SacII, RBP4-MspI và IGF2-NciI trên gel agarose (2,5%). Các kiểu gen đƣợc ghi trên đỉnh mỗi giếng. M: thang đo ADN Sản phẩm PCR của gen RBP4 được cắt bằng enzyme MspI tạo nên 2 alen tương ứng là alen A xuất hiện điểm cắt cho 3 băng ADN với kích thước là 190bp, 154bp và 136bp và alen B xuất hiện điểm cắt cho 3 băng ADN với kích thước 190bp, 136bp và 125bp. Tổ hợp 2 alen A và B tạo nên ba kiểu gen tương ứng là: Kiểu AA có 3 băng tương ứng 190bp, 154bp và 136bp; kiểu AB có 4 băng tương ứng là 190bp, 154bp, 136bp và 125bp; kiểu BB có 3 băng tương ứng là 190bp, 136bp và 125bp.Trên thực tế, kiểu gen AA có 4 băng 190bp, 154bp, 136bp và 70bp; kiểu gen BB có 5 băng 190bp, 136bp, 125bp, 70bp và 29bp. 2 vạch 70bp và 29bp không thấy rõ trên bản điện di này do độ phân dải thấp. Tuy nhiên, sự phân biệt các kiểu gen AA, BB vẫn hoàn toàn đúng so với các kết quả nghiên cứu trước đó (Rothschild et al. 2000; Korwin-Kossakowska et al. 2005; Terman et al. 2007). Sản phảm PCR của gen IGF2 được cắt bằng enzyme NciI tạo nên 2 alen tương ứng là alen A xuất hiện điểm cắt cho 2 băng ADN với kích thước là 308 và 28 bp và alen B xuất hiện điểm cắt cho 3 băng ADN với kích thước 208, 100 và 28 bp. Tổ hợp 2 alen A và B tạo nên 3 ba kiểu gen tương ứng là: Kiểu AA có 2 băng tương ứng 308 và 28 bp; kiểu AB có 4 băng tương ứng là 308 bp, 208 bp, 100 bp và 28 bp; kiểu BB có 3 băng tương ứng là 208 bp, 100 và 28 bp. 4.2.3. Tần số kiểu gen và alen của các đa hình gen a. Tần số kiểu gen và alen của gen RNF4 Tần số alen và kiểu gen của gen RNF4 được trình bày ở Bảng 4.3. Ở nái Landrace, alen C và kiểu gen CC xuất hiện với tần số thấp (0,23 và 0,10) trong khi đó ở nái Yorkshire, tần số xuất hiện alen C và kiểu gen CC này lại cao hơn với các giá trị lần lượt là 0,63 và 0,57. Khi nghiên cứu về sự phân bố alen của gen RNF4 trên một số giống lợn khác nhau, Niu et al. (2009) chỉ ra tần số alen C xuất hiện dao động trong khoảng 0,47 – 0,69, và tần số alen C xuất hiện với tần số cao ở 2 giống lợn là Meishan (0,69), Tongcheng (0,61), Yorkshire (0,47). Trong nghiên cứu này, lợn Yorkshire có tần số alen C tương đối cao (0,63) nhưng lại xuất hiện với tần số thấp (0,23) ở lợn Landrace. Tần số kiểu gen và alen của gen RNF4 của cả 2 giống lợn Landrace và 11
  14. Yorkshire đều không ở trạng thái cân bằng Hardy-Weinberg (P
  15. Wang et al., 2006), ở lợn Black Slavonian (Kabalin et al., 2013), ở lợn Duroc (Drogemuller et al., 2001). Trong nghiên cứu này, sự phân bố tần số kiểu gen của gen RBP4 cũng không tuân theo định luật Hardy-Weinberg (P0,05). 4.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐA HÌNH GEN RNF4, RBP4 VÀ IGF2 VỚI NĂNG SUẤT SINH SẢN 4.3.1. Mối liên quan giữa đa hình gen RNF4, RBP4 và IGF2 với năng suất sinh sản 4.3.1.1. Mối liên quan giữa đa hình gen RNF4 với năng suất sinh sản Mối quan hệ đa hình gen RNF4 với các tính trạng năng suất sinh sản ở lợn nái Landrace và Yorkshire được trình bày lần lượt ở Bảng 4.6 và Bảng 4.7. Kết quả cho thấy, kiểu gen không có mối liên quan (P>0,05) đến các tính trạng như tuổi phối giống lần đâu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ, tỷ lệ sơ sinh sống, khối lượng sơ sinh/con, số con cai sữa, tỷ lệ sống đến cai sữa, khối lượng cai sữa/con (Landrace và Yorkshire), 13
  16. và khối lượng cai sữa/ổ (lợn nái Yorkshire). Bảng 4.6. Mối liên quan giữa đa hình gen RNF4 với năng suất sinh sản của lợn nái Landrace TT TC CC Chỉ tiêu n LSM ± SE n LSM ± SE n LSM ± SE Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 27 249,18±6,70 17 255,68±7,76 6 272,69±11,76 Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 27 366,36±6,71 17 372,02±7,77 6 389,5±11,77 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 38 157,11±2,14 67 151,3±1,93 17 151,58±2,97 Số con sơ sinh/ổ (con) 233 11,51±0,24b 133 11,85±0,23ab 47 12,76±0,39a Số con sơ sinh sống/ổ (con) 230 10,21±0,23b 133 10,59±0,23ab 47 11,48±0,38a Tỷ lệ sơ sinh sống/ổ (%) 230 88,80±1,00 130 89,42±0,98 47 90,69±1,66 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 213 16,71±0,33b 130 17,59±0,32ab 46 18,96±0,54a Khối lượng sơ sinh/con (kg) 213 1,47±0,02 130 1,48±0,02 46 1,50±0,03 Số con cai sữa (con) 138 9,47±0,14 106 9,48±0,13 42 9,40±0,21 Tỷ lệ sống đến cai sữa (kg) 135 84,47±1,4 106 85,38±1,32 42 83,05±2,10 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 121 64,87±1,46 98 62,87±1,38 37 65,78±2,22 Khối lượng cai sữa/con (kg) 121 6,85±0,13 98 6,63±0,12 37 7,05±0,19 Trong cùng hàng những giá trị LSM có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P
  17. sinh sống/ổ nhiều hơn +1,27 con so với lợn nái mang kiểu gen TT. Lợn nái Yorkshire mang kiểu gen CC có sơ con sơ sinh và số con sơ sinh sống nhiều hơn lợn nái mang kiểu gen TT lần lượt là +1,68 và +1,26 con. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với báo cáo trước đó của Niu et al. (2009), lợn Qingping mang kiểu gen CC có số con sơ sinh/ổ và số con sơ sinh sống/ổ cao hơn +1,74 và +2,02 con so với lợn nái với kiểu gen TT. Khối lượng sơ sinh/ổ của lợn Landrace CC cũng cao hơn lợn mang kiểu gen TT. Cụ thể sự chênh lệch về khối lượng sơ sinh/ổ giữa 2 kiểu gen đồng hợp tử này là +2,25kg. 4.3.1.2. Mối liên quan giữa đa hình gen RBP4 với năng suất sinh sản Mối liên quan giữa đa hình gen RBP4 với năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire được thể hiện ở Bảng 4.8 và 4.9. Bảng 4.8. Mối liên quan đa hình gen RBP4 với năng suất sinh sản của lợn nái Landrace Chỉ tiêu AA AB BB n LSM ± SE n LSM ± SE n LSM ± SE Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 58 259,56±4,65 21 244,69±5,35 19 258,23±6,16 Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 57 376,52±4,72 20 362,36±5,51 19 374,94±6,2 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 27 155,21±2,48 47 150,67±2,11 24 152,04±2,72 Số con sơ sinh/ổ (con) 360 11,24±0,22b 177 11,52±0,22ab 156 12,01±0,26a Số con sơ sinh sống/ổ (con) 357 10,03±0,22b 174 10,39±0,22ab 156 10,65±0,26a Tỷ lệ sơ sinh sống/ổ (%) 357 89,61±0,97 174 90,31±0,97 156 89,01±1,15 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 327 16,61±0,31b 168 16,98±0,31ab 150 17,52±0,37a Khối lượng sơ sinh/con (kg) 327 1,47±0,01 168 1,48±0,02 150 1,48±0,02 Số con cai sữa (con) 198 9,47±0,12 121 9,56±0,11 110 9,62±0,14 Tỷ lệ sống đến cai sữa (kg) 195 85,59±1,29 119 86,56±1,22 110 87,6±1,48 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 178 64,3±1,34 116 63,72±1,24 95 63,86±1,56 Khối lượng cai sữa/con (kg) 178 6,83±0,12 116 6,70±0,11 95 6,64±0,14 Trong cùng hàng những giá trị LSM có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) Bảng 4.9. Mối liên quan giữa đa hình gen RBP4 với năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire AA AB BB Chỉ tiêu n LSM ± SE n LSM ± SE n LSM ± SE Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 20 262,99±5,54 29 248,87±4,85 13 249,88±7,05 Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 20 376,24±5,58 29 366,64±4,89 13 365,96±7,1 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 19 156,14±3,26ab 36 149,71±2,55b 15 158,72±3,48a Số con sơ sinh/ổ (con) 245 12,72±0,25 270 12,08±0,25 271 12,48±0,27 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 245 10,72±0,23 270 10,21±0,23 216 10,50±0,25 Tỷ lệ sơ sinh sống/ổ (%) 245 85,14±0,94 270 85,74±0,93 216 84,96±1,02 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 231 16,2±0,35 252 15,55±0,35 202 16,34±0,38 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 231 1,29±0,01 252 1,31±0,01 202 1,33±0,02 Số con cai sữa (con) 165 9,43±0,11 188 9,31±0,11 144 9,41±0,12 Tỷ lệ sống đến cai sữa (kg) 165 83,83±1,19b 188 87,23±1,16a 143 86,07±1,32ab Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 153 59,65±1,29 177 58,88±1,25 123 61,03±1,46 Khối lượng cai sữa/con (kg) 153 6,36±0,11 177 6,38±0,10 123 6,53±0,12 Trong cùng hàng những giá trị LSM có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) 15
  18. Ở lợn nái Landrace, đa hình gen RBP4 có ảnh hưởng rõ rệt đến tính trạng số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ và khối lượng sơ sinh/ổ (P0,05). Lợn nái Landrace BB có sơ con sơ sinh/ổ cao nhất với 12,01 con sau đó đến lợn mang kiểu gen AB với 11,52 con và thấp nhất ở kiểu gen AA với 11,22 con; số con sơ sinh sống /ổ lần lượt là 10,65; 10,39 và 10,03 con. Tuy nhiên sự sai khác có ý nghĩa thống kê chỉ tìm thấy ở lợn mang kiểu gen BB và AA. Chênh lệch số con sơ sinh/ổ và số con sơ sinh sống/ổ và khối lượng sơ sinh/ổ giữa lợn nái mang gen BB với AA lần lượt là + 0,77 và +0,62 con và +0,91kg. Lợn nái Landrace BB có khối lượng sơ sinh/ổ cao hơn rõ rệt (P0,05), ngoại trừ khoảng cách lứa đẻ và tỷ lệ sống đến cai sữa. Lợn Yorkshire AB có khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn so với BB và không có sự sai khác giữa AB với AA hay AA với AB. Tỷ lệ sống đến cai sữa cao nhất ở lợn nái AB và thấp nhất ở lợn nái AA; không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa AB và BB; và giữa BB và AA. Số con sơ sinh/ổ và số con sơ sinh sống/ổ không có sự khác biệt giữa ba kiểu gen AA, AB và BB ở quần thể lợn nái Yorkshire (P>0,05). Có nhiều công trình trên thế giới nhiên cứu về ảnh hưởng của đa hình gen RBP4 đến năng suất sinh sản của lợn nái (Drogemuller et al., 2001; Marantidis et al., 2015; Omelka et al., 2008; Rothschild et al., 2000; Spotter et al., 2009; Terman et al., 2007; Wang et al., 2006). Tuy nhiên có 2 chiều hướng kết quả khác nhau về kiểu gen có ảnh hưởng tích cực đến số con sơ sinh/ổ và số con sơ sinh sống/ổ. Phần nhiều các nghiên cứu chỉ ra rằng, kiểu gen BB có số con sơ sinh và số con sơ sinh sống/ổ cao hơn kiểu gen AA và AB (Drogemuller et al., 2001; Ollivier et al., 1997; Spotter et al., 2009; Terman et al., 2007; Wang et al., 2006). Những nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng kiểu gen AA có số con sơ sinh và số con sơ sinh sống cao hơn (Marantidis et al., 2015; Omelka et al., 2008). Kết quả của nghiên cứu này đã khẳng định rằng đa hình gen RBP4 có mối liên hệ với tính trạng số con sơ sinh/ổ và số con sơ sinh sống/ổ. Vì vậy, gen RBP4 cũng có thể sử dụng như gen ứng cử viên cho năng suất sinh sản ở lợn nái, đặc biệt là nái Landrace. 4.3.1.3. Mối liên quan giữa đa hình gen IGF2 với năng suất sinh sản Kết quả cho thấy, ở cả lợn nái Landrace và Yorkshire tất cả các chỉ tiêu sinh lý sinh dục và sinh sản đều không có sự sai khác giữa 3 kiểu gen AA, AB và BB (P>0,05) (Bảng 4.10, Bảng 4.11). Gen IGF2 thường được đề cập đến như là gen ứng cử viên có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về năng suất thịt (Nezer et al., 1999), khối lượng cơ và sự tích lũy mỡ (Jeon et al., 1999; Nezer et al., 1999) ở động vật. Ở lợn, gen IGF2 nằm trên NST số 2, IGF2 ở lợn cũng đã được sử dụng như gen ứng viên cho các tính trạng liên quan đến năng suất sinh trưởng và cả sinh sản ở lợn. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của IGF2 đến năng suất 16
  19. sinh sản ở lợn lợn Back Pied Prestice, Horák et al. (2001) cho biết lợn mang kiểu gen BB và AB có số con đẻ ra cao hơn so với kiểu gen AA. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi có kết quả không giống với tác giả, khi tìm thấy đa hình gen IGF2 không có mối liên quan với các tính trạng sinh sản ở cả lợn nái Landrace và Yorkshire. Kết quả này có thể do dung lượng mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn, hoặc do đối tượng giống lợn nghiên cứu khác nhau. Bảng 4.10. Mối liên quan giữa đa hình gen IGF2 với năng suất sinh sản của lợn nái Landrace Chỉ tiêu AA AB BB n LSM ± SE n LSM ± SE n LSM ± SE Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 3 267,14±16,21 27 252,76±5,41 37 252,18±5,2 Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 3 385,05±16,34 26 368,99±5,62 37 368,85±5,25 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 6 155,74±5,72 51 157,69±2,56 55 150,71±2,12 Số con sơ sinh/ổ (con) 17 12,03±0,68 190 11,46±0,2 281 12,06±0,21 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 17 10,84±0,66 190 10,14±0,2 278 10,74±0,21 Tỷ lệ sơ sinh sống/ổ (%) 17 90,91±2,95 189 88,65±0,88 278 89,29±0,92 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 17 16,75±0,95 183 16,78±0,29 264 17,43±0,3 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 17 1,41±0,05 183 1,48±0,02 264 1,45±0,02 Số con cai sữa (con) 13 9,62±0,4 124 9,45±0,13 190 9,42±0,12 Tỷ lệ sống đến cai sữa (kg) 13 90,83±3,94 123 84,39±1,26 187 85,79±1,22 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 9 66,50±4,68 113 63,25±1,32 171 63,61±1,26 Khối lượng cai sữa/con (kg) 9 6,84±0,40 113 6,67±0,11 171 6,81±0,11 Trong cùng hàng những giá trị LSM có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P
  20. RNF4 đến các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire được trình bày ở Bảng 4.12. Ở lợn nái Landrace sự chênh lệch về số con sơ sinh/ổ +1,25 con, số con sơ sinh sống/ổ + 1,27 và khối lượng sơ sinh/ổ +2,25kg giữa 2 kiểu gen đồng hợp tử CC và TT (P < 0,05) đã cho kết quả tác động di truyền cộng gộp (a) đến các chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ và khối lượng cai sữa/ổ lần lượt là 0,62 con; 0,64 con và 1,13kg (P < 0,05). Tương tự với lợn nái Landrace, ở lợn nái Yorkshire giá trị cộng gộp ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến các tính trạng số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ và khối lượng sơ sinh/ổ (P
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0