ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
---------------------------------------TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Phùng Mạnh Dương<br />
<br />
NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN<br />
ROBOT QUA MẠNG MÁY TÍNH<br />
<br />
Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử<br />
Mã số: 62 52 70 01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ<br />
ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG<br />
<br />
Hà Nội - 2013<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
<br />
<br />
<br />
Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Quang Vinh<br />
<br />
Phản biện 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
<br />
Phản biện 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
<br />
Phản biện 3: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp nhà nước chấm luận<br />
án tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU<br />
1.1 Tổng quan về hệ robot nối mạng<br />
Hệ robot nối mạng, định nghĩa bởi hiệp hội robot quốc tế RAS, là<br />
một hệ robot được điều khiển phân tán qua mạng truyền thông máy<br />
tính như mạng Internet hay LAN. Mạng truyền thông có thể là có dây<br />
hay không dây, và dựa trên các giao thức bất kỳ như TCP, UDP, hay<br />
802.11. Có hai loại robot nối mạng bao gồm loại hoạt động tự trị và<br />
loại điều khiển bằng tay.<br />
Nghiên cứu robot nối mạng chuyển các bài toán truyền thống như<br />
định vị và điều khiển sang dạng phân tán qua mạng truyền thông<br />
không đồng nhất. Các khó khăn đặt ra bao gồm việc đảm bảo hiệu<br />
năng và độ tin cậy hệ thống trong điều kiện bị tác động bởi các thông<br />
số mạng bất định như độ trì trễ, sự mất mát gói tin, truyền sai thứ tự<br />
gói tin, hay băng thông hạn chế. Nhiều ứng dụng thực tiễn của hệ<br />
robot nối mạng đã và đang được phát triển từ điều khiển công nghiệp<br />
tới cứu hộ cứu nạn.<br />
1.2 Ứng dụng của robot nối mạng<br />
Xuất hiện vào năm 1994, hệ robot nối mạng đầu tiên cho phép khám<br />
phá sự sống trong vùng bị nhiễm xạ đã nhận được hơn 2,5 triệu lượt<br />
sử dụng trong 7 tháng. Bảy năm sau, hơn 40 hệ như vậy đã được phát<br />
triển cho phép người dùng từ xa tham quan bảo tàng, chăm sóc vườn<br />
cây, khám phá đại dương, thám sát không gian trên khí cầu, và gắp<br />
các tinh thể protein. Đến nay, robot nối mạng đã chứng minh được<br />
hiệu quả ứng dụng trong công nghiệp (như khai thác hầm mỏ), y tế<br />
(như mổ từ xa), giáo dục (như phòng thí nghiệm ảo), dịch vụ (như<br />
tương tác người máy), và nhiều lĩnh vực khác. Ở Việt Nam, robot nối<br />
mạng cũng đã bắt đầu thu hút được sự quan tâm nghiên cứu và được<br />
kỳ vọng tạo ra những phương thức mới giải quyết các vấn đề cấp<br />
bách trong giao thông hay cứu hộ cứu nạn.<br />
<br />
1.3 Các nghiên cứu liên quan<br />
Trước tiềm năng ứng dụng của robot nối mạng, nhiều nghiên cứu đã<br />
được thực hiện tập trung chủ yếu vào giải quyết các bài toán cơ bản<br />
như định vị, điều khiển ổn định, và dẫn đường. Trong bài toán định<br />
vị, các hướng nổi bật bao gồm sử dụng kỹ thuật giao diện (bản đồ ảo,<br />
thực tại ảo, tái tạo mô hình 3D…) và bộ lọc tối ưu (bộ lọc Kalman và<br />
các cải tiến). Trong bài toán điều khiển ổn định, một số phương pháp<br />
đã được đề xuất như sử dụng bộ lọc dự đoán, bộ đệm thời gian, hay<br />
điều khiển dựa trên sự kiện. Bài toán dẫn đường được đề cập theo hai<br />
hướng là dẫn được trực tiếp và dẫn đường theo hành vi. Bên cạnh ưu<br />
nhược điểm riêng, nhìn chung, các nghiên cứu chủ yếu tập trung khắc<br />
phục độ trì trễ, hiếm khi giải quyết vấn đề mất mát và truyền sai thứ<br />
tự dữ liệu.<br />
1.4 Mục tiêu nghiên cứu của luận án<br />
Trên cơ sở phân tích khả năng ứng dụng và các nghiên cứu liên quan,<br />
luận án này nghiên cứu một số vấn đề cơ bản trong việc giám sát và<br />
điều khiển robot nối mạng bao gồm định vị, điều khiển ổn định, và<br />
dẫn đường. Mục tiêu của luận án là tìm ra các giải thuật mới và hiệu<br />
quả tạo cơ sở lý thuyết cho các ứng dụng thực tiễn đồng thời đóng<br />
góp vào sự phát triển của robot nối mạng.<br />
Do mạng truyền thông máy tính nói chung rộng và phong phú về<br />
mục đích, cấu trúc, cũng như cách hoạt động, luận án này giới hạn<br />
nghiên cứu trong mạng Internet là mạng được sử dụng phổ biến cho<br />
hệ robot nối mạng. Với mạng Internet, tác giả cũng giới hạn các tham<br />
số chính là độ trì trễ, sự phân phát sai thứ tự gói tin, và độ mất mát<br />
gói tin. Tương tự, robot được nghiên cứu là loại robot di động có hai<br />
bánh điều khiển vi sai.<br />
1.5 Cấu trúc của luận án<br />
<br />
1<br />
<br />
<br />
2<br />
<br />
<br />
Luận án bao gồm 6 chương. Chương 1 trình bày tổng quan về robot<br />
nối mạng. Chương 2 đặt vấn đề và mô hình hóa hệ thống. Chương 3<br />
trình bày giải thuật định vị. Chương 4 trình bày giải thuật điều khiển<br />
ổn định. Chương 5 trình bày giải thuật dẫn đường. Cuối cùng,<br />
chương 7 trình bày những đóng góp chính của luận án.<br />
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH HỆ THỐNG<br />
2.1 Biểu diễn trong không gian trạng thái của hệ robot nối mạng<br />
Mô hình hệ robot nối mạng sử dụng trong luận án được mô tả trong<br />
hình 2.2 trong đó bộ điều kiển kết nối với bộ chấp hành qua một<br />
mạng truyền thông. Mạng truyền thông gây ra sự trì trễ, phân phát sai<br />
thứ tự, và mất mát lên các gói tin dữ liệu trao đổi trong hệ thống.<br />
<br />
trong đó x là trạng thái, z là phép đo lối ra, u là tín hiệu lối vào, w và<br />
v lần lượt là nhiễu hệ thống và nhiễu đó, và f và h lần lượt là các hàm<br />
hệ thống.<br />
2.2 Mạng truyền thông<br />
Mạng truyền thông sử dụng trong robot nối mạng có thể lựa chọn<br />
tương đối rộng từ mạng truyền thông trong công nghiệp như fieldbus,<br />
CAN, đến các mạng đa dụng như Ethernet hay Internet. Các mạng<br />
này chia sẻ chung một số tính chất tác động tới hệ robot.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Độ trì trễ: Độ trì trễ nói chung là ngẫu nhiên trong quá trình hệ<br />
robot hoạt động. Tuy nhiên, tại mỗi thời điểm lấy mẫu, giá trị trễ<br />
có thể đo được nhờ so sánh trường thời gian gửi trong gói tin với<br />
thời gian nhận được gói tin.<br />
Sự phân phát sai thứ tự gói tin: Vấn đề này thường xảy ra khi các<br />
gói tin được truyền đi theo các tuyến khác nhau. Gói tin sai thứ<br />
tự có thể được mô hình hóa tương đương như một gói tin bị trễ<br />
lớn nhảy bậc như sau:<br />
ti tk ( j i )Ts<br />
<br />
trong đó là ti thời gian trễ tương đương của gói tin i tới sai thứ<br />
tự vào thời điểm k, tk là thời gian trễ tại thời điểm k, j là số hiệu<br />
của gói tin tới đúng thứ tự gần nhất và Ts là thời gian lấy mẫu.<br />
<br />
Hình 2.2: Mô hình hệ thống và định thời của các tín hiệu.<br />
Gọi n và m lần lượt là độ trì trễ truyền và nhận, kca và ksc lần lượt là<br />
các biến ngẫu nhiên nhị phân mô tả sự mất mát dữ liệu truyền và<br />
nhận, mô hình hệ robot nối mạng khi đó được mô tả trong không gian<br />
trạng thái như sau:<br />
<br />
x k f (x k 1 , kca n 1u k n 1 , w k 1 )<br />
<br />
<br />
z k ksc m z k m ksc m h( x k m , v k m )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sự mất mát gói tin: Sự mất mát gói tin được mô hình hóa như là<br />
một biến ngẫu nhiên nhị phân k :<br />
1,<br />
0,<br />
<br />
ế ó ớ <br />
ườ ợ á<br />
<br />
<br />
<br />
ả<br />
<br />
ờ <br />
<br />
ừ <br />
<br />
1 ớ <br />
<br />
(2.11)<br />
(2.4)<br />
<br />
4<br />
<br />
3<br />
<br />
<br />
(2.10)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
x vc cos <br />
<br />
y vc sin <br />
<br />
<br />
2.3 Hệ robot<br />
Trong luận án này, một hệ robot nối mạng thực đã được phát triền<br />
làm cơ sở cho các nghiên cứu và thực nghiệm. Hình 2.4 trình bày mô<br />
hình tổng quát của hệ thống.<br />
<br />
Hình 2.4: Cấu trúc của hệ robot nối mạng được xây dựng.<br />
<br />
xk 1 xk Ts vc (k ) cos k<br />
yk 1 yk Ts vc (k )sin k<br />
<br />
(2.13)<br />
<br />
(2.16)<br />
<br />
k 1 k Tsc (k )<br />
<br />
c<br />
<br />
2.3.2 Cấu hình phần cứng<br />
Phần cứng hệ thống bao gồm 2 phần: cơ cấu chấp hành và cảm biến,<br />
và các thiết bị tương tác và điều khiển. Phần cơ cấu chấp hành và<br />
cảm biến bao gồm các động cơ một chiều cho điều khiển chuyển<br />
động, cảm biến siêu âm SRF05 cho tránh vật cản, cảm biến từ địa<br />
bàn CMPS03 và cảm biến GPS Holux UB-93 cho định vị, cảm biến<br />
ảnh EVI-D100 và cảm biến đo xa laser LMS-221 cho xây dựng bản<br />
đồ và dẫn đường. Phần thiết bị tương tác và điều khiển bao gồm các<br />
máy tính và một cần điều khiển Joystick 3D Logitech.<br />
2.3.3 Mô hình truyền thông<br />
<br />
2.3.1 Mô hình động học<br />
Robot sử dụng trong luận án này là loại 2 bánh vi sai như trong hình<br />
2.5 trong đó (XG, YG) là hệ tọa độ toàn cục, (XR, YR) là hệ tọa độ gắn<br />
với robot, R là bán kính bánh xe, và L là khoảng cách giữa 2 bánh.<br />
<br />
Việc truyền tải dữ liệu giữa các thành phần của hệ robot nối mạng<br />
được thực hiện bởi một mô hình truyền thông đa giao thức. Mô hình<br />
này sử dụng các giao thức khác nhau cho mỗi loại dữ liệu cần truyền<br />
nhằm tận dụng ưu điểm của mỗi giao thức để qua đó nâng cao hiệu<br />
năng truyền thông của toàn hệ thống. Việc lựa chọn giao thức được<br />
thực hiện trên cơ sở phân tích đặc điểm của từng giao thức trong mối<br />
liên hệ với dữ liệu cần truyền tải.<br />
<br />
Mô hình động học liên tục và rời rạc của robot khi đó lần lượt được<br />
biểu diễn ở phương trình 2.13 và 2.16:<br />
<br />
Có 3 giao thức chính ở lớp vận chuyển được sử dụng phổ biến cho<br />
robot nối mạng là TCP, UDP, và RTP. TCP là giao thức hướng kết<br />
nối được thiết kế cho việc truyền dữ liệu một cách tin cậy qua các<br />
mạng có băng thông thấp và tỉ lệ lỗi cao. UDP mặt khác là một giao<br />
thức tối giản với mục tiêu truyền dữ liệu từ thiết bị này tới thiết bị<br />
khác một cách nhanh nhất có thể. RTP được thiết kế chính cho việc<br />
truyền tải dữ liệu đa phương tiện như âm thanh hay hình ảnh. Kết quả<br />
mô phỏng trên ns-2 của chúng tôi chỉ ra rằng mỗi giao thức có ưu<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
Hình 2.5: Robot hai bánh điều khiển vi sai và các tham số.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />