Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ của dân tộc Gia Rai ở Bắc Tây Nguyên
lượt xem 6
download
Mục đích của luận án là xác định các đặc trưng thẩm mỹ trong tượng nhà mồ của dân tộc Gia Rai ở từng phân nhóm địa phương, khẳng định các giá trị nghệ thuật dân gian mang đậm tính vùng miền, đồng thời chỉ ra những ảnh hưởng của tượng nhà mồ Gia Rai đối với các sáng tác mỹ thuật mới và những giá trị đóng góp cho lịch sử Mỹ thuật Việt Nam hiện đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ của dân tộc Gia Rai ở Bắc Tây Nguyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------********-------------- HỒ THỊ THANH NHÀN NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TƯỢNG NHÀ MỒ CỦA DÂN TỘC GIA RAI Ở BẮC TÂY NGUYÊN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 921 01 01 Người hướng dẫn khoa học GS.TS. Nguyễn Xuân Tiên THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023
- Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Xuân Tiên Phản biện 1: ..................................................................... Phản biện 2: ..................................................................... Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng cấp Cơ sở tại: Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Số 5 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP.HCM Vào lúc 8 giờ 00, ngày 31 tháng 5 năm 2023 Tp. HỒ CHÍ MINH - 2023
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Đây là vùng văn hóa có những đặc trưng hoàn toàn khác biệt so với các khu vực còn lại, từng thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, khi xét riêng lĩnh vực nghiên cứu nghệ thuật, đặc biệt là về Mỹ thuật dân gian, sự đa dạng bản sắc của các dân tộc trong văn hóa - nghệ thuật ở Tây Nguyên vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Cụ thể, các dân tộc tại đây chia thành hai nhóm ngôn ngữ (Mã Lai - Đa Đảo và Môn - Khmer) nhưng sự thống nhất rất cao về phong tục tập quán, tín ngưỡng và nhiều biểu hiện tương đồng trong nghệ thuật của họ đã khiến cho đa số nghiên cứu trước thường quy tất cả mọi đối tượng về khái niệm “các dân tộc Tây Nguyên”, chứng tỏ đặc điểm văn hóa vùng đã được quan tâm nhiều hơn đặc trưng thẩm mỹ riêng trong nghệ thuật của từng dân tộc. Số liệu thống kê của nhà nước, ý kiến chuyên gia trong các hội thảo từ năm 2004 đến nay và kết quả đối chiếu tài liệu lịch sử với thực tế điền dã đều cho thấy rằng nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ ở Tây Nguyên đang suy giảm dần về cả số lượng, chất lượng thẩm mỹ và mức độ đa dạng, phong phú. Chính vì vậy, đề tài luận án Nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ của dân tộc Gia Rai ở Bắc Tây Nguyên là cần thiết và cấp bách nhằm góp phần lưu giữ lại những bằng chứng lịch sử chính xác và đầy đủ hơn trước khi nghệ thuật này biến đổi theo chiều hướng lai tạp, mất dần các giá trị bản nguyên cốt lõi, hoặc có thể sẽ bị thất truyền. Đề tài luận án cũng đồng thời là công trình tâm huyết của NCS nhằm tri ân vùng đất đã nuôi dưỡng mình suốt thời thơ ấu.
- 2 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Thống kê các nghiên cứu trực tiếp về tượng nhà mồ đến nay có 8 đầu sách và 6 bài báo đã đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Trong đó, về giới hạn không gian, có 4 nghiên cứu xác định khu vực Bắc Tây Nguyên, còn lại là nghiên cứu trên toàn vùng Tây Nguyên. Về giới hạn đối tượng, có 5 nghiên cứu xác định “tượng/điêu khắc nhà mồ” là đối tượng chính, còn lại là nghiên cứu mở rộng gồm “tượng gỗ/tượng gỗ dân gian/điêu khắc gỗ dân gian” xem xét cả điêu khắc ở nhà rông, nhà ở, công trình văn hóa và dịch vụ du lịch. Về giới hạn chủ thể sáng tạo, có 3 nghiên cứu tập trung vào hai dân tộc Gia Rai và Ba Na, còn lại là nghiên cứu về tất cả những dân tộc tại chỗ. Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu trước đều có tính khái quát cao nhằm giới thiệu chung về văn hóa - nghệ thuật dân gian Tây Nguyên hơn là phân tích sâu về đặc trưng thẩm mỹ trong điêu khắc tượng nhà mồ của từng dân tộc. Tính chuyên biệt, cụ thể về đối tượng nghiên cứu (tượng nhà mồ), chủ thể sáng tác (dân tộc Gia Rai) và không gian nghiên cứu (Bắc Tây Nguyên) là khoảng trống đầu tiên được chọn khai thác trong luận án. Về hướng tiếp cận và nội dung nghiên cứu, trong số 14 tài liệu, chỉ duy nhất quyển Điêu khắc nhà mồ Tây Nguyên (Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Tấn cứ) phân tích sâu về thủ pháp và giá trị nghệ thuật của đối tượng từ góc nhìn Nghệ thuật học. Có 3 tài liệu khác kết hợp góc nhìn Nghệ thuật học với Văn hóa học, tuy nhiên, do giới hạn nghiên cứu quá rộng và đối tượng phức hợp, các tác giả chỉ nhận định tổng quan, chưa xác định những đặc điểm riêng trong ngôn ngữ điêu khắc của từng dân tộc. Các nghiên cứu còn lại chọn hướng tiếp cận từ Văn hóa học, Dân tộc học, Nhiếp ảnh hoặc Quản lý và bảo tồn văn hóa, nội dung nhấn mạnh hoàn cảnh ra đời, vai trò, ý nghĩa của tượng
- 3 nhà mồ đối với phong tục tang ma của người dân Tây Nguyên, khẳng định những giá trị văn hóa truyền thống của loại hình điêu khắc này. Sự thiếu vắng các nghiên cứu sâu hơn từ Mỹ thuật học kết hợp tiếp cận liên ngành là khoảng trống thứ hai được khai thác trong luận án. Tóm lại, tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy đề tài luận án Nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ của dân tộc Gia Rai ở Bắc Tây Nguyên không trùng lặp với những nghiên cứu liên quan đã từng được công bố mà kế thừa và khai thác những khoảng trống còn bỏ ngỏ trong các nghiên cứu này nhằm bổ sung một số kết quả nghiên cứu mới chi tiết hơn nữa, phù hợp với chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là xác định các đặc trưng thẩm mỹ trong tượng nhà mồ của dân tộc Gia Rai ở từng phân nhóm địa phương, khẳng định các giá trị nghệ thuật dân gian mang đậm tính vùng miền, đồng thời chỉ ra những ảnh hưởng của tượng nhà mồ Gia Rai đối với các sáng tác mỹ thuật mới và những giá trị đóng góp cho lịch sử Mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó, luận án khơi dậy niềm tự hào dân tộc của người Gia Rai, góp phần thúc đẩy công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Gia Rai ở Bắc Tây Nguyên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tác phẩm điêu khắc tượng tròn được tạo tác tại nhà mồ nhằm mục đích sử dụng trong lễ bỏ mả của dân tộc Gia Rai ở Bắc Tây Nguyên, trong đó, ngôn ngữ nghệ thuật nhằm biểu đạt các thuộc tính thẩm mỹ của tác phẩm là đối tượng nghiên cứu trọng tâm của luận án. Phạm vi không gian nghiên cứu của luận án là vùng địa lý tự nhiên và văn hóa Bắc Tây Nguyên. Phạm vi thời gian nghiên cứu là từ khoảng đầu thế kỷ 20 đến năm 2022.
- 4 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi 1: Những đặc trưng tạo hình của nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Gia Rai ở Bắc Tây Nguyên đã hình thành dựa trên những cơ sở lý thuyết và thực tiễn như thế nào? Câu hỏi 2: Tượng nhà mồ của dân tộc Gia Rai ở Bắc Tây Nguyên đã đóng góp những giá trị nghệ thuật như thế nào cho lịch sử Mỹ thuật Việt Nam? Câu hỏi 3: Làm thế nào để bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ của dân tộc Gia Rai ở Bắc Tây Nguyên? Giả thuyết 1: Dân tộc Gia Rai từ các quần đảo Mã Lai di cư đến Việt Nam, tượng nhà mồ của họ có thể vừa còn giữ lại một số đặc điểm chung với tượng nhà mồ hiện vẫn đang phát triển tại vị trí nguồn gốc, vừa giao lưu tiếp biến và nảy sinh nét tương đồng với điêu khắc của các dân tộc bản địa đã cư trú lâu đời từ trước đó ở Bắc Tây Nguyên. Mặt khác, trong quá trình thích nghi với môi trường mới, tượng nhà mồ Gia Rai có thể đã hình thành thêm những đặc điểm riêng mà điêu khắc của các tộc người Mã Lai - Đa Đảo hiện vẫn còn định cư ở vị trí cũ và các dân tộc bản địa ở Bắc Tây Nguyên đều không có. Giả thuyết 2: Tượng nhà mồ Gia Rai là nghệ thuật điêu khắc dân gian có những giá trị cốt lõi dựa trên tư tưởng thẩm mỹ cộng đồng. Giá trị đó phản ánh tính cách, bản sắc dân tộc (ethnic identity) trong văn hóa - nghệ thuật của người Gia Rai, đồng thời mang đậm những nét đặc trưng vùng miền, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú cho kho tàng mỹ thuật dân gian Việt Nam. Với những biểu hiện độc đáo và thu hút, nghệ thuật này có thể đã, đang và sẽ tiếp tục có ảnh hưởng tích cực đối với các sáng tác của nghệ sĩ mỹ thuật Việt Nam hiện đại.
- 5 Giả thuyết 3: Nếu tượng nhà mồ Gia Rai là một loại hình mỹ thuật dân gian thì giải pháp bảo tồn và phát huy hiệu quả nhất phải gắn liền với bảo tồn môi trường văn hóa - nghệ thuật dân gian để nghệ nhân có cơ hội thực hành liên tục, qua đó, họ không chỉ giữ gìn được những nét đặc trưng tạo hình truyền thống mà đồng thời vẫn có thể phát huy tính sáng tạo, khiến nghệ thuật này trở thành một di sản sống. 6. Phương pháp nghiên cứu và hướng tiếp cận Phương pháp nghiên cứu và tiếp cận liên ngành được áp dụng, trong đó, Mỹ thuật học là hướng tiếp cận chủ đạo. Folklore học, Sử học, Văn hóa học, Dân tộc học và Ký hiệu học (biểu tượng) là các hướng tiếp cận bổ trợ. Các phương pháp nghiên cứu tương ứng gồm: Phương pháp phân tích Mỹ thuật học (phương pháp chính để đánh giá bố cục, nhịp điệu và nhiều yếu tố khác thể hiện qua ngôn ngữ hình khối, chất liệu và ánh sáng, phương tiện biểu đạt chính của điêu khắc); Các phương pháp nghiên cứu lịch sử, tra cứu tư liệu, điền dã, so sánh, đối chiếu… được phối hợp vì tượng nhà mồ không bền, việc tra cứu tư liệu cũ và so sánh, đối chiếu với tư liệu mới thu thập là rất cần thiết. 7. Đóng góp của luận án Về mặt khoa học: Luận án làm rõ những đặc trưng chung về tạo hình trong điêu khắc tượng nhà mồ của dân tộc Gia Rai ở Bắc Tây Nguyên, phân biệt được những nét riêng giữa các nhóm nhỏ Gia Rai địa phương; Luận án chỉ ra ba giá trị đóng góp lớn của tượng nhà mồ Gia Rai đối với điêu khắc dân gian nói riêng và lịch sử Mỹ thuật Việt Nam nói chung; Luận án bổ sung kho dữ liệu về nghệ thuật dân gian Tây Nguyên với nhiều hình ảnh và ghi chép của NCS từ năm 2013 đến năm 2022 về tượng nhà mồ Gia Rai ở Bắc Tây Nguyên, có thể được dùng làm dữ liệu thứ cấp cho các nghiên cứu khác trong tương lai.
- 6 Về mặt thực tiễn: Luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên chuyên ngành sáng tác, lý luận, các dự án bảo tồn, khôi phục, bổ sung bộ sưu tập tượng nhà mồ Gia Rai đầy đủ hơn, ghi chú và thuyết minh chi tiết hơn cho các bảo tàng, khu trưng bày triển lãm, vườn tượng, công viên văn hóa và nhiều địa điểm khác. 8. Bố cục luận án Phần mở đầu (18 trang), kết luận (6 trang), tài liệu tham khảo (11 trang) và phụ lục (135 trang). Nội dung chính của luận án gồm có 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài (41 trang); Chương 2 - Đặc trưng tạo hình nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ của dân tộc Gia Rai ở Bắc Tây Nguyên (54 trang); Chương 3 - Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ của dân tộc Gia Rai ở Bắc Tây Nguyên (33 trang). Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài 1.1.1. Nghệ thuật điêu khắc Nghệ thuật: Trong lịch sử có rất nhiều định nghĩa về nghệ thuật, nổi bật là nhóm định nghĩa dựa trên mối quan hệ giữa nghệ thuật với hiện thực cuộc sống: Đa số cho rằng nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực nhưng không hoàn toàn sao chép hiện thực mà biểu hiện qua hình tượng nghệ thuật điển hình, là kết quả của quá trình chắt lọc và phản ánh hiện thực bằng ngôn ngữ nghệ thuật, thông qua sự sáng tạo của nghệ sĩ, sự khéo léo hay kỹ thuật được cho là cần thiết. Một vài định nghĩa khác không đặt nặng về kỹ thuật mà đề cao trí tưởng tượng hơn, tuy nhiên chủ thể sáng tác vẫn có thể lựa chọn tùy mục đích sáng tác. Các thủ pháp nghệ thuật đa dạng (từ tả thực đến trừu tượng) đều có
- 7 thể được áp dụng để tạo nên tác phẩm có giá trị cao. Bên cạnh đó, một vài định nghĩa tập trung nhấn mạnh mục đích của nghệ thuật là mang lại sự vui thích, khớp với câu trả lời của nhiều người Gia Rai khi họ được phỏng vấn về lý do tạc tượng: “làm cho ma nó vui thôi!”. Nghệ thuật dân gian: Tương đương từ “folk art” trong tiếng Anh, dùng để chỉ những vật dụng hay công trình trang trí được tạo ra bởi những người không được đào tạo chính quy về nghề nghiệp sáng tác, theo phương pháp cha truyền con nối, thường là sáng tác tập thể. Nghệ thuật điêu khắc: Điêu khắc là nghệ thuật tạo ra tác phẩm chiếm khối tích trong không gian ba chiều, gồm có hai loại hình là tượng tròn và phù điêu. Tượng tròn có thể được thưởng lãm từ nhiều hướng, phù điêu thường được thưởng lãm từ một hướng. Từ tiếng Anh tương đương với từ “điêu khắc” là “sculpture”, vốn có gốc Latin từ sculpo/sculptura/sculpere là đục đẽo, chạm trổ, cắt gọt, lấy đi các phần thừa, để lại tác phẩm. Sau đó, nghệ thuật điêu khắc phát triển thêm các kỹ thuật đắp, thay thế (phối hợp vật liệu), nắn và đúc khuôn. Tác phẩm nghệ thuật: Tác phẩm nghệ thuật do con người tạo ra để phục vụ nhu cầu tình cảm của con người hoặc vì mục đích riêng nào đó ở bản thân người nghệ sĩ, có khả năng tác động tới cảm xúc thẩm mỹ của công chúng. Ngoài ra, luận án làm rõ một số thuật ngữ liên quan đến ngôn ngữ của nghệ thuật điêu khắc và các thành tố của tác phẩm nghệ thuật: Hình khối/khối: Là những vật thể chiếm thể tích nhất định trong không gian, mang bản chất không gian ba chiều, được xác định bởi ba kích thước cơ bản là chiều cao, chiều rộng và chiều sâu. Khối dương/khối âm hay khối thực/khối ảo: Khối dương hay khối thực được cấu tạo bằng chất liệu có định lượng vật lý rõ ràng, bề
- 8 mặt khối biểu hiện sức căng như có lực tác động từ bên trong. Ngược lại, khối âm có xu hướng lõm vào như có lực tác động từ bên ngoài. Khối ảo chỉ tồn tại qua sự liên tưởng dựa trên khoảng cách và hình dạng không gian trống rỗng ở giữa các khối dương xung quanh đó. Khối tuyến tính/khối sinh học: Khối tuyến tính (khối cứng) hình thành từ các mặt phẳng mà khi cắt qua nhau tạo ra những giao tuyến là đường thẳng sắc nét có tính định hướng rõ rệt. Khối sinh học (khối mềm) có thể hiểu là những khối nằm ngoài định nghĩa khối tuyến tính. Đường nét: Đường nét trong điêu khắc nguyên thủy là những nét khắc, vạch, gờ chỉ nổi trên bề mặt khối, hoặc giao tuyến giữa các mặt phẳng. Đường nét trong điêu khắc còn là các đường viền bao quanh khối tích không gian mà tác phẩm chiếm chỗ (đường viền tổng thể, biến đổi theo góc nhìn) hoặc bao quanh vùng bóng bản thân (đường viền cục bộ, biến đổi khi ánh sáng và góc nhìn thay đổi). Màu sắc/sắc độ: Điêu khắc nguyên thủy thường thuần nhất về chất liệu, màu sắc là màu của chất liệu tạo khối, màu đỏ thường được dùng để tượng trưng cho máu. Màu sắc và sắc độ trong điêu khắc còn do ánh sáng tác động và phụ thuộc vào cấu trúc của khối. Sắc độ chuyển tiếp đa dạng, chậm rãi, uyển chuyển hơn trên khối sinh học nhưng thường đột ngột, tương phản mạnh mẽ hơn trên khối tuyến tính. Đề tài (subject): Đề tài được hiểu là con người, đồ vật hoặc một ý tưởng, thứ thôi thúc chủ thể sáng tác lựa chọn có chủ đích, xây dựng thành hình tượng nghệ thuật và thể hiện theo ngôn ngữ nghệ thuật riêng, tạo ra tác phẩm làm thỏa mãn cái nhìn của họ về sự vật ấy. Nội dung (content): Nội dung là thông điệp có tính tình cảm hoặc trí tuệ của tác phẩm nghệ thuật, là khái niệm rộng lớn hơn, bao hàm cả đề tài hay chủ đề. Trong khi chủ đề đề cập đến các khía cạnh
- 9 của một tác phẩm có thể được mô tả thì nội dung đề cập đến một loạt các khía cạnh phi vật thể như tình cảm, trí tuệ, tâm lý, biểu tượng. Hình thức (form): Hình thức là từ dùng để chỉ toàn bộ cơ cấu của tác phẩm hay vẻ bề ngoài của tác phẩm điêu khắc, biểu hiện một chủ đề hoặc một ý tưởng dưới dạng vật chất cụ thể. Hình thức của tác phẩm là kết quả của sự sắp xếp hoặc tổ chức tất cả các yếu tố hình ảnh của tác phẩm như đường nét, màu sắc, hình dáng và tương quan của chúng đối với những nguyên tắc về sự hài hòa và tính nhiều vẻ. 1.1.2. Tượng nhà mồ Tượng nhà mồ là những bức tượng tròn được tạc tại khu nhà mồ, đặt xung quanh hoặc trên các cột của nhà mồ để sử dụng cho lễ bỏ mả của một số dân tộc ở Tây Nguyên, trong đó có dân tộc Gia Rai. 1.1.3. Bắc Tây Nguyên Bắc Tây Nguyên là thuật ngữ chỉ vùng địa lý gồm hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, ngoài ra, đây còn là một trong những tiểu vùng văn hóa thuộc vùng văn hóa lớn Trường Sơn - Tây Nguyên. Hầu hết tượng nhà mồ được tìm thấy đều thuộc vùng địa lý - văn hóa Bắc Tây Nguyên, trong đó phong phú hơn cả là các nhà mồ ở tỉnh Gia Lai với đại diện tiêu biểu là dân tộc Gia Rai, kế đến là dân tộc Ba Na. 1.1.4. Dân tộc Gia Rai Dân tộc Gia Rai có 411.275 người (xếp thứ 10 trong số 54 dân tộc Việt Nam theo thống kê dân số năm 2010), là một trong 5 dân tộc thuộc nhóm Mã Lai - Đa Đảo di cư đến Việt Nam (4 dân tộc còn lại là: Chăm, Ê Đê, Raglay và Chu Ru). Họ có 6 nhóm địa phương sau: Nhóm Gia Rai Chon: Đây là nhóm Gia Rai duy nhất cư trú trên địa phận tỉnh Kon Tum, tập trung ở phía nam của huyện Sa Thầy. Tên nhóm “Gia Rai Chon” là tên do họ tự gọi, hiện vẫn chưa rõ ý nghĩa.
- 10 Gia Rai Aráp: Họ cư trú chủ yếu ở khu vực tây bắc Tp.Pleiku và h.Chư Păh, tiếp giáp với khu vực cư trú của người Ba Na về phía đông. Aráp là tên của một ngọn núi trong vùng này, cũng là tên của một con voi có bốn ngà trong một câu chuyện huyền thoại. Gia Rai H’drung: Họ cư trú chủ yếu ở khu vực quanh Tp.Pleiku và một phần nhỏ các huyện Chư Păh, Ia Grai và Chư Prông, chỉ một số ít cư trú ở h.Chư Sê. H’drung là tên của một ngọn núi lửa đã tắt ở phía đông nam Tp.Pleiku, người Kinh gọi là núi Hàm Rồng. Gia Rai T’buăn (Puôn): Cư trú chủ yếu ở các huyện Chư Prông, Đức Cơ và Ia Grai dọc theo biên giới với Campuchia. Từ “t’buăn” hay “t’puăn” trong tiếng Gia Rai có nghĩa là “ở vùng ven”. Gia Rai Chor (hay Gia Rai Cheo Reo): Cư trú chủ yếu ở các huyện Phú Thiện, Ayun Pa và khu vực tây nam huyện Ia Pa xen kẽ với nhóm Gia Rai Mthur. Từ “chor” hay “chuôr” có nghĩa là “thung lũng lòng chảo” hay vùng thấp, vùng đất râm mát, ẩm ướt. Gia Rai Mthur: Cư trú chủ yếu ở huyện Krông Pa và một phần huyện Ia Pa, tiếp giáp với vùng cư trú của hai dân tộc Ê Đê và Chăm. Từ “m’thur” hay “mdhua” tiếng Gia Rai có nghĩa là “nghèo khó”. 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài 1.2.1. Các lý thuyết Mỹ thuật và quan điểm lý luận Mỹ học dân gian Lý thuyết về quan hệ giữa ba thành tố của tác phẩm nghệ thuật: Nhóm tác giả của lý thuyết này đề xuất quy trình xem xét tác phẩm nghệ thuật dựa trên ba thành tố chính gồm chủ đề, nội dung và hình thức. Nghệ sĩ trước hết bị thôi thúc bởi những cảm xúc về đề tài, sau đó họ vận dụng khéo léo ngôn ngữ của từng loại hình nghệ thuật để tạo ra một hình thức hay còn gọi là phong cách riêng nhằm đúc kết nội
- 11 dung mong muốn. Trong tiến trình này, nghệ sĩ chắt lọc và làm cho mọi phần của tác phẩm tương tác, phụ thuộc lẫn nhau như một cơ thể sống. Quá trình tư duy diễn ra trong tư tưởng của nghệ sĩ khi lựa chọn đề tài và nội dung tác phẩm chủ yếu chịu tác động của nền tảng văn hóa và bối cảnh xã hội. Riêng giai đoạn hiện thực hóa ý tưởng, một số nguyên tắc chung nhất định và một vài thủ pháp phổ biến sau đây thường xuyên được vận dụng trong điêu khắc: Nguyên tắc “tiết kiệm”: Tạo ra những dạng hình học đơn giản, trần trụi. Hai thủ pháp tương ứng là giản lược và cường điệu. Trước tiên, đối tượng nghệ thuật được lược bỏ bớt những yếu tố thừa, nhằm làm cho những yếu tố đặc trưng còn lại nổi bật và sinh động hơn. Tiếp theo, những tính chất đặc trưng chủ yếu của sự vật hoặc một thành phần có ý nghĩa biểu trưng sẽ được khuếch trương nhằm gia tăng ấn tượng với người thưởng lãm, từ đó nhấn mạnh thông điệp nội dung. Nguyên tắc “cân bằng”: Sự cân bằng có thể đạt được trong nhiều trường hợp nhờ bố cục đối xứng, bố cục bất đối xứng, và bố cục lan tỏa ra từ tâm điểm, trong đó bố cục bất đối xứng có tính sáng tạo nhất và thường được xử lý bằng thủ pháp cân bằng đối trọng (sử dụng những yếu tố không giống hệt nhau, thậm chí trái ngược nhau để tạo sự cân bằng: Một thành phần tĩnh đối trọng với một thành phần động, một nhóm nhân vật phụ đối trọng với một nhân vật chính,…). Nguyên tắc “sự hài hòa và tính nhiều vẻ” hay “tính thống nhất trong sự đa dạng”: Thủ pháp tạo ra tính hài hòa thường là lặp lại hoặc tạo ra tính tương đồng trong một số yếu tố tạo hình (hình dạng, kích cỡ, màu sắc,…). Thủ pháp tạo ra tính nhiều vẻ thường là tăng hoặc giảm tính chất của các yếu tố tạo hình để tạo ra sự khác biệt, thậm chí đến mức độ tương phản (lớn/nhỏ, thô ráp/mịn màng, tĩnh/động…).
- 12 Lý luận về mối quan hệ giữa cái đẹp và không gian văn hóa nghệ thuật: Nhìn chung, nghệ thuật hình thành trong những nền văn hóa khác nhau sẽ không áp dụng những quy tắc giống nhau. Vì vậy, việc đánh giá cái đẹp trong nghệ thuật cần phải xem xét các giá trị và quy tắc phù hợp với văn cảnh mà nghệ thuật đó tồn tại. Đây không chỉ là quan điểm của một vài nhóm hay cá nhân đơn lẻ, rất nhiều nhà nghiên cứu lý luận nổi tiếng cũng từng đưa ra quan điểm tương tự. 1.2.2. Một số lý thuyết bổ trợ từ các chuyên ngành khác Lý thuyết về biểu tượng: Biểu tượng cấu thành bởi hai mảnh ghép được xem là có ý nghĩa tương đương nhau. Mảnh thứ nhất được hiểu là “cái biểu hiện” (có thể nhận thức bằng các giác quan, hiện diện dưới hình dạng cụ thể, ví dụ hình thập giá). Mảnh còn lại là “cái được biểu hiện” (không có hình dạng cụ thể, ví dụ tương ứng với hình thập giá là một điển tích quan trọng trong tôn giáo). Xây dựng biểu tượng là xây dựng hình ảnh tượng trưng, cảnh tượng và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng, là phương tiện sáng tạo nghệ thuật mang ý nghĩa trừu tượng và được coi là một thủ pháp sáng tạo nghệ thuật. Lý thuyết về biểu tượng được áp dụng để lý giải các hình tượng nghệ thuật trong tượng nhà mồ và giải thích cho một số đề tài, hình tượng thoạt nhìn thì khác nhau nhưng có cùng ý nghĩa biểu trưng. Lý thuyết Cấu trúc - Chức năng: Lý thuyết này cho rằng trong đời sống xã hội, những con người liên kết với nhau thành những nhóm người, cộng đồng và sáng tạo ra những khuôn mẫu hành vi, các vai trò, các thiết chế, cùng như hệ thống giá trị nói chung của văn hóa. Các dân tộc ở Bắc Tây Nguyên chia sẻ với nhau các giá trị tinh thần và niềm tin cốt lõi trong cùng một không gian văn hóa tín ngưỡng, không gian này là môi trường tạo điều kiện cho sự hình thành của các
- 13 biểu tượng, cũng là nơi các biểu tượng này có thể tiếp tục tồn tại, phát triển và bộc lộ ý nghĩa của chúng. Lý thuyết này lý giải hiện tượng các dân tộc Tây Nguyên tuy có hai nguồn gốc (hai nhóm ngôn ngữ là Mã Lai - Đa Đảo và Môn - Khmer) nhưng đều có phong tục tạc tượng nhà mồ, có đề tài, và hình tượng nghệ thuật gần giống như người Gia Rai. Lý thuyết Sinh thái văn hóa: Lý thuyết này cho rằng khi một dân tộc phân tách thành các nhóm và sinh sống riêng lẻ trong những môi trường có nhiều yếu tố khác biệt thì một số đặc trưng trong văn hóa - nghệ thuật trong từng nhóm nhỏ địa phương sẽ thay đổi theo để thích nghi với điều kiện mới. Ngôn ngữ tạo hình tượng nhà mồ của các nhóm Gia Rai địa phương có sự phân tách tương đối, có biểu hiện ảnh hưởng từ đặc trưng môi trường cư trú của họ, vì vậy lý thuyết Sinh thái văn hóa phù hợp để lý giải hiện tượng này. Bên cạnh đó, lý thuyết Sinh thái văn hóa còn giúp giải thích sự biến đổi hệ giá trị trong từng giai đoạn lịch sử xã hội tương ứng của người Gia Rai. 1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.3.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên của tượng nhà mồ Gia Rai: Những nghiên cứu đầu thế kỷ 20 ghi nhận rừng phủ kín phần lớn khu vực sinh sống của người Gia Rai và giao thông ở đây từng rất khó khăn. Vùng đất này có thể được phân thành hai khu vực chênh lệch về độ cao rõ rệt: Phía trên đèo Chư Sê là vùng đất cao, nơi cư trú của các nhóm Gia Rai Aráp, H’drung, T’buăn và Chon. Phía dưới đèo là vùng đất thấp, nơi cư trú của hai nhóm Gia Rai Chor và Mthur. Vùng đất cao: Khu vực của nhóm Gia Rai Aráp trên dãy núi Chư Pah hiểm trở tách biệt hơn cả, điều kiện sống khắc nghiệt đã trau dồi tính cách mạnh mẽ, biểu hiện qua đề tài sinh tồn và đường nét tạo hình táo bạo trong tượng nhà mồ Gia Rai Aráp; Khu vực của nhóm
- 14 Gia Rai T’buăn là vùng rừng già, ít hiểm trở hơn, giao lưu qua lại với huyện Chư Sê dễ hơn là về phía huyện Chư Păh; Khu vực của nhóm Gia Rai Chon thuộc tỉnh Kon Tum, có nhiều núi non, rừng rậm, nhiều cây thân gỗ lớn, do đó, tượng nhà mồ của nhóm này cao lớn hơn hẳn. Vùng đất thấp: Địa hình tương đối bằng phẳng, nơi hợp lưu giữa sông Ayun và sông Pa có cánh đồng Ayun Hạ còn nhiều dấu tích giao lưu với người Chăm. Rừng phổ biến loại cây gỗ cao có đường kính nhỏ, ảnh hưởng đến bố cục và kích thước của tượng nhà mồ. Giữa hai nhóm Gia Rai Chor và Mthur bị phân tách nhẹ bởi dãy núi thấp Chư M’ria nhưng vẫn dễ dàng giao lưu hơn so với sự tách biệt giữa các nhóm Gia Rai trong cùng vùng đất cao và tách biệt giữa hai vùng. Địa hình ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội giao lưu tiếp biến trong điêu khắc giữa các nhóm địa phương Gia Rai với nhau và với các dân tộc khác. Riêng trường hợp tượng nhà mồ của nhóm Gia Rai H’drung gần như đã thất truyền từ cuối thế kỷ 20 chính vì khu vực này có ít nhất 3 con đường lớn xuyên qua (QL14, QL19, QL25) khiến cho môi trường tự nhiên và xã hội tại đây bị biến đổi hoàn toàn từ rất sớm. 1.3.2. Đặc điểm môi trường văn hóa của tượng nhà mồ Gia Rai: Rừng vừa là môi trường tự nhiên, nơi cư trú của người Gia Rai, vừa là môi trường văn hóa, chứa đựng yếu tố tâm linh và được nhắc đến trong rất nhiều huyền thoại. Những câu chuyện cổ về rừng phản ánh tín ngưỡng đa thần “vạn vật hữu linh’ của người Gia Rai, cách phân chia không gian thành ba vùng trên mặt phẳng nằm ngang: vùng cư trú của con người, của thần linh (trong vạn vật) và của người đã chết (mang lung). Người Gia Rai thờ cúng định kỳ một số vị thần nông nghiệp, ngoài ra họ chỉ cúng đột xuất các vị thần khác khi có biến cố (thiên tai, sức khỏe, lập làng mới,…), không có tục lệ giỗ hàng năm.
- 15 Phong tục tang ma của người Gia Rai bắt đầu bằng lễ tang, người nhà dựng một ngôi mộ tạm cho người chết và hàng ngày chăm sóc bữa ăn như khi còn sống, đợi đến ngày làm lễ bỏ mả. Trong lễ bỏ, người nhà và cộng đồng tặng cho linh hồn nhiều đồ dùng để sử dụng trong cuộc sống mới, một ngôi nhà được trang trí bằng rất nhiều nghệ thuật, trong đó có cả tượng tròn là đối tượng nghiên cứu của luận án. Sau lễ bỏ, toàn bộ lễ vật được xem như đã chuyển đến nơi ở mới (mang lung). Tại đây, linh hồn tiếp tục cuộc sống sinh hoạt như ở làng cũ, cũng chết đi nhiều lần, mỗi lần biến thành những con vật khác nhau, cuối cùng biến thành giọt sương tan vào đất. Bà mụ nhào nặn đất cùng giọt sương, đưa vào bụng một người mẹ để khởi tạo một vòng đời mới. Lý thuyết Biểu tượng được áp dụng để giải thích tính biểu trưng của khu nhà mồ, chủ đề và nội dung cũng như các hình tượng nghệ thuật tại đây: Khu nhà mồ là một không gian biểu trưng (phần được nhìn thấy, có thể chạm đến) và mang lung là cái được biểu trưng (phần chỉ có thể liên tưởng đến). Phong tục này cũng diễn ra tương tự và được mô tả trong nhiều nghiên cứu về các dân tộc ở Đông Nam Á, đặc biệt là các trường hợp thổ dân Nam Đảo (Malaysia, Indonesia). Tiểu kết: Chương 1 đã làm rõ các khái niệm, thuật ngữ quan trọng. Tượng nhà mồ Gia Rai là nghệ thuật điêu khắc dân gian có yếu tố nguyên thủy, cần được tiếp cận bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành, áp dụng các lý thuyết chính về Mỹ thuật học và Mỹ học dân gian, bổ trợ bởi các lý thuyết Biểu tượng, Cấu trúc - Chức năng và Sinh thái văn hóa. Căn tính của dân tộc di cư và đặc thù môi trường tự nhiên - văn hóa Bắc Tây Nguyên đã quyết định sự hình thành các đặc điểm chung của tượng nhà mồ Gia Rai và sự phân tách thành nhiều nhóm địa phương với những đặc điểm tạo hình tương đối khác biệt.
- 16 Chương 2 ĐẶC TRƯNG TẠO HÌNH CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TƯỢNG NHÀ MỒ GIA RAI Ở BẮC TÂY NGUYÊN 2.1. Những đặc trưng chung về tạo hình của tượng nhà mồ Gia Rai 2.1.1. Các đề tài và nội dung, hình tượng nghệ thuật tương ứng: So sánh tương quan với số lượng hiện vật từng được tìm thấy của các dân tộc khác thì tượng nhà mồ Gia Rai vẫn nhiều nhất với gần 60% số lượng ảnh tư liệu và có đầy đủ cả 5 nhóm đề tài sau đây: Đề tài nhớ thương: Biểu hiện nỗi tiếc thương, nhung nhớ dành cho người đã chết. Hình tượng nghệ thuật phổ biến có tượng người ngồi ôm mặt khóc, hình tượng người ngồi trầm tư (tư thế ngồi bệt, đầu gối co lên, hai tay vòng trước gối), cặp tượng an ủi người thân (người đứng sau vịn hai vai, cử chỉ vỗ về an ủi, người đứng trước có dáng điệu thể hiện sự đau khổ). Nhìn chung, hình tượng người ngồi ôm mặt vẫn chiếm đa số, đặc biệt xuất hiện rất nhiều nhất ở h.Chư Păh, thường được đặt trên các cột rào ở vị trí 4 góc và một số vị trí ngẫu nhiên khác. Hình tượng an ủi người thân mới chỉ được tìm thấy 2 tác phẩm ở vùng đất thấp, tượng người trầm tư xuất hiện rải rác ở cả hai vùng. Đề tài sinh tồn: Mô tả những giai đoạn chính trong quá trình sinh ra của con người, bao gồm những cặp trai gái đang giao hoan, tượng người nam hoặc người nữ đứng phô bày sinh thực khí, cuối cùng là tượng phụ nữ mang thai. Đặc biệt, một số mẫu tượng phụ nữ mang thai đồng thời cõng sau lưng hoặc công kênh một em bé khác trên cổ. Tượng sinh tồn nhằm thúc đẩy quá trình tái sinh để linh hồn sớm bắt đầu giai đoạn sống tiếp ở mang lung, tương đương với hình tượng cây
- 17 thân gỗ liên quan đến truyền thuyết con người sinh ra trên ngọn cây thần (cây đa/cây tông lông/jiri/jori), do đó, trong những kiểu nhà mồ có cột kút và cột klao hoặc có hình vẽ cái cây trên mái thì không có đề tài sinh tồn. Về vị trí, nhóm tượng này luôn được đặt ở mặt trước của các ngôi mộ, riêng tượng giao hoan thường ở vị trí ngay bên cạnh cửa ra vào chính, cho thấy mức độ quan trọng của tượng này rất cao. Về hướng, nhân vật nhìn về nhau hoặc nhìn ra phía người thưởng ngoạn. Đề tài sinh hoạt: Thể hiện cảnh lao động sản xuất như giã gạo, sàng sảy, lấy củi, đi săn, cha mẹ bồng bế con, trẻ em đá bóng,…. Cảnh lễ hội ít hơn, thường thấy tượng người đánh trống, người cầm bầu rượu, người say. Nhóm tượng này còn có các nhân vật đang bước đi thong thả hoặc đứng yên, gương mặt biểu hiện cảm xúc vui vẻ hoặc bình thản. Hình tượng nhân vật kiệt xuất, siêu nhiên không xuất hiện ở nhà mồ. Tượng sinh hoạt có ở nhà mồ của tất cả các nhóm Gia Rai địa phương. Về vai trò, ý nghĩa, có ý tưởng cho rằng tượng nhà mồ thay thế cho những người sẽ đi theo hầu hạ cho người chết nhưng NCS đã chứng minh chúng chỉ nhằm tái hiện một quang cảnh sinh hoạt quen thuộc ở mang lung. Qua phân tích tượng người đánh trống, NCS khẳng định bố cục của tượng nhà mồ ưu tiên tính tĩnh nhiều hơn là tính động. Đề tài chân dung: Chỉ thể hiện phần đầu, biểu cảm trên nét mặt đa dạng, có thể đã được liên tưởng đến những cá nhân cụ thể trong làng khi tạc tượng. Hai mẫu tượng hiếm gặp gồm có: Chân dung có tai dài được tìm thấy ở huyện Chư Păh, xây dựng từ các nhân vật “pơtual” hay “mêu brêm” mang mặt nạ hóa trang để múa điệu tsoang atâu ở các lễ bỏ mả; Chân dung bốn mặt xoay về bốn hướng, đến nay chỉ có hai bức tượng đều được tìm thấy trong khu vực của người Gia Rai T’buăn ở huyện Ia Grai, giáp biên giới với Campuchia.
- 18 Đề tài tổng hợp: Gồm động vật (thường thấy chim, chó, khỉ, voi, rùa,… không có mãnh thú/linh thú), đồ vật (nồi, cối gạo, bầu đựng nước,…), ngoài ra có hình tượng cặp ngà voi (có giả thuyết cho là cặp đùi của nữ thần Kroih nhưng chưa có bằng chứng thuyết phục), và khối hình học cơ bản chồng lên nhau, xen kẽ với đề tài khác trên hàng rào. Các cột kút và klao được xếp vào đề tài khối hình học mặc dù vẫn có một vài chi tiết như mặt trăng, ngôi sao và hình người trên đỉnh. Các đề tài phân bố không đồng đều giữa các nhóm địa phương. NCS đã lập bảng (PL1 - Bảng 3) để tham khảo, tra cứu thuận tiện hơn. 2.1.2. Chất liệu, dụng cụ điêu khắc và thủ pháp tạo hình Chất liệu: Tượng và bệ được tạc liền một khối gỗ không qua xử lý mối mọt, độ ẩm nên dễ nứt nẻ, cong vênh và không bền. Kích thước cây gỗ tùy theo đặc trưng thực vật ở mỗi vùng, đường kính dao động từ 35-60cm. Những năm gần đây, tượng nhà mồ có gắn thêm các vật liệu kim loại, vải, tre… nhưng chỉ thể hiện các chi tiết nhỏ. Từ xa xưa đã có nhóm Gia Rai để tượng mộc, có nhóm tô màu, gần đây việc phủ màu sơn công nghiệp đã phổ biến ở tất cả các nhóm. Tượng xi măng đã xuất hiện vài nơi ngay từ thập niên 1990 do gỗ dần bị khan hiếm. Dụng cụ điêu khắc: Sử dụng công cụ lao động để tạc tượng (chủ yếu là rìu và các loại dao nhỏ), để lại những dấu vết mộc mạc, thô sơ, tạo nên nhiều nét mỹ cảm riêng trên bề mặt tượng. Thủ pháp tạo hình: Kết hợp ngôn ngữ hiện thực trần thuật (tả thực) và ngôn ngữ thần thoại (xây dựng các biểu tượng phi thực tế, có ý nghĩa thiêng liêng); Sử dụng thủ pháp “đồng hiện diễn ý” nhằm kể lại diễn biến các giai đoạn trong cuộc đời của một người trong cùng một cảnh, tiêu biểu như ở nhà mồ Gia Rai Aráp. Một số đặc điểm đặc biệt khác như ưu tiên phát triển bố cục thẳng đứng và có tính tĩnh cao.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 313 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn