intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí đền vua Đinh, vua Lê từ góc nhìn so sánh với Ấn Độ và Trung Hoa - nghiên cứu một số đồ án tiêu biểu

Chia sẻ: Khetien Khetien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

105
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tập trung khảo cứu những biểu hiện mỹ thuật của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa với Trung Hoa và Ấn Độ trong suốt khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đã tạo nên những hiện tượng mỹ thuật đặc sắc, có giá trị thẩm mỹ cao ở đền vua Đinh, vua Lê (Hoa Lư, Ninh Bình);... Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí đền vua Đinh, vua Lê từ góc nhìn so sánh với Ấn Độ và Trung Hoa - nghiên cứu một số đồ án tiêu biểu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br /> <br /> VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM<br /> <br /> Trần Yên Thế<br /> <br /> NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ<br /> TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ĐỘ VÀ TRUNG HOA<br /> - NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐỒ ÁN TIÊU BIỂU<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT<br /> <br /> Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Mỹ thuật<br /> Mã số: 62 21 01 01<br /> <br /> Hà Nội – 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam<br /> Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch<br /> Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Kiều Thu Hoạch<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng<br /> Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> PGS.TS Bùi Văn Tiến<br /> Trường Đại học Văn hóa Hà Nội<br /> <br /> Phản biện 3 :<br /> <br /> TS Phạm Quốc Quân<br /> Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại:<br /> VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM<br /> <br /> Số 32, Hào Nam, Ô Chợ Dừa. Đống Đa, Hà Nội<br /> Vào hồi…..giờ….ngày….tháng ….năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Thế giới đang diễn ra một quá trình toàn cầu hóa về kinh tế vô<br /> cùng mạnh mẽ. Bên cạnh những mặt tích cực của cuộc vận động<br /> quốc tế này, toàn cầu hóa đã đem lại những tác động tiêu cực trên<br /> nhiều phương diện, đặc biệt là với văn hóa. Toàn cầu hóa làm thế<br /> giới gần như phẳng hơn, đe dọa làm biến mất những giá trị văn hóa<br /> bản địa của những cộng đồng sắc tộc địa phương.<br /> Việc tự đánh mất mình hay trở thành một bản sao mờ nhạt cũng<br /> đồng nghĩa với việc làm mất đi sự đa dạng văn hóa. Chính vì nhận<br /> thức sâu sắc nguy cơ này mà ngày 3-21 tháng 10 năm 2005, tại kỳ<br /> họp thứ 33 tại Paris, Công ước về Bảo vệ và Thúc đẩy sự đa dạng<br /> văn hóa của các biểu đạt văn hóa đã được Đại hội đồng Tổ chức<br /> UNESCO thông qua. Việt Nam là một trong những quốc gia sớm<br /> tham gia công ước này. Giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc chỉ có thể<br /> bảo tồn và phát triển bền vững trên cơ sở nhận thức đúng đắn của<br /> chúng ta trong mối tương quan trong khu vực. Các tác phẩm mỹ<br /> thuật cổ truyền hàm chứa những kiến thức truyền thống, tri thức bản<br /> địa cần được tích cực nghiên cứu.<br /> Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành ở Trường Yên,<br /> Hoa Lư tưởng niệm hai vị tiên đế mở đầu kỷ nguyên độc lập của dân<br /> tộc, nằm trong khu danh thắng Tràng An vừa được tổ chức UNESCO<br /> vinh danh di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Hiện trạng di tích<br /> cơ bản có niên đại thế kỷ XVII – XVIII – XIX, mang những dấu ấn<br /> đặc sắc của văn hóa Đại Việt. Tuy vậy, cho đến nay, những nghiên<br /> cứu chuyên sâu, đặc biệt từ những nghiên cứu so sánh về giá trị mỹ<br /> thuật của hai ngôi đền này còn khá ít.<br /> <br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> 2.1. Luận án tập trung khảo cứu những biểu hiện mỹ thuật của<br /> quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa với Trung Hoa và Ấn Độ<br /> trong suốt khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đã tạo<br /> nên những hiện tượng mỹ thuật đặc sắc, có giá trị thẩm mỹ cao ở đền<br /> vua Đinh, vua Lê (Hoa Lư, Ninh Bình).<br /> 2.2. Tìm ra những minh chứng khẳng định môi trường văn hóa,<br /> tự nhiên của không gian văn hóa làng người Việt đã góp phần quan<br /> trọng tạo nên những sáng tạo truyền thống ở đền vua Đinh, vua Lê.<br /> 2.3. Vận dụng hệ thống lý thuyết phương pháp luận của lĩnh<br /> vực nghiên cứu so sánh vào nghiên cứu một trường hợp cụ thể (nghệ<br /> thuật Trang trí đền vua Đinh, vua Lê).<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Như tên gọi của luận án, đối tượng nghiên cứu của đề tài luận<br /> án là các hiện tượng tiếp biến văn hóa ở đền vua Đinh, vua Lê được<br /> thể hiện trên nghệ thuật Trang trí đền vua Đinh, vua Lê. Chính vì<br /> thế, đối tượng nghiên cứu của luận án được xem xét một cách biện<br /> chứng trong các mối quan hệ có một chiều kích không gian và thời<br /> gian tương đối rộng. Công việc này thực sự có kết quả và có sức<br /> thuyết phục khi thông qua những so sánh, đối chiếu, chúng ta có<br /> được những căn cứ minh chứng xác đáng.<br /> Khách thể nghiên cứu của luận án chủ yếu là các hiện vật điêu<br /> khắc đá như nghê đá, sập đá, bia đá, chân tảng đá và một số mảng đồ<br /> án chạm khắc trên các hạng mục kiến trúc gỗ.<br /> Phạm vi nghiên cứu của đề tài:<br /> Về không gian phạm vi nghiên cứu của luận án: được giới hạn<br /> trong phạm vi đền vua Đinh, vua Lê (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư,<br /> tỉnh Ninh Bình). Do đặc trưng của phương pháp luận Nghiên cứu so<br /> <br /> sánh, luận án có mở rộng phạm vi bàn luận, đối chiếu với một số<br /> hiện tượng mỹ thuật tương đồng và khác biệt ở một số nền mỹ thuật<br /> khác. Tuy nhiên, thao tác so sánh này sẽ không ảnh hưởng đến mức<br /> độ tập trung vào phạm vi nghiên cứu của luận án.<br /> Về thời gian: tập trung xem xét từ khi dân làng Trường Yên và<br /> cha con Bùi Văn Khuê xây dựng lại hai ngôi đền vào những năm<br /> cuối cùng của thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII cho đến lần trùng tu cuối<br /> thế kỷ XIX của cụ Bá hộ Dương Đức Vĩnh.<br /> 4. Giả thuyết khoa học<br /> Nghệ thuật Trang trí đền vua Đinh, vua Lê chứng tỏ khả năng<br /> dung hợp, tiếp biến văn hóa trong quá trình giao lưu và tiếp xúc văn<br /> hóa với bên ngoài – chủ yếu với Ấn Độ và Trung Hoa đã làm nên<br /> những sáng tạo bất ngờ và đặc sắc, tạo nên những giá trị riêng có của<br /> người Việt. Những sáng tạo mang kiểu thức Ấn-Hoa đó dù nhỏ bé<br /> nhưng chứa đựng tâm hồn, trí tuệ và bản lĩnh văn hóa người Việt.<br /> 5. Phương pháp luận<br /> Phương pháp luận của nghiên cứu so sánh nhấn mạnh đến sự<br /> đối chiếu, đối sánh, liên hệ, liên tưởng các hiện tượng mỹ thuật của<br /> nhiều tộc người, nhiều quốc gia với nhau. Ngoài phương pháp so<br /> sánh, còn có những phương pháp được sử dụng trong luận án như<br /> Phương pháp thực chứng lịch sử, Phương pháp cấu trúc, Phương<br /> pháp thống kê, Phương pháp loại hình, Phương pháp hệ thống,<br /> Phương pháp nghiên cứu liên ngành.<br /> 6. Những đóng góp mới của luận án<br /> Về phương diện lý luận và lịch sử mỹ thuật: Vận dụng phương<br /> pháp luận của Mỹ thuật học so sánh để kiểm chứng, thức nhận các<br /> giá trị tinh hoa trong tạo hình Việt. Luận án cho thấy qua một số đồ<br /> án trang trí tiêu biểu kiểu thức Ấn – Hoa là kiểu thức trang trí đã rất<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2