intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975" là nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975 để tìm ra đặc trưng, giá trị nghệ thuật và đề xuất hướng phát huy trong giai đoạn mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------********-------------- Lê Long Vĩnh NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU TẠI SÀI GÒN TỪ NĂM 1954 ĐẾN 1975 Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Tp. Hồ Chí Minh, 2023
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Xuân Tiên Phản biện 1:…………………………………… Phản biện 2:…………………………………… Phản biện 3:………………………………. Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp…………tại Trường Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh vào lúc…….giờ……ngày……tháng…..năm 2023. NCS CÓ THỂ TÌM HIỂU LUẬN ÁN TẠI: Thư viện Trường ĐH Mỹ Thuật Tp. HCM Thư viện Quốc gia Việt Nam
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật trang trí (NTTT) trên kiến trúc Việt Nam hình thành và phát triển từ Bắc vào Nam. NTTT đã tạo dấu ấn mỗi giai đoạn đi qua, khẳng định được giá trị đặc trưng từng thời kỳ tiêu biểu như phong cách truyền thống, phong cách Đông Dương, và phong cách hiện đại 1954 - 1975… Nét đặc trưng NTTT được thể hiện thông qua giá trị truyền thống được kế thừa trong nội dung, hình thức của hoa văn, họa tiết trang trí trên kiến trúc. NTTT trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975 được hình thành trong thời kỳ hậu phong cách Đông Dương, giữa bối cảnh trào lưu chủ nghĩa hiện đại phát triển mạnh, ảnh hưởng toàn thế giới. Sự kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại trong các nhóm mô típ trang trí tứ linh, hoa văn hình học, chiết tự, lam mặt đứng kiến trúc đã tạo nên giá trị đặc trưng. Những giá trị đó còn được lưu giữ trên công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn là Dinh Độc Lập, Thư viện Quốc gia Sài Gòn, Trường ĐH Y khoa Sài Gòn đến ngày nay do chính bàn tay người Việt làm nên. Vì vậy, NCS chọn nghiên cứu đề tài Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975, nhằm bổ sung vào khoảng trống giai đoạn lịch sử kiến trúc phong cách hiện đại và NTTT trên kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975 trong nền mỹ thuật Việt Nam. Đồng thời góp phần vào bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nhóm Nghệ thuật trang trí gồm khoảng 20 tài liệu, tiêu biểu là: Mỹ thuật Việt Nam hiện đại của Nguyễn Lương Tiển Bạch (chủ biên)
  4. 2 [3]; Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt của Trần Lâm Biền [8]; L’art à Hué của Léopold Michel Cadière, Edmond Gras [13]; Nghệ thuật thị giác và những vấn đề cơ bản của Huỳnh Văn Mười [76]; Mỹ Thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí của Nguyễn Hữu Thông [113]; Hoa văn cung đình Huế của Ưng Tiếu [122]; Biểu tượng rồng, văn hoá và những câu chuyện, của Nam Việt, Khánh Linh [136]… Nhóm Kiến trúc gồm có khoảng 14 ấn phẩm, tiêu biểu là: Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt của Trần Lâm Biền [10]; Mỹ học kiến trúc của Uông Chính Chương [18]; Tích hợp văn hóa Đông – Tây trong kiến trúc của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ của Trần Thị Thu Hằng [35]; Nửa đầu thế kỷ kiến trúc Việt Nam của Hội KTS Việt Nam [46]; Bàn về vấn dân tộc và hiện đại trong kiến trúc Việt Nam của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội [88]; Diễn giải truyền thống trong kiến trúc Việt Nam đương đại của Lê Trần Xuân Trang [125]; Saigon portrait of a city 2011 – 2020 của Alexander Garel, Tim Doling [146]; Southern Vietnamese modernist architecture của Mel Schenck [149]… Số lượng tài liệu còn lại là thuộc các lĩnh vực như: Mỹ học, biểu tượng, văn hóa, lịch sử, thị giác… Qua các tài liệu tiếp cận thì NCS nhận thấy không có tài liệu trùng với tên đề tài luận án và nội dung nghiên cứu. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu NTTT trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975 để tìm ra đặc trưng, giá trị nghệ thuật và đề xuất hướng phát huy trong giai đoạn mới. Mục đích cụ thể:
  5. 3 - Đánh giá nghiên cứu tổng quan và cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975. - Nhận diện những yếu tố ảnh hưởng và thống kê, phân nhóm các mô típ trang trí có giá trị đặc trưng của nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975. - Bàn luận về những giá trị của NTTT trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975, đề xuất tiêu chí đánh giá các giá trị nghệ thuật trang trí trên công trình kiến trúc. Kiến giải việc phát huy những giá trị NTTT kiến trúc trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nội dung, hình thức và ngôn ngữ biểu đạt của NTTT trên kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975, thông qua nhóm mô típ trang trí linh vật, nhóm mô típ hoa văn hình học, hồi văn, nhóm mô típ trang trí chiết tự, nhóm mô típ trang trí lam mặt đứng công trình. 4.2. Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu 4.2.1. Không gian nghiên cứu: Công trình thể loại chính trị - công quyền (Dinh Độc Lập), công trình thể loại văn hoá công cộng (Thư viện quốc gia SG), công trình thể loại giáo dục (ĐH Y khoa SG). 4.2.2. Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ 1954 đến 1975 đất nước chia thành hai miền Nam – Bắc. Dinh Độc Lập (1962 – 1966), Thư viện Quốc gia SG (1968 – 1972), Trường ĐH Y khoa SG (1962 – 1966).
  6. 4 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích Mỹ thuật học để vận dụng trong phân tích những đặc trưng của Nghệ thuật trang trí. Đồng thời kết hợp với phương pháp tiếp cận liên ngành nhằm làm rõ hơn những đặc trưng của đối tượng nghiên cứu ở nhiều phương diện khác nhau. Phương pháp nghiên cứu điền dã, nghiên cứu lịch sử, tra cứu tài liệu, so sánh đối chiếu, thống kê, mô tả làm rõ các nhận định của giả thuyết đặt ra để nhận diện tính mới của luận án. 6. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: NTTT trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975 cần có cơ sở lý luận thế nào để thấy rõ tiến trình lịch sử phát triển mỹ thuật trang trí Việt Nam? Câu hỏi 2: NTTT trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975 có những kiểu thức trang trí đặc trưng gì? Câu hỏi 3: NTTT trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975 có giá trị gì và có thể kế thừa, phát huy trong hiện nay như thế nào? Giả thuyết 1: Để nghiên cứu NTTT trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975, luận án cần nghiên cứu một số khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài. Khái quát NTTT để thấy quá trình phát triển của mỹ thuật hiện đại Việt Nam và gắn liền với nền mỹ thuật dân tộc. Giả thuyết 2: NTTT trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975 được sáng tạo do chính người Việt và ảnh hưởng bởi các yếu tố: Địa văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường đào tạo, hoạt động và chủ thể sáng tạo NTTT kiến trúc. NTTT đặc trưng
  7. 5 về yếu tố truyền thống kết hợp hiện đại thể hiện trong nội dung, hình thức, chất liệu mô típ trang trí. Giả thuyết 3: NTTT trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975 có giá trị về nội dung kế thừa truyền thống kết hợp được với hình thức, ngôn ngữ phong cách hiện đại thể hiện trên mô típ trang trí kiến trúc. Cần tiếp thu những giá trị NTTT và đề xuất hướng phát huy giá trị truyền thống dân tộc vào kiến trúc đương đại. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa khoa học Nhận diện và đánh giá giá trị các nhóm mô típ trang trí (chủ đề, bố cục, chất liệu) mang ý nghĩa biểu trưng văn hoá truyền thống. Những giá trị đặc trưng của NTTT trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu có tính kế thừa truyền thống dân tộc. Đề xuất hướng bảo tồn và phát huy giá trị NTTT trên kiến trúc trong giai đoạn hiện nay. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận án bổ sung một phần lý luận về phong cách kiến trúc hiện đại tại SG, góp phần xây dựng hệ thống giáo trình trang trí đối với NTTT kiến trúc và chuyên ngành mỹ thuật, lý luận và lịch sử mỹ thuật. Góp vào nguồn tài liệu tham khảo, bảo tồn, trùng tu những công trình thuộc giai đoạn 1954 - 1975. 8. Cấu trúc luận án Luận án 148 trang gồm: Phần Mở đầu (20 trang); Phần Nội dung nghiên cứu chia thành ba chương (tổng số 125 trang) gồm: Chương 1. Cơ sở lý thuyết, lý luận và thực tiễn nghiên cứu của đề tài (35 trang).
  8. 6 Chương 2. Đặc trưng nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ 1954 đến 1975 (51 trang). Chương 3. Giá trị nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ 1954 đến 1975 và đề xuất hướng phát huy trong giai đoạn hiện nay (39 trang). Phần kết luận (03 trang). Danh mục công trình khoa học đã công bố (1 trang). Tài liệu tham khảo (10 trang). Phụ lục 1: Bảng biểu (26 trang). Phụ lục 2: Hình ảnh minh hoạ (89 trang). Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài Nghệ thuật trang trí (decorative arts): Từ điển Mỹ thuật ghi “Mỹ thuật trang trí. Từ bao hàm mỹ thuật ứng dụng và cũng kể cả những đồ vật được chế tạo cho mục đích trang trí” [72, tr. 303]. NTTT là làm đẹp, làm thăng hoa giá trị thẩm mỹ cho các công trình kiến trúc nói riêng, nhằm phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của con người nói chung. Kiến trúc (architecture): Là sáng tạo không gian sống cho con người có sự kết hợp cái đẹp với cái thực dụng, nhằm tổ chức môi trường sống vật chất và thẩm mĩ cho con người. Theo tự điển Petit Larousse (Pháp): Kiến trúc là nghệ thuật của xây dựng sắp xếp và tô điểm trang trí cho công trình. Nghệ thuật trang trí kiến trúc (Decorative art in architecture): Là những cách thức bài trí, bố trí, mô típ không gian nội – ngoại thất
  9. 7 công trình kiến trúc, do con người sáng tạo, hoặc tiếp thu trong lịch sử, được thể hiện, chế tác qua những thủ pháp như khắc, chạm, lộng, cẩn, đắp, vẽ, sơn…, được làm bằng tay, bằng những công cụ trên nhiều chất liệu, nhằm tạo nên những tác phẩm mỹ thuật trang trí trên kiến trúc, có giá trị thẩm mĩ và thông điệp. Nghệ thuật trang trí lam (Decorative art in Brise - soleil) Lam (Brise – soleil) là bộ phận chắn nắng mặt đứng kiến trúc, thông gió hoặc bẫy gió làm giảm nhiệt độ nóng đối với kiến trúc, nên gọi là cấu trúc vỏ kép. Vậy Nghệ thuật trang trí lam được kiến trúc sư, điêu khắc gia chú ý giải tỏa tính kết cấu khô khan của hệ lam trên kiến trúc chủ nghĩa hiện đại. NTTT lam là hoa văn hình học, chiết tự, tứ linh làm phong phú diện mạo kiến trúc phong cách hiện đại tại Sài Gòn. Kiến trúc tiêu biểu (Exemplary architecture):Có thể trở thành những biểu tượng văn hoá cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Vì thế kiến trúc tiêu biểu là một loại hình, một trào lưu các tác phẩm kiến trúc có dấu ấn đặc trưng riêng, đại diện cho một giai đoạn, một phong cách. Biểu tượng (Symbol): Biểu là dấu hiệu riêng, tượng là hình tượng. Là những ký hiệu hay dấu hiệu nhằm trình bày (biểu) về một điều gì đó theo cách tượng trưng hoá tức là lấy hình này để tỏ ý kia (tượng), tạo ra cảm xúc thiêng (tính tâm linh). Hình tượng nghệ thuật (art icon): Là những cảm xúc thẩm mĩ bay bổng, sáng tạo, không có tính thiêng, nên hình tượng khác với biểu tượng. Mượn cái cụ thể để nói cái trừu tượng khái quát nhằm tạo ra cảm xúc hoặc giá trị thẩm mĩ
  10. 8 Họa tiết (Textures): Là hình vẽ cách điệu, có khi trở thành biểu tượng bởi tính chọn lọc hình và nét. Hình vẽ cách điệu trở thành hoạ tiết trang trí, trải qua thời gian có giá trị lịch sử nó có thể trở thành hoa văn trang trí có giá trị. Hoa văn (Diaper Patterns): Là hình vẽ trang trí được biểu hiện trên các đồ vật, đề tài về thực vật, động vật, hay chỉ là nét ký hiệu… tạo thành các bố cục đường diềm, bố cục hình học kỹ hà, hoặc tự do. Hoa văn thể hiện qua điêu khắc (phù điêu), chạm khắc gỗ. Truyền thống (Traditional): Là cốt lõi, là bền vững đối với văn hoá con người. Là tư tưởng, chuẩn mực xã hội, phong tục, tập quán, lễ nghi…, được chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ khác, làm cho nền văn hoá có tính kế thừa. Bản sắc văn hóa (Cultural indentity): Là sắc thái, đặc tính, đặc thù riêng khác. Bản sắc có tính chất đặc biệt, tạo thành phẩm cách riêng, góp phần vào hình thành bản sắc văn hoá dân tộc, mà không lẫn vào bất kỳ quốc gia nào. 1.1.2. Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu 1.1.2.1. Lý thuyết Mỹ thuật học Tiếp cập lý thuyết Mỹ thuật học giúp cho các nghiên cứu về nghệ thuật, NTTT có cơ sở hệ thống những tư tưởng và định hướng về mỹ thuật. Tiếp cận qua các tư tưởng triết mỹ về mỹ thuật học đó là Giordano Bruno, Dana Arnold. Những khám phá và dự đoán về ý tưởng hiện đại, nghệ thuật gắn với nghệ sĩ góp phần lý giải sự ảnh hưởng của yếu tố chủ thể sáng tạo. Mỹ thuật học và lịch sử là phương tiện để nhìn nhận và thấu hiểu (Hegel). Mỹ thuật học và nghệ thuật thị giác cho góc nhìn phong phú hơn, cảm nhận được vẽ đẹp tiềm ẩn trong những “bức rèm lam” trên mặt đứng kiến trúc và những hoa văn hình học. Tiếp cận lý
  11. 9 thuyết mỹ thuật học giải đáp về phạm vi mỹ thuật, sự sáng tạo, ngôn ngữ tạo hình. 1.1.2.2. Lý thuyết Mỹ học Lý thuyết của Theodor Adorno có tính liên ngành cao, trong đó có lý thuyết về mỹ học kiến trúc. Kandinsky có cái nhìn sâu sắc về các lớp văn hoá, ý nghĩa được đan cài trong tác phẩm mỹ thuật, lý giải mô típ trang trí trên kiến trúc tại SG (1954 – 1975) có ý nghĩa văn hóa truyền thống. Mỹ học kiến trúc (Uông Chính Chương) lý luận về nguồn gốc và cái đẹp của nghệ thuật kiến trúc, yếu tố tạo hình, chất liệu, khuyên người thực hành kiến trúc phải linh hoạt trong sáng tạo. Hegel thì cho rằng tác phẩm trừu tượng mới thực sự là cội nguồn và cái đẹp của kiến trúc. Góp phần lý giải yếu tố trừu tượng trong mô típ trang trí kiến trúc SG (1954 – 1975). 1.1.2.3. Lý thuyết tiếp biến văn hoá và vùng văn hoá Yếu tố giao lưu và tiếp biến văn hoá luôn xảy ra đối với vùng đất SG. Cho nên, tiếp cận lý thuyết tiếp biến văn hoá của Lý Tùng Hiếu và lý thuyết văn hoá vùng của Ngô Đức Thịnh làm cơ sở khi giải mã các mô típ trang trí có ảnh hưởng các giá trị bản sắc vùng miền. Giá trị của tính bản địa hình thành trong quá trình giao lưu và tiếp biến. Sự tiếp thu phong cách hiện đại phương Tây và sự hội tụ của các nhà thiết kế du học trở về làm nên phong trào cách tân mỹ thuật theo hướng mới (hiện đại) có tính đặc thù, do chính người Việt tại SG sáng tạo nên. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khái quát nghệ thuật trang trí kiến trúc tại Việt Nam từ 1954 đến 1975 Theo phân kỳ lịch sử mỹ thuật Việt Nam thì giai đoạn 1954 – 1975 đã bước vào thời kỳ mỹ thuật hiện đại. Sáng tác theo chủ đề mang
  12. 10 tính hiện thực và xây dựng miền Bắc độc lập. Tính hiện thức đó chính là tính hiện đại trong tác phẩm. NTTT kiến trúc hai miền lúc bấy giờ ảnh hưởng trào lưu thế giới, tiếp biến phong cách quốc tế, tiếp thu tính hiện thực của thời đại. Xây dựng và sáng tạo với ngôn ngữ biểu hiện mới, loại bỏ chi tiết, quy về hình kỷ hà, bố cục hình học, chất liệu bê tông. Phong cách hiện đại ảnh hưởng thế giới và Việt Nam, nhưng tác NTTT kiến trúc (1954 – 1975) khéo léo tiếp thu, bản đại hóa. Đó là tinh thần dân tộc đan cài trong tác phẩm. Như vậy NTTT kiến trúc tại Việt Nam (1954 – 1975) là thực hành phong cách hiện đại, biểu đạt ngôn ngữ hình khối, mô típ trang trí tối giản có đan cài nội dung mang tính truyền thống của dân tộc. 1.2.2. Khái quát nghệ thuật trang trí kiến trúc tại Sài Gòn từ 1954 đến 1975 Cùng chung phân kỳ lịch sử mỹ thuật Việt Nam, SG cũng trải qua thời kỳ này, chịu sự ảnh hưởng của văn hoá phương Tây và văn hoá Mỹ. Xã hội hình thành nền kinh tế thị trường, ứng xử linh hoạt, thực dụng, chấp nhận sự khác biệt, tạo nên tính “hoà” và “mở” cho văn hoá SG. Nghệ thuật thể hiện trừu tượng, bố cục phi truyền thống trước bối cảnh xã hội, chính trị đầy bất trắc. Lúc bấy giờ tri thức du học từ phương Tây về tiêu biểu là KTS Ngô Viết Thụ đã thiết kế Dinh Độc Lập, Trường ĐH Y khoa SG. Còn có KTS Nguyễn Hữu Thiện (học Mỹ thuật Đông Dương), Bùi Quang Hanh, Lê Văn Lắm thiết kế Thư viện quốc gia SG. Ba công trình kiến trúc tiêu biểu đại diện cho NTTT phong cách hiện đại giai đoạn này. Chính yếu tố địa - văn hoá đã góp phần định hướng cho tư tưởng sáng tác, lồng ghép tính truyền thống bản địa vào những mô típ trang trí có ngôn ngữ hình khối hiện đại. NTTT kiến trúc tại SG
  13. 11 từ năm 1954 đến 1975 là thành tựu kế thừa giá trị truyền thống kết hợp yếu tố hiện đại còn lưu dấu trên các mô típ trang trí đến ngày nay. Tiểu kết Chương 1 NTTT trên kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975 có những giá trị đặc trưng được nhận diện và phân tích từ những khoảng trống trong nghiên cứu tổng quan qua các tài liệu, công trình khoa học của người đi trước. Thông qua những phương pháp tiếp cận nghiên cứu, các khái niệm nhận diện về lĩnh vực đề tài cùng các lý thuyết tiếp cận lý luận đã khái quát được tư tưởng, định hướng sáng tạo NTTT của Việt Nam nói chung và tại SG nói riêng ở giai đoạn 1954 – 1975. Chương 2 ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU TẠI SÀI GÒN TỪ NĂM 1954 ĐẾN 1975 2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975 2.1.1. Yếu tố địa - văn hoá Địa - văn hoá (Culture – Geography) là địa lý văn hoá, là phương pháp định vị văn hoá vùng. Tính bản địa bên trong yếu tố địa - văn hoá cùng với giá trị truyền thống và giá trị di sản văn hoá tạo nên bản sắc (indentity, style) trong văn hoá - nghệ thuật bao gồm cả trang trí kiến trúc. Địa - văn hoá là môi trường tự nhiên chi phối sự hình thành và phát triển văn hoá vùng, nhưng cũng chính nó giúp tách được yếu tố đặc trưng từng địa phương, đó là tính bản địa, qua đó thấy được sự tương đồng và dị biệt trong văn hóa khu vực. Hoa văn trang trí cách
  14. 12 điệu hình khối lược giản tưởng chừng như đặc trưng và dị biệt khác với xung quanh, nhưng qua so sánh sự tương đồng thì có hoa văn đã được trang trí kiến trúc khắp ba miền tại Việt Nam. 2.1.2. Yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội Bối cảnh chính trị đất nước chia hai miền Nam Bắc, làm cho tư tưởng và định hướng sáng tạo nghệ thuật cũng bị ảnh hưởng. SG (miền Nam) thực hiện tái thiết làm thủ đô, sự di dân vào, làm cho diện mạo SG biến đổi nhanh chóng. Nghệ thuật kiến trúc mới xây càng nhiều. Nền kinh tế hàng hoá thị trường phát triển nhanh, đã tạo điều kiện cho nhiều cá nhân đầu tư cơ sở hạ tầng, thẩm mĩ đô thị thay đổi không ngừng. Xã hội chịu sự giao lưu văn hoá với phương Tây nên xảy ra quá trình tiếp biến từ tư tưởng đến thực hành sáng tạo nghệ thuật. Cách tân là xu hưởng chung toàn xã hội SG, làm ảnh hưởng tư tưởng sáng tác nghệ thuật. Nhưng các KTS lúc bấy giờ có ý thức đề cao tính dân tộc trong mỗi tác phẩm khi sáng tạo. Khéo léo đan cài nội dung truyền thống hài hoà với hình thức trang trí mới – phong cách hiện đại. 2.1.3. Yếu tố môi trường đào tạo và hoạt động nghệ thuật trang trí kiến trúc Sự ra đời của các trường đào tạo về mỹ nghệ, nghệ thuật, kiến trúc đã góp phần vào hoạt động NTTT, đó là: Trường Mỹ thuật bản xứ Thủ Dầu Một; Trường Mỹ nghệ Biên Hoà; Trường trang trí Mỹ thuật Gia Định; Trường Cao đẳng kiến trúc SG. Hoạt động nghệ thuật trang trí kiến trúc có sự góp phần của các văn phòng kiến trúc lúc bấy giờ là văn phòng Hoa – Thâng – Nhạc, văn phòng KTS Hoàng Hùng, văn phòng KTS Tô Công Văn… Đây là thời kỳ tác phẩm kiến trúc có tên tác giả, không còn tình trạng vô danh như trước. Mel Schenck đã khẳng định trong ấn phẩm Kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam là “Việt
  15. 13 Nam là trung tâm của kiến trúc phong cách hiện đại”. Chứng tỏ nhu cầu của xã hội và sự thực hành kiến trúc hiện đại của các văn phòng KTS rất nhiều. 2.1.4. Yếu tố chủ thể sáng tạo nghệ thuật trang trí kiến trúc Giai đoạn 1954 – 1975 số lượng KTS tại SG trên 50 người. KTS Ngô Viết Thụ (Huế) du học về, tư tưởng sáng tác là sự kết hợp giữa triết lý Á Đông và phong cách quốc tế mới, điều này được thể hiện trên tác phẩm Dinh Độc Lập. Mô típ trang trí lam cảm hứng từ hình ảnh luỹ tre, lá trúc, đề tài tứ linh, hoa văn, hồi văn, chiết tự được kế thừa từ mỹ thuật cổ Việt Nam, đã tạo nên một công trình có dấu ấn đặc biệt. Ngô Viết Thụ còn tham gia thiết kế Trường ĐH Y khoa SG có mô típ trang trí đặc biệt, áp dụng hình học, tỉ lệ vàng. KTS Nguyễn Hữu Thiện (trường Mỹ thuật Đông Dương), Bùi Quang Hanh (ngoại kiều) thiết kế Thư viện Quốc gia SG rất đặc biệt bởi sự phức tạp về cầu trúc và sự đa dạng về áp dụng vốn cổ dân tộc trang trí (tứ linh, hoa văn Vạn, chữ Thọ, phên tre, ký hiệu mũi tên…). Ý chí của nhà đầu tư không quyết định chủ đạo mà định hướng sáng tạo thẩm mĩ của chủ thể sáng tạo thời kỳ này quyết định hoàn toàn. 2.2. Đặc trưng nghệ thuật trang trí các đề tài và mô típ trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975 2.2.1. Nội dung và mô típ trang trí 2.2.1.1. Nhóm mô típ trang trí Linh thú - Tứ linh (Long, Ly, Quy, Phụng) Công trình Dinh Độc Lập trang trí mô típ rồng quanh mặt đứng tạo nên biểu tượng vương quyền, mang ý nghĩa phồn vinh, sức mạnh dân tộc có tính thiêng. Mặt đứng sau trang trí đề tài Lưỡng long triều
  16. 14 Nhật Nguyệt có ý nghĩa cầu mưa thuận gió hoà gắn liền tư tưởng triết lý và ước vọng của cư dân văn minh lúa nước. Hai mặt đứng bên trang trí Ly, Quy, Phụng mang ý nghĩa cát tường, tốt lành. Công trình Thư viện quốc gia SG trang trí mô típ Long, Ly trên lam, Quy, Phụng trên vách mặt đứng bên và sau. Tứ linh là biểu tượng cho ý nghĩa tốt đẹp, mong ước cuộc sống như ý. Đặc biệt hình tượng Long ẩn Vân gợi ý đề tài cá chép vượt vũ môn hoá rồng mang thông tiệp khoa cử dành cho hiếu học, sĩ tử đỗ đạt. Trường ĐH Y khoa SG không trang trí tứ linh. 2.2.1.2. Nhóm mô típ trang trí hoa văn hình học, hồi văn Dinh Độc Lập trang trí các dạng hoa văn hình học ô vuông, hình chữ nhật, nét gạch ngắn, hoa văn xoắn ốc. Thư viện quốc gia SG trang trí hoa văn kiểu chong chong bốn cánh (giống chữ Vạn 卐), các ô hình chữ nhật ngắn dài, đan xen trên lam mặt đứng. Hoa văn xoắn ốc hình S trang trí cửa, hoa văn ký hiệu mũi tên (>), (>>), vòng tròn (O) trên lan can. Trường ĐH Y khoa SG trang trí hoa văn hình học chữ nhật và hình vuông, áp dụng tỉ lệ vàng. Hoa văn hình học vách thông gió hội trường, hoa văn xoắn ốc gấp khúc trang trí cửa phòng thực hành. Những nét gạch, hay xoắn ốc, hình S là có ý nghĩa biểu trưng cho mây, sấm chớp, những hoa văn tưởng chừng thô sơ nhưng chứa đựng ý niệm về thế giới quan văn hoá nông nghiệp. 2.2.1.3. Nhóm mô típ trang trí chiết tự trong trang trí và tạo hình kiến trúc Ngô Viết Thụ là người đầu tiên thời kỳ này áp dụng tinh thần sử dụng chiết tự bố trí mặt bằng kiến trúc như các đình chùa truyền thống Việt Nam (chữ Nhất, chữ Tam, nội Công 工 ngoại Quốc 国). Mặt bằng Dinh hình chữ Cát (吉), các mặt đứng áp dụng chiết tự (Tam, Vương, Chủ, Khẩu, Trung, Hưng) mà tạo hình. Chữ Á (như dấu thập) được ẩn
  17. 15 hiện trong hoa văn hình học, chữ Thọ trong hoa văn xoắn ốc… Công trình ĐH Y khoa SG trang trí chữ Vạn (卐), chữ Á (亞), chữ Công (工 ) ẩn trong hoa văn hình học. Công trình Thư viện quốc gia SG trang trí chiết tự chữ Thọ trên lam trước, lam sau, lan cang… NTTT dùng chiết tự là biểu trưng cho giá trị tốt đẹp (cát tường tự văn), là lời chúc tụng cho công trình, gia chủ và đối tượng sử dụng công trình. Cách điệu chữ có nguồn gốc từ ký hiệu học, là bước sáng tạo bậc cao trong mỹ thuật trang trí. 2.2.1.4. Nhóm mô típ trang trí lam mặt đứng công trình Lam (Brise -Soleil) có công năng chắn nắng, bẫy gió giảm bức xạ nhiệt, được trang trí rất đặc thù, tạo nên dấu ấn cho phong cách kiến trúc hiện đại miền Nam, Việt Nam. Hình tượng lam trúc mặt đứng Dinh có ý nghĩa về tâm và tính gia chủ (tiết trực tâm hư), quân tử trong tư tưởng nho gia. Thông điệp về pháp trị gửi gắm cho chủ nhân công trình. Lam công trình Thư viện Quốc gia SG là sự tổ hợp đa hình đa nghĩa (rồng, long ẩn vân, Vạn Thọ, ẩn hiện tấm phên tre đan)… tạo nên ý nghĩa hoá rồng, hiếu học, trường tồn. Mô típ trang trí lam công trình trường ĐH Y khoa SG là những hình học vuông, chữ nhật gắn kết theo mạch ngang, mạch đứng ẩn chứa chiết tự chữ Vạn (卐) Phật gia, ẩn dụ thông điệp hành y đức chuẩn mực, có tâm có đức. 2.2.2. Hình thức, chất liệu thể hiện Nhóm mô típ trang trí tứ linh có hình thức bố cục chung là hình chữ nhật trên mặt đứng. Trang trí Long, Ly chính diện dạng hổ phù. Lưỡng Long triều nhật bố cục mặt bên… Thể hiện bằng nghệ thuật điêu khắc – phù điêu, chất liệu đá. Nhóm mô típ trang trí hoa văn hình học, hồi văn có hình thức nét, mảng là những hoa văn hình vuông, xoắn ốc, hình chữ S, gạch ngắn
  18. 16 song song có nguồn gốc từ hoa văn Việt cổ, tạo kiểu hồi văn, dải hoa văn…, bằng chất liệu đồng, sắt. Nhóm mô típ trang trí chiết tự có hình thức ẩn trong hoa văn gợi lên chữ. Hình thức chiết tự được trang trí nhiều trên ba công trình. Các chữ Vạn, Thọ, Công là những mô típ trang trí bằng hình thức cách điệu, trang trí bên ngoài và bên trong công trình. Đặc biệt chữ Vạn (卐) được ẩn trong hoa văn hình học dạng chong chóng trên lam. Chữ Á (亞), chữ Công (工) trong vách thông gió trường ĐH Y khoa. Chữ Thọ trang trí Thư viện thể hiện hình thức âm bản và dương bản. Chất liệu thể hiện nhóm hoa văn này là bê tông cốt thép, sắt, gỗ. Nhóm mô típ trang trí lam mặt đứng có hình thức bố cục hàng lối, phân chia các ô thành từng đơn nguyên (mô đun) phối hợp tạo thành bức “rèm”. Công trình Dinh trang trí lam bằng đá mài trắng, Thư viện trang trí đề tài (Vạn Thọ, hoá rồng) bằng bê tông cốt thép. Trường ĐH Y khoa trang trí hình kỷ hà ô vuông, chữ nhật, chất liệu bê tông đá mài. Nhìn chung, lam mặt đứng ba công trình có sự kế thừa từ tấm phên tre đan (tấm dạn) trong ngôi nhà dân gian của người Việt xưa. 2.2.3. Ngôn ngữ biểu đạt NTTT bằng ngôn ngữ thể hiện là điêu khắc – phù điêu trên chất liệu đá, xi măng, bê tông đúc. Ngôn ngữ biểu đạt mô típ là hình khối phổ biến trong trang trí thời kỳ này. Tuy vậy, ngôn ngữ biểu đạt có nét đặc trưng riêng, phong phú bởi chất liệu. Những hoa văn vân xoắn, chữ S (kim loại) tuy không phải thuần điêu khắc, hình khối nhưng có chung ngôn ngữ tạo hình trang trí hài hòa, khúc chiết, hiện đại. 2.3. Nhận định về những thành công và hạn chế của nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ 1954 đến 1975
  19. 17 Nhận định về những thành công và hạn chế của NTTT dựa trên tiêu chí: Tiêu chí lý thuyết tiếp biến văn hóa và vùng văn hóa; Tiêu chí lý thuyết mỹ học; Tiêu chí lý thuyết mỹ thuật học. 2.3.1. Những thành công Thành công về mặt văn hoá, chính trị, kinh tế, xã hội và giá trị của đề tài nghiên cứu. Đề cao tính bản địa trong văn hoá, tư tưởng sáng tạo nội dung. Về mặt chính trị, kinh tế, xã hội do hoàn cảnh lịch sử, công cuộc tái thiết thủ đô SG của nhà cầm quyền đã thúc đẩy quá trình xây dựng diễn ra nhanh, ủng hộ trào lưu hiện đại dẫn đến hình thành NTTT trên kiến trúc. Thành công về nhận diện được những đặc trưng của yếu tố truyền thống đan cài với hình thức hiện đại trong các mô típ trang trí (trào lưu cách tân nhưng ý thức đề cao tính dân tộc mạnh mẽ). 2.3.2. Những hạn chế Về mặt chủ quan, khó đo đạc kích thước mô típ chính xác, nhận diện mô típ trang trí bằng chất liệu bê tông dễ nhầm lẫn, vì có khi mô típ trang trí cũng chính là bộ phận cấu tạo nhưng do mỹ thuật hóa. Về mặt khách quan, hạn chế tài liệu đối chiếu, các công trình có quản lý đặc thù nên không cho phép tiếp cận toàn diện. Đề xuất phát huy NTTT vào thực tiễn đương đại cân nhắc vì yếu tố lịch sử thời kỳ. Tiểu kết Chương 2 NTTT trên một số kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975 có những yếu tố ảnh hưởng hình thành nên giá trị bản sắc cho NTTT đó là yếu tố địa - văn hoá, chính trị, kinh tế, xã hội, yếu tố môi trường đào tạo và hoạt động trang trí kiến trúc, yếu tố chủ thể sáng tạo thẩm mĩ… Tất cả hợp thành một đại bộ phận chi phối làm nên tính đặc trưng cho những nhóm mô típ trang trí công trình như tứ linh, hoa văn, hồi văn, chiết tự, mô típ trang trí lam mặt đứng công trình. Sự thành
  20. 18 công của nội dung và hình thức thể hiện các giá trị đặc trưng của NTTT, nhưng cũng có những hạn chế của đề tài nghiên cứu bởi các điều kiện khách quan và chủ quan. Chương 3 BÀN LUẬN VỀ GIÁ TRỊ VÀ KIẾN GIẢI VIỆC PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Những giá trị đặc sắc của nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975 3.1.1. Giá trị về nội dung 3.1.1.1. Giá trị tạo hình nghệ thuật trang trí kiến trúc có kế thừa tinh thần truyền thống Đề tài trang trí mô típ tứ linh, hoa văn xoắn ốc, hoa văn hình S, hoa văn chữ Thọ, chữ Vạn, chữ Công…, là những kiểu thức có nguồn gốc từ mỹ thuật trang trí Việt. Vì vậy, nội dung và hình thức lưu giữ giá trị truyền thống bên trong. Đặc biệt hệ lam được trang trí đa dạng hình khối nhưng chủ đề truyền thống và kế thừa tấm phên tre (tấm dạn) từ ngôi nhà dân gian người Việt, tạo nên nét đặc thù cho kiến trúc phong cách hiện đại tại SG (1954 – 1975). 3.1.1.2 Giá trị nghệ thuật trang trí trên một số kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975 là sự hội tụ giao lưu và tiếp biến với văn hóa Âu – Mỹ tại Sài Gòn Văn hóa Châu Âu (Pháp) đã xuất hiện từ trước, ảnh hưởng bản xứ và tiếp biến tạo nên NTTT phong cách Đông Dương, nhưng sự tiếp biến yếu tố truyền thống mang tính bị động. Đến giai đoạn 1954 – 1975 SG vẫn là nơi hội tụ giao lưu và tiếp biến với văn hoá phương Tây (Pháp) và văn hoá Mỹ. Không chỉ là hội tụ văn hóa mà còn là sự hội tụ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
83=>2