HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
HOÀNG ĐỨC HUẾ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÓI ĐANG<br />
TRỒNG PHỔ BIẾN VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG<br />
SUẤT CÓI TẠI NINH BÌNH VÀ THANH HOÁ<br />
<br />
Chuyên ngành:<br />
<br />
Khoa học cây trồng<br />
<br />
Mã số:<br />
<br />
62 62 01 10<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI, 2015<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS.TS. NGUYỄN TẤT CẢNH<br />
2. TS. NINH THỊ PHÍP<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Ích Tân<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huệ<br />
Hội Giống cây trồng<br />
<br />
Phản biện 3: TS. Nguyễn Quang Hải<br />
Viện Thổ nhưỡng - Nông hoá<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br />
họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
Vào hồi ....... giờ ....... phút, ngày ....... tháng ...... năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Cây cói có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế đặc biệt trong các làng nghề ở<br />
vùng nhiệt đới. Nhiều công dụng của cây cói như thân dùng dệt chiếu, thảm, làm các mặt<br />
hàng thủ công như làn, dép, mũ, võng, thừng, v.v. loại cói ngắn, xấu dùng lợp nhà, cói<br />
phế phẩm xay thành bột giấy làm bìa cứng, thân ngầm làm thuốc chữa bệnh. Sản phẩm<br />
cói không những tiêu thụ nội địa mà còn có giá trị xuất khẩu cao.<br />
Hiện nay, cói được trồng ở nhiều huyện ven biển thuộc 26 tỉnh thành trong cả nước.<br />
Trong đó vùng trồng cói Nga Sơn - Thanh Hóa và Kim Sơn - Ninh Bình đã trở thành làng<br />
nghề sản xuất cói với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng từ rất xa xưa.<br />
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009), hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng<br />
179 triệu USD hàng TCMN bằng nguyên liệu tự nhiên. Trong đó, mặt hàng sản xuất từ<br />
cói chiếm 10% tổng kim ngạch.<br />
Theo Nguyễn Tất Cảnh và Ngô Hương Trà (2006), ở các vùng trồng cói hiện<br />
nay có hai loài cói là cói Bông Trắng dạng đứng chiếm 80-90% và Bông Nâu chiếm<br />
10-20%. Đây là hai giống cói dài nhất và có phẩm chất tốt nhất được trồng phổ biến<br />
hiện nay.Tuy nhiên, các giống này qua sản xuất nhiều năm đã có biểu hiện bị thoái hoá<br />
nên năng suất, chất lượng giảm và không đáp ứng được yêu cầu của thị trường.<br />
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất chất lượng cói giảm như: giống cói bị<br />
suy thoái, bón phân, tưới nước chưa hợp lý, sâu bệnh xuất hiện ngày càng nhiều gây<br />
hại cho sản xuất.... Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có các giải pháp hữu ích để giải<br />
quyết. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này góp phần giải quyết các vấn đề trên.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
2.1. Mục tiêu chung<br />
Đánh giá đặc điểm nông, sinh học của một số mẫu giống cói đang được trồng phổ<br />
biến nhằm xác định mẫu giống cói triển vọng và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để tăng<br />
năng suất, chất lượng mẫu giống cói triển vọng đó.<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu, năng suất, chất lượng của<br />
ba mẫu giống cói Cổ khoang Bông trắng dạng đứng (CKBTDĐ), Cổ khoang Bông trắng<br />
dạng xiên (CKBTDX) và Bông nâu (BN).<br />
- Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng biện pháp tách mầm và bón phân viên nén<br />
để đạt hệ số nhân giống, năng suất, chất lượng cao cho giống cói triển vọng.<br />
3. Những đóng góp mới của luận án<br />
Nghiên cứu chi tiết về đặc điểm hình thái, giải phẫu, khả năng sinh trưởng, phát<br />
triển, chống chịu và năng suất, chất lượng của ba mẫu giống cói CKBTDĐ, CKBTDX,<br />
BN. Từ đó xác định được cói CKBTDĐ là mẫu giống ưu thế.<br />
Nghiên cứu một cách hệ thống kỹ thuật nhân giống cói CKBTDĐ bằng biện pháp<br />
tách mầm cho hệ số nhân giống cao để phục vụ sản xuất.<br />
Đề tài đã xác định được liều lượng phân bón phù hợp và kỹ thuật bón phân viên<br />
nén cho cói CKBTDĐ tại Kim Sơn - Ninh Bình, Nga Sơn - Thanh Hóa đạt năng suất,<br />
chất lượng cao, tiết kiệm phân bón và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất.<br />
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
4.1. Ý nghĩa khoa học<br />
Kết quả của đề tài cung cấp các dữ liệu khoa học một cách hệ thống về đặc điểm<br />
1<br />
<br />
nông sinh học và biện pháp kỹ thuật trồng trọt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng<br />
cói nói chung, giống cói Cổ khoang bông trắng dạng đứng nói riêng, là tài liệu tham<br />
khảo có giá trị cho nghiên cứu, giảng dạy về cây cói trong các cơ sở đào tạo thuộc lĩnh<br />
vực nông nghiệp.<br />
4.2. Ý́ nghĩa thực tiễn<br />
Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các nhà khoa học, người sản xuất phân biệt<br />
được rõ ràng hơn những đặc điểm nông, sinh học của cói Bông trắng và Bông nâu, hai<br />
giống đang được trồng phổ biến ở nước ta, đồng thời góp phần xây dựng quy trình nhân<br />
giống và thâm canh cói đạt năng suất, chất lượng cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng<br />
nước lợ ven biển và tăng thu nhập cho người sản xuất cói.<br />
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
- Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học tiến hành trên giống cói Bông trắng<br />
(Cyperus malaccensis tagetiformis Roxb) với 2 dạng đứng và xiên và cói Bông nâu<br />
(Cyperus malaccensis Corymbosus Rottb), những giống đang được trồng phổ biến tại các<br />
vùng trồng cói của Việt Nam.<br />
- Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng trọt (nhân giống, bón phân) chỉ tiến<br />
hành trên giống cói Cổ khoang bông trắng dạng đứng.<br />
- Đề tài tập trung nghiên cứu tại vùng cói Kim Sơn - Ninh Bình và Nga Sơn Thanh Hóa, hai vùng cói trọng điểm của Việt Nam có điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã<br />
hội thuận lợi cho việc phát triển cói.<br />
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cói trên thế giới và ở Việt Nam<br />
Trên thế giới mặc dù cây cói phân bố rộng rãi khắp nơi, nhưng hiện nay các vùng<br />
lãnh thổ, các nước có sản xuất và làm hàng thủ công mỹ nghệ từ cói cũng như nguyên<br />
liệu thay thế được biết đến là: Iran, Irăc, Trung Quốc, Nhật Bản. Vùng Nhiệt đới châu Á<br />
có các nước Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam....<br />
1.2. Tình hình sản xuất các giống cói ở một số vùng tại Việt Nam<br />
Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. (1996), Hoàng Văn Nghiệp (1980) ở nước ta loài cói<br />
trồng trọt phổ biến là cói Bông trắng và cói Bông nâu. Loài cói Bông trắng có năng suất và<br />
phẩm chất tốt hơn. Cói Bông trắng gồm hai dạng hình: dạng đứng và dạng xiên.<br />
1.3. Nguồn gốc và phân bố của cây cói<br />
Cây cói có xuất sứ từ vùng Đông nam Á, sau đó được mở rộng ra phía Tây tới<br />
Irắc Ấn Độ, phía bắc tới Nam Trung Quốc, phía Nam tới châu Úc và Indonesia.<br />
1.4. Phân loại thực vật<br />
Cói có tên phổ biến tiếng Anh là Shichito matgrass, thuộc lớp thực vật một lá<br />
mầm (Monocotyledones hay Liliopsida) gồm cả cói trồng và cói mọc hoang dại thuộc<br />
chi cói (Cyperus), họ cói(Cyperaceae), bộ cói (Cyperales). Họ cói có khoảng 95 chi với<br />
3800 loài, phân bố rộng rãi khắp nơi, đặc biệt là ở vùng ôn đới và hàn đới.<br />
1.5. Đặc điểm sinh học cây cói<br />
1.5.1. Đặc điểm nảy mầm của thân ngầm<br />
Cói là thực vật sống lưu gốc, thân ngầm tồn tại trong đất, mỗi mắt đốt trên thân<br />
ngầm thường mang một mầm ngủ. Khi gặp điều kiện thuận lợi, các mầm ngủ nảy mầm<br />
và phát triển thành nhánh.<br />
1.5.2. Đặc điểm quá trình đâm tiêm và đẻ nhánhcủa cây cói<br />
Đâm tiêm là giai đoạn đầu của đẻ nhánh. Từ mầm thứ nhất của thân ngầm sẽ mọc<br />
2<br />
<br />
ra 2 nhánh, 2 nhánh mọc ra từ 1 thân ngầm sẽ tạo thành 2 ngọn. Khi nhánh nhô lên khỏi<br />
mặt đất từ 5 - 20cm, các lá mác vẫn chưa xòe ra được gọi là cói đâm tiêm.<br />
1.5.3. Đặc điểm vươn cao của cói<br />
Sau khi nhánh đã có lá mác vượt qua 10cm khỏi lá bẹ, thân cói bắt đầu vươn cao.<br />
Tốc độ vươn cao của thân cói khi gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ cao, mưa nhiều) có thể<br />
đạt 3-6 cm/ngày. Thời gian vươn cao kể từ lúc nhánh xuất hiện đến khi thân ngừng sinh<br />
trưởng kéo dài từ 30-45 ngày.<br />
1.5.4. Đặc điểm ra hoa và chín<br />
Cói chỉ ra hoa trong điều kiện ngày ngắn. Mầm hoa hình thành ở kẽ lá mác, phía<br />
đầu thân khí sinh. Đối với cói vụ chiêm ở miền Bắc, cói ra hoa rộ từ tháng 5 đến trung<br />
tuần tháng 6 thì lụi dần. Còn cói vụ Mùa ra hoa rộ vào tháng 8 đến trung tuần tháng 9<br />
thì bắt đầu lụi. Hoa cói phơi màu và chín theo kiểu vô hạn từ dưới lên trên. Hoa đầu<br />
tiên và hoa cuối cùng trên bông thường ra cách nhau 9-10 ngày.<br />
1.6. Kết quả nghiên cứu về sinh thái của cây cói<br />
1.6.1. Nhiệt độ<br />
Phạm vi chịu đựng của cói với yếu tố nhiệt độ là khá rộng có thể biến động từ<br />
o<br />
12 C - 35oC, nhưng nhiệt độ thích ứng cho sự sinh trưởng, phát triển là từ 22-280C.<br />
1.6.2. Ánh sáng<br />
Cói là cây ngày ngắn, nhưng không phản ứng chặt với quang chu kỳ. Sự ra hoa<br />
không phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng trong ngày. Cói là cây ưa sáng. Cói cần nhiều<br />
ánhsáng ở thời kỳ đẻ nhánh, sau khi đâm tiêm và lá mác đã xòe.<br />
1.6.3. Gió<br />
Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc lưu thông không khí, điều hòa độ<br />
ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả<br />
năng đồng hóa của cây. Gió mùa đông bắc, gió heo may ảnh hưởng làm cói mau tàn,<br />
mau xuống bộ.<br />
1.6.4. Yêu cầu về nước và độ mặn<br />
Nước cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của<br />
cây cói. Trong cây cói trồng, nước chiếm từ 80-88%, do vậy nước là nhu cầu quan trọng<br />
để cói sinh trưởng và phát triển. Nếu ở thời kỳ đẻ nhánh, bị hạn hay úng cói sẽ đẻ nhánh<br />
kém. Ruộng cói không đảm bảo mật độ nên năng suất giảm.<br />
1.6.5. Yêu cầu về đất<br />
Cói trồng được trên nhiều loại đất: đất mặn, đất ngọt, chân cao, chân trũng, bãi<br />
ven sông, ven biển. Nhưng thích hợp nhất là trồng trên đất phù sa, màu mỡ, vùng ven<br />
biển hoặc ven sông nước lợ, độ sâu tầng đất từ 40 - 50cm trở lên pH từ 6-7, độ mặn từ<br />
0,1-0,2%, thoát nước.<br />
1.7. Những kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây lấy sợi<br />
Theo tác giả Feihu Liu và cs., 2013, phân bón có tác dụng tích cực đến tăng năng<br />
suất và chất lượng của các cây lấy sợi. Đối với cây lấy sợi (Đay, lanh...) phân đạm ảnh<br />
hưởng mạnh đến sinh trưởng và năng suất đay. N có tác dụng làm sợi đay dài hơn. Những<br />
nghiên cứu của Hazandy và cs., 2009 cũng cho kết quả tương tự. Ngược lại nhu cầu về lân<br />
không lớn. Trong khi đó Kali có vai trò quan trọng có thể giúp cải thiện chất lượng sợi.<br />
1.8. Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng cói trên thế giới và ở Việt Nam<br />
1.8.1. Những nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cói trên thế giới<br />
Những nghiên cứu về cây cói nói chung và phân bón cho cói nói riêng trên thế giới<br />
3<br />
<br />