intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sử dụng và kết cấu đến tính chất chuyển động vòng của máy kéo bánh dùng trong nông nghiệp

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

61
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài luận án là xây dựng được một chương trình mô phỏng động lực học quay vòng máy kéo, cho phép khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố sử dụng và kết cấu đến tính chất chuyển động vòng của máy kéo bánh trong điều kiện sản xuất nông nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sử dụng và kết cấu đến tính chất chuyển động vòng của máy kéo bánh dùng trong nông nghiệp

1<br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br /> <br /> HÀN TRUNG DŨNG<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SỬ DỤNG<br /> VÀ KẾT CẤU ĐẾN TÍNH CHẤT CHUYỂN ĐỘNG VÒNG<br /> CỦA MÁY KÉO BÁNH DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ<br /> MÃ SỐ: 62.52.01.03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> HÀ NỘI – 2014<br /> <br /> 2<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> <br /> PGS.TS. Bùi Hải Triều<br /> <br /> Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> <br /> Phản biện 1: GS.TS. Phạm Minh Tuấn<br /> Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br /> <br /> Phản biện 2: PGS.TS. Đặng Tiến Hòa<br /> Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> <br /> Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Nhật Chiêu<br /> Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường<br /> Họp tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 2014<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> 1. Thư viện Quốc gia<br /> 2. Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> <br /> 3<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Tính chất chuyển động vòng là một trong những tính chất làm việc<br /> quan trọng của máy kéo (MK) dùng trong nông nghiệp. Quỹ đạo và sự ổn<br /> định chuyển động của máy kéo nông nghiệp (MKNN) có ảnh hưởng lớn đến<br /> năng suất và chất lượng làm việc của liên hợp máy, đến mức độ an toàn, chí<br /> phí nhiên liệu và sự mệt nhọc của người điều khiển.<br /> Để thiết kế tốt và sử dụng có hiệu quả các liên hợp máy, trước hết cần<br /> nghiên cứu phân tích rõ ảnh hưởng của các thông số kết cấu và yếu tố sử<br /> dụng đến các đặc trưng chuyển động vòng của máy kéo. Đây là lĩnh vực còn<br /> ít được quan tâm và rất ít kết quả nghiên cứu được công bố ở Việt Nam.<br /> Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, tác giả luận án đã chọn đề tài<br /> “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sử dụng và kết cấu đến tính<br /> chất chuyển động vòng của máy kéo bánh dùng trong nông nghiệp” làm<br /> đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn góp phần lấp đầy khoảng trống<br /> tri thức nói trên.<br /> 2. Mục tiêu của đề tài luận án<br /> Mục tiêu của đề tài luận án là xây dựng được một chương trình mô<br /> phỏng động lực học quay vòng MK, cho phép khảo sát ảnh hưởng của một<br /> số yếu tố sử dụng và kết cấu đến tính chất chuyển động vòng của máy kéo<br /> bánh trong điều kiện sản xuất nông nghiệp (SXNN).<br /> 3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br /> Từ 2011 đến 2013, tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.<br /> 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br /> - Góp phần xây dựng một phương pháp xác định các thông số tối ưu<br /> của MK 4 bánh, làm luận cứ khoa học cho việc thiết kế MK mới, cải tiến<br /> MK đã có, lựa chọn trang bị hệ thống MK phù hợp, đồng thời định hướng<br /> khai thác sử dụng chúng có hiệu quả và an toàn nhất trong điều kiện VN.<br /> <br /> 4<br /> - Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu lí thuyết cũng như<br /> thực nghiệm cũng đóng góp bổ sung cho công tác đào tạo đại học và sau đại<br /> học trong lĩnh vực liên quan.<br /> 5. Những đóng góp mới của đề tài luận án<br /> - Luận án đưa ra một phương pháp tiếp cận mới trong nghiên cứu tính<br /> chất chuyển động vòng của MKNN, đó là xây dựng mô hình mô phỏng và<br /> khảo sát động lực học MK theo phương ngang trong tương tác phức tạp<br /> giữa động cơ – truyền lực – di động – máy nông nghiệp, trong đó chú trọng<br /> mối quan hệ giữa bánh xe và đất nông nghiệp.<br /> - Thiết bị thí nghiệm bánh xe đã thiết kế và chế tạo có tính cơ động<br /> cao, phù hợp để thực hiện thí nghiệm trên đồng ruộng đối với cả bánh xe<br /> chủ động và bị động. Kết quả thí nghiệm là cơ sở dữ liệu để xây dựng mô<br /> hình bánh xe trong nghiên cứu tính chất chuyển động của MK.<br /> - Mô hình bánh xe đã xây dựng là một mô hình bán thực nghiệm, có<br /> thể kết nối với mô hình phẳng bất kỳ mô tả động lực học chuyển động của<br /> MK hoặc MNN tự hành có trang bị bánh xe cùng loại.<br /> - Đề xuất phương pháp thực nghiệm xác định quỹ đạo chuyển động của<br /> MK bằng sử dụng sensor V1-Datron, khá chính xác và phù hợp với điều kiện ô<br /> tô, MK và MNN tự hành chuyển động trên đường hoặc trên đồng ruộng.<br /> Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. Khái quát về tình hình phát triển máy kéo nông nghiệp ở nước ta<br /> Hệ thống MK ở nước ta, cả máy nhỏ và máy lớn phần lớn là có nguồn<br /> gốc nhập ngoại, chủ yếu mang tính tự phát vì dường như chưa có những cứ<br /> liệu khoa học và những quy định pháp lý trong lựa chọn.<br /> Công nghệ chế tạo MK, đặc biệt là MK 4 bánh của nước ta còn rất<br /> non kém, chủ yếu là chép mẫu các máy nhỏ, đơn giản và chưa đáp ứng được<br /> nhu cầu phát triển cơ giới hoá trước mắt và lâu dài. Vì vậy nhất thiết phải<br /> đầu tư nghiên cứu từ thiết kế sơ bộ đến thiết kế hoàn thiện MK.<br /> <br /> 5<br /> 1.2. Khái quát về tính chất chuyển động vòng của máy kéo bánh<br /> Tính chất chuyển động được định nghĩa là tính chất tổng quát của hệ<br /> thống “Người lái - Xe - Môi trường” (hình 1.1). Theo Mischke (1990), để<br /> đánh giá được hệ thống kín này trước hết cần phải đánh giá hệ thống hở (tức<br /> không có mạch liên hệ ngược). Qua hệ thống hở, có thể xác định được các<br /> phản ứng của MK khi có các yếu tố điều khiển hoặc kích động bên ngoài<br /> khác. Mặt khác các số liệu về tính chất chuyển động nhận được từ các mô<br /> phỏng chuyển động không có tác động của người lái (thực ra là các tác động<br /> này đã được thay thế bằng hàm góc quay vành lái, thậm chí cả hàm ga) sẽ<br /> mô tả một cách khách quan tính chất chuyển động của MK.<br /> Ảnh hưởng<br /> mặt đường<br /> <br /> Quĩ đạo cần theo<br /> (yêu cầu)<br /> Người lái<br /> <br /> Động cơ<br /> Truyền lực<br /> Phanh, Lái<br /> <br /> Liên hệ ngược<br /> <br /> MÁY<br /> KÉO<br /> <br /> Nhiễu ngoài<br /> <br /> Quĩ đạo<br /> hiện tại<br /> (kết quả<br /> điều khiển)<br /> <br /> Hình 1.1. Mô<br /> hình hệ thống<br /> điều khiển<br /> mạch kín của<br /> ô tô máy kéo<br /> <br /> Nghiên cứu động lực học hướng chuyển động, trước hết và chủ yếu là<br /> nghiên cứu quỹ đạo chuyển động của ô tô máy kéo (Nguyễn Khắc Trai,<br /> 1997). Khi xem xét quỹ đạo chuyển động, vấn đề luôn luôn được đặt ra dưới<br /> dạng chuyển động vòng tổng quát, trong đó chuyển động thẳng chỉ là một<br /> trường hợp đặc biệt.<br /> 1.3. Thành tựu nghiên cứu tính chất chuyển động vòng của máy kéo<br /> trong và ngoài nước<br /> Ở các nước phát triển, nghiên cứu các tính chất chuyển động của MK<br /> đã đạt trình độ cao, các nhà khoa học đã giải quyết thành công các bài toán<br /> điều khiển lập trình hoặc lái tự động theo GPS. Tuy nhiên điều kiện đất đai<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2