intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

108
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của luận án là đánh giá thực trạng các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung luận án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o<br /> <br /> Bé n«ng nghiÖp vµ ptnt<br /> <br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯<br /> <br /> VŨ ĐỨC HẠNH<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT<br /> TRONG TIÊU THỤ NÔNG SẢN<br /> CỦA HỘ NÔNG DÂN TỈNH NINH BÌNH<br /> <br /> Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp<br /> Mã số: 62 62 01 15<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> HÀ NỘI, 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng<br /> 2. TS. Nguyễn Thị Dương Nga<br /> Phản biện 1:<br /> <br /> PGS. TS. Bùi Bằng Đoàn<br /> Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> TS. Nguyễn Mạnh Hải<br /> Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> GS. TS. Bùi Minh Vũ<br /> Viện Đào tạo Quản lý và Kinh doanh quốc tế<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng đánh giá luận án cấp<br /> Học viện họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ, ngày tháng năm 20<br /> <br /> Có thể tìm luận án tại:<br /> Thư viện Quốc gia<br /> Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br /> Ninh Bình là một tỉnh của đồng bằng sông Hồng có tổng diện tích<br /> tự nhiên là 1.389,1 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm<br /> 78,36%. Mặc dù tỷ trọng giá trị sản xất ngành nông nghiệp của tỉnh<br /> trong những năm qua đã giảm đi đáng kể do tác động của quá trình<br /> công nghiệp hóa nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn có một vị trí hết sức<br /> quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Nhiều hình thức<br /> tiêu thụ nông sản trong tỉnh đã được hình thành, từng bước phát triển<br /> và đã có những đóng góp nhất định trong tiêu thụ sản phẩm, góp phần<br /> thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển như hình thức liên kết 4 nhà<br /> trong tiêu thụ lúa giống, hình thức liên kết trực tiếp giữa hộ trồng dứa<br /> với Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao... Nhiều câu hỏi<br /> về vấn đề liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nông sản của hộ đã và đang<br /> được đặt ra như: Cơ chế liên kết ra sao; tình hình triển khai thực hiện<br /> các hình thức liên kết đó đạt được những kết quả gì; những khó khăn<br /> gặp phải đối với các hình thức này là gì; các yếu tố nào ảnh hưởng đến<br /> các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của Ninh Bình; giải pháp<br /> nào nhằm phát triển các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của<br /> tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án<br /> 2.1. Mục tiêu chung<br /> Mục tiêu chung của luận án là đánh giá thực trạng các hình thức liên<br /> kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình, đề xuất<br /> các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường các hình thức liên kết trong<br /> tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.<br /> 2.2. Mục tiêu cụ thể<br /> Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về các hình thức<br /> liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân; Đánh giá thực<br /> 1<br /> <br /> trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức liên kết trong<br /> tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình; Đề xuất các<br /> giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường các hình thức liên kết có hiệu<br /> quả trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng thu thập tài liệu để nghiên cứu các hộ nông dân, HTX,<br /> Doanh nghiệp, các tác nhân khác và vấn đề thể chế liên quan. Nghiên<br /> cứu được thực hiện trong thời gian từ năm 2009-2013, tập trung điều<br /> tra khảo sát tại 2 huyện, thị đó là: Huyện Yên Khánh, Thị xã Tam Điệp<br /> với ba sản phẩm nông sản chú yếu trong tỉnh là lúa giống, dứa và nấm.<br /> 4. Những đóng góp mới của luận án<br /> Về lý luận: Luận án tập trung phân tích và làm rõ khái niệm, phân<br /> loại, các nguyên tắc, phương thức, và tác nhân liên kết; các quy tắc<br /> ràng buộc và các nhân tố ảnh hưởng các hình thức liên kết trong tiêu<br /> thụ nông sản của hộ nông dân; Đồng thời luận án đã đưa ra các khái<br /> niệm cơ bản về liên kết tiêu thụ nông sản, hình thức liên kết tiêu thụ<br /> nông sản của hộ nông dân; vận dụng các phương pháp nghiên cứu và<br /> đề xuất khung phân tích lý thuyết phù hợp làm cơ sở nghiên cứu của<br /> đề tài.<br /> Về thực tiễn: Luận án đã trình bày khái quát tình hình sản xuất và<br /> tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và đi sâu phân tích cơ<br /> chế, nội dung, tình hình thực hiện và hiệu quả liên kết của bốn hình<br /> thức liên kết chủ yếu là hình thức hạt nhân trung tâm, đa chủ thể, trung<br /> gian và phi chính thống; điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa và quy mô<br /> sản xuất của hộ là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến sự<br /> tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm của hộ; chỉ rõ những ưu nhược<br /> điểm, tồn tại và triển vọng phát triển và từ đó đề xuất các giải pháp<br /> nhằm hoàn thiện, phát triển các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông<br /> sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.<br /> 2<br /> <br /> Chương I<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÌNH THỨC LIÊN KẾT<br /> TRONG TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA HỘ NÔNG DÂN<br /> 1.1. Cơ sở lý luận về hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ<br /> nông dân<br /> 1.1.1. Các khái niệm cơ bản<br /> Nông sản là các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông<br /> nghiệp, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp cơ bản (như lúa, rau<br /> quả tươi…), các sản phẩm phái sinh (như bánh mỳ, bơ, dầu ăn,<br /> thịt…); Hộ nông dân là hình thức tổ chức SX kinh doanh trong nông,<br /> lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan<br /> hệ huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu<br /> nhập, tiến hành các hoạt động SXNN với mục đích chủ yếu phục vụ cho<br /> nhu cầu của các thành viên trong hộ;Tiêu thụ nông sản của hộ nông<br /> dân được xem là giai đoạn cuối cùng của quá trình SXNN của hộ để<br /> đưa sản phẩm nông sản từ nơi SX là hộ nông dân đến nơi chế biến<br /> hay tiêu dùng sản phẩm cùng với sự chuyển quyền sở hữu nông sản<br /> giữa người bán là hộ nông dân và người mua nhằm thực hiện lợi ích<br /> của mỗi bên thông qua hoạt động trao đổi mua bán; Liên kết kinh tế<br /> là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ giữa các chủ<br /> thể sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí,<br /> đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh nông sản, tạo ra sức<br /> mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở ra những thị<br /> trường mới; Trong nghiên cứu này hình thức liên kết trong tiêu thụ<br /> nông sản của hộ nông dân được hiểu là phương thức tồn tại và phát<br /> triển của các mối quan hệ giữa hộ nông dân với các chủ thể sản<br /> xuất, chế biến, kinh doanh nông sản khác nhằm tiết kiệm thời gian,<br /> tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh<br /> nông sản, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2