intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm kiểu gen, dưới kiểu gen và đột biến gen của virus viêm gan B ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu đặc điểm kiểu gen, dưới kiểu gen và đột biến gen của virus viêm gan B ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định kiểu gen, dưới kiểu gen và đột biến gen bằng kỹ thuật giải trình tự toàn bộ hệ gen của virus viêm gan B ở bệnh nhân UTBMTBG; Phân tích mối liên quan giữa kiểu gen, dưới kiểu gen của virus viêm gan B với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân UTBMTBG.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm kiểu gen, dưới kiểu gen và đột biến gen của virus viêm gan B ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 ------------------------- HỒ TẤN PHÁT NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KIỂU GEN, DƯỚI KIỂU GEN VÀ ĐỘT BIẾN GEN CỦA VIRUS VIÊM GAN B Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN Ngành: NỘI KHOA/NỘI TIÊU HÓA Mã số: 9 72 01 07 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Tiến Thịnh 2. TS.BS. Phạm Hùng Vân Phản biện: 1. PGS.TS. Trần Ngọc Ánh 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Hồng 3. PGS.TS. Hoàng Văn Tổng Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108 Vào hồi giờ ngày tháng năm 20..... Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108 3. Thư viện Y học Trung ương
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết Virus viêm gan B (HBV: Hepatitis B Virus) đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và tiến triển của ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG); và nguy cơ tái phát ung thư sau các phương pháp điều trị. HBV được chia thành 10 kiểu gen (A-J) và nhiều dưới kiểu gen; phân bố tùy theo vùng địa lý và ảnh hưởng khác nhau đến diễn tiến lâm sàng. Đột biến gen HBV có vai trò quan trọng trong hình thành và tái phát UTBMTBG. Nghiên cứu kiểu gen và đột biến gen của HBV giúp hiểu rõ hơn về mối liên quan với UTBMTBG, cải thiện việc phòng ngừa và điều trị. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu "Nghiên cứu đặc điểm kiểu gen, dưới kiểu gen và đột biến gen của virus viêm gan B ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan" với hai mục tiêu: (1) Xác định kiểu gen, dưới kiểu gen và đột biến gen bằng kỹ thuật giải trình tự toàn bộ hệ gen của virus viêm gan B ở bệnh nhân UTBMTBG; (2) Phân tích mối liên quan giữa kiểu gen, dưới kiểu gen của virus viêm gan B với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân UTBMTBG. 2. Đóng góp mới của nghiên cứu * Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam áp dụng kỹ thuật giải trình tự toàn bộ hệ gen HBV trên bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) được chẩn đoán bằng mô bệnh học, đánh dấu một bước tiến quan trọng so với các nghiên cứu trước đây vốn chỉ tập trung vào các vùng gen riêng lẻ. Luận án đã giải trình tự toàn bộ hệ gen virus viêm gan B (HBV) bằng phương pháp giải trình tự Sanger ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu, giúp phân tích kiểu gen và đặc điểm đột biến của HBV. Luận án xác định được tỷ lệ kiểu gen B (57,9%) và kiểu gen C (42,1%) ở nhóm bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) nghiên cứu, ngoài ra còn xác định dưới kiểu gen của hai kiểu gen B, và C lần lượt là B4
  4. 2 (100%) và C1 (100%). * Các đột biến gặp phổ biến ở kiểu gen C là T2857C G 2858C vùng preSl, mất đoạn vùng preS2, và các đột biến Al762T, G1764A, đột biến kép Al762T/G1764A vùng BCP. Các đột biến vùng BCP gợi ý bệnh nhân UTBMTBG có khả năng nhiễm kiểu gen C lần lượt là Al762T, G1764A, và Al762T/G1764A. Đột biến gặp phổ biến ở kiểu gen B là G1896A vùng gen precore/core, đột biến kháng thuốc rtF221Y và các đột biến trước điều trị rtY124J, rt1224V6 ở vùng gen polymerase. * Xác định mối liên quan giữa kiểu gen, dưới kiểu gen và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân UTBMTBG. Trong đó kiểu gen C có liên quan đến ung thư biểu mô tế bào gan có xơ gan, chỉ số ALT, số lượng tiểu cầu và HBeAg. Luận án đã làm rõ phân bố kiểu gen và dưới kiểu gen HBV trong UTBMTBG, mối liên quan với biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng, cung cấp tài liệu hỗ trợ chẩn đoán, tiên lượng, điều trị và gợi ý nghiên cứu về khả năng điều trị, cùng việc cân nhắc rút ngắn thời gian tầm soát ung thư gan dưới 6 tháng cho bệnh nhân HBV kiểu gen C. 3. Cấu trúc luận án - Luận án gồm 117 trang, bao gồm: đặt vấn đề 2 trang, tổng quan tài liệu 31 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 24 trang, kết quả 28 trang, bàn luận 29 trang, kết luận 2 trang, kiến nghị 1 trang. - Luận án có 29 bảng, 11 hình và 04 biểu đồ. - Luận án có 153 tài liệu tham khảo, bao gồm 26 tài liệu tiếng Việt và 127 tài liệu tiếng Anh; và 02 phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Đặc điểm virus viêm gan B Tổ chức bộ gen HBV - HBV là một DNA virus hướng gan thuộc họ hepadnaviridae. Bộ gen
  5. 3 của HBV mã hóa bốn khung đọc mở (KĐM) S (gồm preS1, preS2, S), C (gồm precore/core), P, và X; các KĐM này có thể chồng lấn nhau một phần hay hoàn toàn; từ đó mã hóa tạo ra các protein chức năng khác nhau của virus. KĐM S mã hóa ba protein vỏ (S-, M- và L-HBsAg); KĐM C mã hóa protein HBc và HBe; KĐM P lớn nhất (chiếm 80% bộ gen) mã hóa gen polymerase/ enzyme phiên mã ngược RT (retro-transcriptase); và KĐM X mã hóa HBx, hoạt hóa HBV. 1.2. Các phương pháp xác định kiểu gen và dưới kiểu gen HBV - Phân tích di truyền dựa trên giải trình tự toàn bộ hệ gen HBV được xem là tiêu chuẩn vàng và phân tích cây phân loài là phương pháp mạnh mẽ, hiệu quả nhất trong việc phân loại kiểu gen và dưới kiểu gen HBV. Các phương pháp khác nhắm đến một vùng gen đơn lẻ chỉ giúp phân loại được kiểu gen dựa trên những kiểu gen khuôn mẫu có sẵn; và không chính xác nếu muốn xác định dưới kiểu gen HBV. - Các kiểu gen và dưới kiểu gen HBV được phân loại lần lượt dựa vào đặc điểm khác biệt trình tự các nucleotide của toàn bộ hệ gen hơn 8% và trên 4% nhưng chưa đến 8% trong cùng một kiểu gen. Shi W. (2013) cho biết ba khuyến cáo quan trọng giúp phân loại chính xác dưới kiểu gen HBV là (1) không giải trình tự một vùng gen đơn lẻ; (2) phải tạo thành một dòng độc lập trong cây phát sinh loài; và (3) bootstrap > 75% (bootstrap: tỷ lệ % đạt được kết quả tương tự khi lặp lại kỹ thuật). 1.3. Phân bố kiểu gen và dưới kiểu gen HBV trên thế giới - Kiểu gen và dưới kiểu gen HBV phân bố khác nhau theo vùng địa lý. Kiểu gen B và C gặp phổ biến ở Đông Á. Kiểu gen B phổ biến nhất ở Việt Nam; Lebanon là kiểu gen C và Jordan là kiểu gen D. Kiểu gen B1 và B2 ưu thế ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam, B3 (Indonesia); B4 ở Việt Nam; C1 ở Đông Nam Á, C2 Đông Á; C3 Châu Đại Dương; C4 Úc; C5 và C7 Philippines; C6 và C8-C16 ở Indonesia.
  6. 4 1.4. Ý nghĩa lâm sàng của kiểu gen và dưới kiểu gen HBV với nguy cơ UTBMTBG - Yu M. W. (2005) tại Đài Loan cho biết kiểu gen C tăng nguy cơ UTBMTBG gấp 5 lần so với các kiểu gen khác. Tong M. J. (2007) cũng ghi nhận tỷ lệ UTBMTBG ở bệnh nhân nhiễm HBV kiểu gen C cao hơn so với kiểu gen B. Kết quả phân tích tổng hợp và báo cáo hệ thống của Raffetti E. (2016) cho thấy nguy cơ UTBMTBG của kiểu gen C cao hơn đáng kể so với kiểu gen B. Chan H.L.Y. (2008) cho thấy kiểu gen C2 có nguy cơ UTBMTBG cao nhất (HR = 2,75; KTC 95%: 1,66 - 4,56; p = 0,0001), trong khi kiểu gen C1 chỉ mang nguy cơ trung bình (HR = 1,7; KTC 95%: 1,09 – 2,64; p = 0,020). 1.5. Cơ chế bệnh sinh UTBMTBG nhiễm HBV - HBV có thể khởi phát quá trình tiến triển UTBMTBG theo hai cơ chế (1) trực tiếp tích hợp vào bộ gen vật chủ hoặc (2) gián tiếp thông qua quá trình viêm gan mạn và xơ gan; Ngoài ra, đột biến virus đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát làm phát sinh và phát triển ung thư gan; hoặc nguy cơ tái phát sau phẫu thuật. 1.6. Một số nghiên cứu đặc điểm phân tử HBV ở bệnh nhân UTBMTBG nhiễm HBV trên thế giới và Việt Nam - Tangkijvanich P. (2005) cho biết ở Thái Lan hai kiểu gen HBV thường gặp ở bệnh nhân nhiễm HBV là B và C; kiểu gen phổ biến ở bệnh nhân dưới 40 tuổi và trên 60 tuổi, lần lượt là C và B. Ding X. (2002) ở bệnh nhân nhiễm HBV cũng cho biết kiểu gen C chiểm tỷ lệ tăng dần theo các nhóm người lành mang virus, viêm gan mạn, xơ gan và UTBMTBG. Bùi Hữu Hoàng (2003) bá cáo các nhóm bệnh nhân nhiễm HBV (UTBMTBG, xơ gan, và mang HBsAg mạn), kiểu gen phổ biến nhất là B (45,5%) và C (34,1%). Nguyễn Lĩnh Toàn (2006) cho thấy kiểu gen C phổ biến hơn B ở bệnh nhân UTBMTBG nhiễm HBV (p = 0,005). Bùi
  7. 5 Xuân Trường (2007) khảo sát 183 bệnh nhân nhiễm HBV mắc các bệnh gan khác nhau (UTBMTBG, xơ gan, viêm gan mạn) thấy kiểu gen B (56,2%) và C (39,6%), p < 0,05. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ giải trình tự các vùng gen riêng lẻ, không thực hiện toàn bộ hệ gen, và cũng không xác định được dưới kiểu gen HBV. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - 107 bệnh nhân xác định chẩn đoán UTBMTBG bằng mô bệnh học, nhiễm HBV đơn thuần và giải được trình tự toàn bộ hệ gen HBV. 2.1.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân UTBMTBG đồng thời thỏa hết các điều kiện sau: (1) được phẫu thuật cắt gan, bằng chứng mô bệnh học là UTBMTBG. (2) HBV- DNA (+) trong máu hoặc mô gan lành và giải được trình tự toàn bộ hệ gen HBV. (3) Trên 16 tuổi. (4) Đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân UTBMTBG có nhiễm HCV; bệnh nhân đã và đang lạm dụng rượu; bệnh nhân có ung thư khác; bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm - Gồm 2 địa điểm (1) Bệnh viện Chợ Rẫy: thu tuyển chọn bệnh, làm các xét nghiệm thường qui, chẩn đoán UTBMTBG và phẫu thuật cắt gan bệnh nhân UTBMTBG tại khoa U gan. (2) Nam Khoa Biotek (Tp. Hồ Chí Minh): xác định kiểu gen, dưới kiểu gen và đột biến gen HBV trên mẫu máu hoặc mẫu mô gan lành của bệnh nhân UTBMTBG. 2.2.2. Thời gian
  8. 6 - Thu thập dữ liệu lâm sàng, các mẫu máu và mô gan từ các bệnh nhân UTBMTBG trong khoảng thời gian từ 05/2018 - 05/2019. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu / ( ) n= = 95 n : cỡ mẫu cần thiết; Z / =1,96 (ý nghĩa thống kê mong muốn 0,05); d: sai số cho phép (chọn d = 0,07); p: tỷ lệ kiểu gen HBV ước tính trên bệnh nhân UTBMTBG, theo Orito E. (Nhật Bản), tỷ lệ kiểu gen B (13%) và C (86%). Cỡ mẫu lần lượt là 88 và 95 bệnh nhân. Thực tế có 107 bệnh nhân UTBMTBG nhiễm HBV tham gia nghiên cứu. 2.3.3. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 2.3.4. Phương tiện nghiên cứu
  9. 7 - Phương tiện chính hỗ trợ xác định kiểu gen HBV tại Nam Khoa Biotek: máy điện di mao quản 3500 Genetic Analyzer 8 ch RUO, 622-0010, Biorad, Mỹ. 2.3.5. Các bước tiến hành nghiên cứu Bước 1: thu tuyển bệnh nhân tham gia nghiên cứu (nhiễm HBV, chẩn đoán UTBMTBG và điều trị phẫu thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế (2020), tại khoa U gan, Bệnh viện Chợ Rẫy). Bước 2: sau phẫu thuật, thu tuyển 2 mẫu mô gan tươi (1 ngay bờ khối u và 1 ở vùng mô gan lành cách bờ khối u  5cm) chuyển đến trữ đông ngay ở nhiệt độ âm 800C tại Trung tâm Nam Khoa, Biotek. Bước 3: xác định chẩn đoán UTBMTBG bằng mô bệnh học tại Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Chợ Rẫy (theo WHO 2019). Bước 4: giải trình tự toàn bộ hệ gen HBV để xác định kiểu gen, dưới kiểu gen và đột biến gen HBV. 2.3.6. Chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.6.1. Chỉ tiêu chung: - Thu thập số liệu trong vòng 2 tuần trước ngày phẫu thuật cắt gan: tuổi, giới tính; tiền sử; lâm sàng; cận lâm sàng; dấu ấn HBV và HCV; điểm Child-Pugh; phân loại Barcelona BCLC; mô bệnh học. 2.3.6.2. Xác định kiểu gen, dưới kiểu gen và đột biến gen HBV - Cắt nối trình tự từng phân đoạn gen chồng lấn, thông qua phần mềm CLC Main Workbench 5.0 tạo ra trình tự hoàn chỉnh hệ gen HBV. Xây dựng cây phân loài dựa trên hệ gen tham chiếu từ ngân hàng gen (NCBI) để xác định chính xác kiểu gen và dưới kiểu gen HBV. Các thuật toán sử dụng bằng phần mềm MEGA7. Khảo sát đột biến gen ở từng vùng gen của toàn bộ hệ gen HBV. 2.3.7. Xử lý số liệu - SPSS phiên bản 20.0 trên hệ điều hành Windows (giá trị p < 0,05).
  10. 8 2.4. Đạo đức nghiên cứu - Hội đồng Đạo đức Bệnh viện Chợ Rẫy chấp thuận nghiên cứu. Chương 3 KẾT QUẢ 3.1. Xác định đặc điểm kiểu gen, dưới kiểu gen và đột biến gen HBV ở bệnh nhân UTBMTBG 3.1.1. Đặc diểm tuổi, giới tính - Nhóm nghiên cứu có độ tuổi trung bình 51 tuổi (51,4 ± 11,4), thấp nhất là 24 tuổi, cao nhất là 80 tuổi. Tỷ lệ nam:nữ là 7,2:1 (94/13). 3.1.2. Đặc điểm phân bố kiểu gen, dưới kiểu gen HBV - Chỉ có hai kiểu gen B (57,9%) phổ biến hơn C (42,1%). Dưới kiểu gen B là B4 (100%) và dưới kiểu gen C là C1 (100,0%). Do đó, trong nghiên cứu, khi nói đến kiểu gen HBV cũng chính là đề cập đến dưới kiểu gen HBV. Hình 3.2. Sơ đồ cây phân loài của 107 mẫu nghiên cứu
  11. 9 3.1.3. Đột biến ở các vùng gen HBV Bảng 3.3. Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với đột biến gen PreS1 HBV/B HBV/C Gen preS1 p n (%) n (%) W4P T2857C-G2858C 3 (4,8) 8 (17,8) 0,05* W4R T2857C 1 (1,6) 1 (2,2) 0,82* A60V C3026A 61 (98,4) 44 (97,8) 0,82* A90V C3116T 2 (3,2) 1 (2,2) 0,76* Mất đoạn 2 (66,7) 1 (33,3) 0,76* *Fisher exact test; **tt: tiếp theo - Tỷ lệ đột biến 2857C-G2858C ở kiểu gen C (17,8%) cao hơn B (4,8%), (p = 0,05). Bảng 3.4. Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với đột biến gen preS2 Gen preS2 HBV/B, n (%) HBV/C, n (%) P M1V A3205G 5 (8,1) 2 (4,4) 0,70*** F22L T53C 9 (14,5) 11 (24,4) 0,19** Mất đoạn 6 (33,3) 12 (66,7) 0,02** * No change (NC): đột biến không làm thay đổi axit amin **Pearson Chi Square; ***Fisher exact test - Tỷ lệ đột biến mất đoạn ở kiểu gen C (66,7%) hơn B (33,3%),(p = 0,02). * Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với đột biến gen S - Kiểu gen HBV không có mối liên quan với đột biến gen S (p > 0,05). Bảng 3.6. Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với đột biến gen X HBV/B HBV/C Gen X p n (%) n (%) No change G1613A 24 (38,7) 16 (35,6) 0,74* Enhancer H94Y C1653T 7 (11,3) 7 (15,6) 0,16* II No change G1721A 3 (4,8) 39 (86,7) < 0,001*
  12. 10 HBV/B HBV/C Gen X (tt) p n (%) n (%) K130M A1762T 32 (51,6) 43 (95,6) < 0,001** V131I G1764A 31 (50,0) 43 (95,6) < 0,001** K130M- A1762T/ BCP 31 (50,0) 42 (93,3) < 0,001** V131I G1764A F132Y T1768A 8 (12,9) 4 (8,9) 0,76** No change A1775G 1 (1,6) 24 (53,3) < 0,001** *Pearson Chi Square; **Fisher exact test - Vùng enhancer II: tỷ lệ đột biến G1721A ở kiểu gen C (86,7%) cao hơn B (4,8%), p < 0,001. Vùng BCP: các đột biến tỷ lệ ở kiểu gen C cao hơn B: A1762T (95,6% và 51,6%); G1764A 95,6% và 50,0%); A1775G (3,3% và 1,6%); tỷ lệ đột biến kép A1762T/G1764A ở kiểu gen C hơn B (93,3% và 50,0%); tất cả p < 0,001. Bảng 3.7. Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với đột biến gen X ở bệnh nhân UTBMTBG trong phân tích hồi quy đơn biến HBV/B HBV/C OR Gen X (BCP) p n (%) n (%) (95 CI) 32 20,2 K130M A1762T 43 (95,6) < 0,001* (51,6) (4,5 - 90,6) 31 21,5 V131I G1764A 43 (95,6) < 0,001* (50,0) (4,8 - 96,6) K130M - A1762T/ 31 14,0 42 (93,3) < 0,001** V131I G1764A (50,0) (3,9 - 50,0) * Pearson Chi Square; ** Fisher exact test - UTBMTBG có các đột biến BCP sẽ có khả năng nhiễm kiểu gen C cao hơn: A1762T (OR = 20,2; KTC 95%: 4,5 - 90,6; p < 0,001); G1764A (OR = 21,5; KTC 95%: 4,8 - 96,6; p < 0,001); và đột biến kép A1762T/ G1764A vùng BCP (OR = 14,0; KTC 95%: 3,9 - 50,0; p < 0,001).
  13. 11 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với đột biến gen PC/C Gen preore/core HBV/B, n (%) HBV/C, n (%) p* No change T1858C 3 (4,8) 40 (88,9) < 0,001 W28Stop G1896A 44 (71,0) 2 (4,4) < 0,001 G29D G1899A 6 (9,7) 4 (8,9) 1,00 *Fisher exact test - Tỷ lệ đột biến T1858C ở kiểu gen C (88,9%) cao hơn B (4,8%), p < 0,001; tỷ lệ đột biến G1896A ở kiểu gen B (71,0%) cao hơn C (4,4%), p < 0,001. * Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với đột biến gen core - Kiểu gen HBV không có mối liên quan với đột biến gen C (p > 0,05). Bảng 3.10. Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với đột biến kháng thuốc Đột biến kháng thuốc HBV/B HBV/C p (gen polymerase) n (%) n (%) A400C I91L 56 (90,3) 40 (88,9) 0,81** A400C- T402G F221Y T791A 59 (95,2) 5 (11,1) < 0,001* *Fisher exact test **Pearson Chi Square - Tỷ lệ đột biến rtF221Y (T791A) ở kiểu gen B (95,2%) cao hơn C (11,1%), p < 0,001. Bảng 3.11. Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với đột biến trước điều trị Đột biến trước điều trị HBV/B HBV/C p (gen polymerase) n (%) n (%) Y124H T499C 61 (98,4) 4 (8,9) < 0,001* D134N G529A 1 (1,6) 1 (2,2) 0,82* I224V A799G 61 (98,4) 28 (62,2) < 0,001* *Pearson Chi Square - Tỷ lệ các đột biến ở kiểu gen B cao hơn C: rtY124H (T499C) (98,4% và 8,9%); và rtI224V (A799G) (98,4% và 62,2%); p < 0,001.
  14. 12 4.2. Mối liên quan giữa kiểu gen, dưới kiểu gen và đột biến gen của HBV với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân UTBMTBG 4.2.1. Mối liên quan giữa kiểu gen, dưới kiểu gen HBV với tuổi, giới tính - Tuổi trung bình kiểu gen B (52,9 ± 11,9) lớn hơn C (49,4 ± 10,4). Tỷ lệ nam: nữ ở kiểu gen B và C lần lượt 8:1 và 6,5:1; (p > 0,05). - Tỷ lệ bệnh nhân kiểu gen B cao hơn C, tăng theo nhóm tuổi < 41 tuổi (47,6%), đến cao nhất ở nhóm > 60 tuổi (70,8%). 4.2.2. Mối liên quan giữa kiểu gen, dưới kiểu gen HBV với đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân UTBMTBG Bảng 3.14. Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với đặc điểm lâm sàng Đặc điểm HBV/B, n (%) HBV/C, n (%) p Đau hạ sườn phải 35 62,5 21 37,5 0,32* Đau thượng vị 9 56,2 7 43,8 0,88* Sốt 2 40,0 3 60,0 0,65** Vàng da 0 0,0 1 100,0 - Sụt cân 19 63,3 11 36,7 0,48* Rối loạn tiêu hóa 10 58,8 7 41,2 0,94* Gan to 2 100,0 0 0,0 - *Pearson Chi Square; **Fisher exact test - Kiểu gen HBV không có mối liên quan với đặc điểm lâm sàng (p > 0,05). 4.2.3. Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với đặc điểm cận lâm sàng Bảng 3.16. Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với các đặc điểm sinh hóa, huyết học Đặc điểm HBV/B, (n=62) HBV/C, (n=45) p* ALT (U/L) 45,2 ± 39,3 72,9 ± 53,4 0,003 AST (U/L) 61,1 ± 46,1 63,0 ± 31,3 0,81 Bilirubin (mg/dL) 0,8 ± 0,3 0,8 ± 0,9 0,79 Gamma GT (U/L) 143,6 ± 114,8 162,1 ± 133,2 0,44 Đặc điểm (tt) HBV/B, (n=62) HBV/C, (n=45) p*
  15. 13 Abumin (g/L) 4,0 ± 0,3 4,0 ± 0,4 0,92 PT (giây) 13,5 ± 0,7 13,5 ± 0,7 0,87 Hb (g/L) 140,4 ± 19,4 144,4 ± 20,0 0,30 Bạch cầu (G/L) 10,0 ± 16,2 10,0 ± 15,7 1,00 Tiểu cầu (G/L) 243,2 ± 77,9 213,0 ± 66,2 0,04 AFP (ng/mL) 15485,6 ± 44718,9 4673,6 ± 8713,4 0,07 *T-test - UTBMTBG kiểu gen C: chỉ số ALT (U/L) (72,9 ± 53,4) cao hơn B (45,2 ± 39,3); số lượng tiểu cầu (G/L) (213,0 ± 66,2) thấp hơn B (243,2 ± 77,9); khác biệt có ý nghĩa thống kê (lần lượt p = 0,003; và p = 0,04). Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với nồng độ AFP AFP HBV/B, n (%) HBV/C, n (%) p < 20 15 53,6 13 46,4 20 - 400 20 64,5 11 35,5 0,67* > 400 27 56,2 21 43,8 *T-test - Kiểu gen HBV không có mối liên quan với nồng độ AFP (p > 0,05). Bảng 3.19. Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với HBeAg, xơ gan Đặc điểm HBV/B, n (%) HBV/C, n (%) p HBsAg Âm tính 3 (75,0) 1 (25,0) 0,64** Dương tính 59 (57,3) 44 (42,7) HBeAg Âm tính 52 (68,4) 24 (31,6) 0,001* Dương tính 10 (32,3) 21 (67,7) Xơ gan Không 29 (76,3) 9 (23,7) 0,004* Có 33 (47,8) 36 (52,2) *Pearson Chi Square; **Fisher exact test - 4/107 bệnh nhân (3,7%) nhiễm HBV ẩn. HBeAg (+) ở kiểu gen C (67,7%) cao hơn B (32,3%), p = 0,001. UTBMTBG có xơ gan nhiễm
  16. 14 kiểu gen C (52,2%) cao hơn B (47,8%), (p = 0,004); và không xơ gan có tỷ lệ kiểu gen B (76,3%) cao hơn C (23,7%) (p = 0,004). Bảng 3.20. Mối liên quan giữa xơ gan với các yếu tố liên quan ở bệnh nhân UTBMTBG trong mô hình hồi quy logistic UTBMTBG có xơ gan Đặc điểm OR KTC 95% p Kiểu gen B 1 C 2,6 1,02 - 6,52 0,046 HBeAg Âm tính 1 Dương tính 4,1 1,27 - 13,42 0,019 *KTC: khoảng tin cậy - UTBMTBG có xơ gan có khả năng nhiễm kiểu gen C cao hơn (OR = 2,6; KTC 95%: 1,02 - 6,52; p = 0,046); khả năng mang HBeAg dương tính cao hơn (OR = 4,1; KTC 95%: 1,27 - 13,42; p = 0,019). Bảng 3.21. Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với các yếu tố liên quan ở bệnh nhân UTBMTBG trong mô hình hồi quy logistic HBV/C Đặc điểm p OR KTC 95% Tuổi > 60 1 40 - 60 2,2 0,7 - 7,2 0,19 < 40 3,8 0,8 - 19,1 0,10 Giới tính Nữ 1 0,14 Nam 2,9 0,7 - 12,5 HBeAg Âm tính 1 0,013 Dương tính 4,1 1,4 - 12,4 - Bệnh nhân UTBMTBG kiểu gen C có khả năng mang HBeAg dương tính cao hơn (OR = 4,1; KTC 95%: 1,4 - 12,4; p = 0,013).
  17. 15 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với đặc điểm khối u HBV/B HBV/C Đặc điểm p n (%) n (%) Nhiều khối u ( 2 u) 38 (60,3) 25 (39,7) 0,56* Vị trí U gan trái 10 (50,0) 10 (50,0) u gan U gan phải 37 (57,8) 27 (42,2) 0,60* Cả 2 bên 15 (65,2) 8 (34,8) Kích ≤ 2 cm 1 (33,3) 2 (66,7) thước 2 – 5 cm 15 (53,6) 13 (46,4) 0,58** u ≥ 5 cm 46 (60,5) 30 (39,5) Kích thước u 6,7 ± 3,0 6,0 ± 3,0 0,27*** (TB  ĐLC) (cm) *Pearson Chi Square; **Fisher exact test; ***T-test; ĐLC: Độ lệch chuẩn - Kiểu gen HBV không có mối liên quan với các đặc điểm của khối u gan (p > 0,05). Bảng 3.23. Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với phân loại BCLC HBV/B HBV/C BCLC p* n % n % A 30 57,7 22 42,3 B 24 63,3 14 36,7 0,54 C 8 47,1 9 52,9 * Pearson Chi Square - Kiểu gen HBV không có mối liên quan với phân loại UTBMTBG theo BCLC (p > 0,05).
  18. 16 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với các đặc điểm mô bệnh học HBV/B HBV/C Đặc điểm mô bệnh học p n (%) n (%) UTBMTBG thông thường 49 (58%) 35 (42%) Biến thể Bè lớn 8 (72,7%) 3 (27,3%) 0,506** Viêm gan nhiễm mỡ 1 (33,3%) 2 (66,7%) Tế bào sáng 4 (44,4%) 5 (55,6%) Độ biệt hóa Vừa 48 (57,1%) 36 (42,9%) 0,784* Thấp 14 (60,9%) 9 (39,1%) Hoại tử u 51 (58,6%) 36 (41,4%) 0,767* Xâm nhập vi mạch máu 21 (60,0%) 14 (40,0%) 0,764* Số lượng phân bào (TB ± ĐLC) 3,19 ± 0,58 3,16 ± 1 0,94*** *Pearson Chi Square; **Fisher exact test; ***T-test - Kiểu gen HBV không có mối liên quan với các đặc điểm mô bệnh học (p > 0,05). Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Xác định kiểu gen, dưới kiểu gen và đột biến gen của HBV ở bệnh nhân UTBMTBG 4.1.1. Đặc điểm tuổi và giới tính - Độ tuổi trung bình bệnh nhân là 51,4 ± 11,4 tuổi; đa số bệnh nhân tập trung vào nhóm 41-60 tuổi (57,9%), tương đương nghiên cứu của Ding X. (2001) 51,6 tuổi; Cao Y. (2018) 52 tuổi; Vũ Văn Quang (2018) 52,2 tuổi; và Nguyễn Quang Tuấn (2005) 52,5 tuổi. Sự khác biệt về độ tuổi giữa các nghiên cứu do tiêu chuẩn chọn bệnh, yếu tố địa lý và nguy cơ bệnh khác nhau. Kết quả cũng cho thấy tính nhất quán về độ tuổi mắc UTBMTBG tại Việt Nam.
  19. 17 - Nghiên cứu có 94 bệnh nhân nam (87,9%) và 13 bệnh nhân nữ (12,1%), tỷ lệ nam/nữ là 7,2/1. Tỷ lệ này tương đồng với Cao Y. (2018) nam ưu thế 88,7%; Nguyễn Quang Tuấn (2005) nam 75,4%; và Lê Minh Huy (2012) nam 77,3%. Lin C. L. (2007) trên 193 bệnh nhân UTBMTBG nhiễm HBV mạn ở Đài Loan có tỷ lệ nam/nữ = 5,4:1. Điều này hoàn toàn phù hợp với thống kê ở tất cả các vùng địa lý khác nhau trên thế giới là bệnh gặp chủ yếu ở nam. 4.1.2. Đặc điểm kiểu gen, dưới kiểu gen và đột biến gen của HBV ở bệnh nhân UTBMTBG 4.1.2.1. Đặc điểm kiểu gen HBV ở bệnh nhân UTBMTBG - Nghiên cứu của chúng tôi trên 107 bệnh nhân UTBMTBG nhiễm HBV mạn cho kết quả kiểu gen B chiếm 57,9% và kiểu gen C là 42,1%. Tỷ lệ này tương đồng với các nghiên cứu tại Việt Nam, như Bùi Hữu Hoàng (2003) ghi nhận kiểu gen B (45,5%) và C (34,1%), và Bui Thi Ton That (2017) kiểu gen B (72,6%) và C (27,4%). Trong nghiên cứu của chúng tôi, 3,7% bệnh nhân nhiễm HBV ẩn, với 75% thuộc kiểu gen B và 25% thuộc kiểu gen C; không ghi nhận trường hợp đồng nhiễm HBV nào, phù hợp với các nghiên cứu giải trình tự toàn bộ hệ gen HBV trước đó. Sự khác biệt về phân bố kiểu gen HBV theo địa lý được thể hiện rõ. Tại Thái Lan, Tangkijvanich P. (2005) cho biết kiểu gen C chiếm ưu thế ở bệnh nhân ung thư gan (73,2%), trong khi kiểu gen B chiếm 20,8%. 4.1.2.2. Đặc điểm dưới kiểu gen HBV ở bệnh nhân UTBMTBG - Tiến hành phân tích xác định đặc điểm dưới kiểu gen HBV, qua giải trình tự toàn bộ hệ gen, kết quả thu được tất cả bệnh nhân nhiễm kiểu gen B và C, lần lượt đều có dưới kiểu gen toàn bộ là B4 (100%) và C1 (100%). Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đó tại Việt Nam, như Bùi Thị Tôn Thất (2017) ghi nhận B4 chiếm 87,8% và B2 chiếm 12,2%, trong khi C1 chiếm toàn bộ các trường hợp thuộc kiểu gen C.
  20. 18 - Kết quả không có dưới kiểu gen B2 như Orito E. (2005) tại Nhật Bản, với B1 và B2 chiếm ưu thế và không có kiểu gen C. Sự khác biệt này có thể do yếu tố địa lý và dịch tễ học của HBV. Tại Đài Loan (Chen J. D., 2004; Liang T. J., 2010) cho thấy bệnh nhân nhiễm kiểu gen C có nguy cơ tái phát khối u cao hơn sau phẫu thuật UTBMTBG so với B. Đây là hướng nghiên cứu cần tiếp tục để hiểu rõ mối liên hệ giữa đặc điểm di truyền HBV và nguy cơ tái phát UTBMTBG tại Việt Nam, đặc biệt ở những bệnh nhân nhiễm HBV kiểu gen C. 4.1.3. Mối liên quan giữa đột biến gen HBV và UTBMTBG 4.1.3.1. Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với đột biến gen PreS - Theo Sugauchi F. (2003), đột biến preS phổ biến hơn ở kiểu gen C so với B (84,0% và 40,0%; p < 0,05), làm tăng nguy cơ xơ gan và UTBMTBG ở bệnh nhân kiểu gen C (54,0% và 31,0%; p < 0,05). Yeung P. (2011) ghi nhận đột biến mất đoạn preS ở bệnh nhân UTBMTBG cao hơn nhóm không mắc ung thư gan (p = 0,015). 4.1.3.2. Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với đột biến gen preS1 - Kết quả từ Bảng 3.3 chỉ ra đột biến W4P xuất hiện ở kiểu gen C nhiều hơn kiểu B (17,8% và 4,8%; p = 0,05), và có thể liên quan đến tiến triển bệnh ở kiểu gen C. Liu S. (2009) cũng ghi nhận đột biến PreS1 cao hơn ở bệnh nhân UTBMTBG (19,7% và 3,0%; p < 0,001). 4.1.3.3. Mối liên quan giữa kiểu gen HBV với đột biến gen preS2 - Kết quả từ Bảng 3.4 cho thấy đột biến mất đoạn vùng preS2 xuất hiện nhiều hơn ở kiểu gen C so với B (66,7% và 33,3%; p = 0,02), liên quan đến nguy cơ cao của xơ gan và UTBMTBG. Liu S. (2009) cũng cho thấy tỷ lệ đột biến preS2 cao hơn ở bệnh nhân UTBMTBG so với nhóm không mắc bệnh ung thư gan (15,3% và 8,9%; p = 0,032). Li X. (2016) ghi nhận đột biến preS2 phổ biến hơn ở bệnh nhân UTBMTBG (19,1% và 4,8%; p < 0,01).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2