BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br />
<br />
NGUYỄN THỊ NGỌC LANH<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ<br />
SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC LÀNG NGHỀ<br />
TỈNH BẮC NINH THEO QUAN ĐIỂM<br />
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản lý đất đai<br />
Mã số: 62 85 01 03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP<br />
<br />
HÀ NỘI - 2012<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài:<br />
Với 62 làng nghề (31 làng nghề truyền thống) nổi tiếng trong và<br />
ngoài nước, làng nghề Bắc Ninh đã và đang phát triển rất mạnh, đem lại<br />
hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải<br />
quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân, thúc đẩy<br />
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy<br />
nhiên, việc quản lý, sử dụng đất trong các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh<br />
còn mang tính tự phát, phân tán, lãng phí đất trong khi cơ sở hạ tầng và<br />
mặt bằng sản xuất còn thiếu, môi trường còn bị ô nhiễm. Việc quy hoạch<br />
tổng thể làng nghề, đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng mặt bằng sản xuất, đảm<br />
bảo môi trường sinh thái cho các làng nghề phát triển bền vững đang là<br />
vấn đề cấp thiết, cần được quan tâm nghiên cứu, giải quyết. Do vậy, chúng<br />
tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất tại<br />
các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững”.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:<br />
Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất tại một số làng nghề của tỉnh<br />
Bắc Ninh; định hướng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất<br />
làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững.<br />
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng<br />
cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề và quản lý sử dụng đất làng nghề<br />
theo quan điểm phát triển bền vững phục vụ việc nghiên cứu hoàn thiện<br />
chính sách, pháp luật đất đai để phát triển các làng nghề ở nước ta.<br />
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu<br />
tham khảo cho tỉnh Bắc Ninh và các địa phương có điều kiện tương tự áp<br />
dụng trong việc quản lý sử dụng đất làng nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát<br />
triển bền vững trong quá trình thực hiện CNH-HĐH.<br />
4. Những đóng góp mới của đề tài<br />
- Đề tài đã hệ thống hoá, làm sáng tỏ về lý luận cơ bản; kinh nghiệm<br />
của một số địa phương trong nước và quốc tế về phát triển làng nghề; quản<br />
lý, sử dụng đất tại các làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững;<br />
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đánh giá được thực trạng quản lý,<br />
sử dụng đất tại một số làng nghề của tỉnh Bắc Ninh từ đó đưa ra được định<br />
hướng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất đai đối với một số loại<br />
làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững.<br />
5. Bố cục của luận án<br />
Luận án gồm 134 trang không kể tài liệu tham khảo và phụ lục với<br />
34 bảng số liệu, 14 hình và 03 bản đồ, 12 phụ lục và 01 mẫu phiếu điều<br />
tra, tham khảo 108 tài liệu (102 tài liệu tiếng Việt và 06 tài liệu tiếng nước<br />
ngoài). Bố cục luận án: mở đầu 04 trang, tổng quan tài liệu 45 trang, nội<br />
<br />
2<br />
dung và phương pháp nghiên cứu 06 trang, kết quả nghiên cứu và thảo<br />
luận 75 trang, kết luận và đề nghị 04 trang.<br />
<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Thực trạng và phát triển làng nghề Việt Nam<br />
1.1.1. Nhận thức chung về làng nghề<br />
- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư sinh sống trong một làng<br />
(thôn, tương đương thôn) có hoạt động sản xuất, kinh doanh các ngành<br />
nghề sản xuất và kinh doanh một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau,<br />
phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của<br />
một bộ phận người dân trong làng.<br />
- Tiêu chí xác định là làng nghề: i) có tối thiểu 30% tổng số hộ trên<br />
địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn. ii) hoạt động sản<br />
xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công<br />
nhận. iii) chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.<br />
- Phân loại làng nghề có thể theo 6 dạng: i) theo làng nghề truyền<br />
thống và làng nghề mới; ii) theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm; iii)<br />
theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ; iv) theo nguồn thải và<br />
mức độ ô nhiễm; v) theo mức độ sử dụng nguyên/nhiêu liệu; vi) theo thị<br />
trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển.<br />
Tiêu chí, phân loại làng nghề phụ thuộc vào từng mục đích thống<br />
kê, từng địa phương quy định.<br />
- Số lượng: i) theo JICA với tiêu chí hơn 20% số hộ trong làng sản xuất<br />
nghề được gọi là làng nghề thì nước ta có 2.017 làng nghề; ii) theo Bộ Tài<br />
nguyên và Môi trường (7/2011) nước ta có 3.355 làng nghề (1.262 làng nghề<br />
đã được công nhận và 2.093 làng có nghề chưa được công nhận).<br />
1.1.2. Xu thế phát triển của làng nghề Việt Nam<br />
Sự phân bố các làng nghề tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn,<br />
nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng khoảng 50% (như Bắc Ninh,<br />
Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định); sau đến là miền Trung khoảng<br />
23,6% và miền Nam khoảng 16,4%. Xu thế phát triển của làng nghề ngày<br />
càng phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô, nhiều làng nghề mới được<br />
công nhận, nhiều ngành nghề mới được mở rộng; trong đó phát triển mạnh<br />
nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng.<br />
1.1.3. Vai trò, tác động của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã<br />
hội đất nước và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn:<br />
Vai trò, tác động tích cực của phát triển làng nghề: i) góp phần<br />
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động; ii) góp phần tạo việc làm<br />
và tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở nông thôn; iii) thu hút mạnh mẽ<br />
nguồn vốn dư thừa trong nhân dân để đầu tư cho sản xuất; iv) góp phần<br />
<br />
3<br />
phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông<br />
thôn; v) góp phần phát triển dịch vụ du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa dân<br />
tộc. Những tồn tại trong quá trình phát triển làng nghề như thiếu mặt bằng<br />
sản xuất, cơ sở hạ tầng xuống cấp và môi trường ô nhiễm nặng.<br />
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý, sử dụng đất làng nghề theo quan điểm<br />
phát triển bền vững<br />
1.2.1. Các yếu tố tác động đến việc quản lý, sử dụng đất làng nghề như:<br />
i) các yếu tố tự nhiên (vị trí địa lý, đất đai, địa hình, khí hậu, các nguồn tài<br />
nguyên thiên nhiên); ii) các yếu tố kinh tế - xã hội (cơ cấu kinh tế, sản<br />
xuất, dân số, lao động, trình độ lao động, kết cấu hạ tầng, vốn và thị<br />
trường, nguồn nguyên liệu sản xuất, văn hoá truyền thống); iii) các yếu tố<br />
môi trường (không khí, nước, đất) luôn có tác động trực tiếp hoặc gián<br />
tiếp đến việc quản lý, sử dụng đất đai tại các làng nghề. Đó là nguồn nội<br />
lực, là lợi thế, hạn chế so sánh của mỗi địa phương, của mỗi vùng.<br />
1.2.2. Chính sách đất đai đối với phát triển làng nghề: i) các chính sách<br />
của Đảng về phát triển các ngành nghề nông thôn, làng nghề; ii) cơ sở<br />
pháp luật về quản lý, sử dụng đất làng nghề; iii) các chính sách ưu đãi đối<br />
với sử dụng đất làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy<br />
nhiên cho đến nay các chính sách này mới chỉ được thể hiện thông qua<br />
nhiều chính sách chung khác nhau mà chưa có chính sách đồng bộ, cụ thể<br />
dành riêng cho việc quản lý, sử dụng đất đai làng nghề dẫn tới việc vận<br />
dụng chính sách, việc tổ chức, triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn và<br />
còn khác nhau ở các địa phương.<br />
1.2.3. Quản lý, sử dụng đất tại làng nghề theo quan điểm phát triển bền<br />
vững ở Việt Nam<br />
Chiến lược toàn cầu về phát triển bền vững trên cơ sở báo cáo của<br />
Brundrland về môi trường vào năm 1987; tuyên bố của Hội nghị LHQ về<br />
môi trường con người Stockholm, Thụy Điển 1972; tuyên bố của Hội nghị<br />
LHQ về môi trường và phát triển Rio de Janeiro, Brazil 1992; tuyên bố<br />
của Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững Johannesburrg,<br />
Nam Phi 2002. Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam<br />
(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), 2004, 2012: xác định phát triển<br />
bền vững con đường tất yếu của Việt Nam; những lĩnh vực (kinh tế, xã<br />
hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, kiểm soát ô<br />
nhiễm) cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững và việc tổ chức thực hiện<br />
phát triển bền vững.<br />
Quản lý, sử dụng đất đai tại làng nghề theo quan điểm phát triển<br />
bền vững, cần xây dựng được hệ thống các cơ chế, chính sách pháp luật<br />
của Nhà nước, trong đó đặc biệt là cơ chế, chính sách về đất đai tạo điều<br />
kiện cho việc quản lý, sử dụng đất đai tại các làng nghề, đảm bảo làng<br />
nghề ngày càng phát triển.<br />
<br />
4<br />
1.3. Kinh nghiệm về quản lý sử dụng đất làng nghề của một số nước<br />
trên thế giới và một số địa phương trong nước<br />
Qua nghiên cứu tình hình phát triển ngành nghề nông thôn, làng<br />
nghề của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và<br />
một số địa phương trong nước như Nam Định, Thái Bình, Hà Nội đã rút ra<br />
bài học kinh nghiệm trong việc quản lý, sử dụng đất đai để duy trì, phát triển<br />
làng nghề như sau: i) hầu hết các nước đều chú trọng phát triển ngành nghề<br />
ở nông thôn và coi đó là giải pháp hữu hiệu tạo việc làm, nâng cao thu<br />
nhập cho người dân, tạo cơ sở để nông thôn phát triển ổn định. Ngành<br />
nghề ở các nước này rất giống ngành nghề ở Việt Nam như nghề gốm sứ,<br />
nghề dệt may, nghề giấy, nghề đúc kim loại phát triển chủ yếu ở khu vực<br />
nông thôn. Sản xuất làng nghề với quy mô hộ gia đình là chủ yếu; ii) để<br />
tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững, bên cạnh các chính sách ưu<br />
đãi về thuế, tín dụng, đầu tư … thì các chính sách về đất đai đóng vai trò<br />
đặc biệt quan trọng, trong đó coi trọng việc quy hoạch làng nghề. Tuỳ theo<br />
tính chất sản xuất kinh doanh nghề để quy hoạch sắp xếp lại việc sử dụng<br />
đất chi tiết, quy hoạch xây dựng các khu sản xuất tập trung với quy mô<br />
lớn, nhỏ; đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là mạng lưới đường giao<br />
thông nông thôn bảo đảm cho sự phát triển ổn định, lâu dài của làng nghề;<br />
iii) kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất theo quy hoạch, sử dụng đất tiết<br />
kiệm, hiệu quả. Giao quyền sử dụng đất lâu dài để các cơ sở sản xuất, kinh<br />
doanh tại làng nghề đầu tư phát triển. Miễn thuế sử dụng đất trong 3 năm<br />
đầu cho các cơ sở mới thành lập; iv) khuyến khích phát triển làng nghề<br />
hướng tới phục vụ du lịch và xuất khẩu, thu hút lao động tại chỗ, giảm bớt<br />
sự di dân hàng loạt từ các vùng nông thôn vào đô thị.<br />
1.4. Một số công trình nghiên cứu về làng nghề<br />
Các cổng trình nghiên cứu về làng nghê: trong những năm qua đã<br />
có rất nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về làng nghề trong cả nước và<br />
riêng của tỉnh Bắc Ninh. Các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề như cơ<br />
sở lý luận, thực tiễn và giải pháp về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn;<br />
về phát triển kinh tế làng nghề; về chính sách phát triển làng nghề; về môi<br />
trường làng nghề; về quy hoạch phát triển cụm công nghiệp làng nghề.<br />
Tuy nhiên các công trình đó mới chỉ tập trung nghiên cứu về các<br />
lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường (như CNH, HĐH nông nghiệp, nông<br />
thôn; lao động làng nghề; môi trường làng nghề ...) mà chưa có công trình,<br />
đề tài nào nghiên cứu về vấn đề quản lý, sử dụng đất làng nghề theo quan<br />
điểm phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.<br />
Hướng nghiên cứu của đề tài: với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là<br />
đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất đai tại một số làng nghề của tỉnh<br />
Bắc Ninh; định hướng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý<br />
đất đai làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững nhằm giải quyết<br />
<br />