intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý đất đai thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

63
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đánh giá thực trạng HTĐC thành phố Vinh nhằm tìm ra những tồn tại của HTĐC trong QLĐĐ thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất một số giải pháp để phát triển HTĐC hiện đại trong QLĐĐ thành phố Vinh tỉnh Nghệ An nhằm góp phần tăng cường năng lực QLĐĐ đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH bền vững của địa phương trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý đất đai thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br /> <br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> THÁI VĂN NÔNG<br /> <br /> NGHIÊN CỨU HIỆN ĐẠI HÓA HỆ THỐNG<br /> ĐỊA CHÍNH TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI<br /> THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI<br /> MÃ SỐ : 62 85 01 03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> HÀ NỘI - 2015<br /> <br /> Công trình hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> Người hướng dẫn : 1. TS. NGUYỄN ĐÌNH BỒNG<br /> 2. TS. ĐỖ THỊ TÁM<br /> <br /> Phản biện 1<br /> <br /> : PGS.TS. Nguyễn Văn Định<br /> Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> Phản biện 2<br /> <br /> : TS. Lê Minh Tá<br /> Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br /> <br /> Phản biện 3<br /> <br /> : PGS.TS. Trần Văn Tuấn<br /> Trường Đại học Khoa học tự nhiên<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:<br /> Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> Vào hồi<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành<br /> phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ<br /> sở kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh (Quốc Hội nước CHXHCNVN, 2013).<br /> Quản lý đất đai (QLĐĐ) được xác định là một khoa học tổng hợp về tự nhiên, kinh tế, xã<br /> hội, pháp lý và kỹ thuật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai. Hệ thống quản lý đất đai<br /> bao gồm các thành phần chính là: pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất, thanh tra đất<br /> đai, hồ sơ địa chính , đăng ký đất đai (ĐKĐĐ), định giá đất và hệ thống thông tin (HTTT)<br /> đất đai. Trong đó pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất và thanh tra đất đai là nền tảng,<br /> cơ sở pháp lý, kinh tế và xã hội của hệ thống. Còn hồ sơ địa chính, ĐKĐĐ, định giá đất và<br /> HTTT đất đai (còn gọi là hệ thống địa chính - HTĐC) là cơ sở kỹ thuật của hệ thống (Tôn<br /> Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng, 2007).<br /> Quản lý đất đai có lịch sử lâu đời, tuy nhiên khái niệm QLĐĐ hiện đại chỉ được đề<br /> cập đến trong những thập niên cuối của thế kỷ XX. Đó là thời điểm công nghệ thông tin có<br /> bước phát triển nhảy vọt, thúc đẩy phát triển nền kinh tế công nghiệp và sự hình thành nền<br /> kinh tế tri thức, làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Trong đó có hệ thống<br /> QLĐĐ của các quốc gia, tiêu biểu như Thụy Điển, Úc, với bản đồ địa chính, ĐKĐĐ, định<br /> giá đất và ngân hàng dữ liệu đất đai.<br /> Việt Nam là quốc gia đất chật người đông, dân số tăng nhanh và đang trong quá<br /> trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH). Vì vậy việc quản lý chặt chẽ,<br /> sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên đất là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Quản lý đất<br /> đai Việt Nam cũng có lịch sử lâu đời. Trong quá trình đổi mới, ngành QLĐĐ đã đạt được<br /> những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), củng cố<br /> quốc phòng an ninh và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên đất đai vẫn chưa<br /> được quản lý và khai thác hợp lý; sử dụng còn lãng phí và kém hiệu quả; ở nhiều nơi đất đai<br /> bị suy thoái, ô nhiễm và phá hoại đến mức báo động; nguồn thu ngân sách từ đất chưa tương<br /> xứng với tiềm năng của tài nguyên đất. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là HTĐC<br /> trong QLĐĐ của Việt Nam còn nhiều bất cập: BĐĐC chưa được lập hoàn chỉnh, những nơi<br /> đã đo thì không đồng nhất về hệ tọa độ và các yếu tố thể hiện trên bản đồ; các loại sổ sách<br /> lập không đầy đủ; công tác ĐKĐĐ cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất (QSDĐ),<br /> định giá đất, thông tin đất đai còn nhiều tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu QLĐĐ theo<br /> hướng chính quy, hiện đại.<br /> Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An có lịch sử hình thành và phát triển trên 200 năm, với<br /> tổng diện tích tự nhiên là 104,98 km2, dân số là 282.981 người. Chính phủ đã xác định<br /> chức năng của thành phố Vinh là đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu<br /> về phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An và của vùng Bắc Trung bộ; trung tâm đào tạo nguồn<br /> nhân lực và trọng điểm về khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao và y tế của vùng Bắc<br /> Trung Bộ. Dự báo đến năm 2015 diện tích được mở rộng xấp xỉ 200 km2, năm 2020 là 250<br /> <br /> 1<br /> <br /> km2; dân số năm 2015 là 450.000 người và năm 2025 là 800.000 người. Ngày 5/9/2008,<br /> Thủ tướng Chính phủ cũng đã công nhận thành phố Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh<br /> Nghệ An (Thủ tướng Chính phủ, 2008).<br /> Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá tại thành phố Vinh đã diễn ra mạnh<br /> mẽ. Thị trường bất động sản (TTBĐS) hết sức sôi động, giá đất thị trường thay đổi rất<br /> nhanh, nhất là các vị trí đất có khả năng sinh lợi. Quyền sử dụng đất thực sự đã trở thành<br /> nguồn lực quan trọng, nguồn vốn lớn nhất để đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng,<br /> đường giao thông, các công trình quan trọng phục vụ cho việc phát triển kinh tế và lợi ích<br /> của cộng đồng. Tuy nhiên, do tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh đã vượt quá khả năng<br /> đáp ứng của các bộ máy quản lý, các hệ thống cơ chế chính sách không theo kịp nhu cầu<br /> của sự phát triển, quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố đã phát sinh nhiều bất<br /> cập đó là công tác đăng ký và cấp GCN QSDĐ chưa hoàn thành; cơ sở dữ liệu lạc hậu, thị<br /> trường đất đai chưa được quản lý chặt chẽ; HTTT đất đai mới bước đầu thiết lập và hiệu<br /> quả hoạt động còn kém; công tác lập và quản lý quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức,<br /> chưa tạo được quỹ đất sạch phục vụ cho việc phát triển KTXH và thu hút đầu tư.<br /> Tồn tại trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách quan là do<br /> HTĐC của của thành phố Vinh chưa đáp ứng yêu cầu QLĐĐ hiện đại trong thời kỳ CNHHĐH. Để tập trung thu hút nguồn lực từ bên ngoài và phát huy tiềm năng của đô thị trung tâm<br /> kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ, thành phố Vinh cần tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực<br /> của hệ thống QLĐĐ. Trong đó việc phát triển một HTĐC hiện đại phục vụ đa mục tiêu và chia<br /> sẻ thông tin hiệu quả là rất quan trọng. Muốn vậy cần bắt đầu từ việc trả lời các câu hỏi: (1)<br /> Thực trạng hệ thống địa chính hiện nay ra sao? So với yêu cầu của hệ thống địa chính hiện đại<br /> còn tồn tại gì?; (2) Để giải quyết những tồn tại đó, cần phải có những giải pháp nào?.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> - Đánh giá thực trạng HTĐC thành phố Vinh nhằm tìm ra những tồn tại của HTĐC<br /> trong QLĐĐ thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.<br /> - Đề xuất một số giải pháp để phát triển HTĐC hiện đại trong QLĐĐ thành phố<br /> Vinh tỉnh Nghệ An nhằm góp phần tăng cường năng lực QLĐĐ đáp ứng yêu cầu phát triển<br /> KTXH bền vững của địa phương trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.<br /> 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> a. Ý nghĩa khoa học<br /> Góp phần bổ sung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển HTĐC hiện đại<br /> trong quản lý đất đai thời kỳ CNH-HĐH.<br /> b. Ý nghĩa thực tiễn<br /> - Kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất mô hình cơ sở dữ liệu địa chính hiện đại góp phần<br /> sử dụng thống nhất, đa mục tiêu và chia sẻ hiệu quả cơ sở dữ liệu địa chính với các ngành<br /> và người sử dụng đất, từ đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả KTXH của công tác QLĐĐ.<br /> - Mô hình HTĐC hiện đại trong QLĐĐ của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An có thể áp<br /> dụng cho các địa phương có điều kiện tương tự.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> a. Đối tượng nghiên cứu<br /> Hệ thống địa chính bao gồm: hồ sơ địa chính (bản đồ địa chính, các loại sổ sách và<br /> tài liệu liên quan), ĐKĐĐ, định giá đất và HTTT đất đai. Hệ thống chính sách liên quan<br /> đến việc xây dựng, hoàn thiện HTĐC. Người sử dụng đất, cán bộ quản lý trong ngành<br /> QLĐĐ và các ngành khác có liên quan. Các phần mềm được ứng dụng trong HTĐC.<br /> b. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Phạm vi không gian: thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.<br /> - Phạm vi thời gian: đánh giá thực trạng HTĐC (giai đoạn 2001-2013); định hướng<br /> phát triển HTĐC đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.<br /> 5. Những đóng góp mới của đề tài<br /> Xác định được sự cần thiết và yêu cầu của hiện đại hóa HTĐC. Đó là cơ sở quan<br /> trọng để phát triển hệ thống QLĐĐ trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước và góp phần vào<br /> mục tiêu xây dựng “Chính phủ điện tử” của nước ta.<br /> Xác định được những tồn tại của HTĐC thành phố Vinh và xây dựng thử nghiệm<br /> mô hình HTĐC hiện đại. Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần tăng cường năng lực<br /> QLĐĐ trên địa bàn thành phố Vinh.<br /> Đề xuất mô hình cơ sở dữ liệu địa chính hiện đại góp phần vào việc sử dụng thống<br /> nhất, đa mục tiêu và chia sẻ hiệu quả cơ sở dữ liệu địa chính với các ngành và người sử<br /> dụng đất. Sau khi nghiên cứu thử nghiệm có thể áp dụng mô hình cơ sở dữ liệu địa chính<br /> hiện đại trong QLĐĐ ở các địa phương khác. Việc thống nhất, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu<br /> địa chính hiện đại giữa các ngành, các cấp và người sử dụng đất sẽ góp phần nâng cao hiệu<br /> quả kinh tế và xã hội của công tác QLĐĐ.<br /> Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. Cơ sở lý luận về hệ thống quản lý đất đai và hệ thống địa chính<br /> 1.1.1. Khái niệm về đất đai và quản lý đất đai<br /> Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của<br /> môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng,<br /> dạng địa hình, nước mặt (hồ, sông), nước ngầm, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái<br /> định cư của con người, những kết quả do hoạt động của con người trong quá khứ và hiện<br /> tại để lại (Nguyễn Đình Bồng, 2010).<br /> Quản lý đất đai: là các hoạt động quản lý gắn liền đối với đất đai mà đất được coi<br /> như một nguồn tài nguyên cả về ý nghĩa môi trường và kinh tế. QLĐĐ là một ngành khoa<br /> học có truyền thống lâu đời và ngày nay càng có vai trò quan trọng, mang tính liên tục theo<br /> thời gian và không gian. QLĐĐ liên quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm:<br /> đo đạc đất đai, đăng ký đất đai, định giá đất, giám sát và quản lý sử dụng đất đai, cơ sở hạ<br /> tầng cho công tác quản lý.<br /> Quản lý hành chính về đất đai: liên quan đến việc xây dựng cơ chế quản lý quyền<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2