Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu hoàn thiện quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu hoàn thiện quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc" là hệ thống hóa cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn về công tác quản lý chất lượng công trình đường bộ; Xây dựng mô hình và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến QLCLXD công trình đường bộ ở khu vực phía Bắc hiện nay;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu hoàn thiện quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐOÀN THANH KỲ NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ KHU VỰC PHÍA BẮC NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÃ SỐ: 9.58.03.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội - 2023
- Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Giao thông Vận tải Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Vạng Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Giao thông Vận tải. Vào hồi………giờ,………, ngày……..tháng…….năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải 2. Thư viện Quốc gia
- MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn Đề tài So với khu vực miền Trung và miền Nam nước ta, tại miền Bắc công tác đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhiều công trình giao thông lớn, hiện đại đã và đang từng bước được đầu tư xây dựng, góp phần tạo diện mạo mới cho khu vực, tạo lập được sự kết nối giữa các vùng, liên vùng, hành lang kinh tế Bắc - Nam trên cơ sở trục giao thông Bắc - Nam, hành lang kinh tế Đông - Tây Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là trục kết nối chủ đạo của vùng động lực phía Bắc và kết nối vùng Trung du và miền núi phía Bắc với các trung tâm kinh tế lớn, cảng biển của cả nước. Bên cạnh những kết quả tích cực thì tại một số dự án khi đưa vào sử dụng vẫn còn xuất hiện nhiều tồn tại như chậm tiến độ, vượt dự toán, công trình có chất lượng kém ở một số bộ phận hoặc hạng mục công trình có thể gây mất an toàn gây bức xúc trong dư luận xã hội và làm ảnh hưởng tới uy tín của ngành như: Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Hà Nam - Thanh Hóa, dự án Quốc lộ 3 (cũ) đoạn Hà Nội - Thái Nguyên, dự án sửa chữa Quốc lộ 5..., cục bộ đã xuất hiện các hư hỏng như: lún, nứt, trượt trồi, vệt hằn bánh xe... Với nhiều dự án công trình giao thông đường bộ tại khu vực phía Bắc được chuẩn bị đầu tư bài bản, kỹ lưỡng; tổ chức thực hiện thi công xây dựng đảm bảo chất lượng, an toàn, tiến độ; vận hành hiệu quả, thuận lợi; và một số dự án còn có vấn đề về chất lượng thì cần thiết có những tổng kết, phân tích, nghiên cứu dưới góc độ khoa học để đánh giá được thực trạng chất lượng công trình đường bộ trong khu vực, nguyên nhân gây ra những tồn tại, hạn chế, xác định được nút thắt, điểm nghẽn, yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình đường bộ... từ đó có thể áp dụng những mô hình hợp lý, cách làm hiệu quả vào khu vực miền Trung, khu vực phía Nam; bên cạnh việc phòng ngừa, hạn chế được những sai sót đã được nhận diện tại các dự án công trình đường bộ ở khu vực phía Bắc. Trước đây, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học và luận án tiến sỹ trong nước tập trung giải quyết riêng lẻ một số vấn đề liên quan đến chất lượng công trình và quản lý chất lượng công trình; tuy vậy, vấn đề quản lý chất lượng xây dựng công trình cần được tiếp tục làm rõ hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Với khoảng trống nghiên cứu như vậy, tác giả đã chọn đề tài "Nghiên cứu hoàn thiện quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc" cho Luận án. 1
- 2. Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu hoàn thiện quản lý chất lượng xây dựng (QLCLXD) công trình đường bộ khu vực phía Bắc. Các mục tiêu cụ thể gồm: Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn về công tác quản lý chất lượng công trình đường bộ; xây dựng mô hình và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến QLCLXD công trình đường bộ ở khu vực phía Bắc hiện nay; Thứ hai: đưa ra quan điểm phương hướng và đề xuất các giải pháp có tính định hướng để hoàn thiện QLCLXD công trình đường bộ ở khu vực phía Bắc trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về công tác QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc nước ta thông qua đánh giá, xem xét qua 6 tiêu chí gồm: đạt yêu cầu kỹ thuật thiết kế; đúng tiến độ; trong giới hạn chi phí; không xảy ra tranh chấp hợp đồng; bảo đảm an toàn, sức khỏe lao động; và bảo vệ môi trường. Các dữ liệu sau khi được thu thập từ các tài liệu nghiên cứu về QLCLXD công trình đường bộ trong và ngoài nước được đưa vào nghiên cứu để xây dựng, nhận diện và đánh giá công tác QLCLXD. Đối tượng thu thập dữ liệu là các chuyên gia, là những người có kiến thức, kinh nghiệm về hoạt động dự án xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc. Họ có thể là cán bộ tại các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ Ban QLDA, cán bộ các công ty xây dựng, đơn vị tư vấn và các chuyên gia xây dựng đang hoạt động tại khu vực phía Bắc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu QLCLXD công trình đường bộ trong quá trình thi công tại các dự án công trình đường bộ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải. Phạm vi về không gian nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện QLCLXD tại các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ ở khu vực phía Bắc. Phạm vi về thời gian nghiên cứu: sử dụng các dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn 2010 - 2021; số liệu sơ cấp năm 2020. 2
- 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án đã áp dụng cách tiếp cận nghiên cứu “hỗn hợp thăm dò” - “exploratory mixed method” - sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng; trong đó, nghiên cứu định tính sẽ được tiến hành trước để thăm dò, khám phá về thực trạng bối cảnh, môi trường nghiên cứu; sau đó nghiên cứu định lượng với quy mô khảo sát lớn sẽ được xây dựng dựa trên kết quả định tính trước để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5.1. Về mặt khoa học Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận về chất lượng xây dựng và công tác QLCLXD công trình đường bộ từ khái niệm, nội dung đến các tiêu chí đánh giá chung. Thứ hai, luận án đã phát triển mô hình và hệ thống thang đo đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLCLXD công trình đường bộ. Mô hình và thang đo đã được kiểm định tính phù hợp và độ tin cậy bằng số liệu khảo sát thực nghiệm trong bối cảnh ngành xây dựng đường bộ ở khu vực phía Bắc. 5.2. Về mặt thực tiễn Thứ nhất, luận án đã phân tích, nhận diện được các tồn tại phổ biến, khó khăn, thách thức chính đối với công tác QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc. Thứ hai, luận án đã phân tích, đánh giá được 7 yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng ý nghĩa đến công tác QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc. Thứ ba, luận án đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác QLCLXD đường bộ trong bối cảnh ở khu vực phía Bắc nước ta với các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan; thúc đẩy ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong công tác QLCLXD công trình đường bộ; thúc đẩy văn hóa tổ chức định hướng chất lượng; nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng. 6. Cấu trúc của luận án Chương 1: Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả, bàn luận và các giải pháp hoàn thiện công tác QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc 3
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng trong lĩnh vực xây dựng Đã có nhiều nghiên cứu phân tích, đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý chất lượng trong hoạt động xây dựng công trình nói chung và công trình đường bộ nói riêng. Mỗi nghiên cứu đóng góp nhận diện một số yếu tố cụ thể; ví dụ vai trò nhà nước, vai trò của các chủ thể thực hiện dự án, hiệu quả chuỗi cung ứng, hay điều kiện môi trường dự án… Thứ nhất, các yếu tố ảnh hưởng phản ánh vai trò quản lý và giám sát nhà nước: vai trò quản lý, giám sát nhà nước trong hoạt động xây dựng nhằm đạt được mục tiêu cơ bản nhất là nhằm duy trì và nâng cao lợi ích quốc gia và cộng đồng, bảo đảm việc sử dụng an toàn và phát triển bền vững liên tục và có tính kết nối. Các nghiên cứu điển hình điều tra, đánh giá vai trò của quản lý nhà nước đối với kết quả quản lý chất lượng trong hoạt động xây dựng công trình. Thứ hai, vai trò của chuỗi cung ứng đến kết quả quản lý chất lượng trong lĩnh vực xây dựng: nhiều nghiên cứu tiến hành nhận diện và đánh giá các yếu tố tác động công tác quản lý chất lượng trong lĩnh vực xây dựng dưới góc độ nhà thầu và kiến trúc sư. Kết quả đã chỉ ra hiệu quả của chuỗi cung ứng đóng vai rất quan trọng, bên cạnh yếu tố khác như nguồn nhân lực, quan điểm và mục tiêu của chủ đầu tư về chất lượng, công nghệ được áp dụng vào dự án. Thứ ba, yếu tố ảnh hưởng phản ánh vai trò của các chủ thể tham gia trực tiếp dự án xây dựng. Một dự án xây dựng nói chung sẽ có sự tham gia trực tiếp của nhiều bên gồm chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn: thiết kế, giám sát, quản lý dự án, thẩm tra, thẩm định, nhà cung cấp vật tư... Bản chất của việc xây dựng công trình là một hệ thống phức tạp với nhiều bên tham gia, mỗi bên lại có lợi ích và quan điểm riêng… Bởi vậy, nhìn chung mỗi chủ thể đều đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến kết quả quản lý chất lượng của một dự án đầu tư xây dựng công trình. Thứ tư, yếu tố ảnh hưởng phản ánh vai trò điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội địa phương, Việc xây dựng kế hoạch triển khai một dự án xây dựng, đặc biệt đối với công trình giao thông có tuyến chạy dài sẽ cần xem xét đến sự sẵn sàng cũng như chất lượng của nguồn cung về nhân lực, vật liệu, vật tư máy thiết bị xây dựng của địa phương. Các yếu tố về điều kiện môi trường tự nhiên, các quy định, chính sách địa phương, mặt 4
- bằng tri thức và yếu tố văn hóa địa phương cũng là những điểm cần lưu ý trong suốt quá trình hình thành dự án, thực hiện dự án và vận hành công trình. 1.2. Các giải pháp hoàn thiện, nâng cao công tác quản lý chất lượng trong lĩnh vực xây dựng công trình Đã có các nghiên cứu về các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao công tác quản lý chất lượng trong hoạt động xây dựng công trình đã nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả trên thế giới. Các phương pháp khác nhau đã được trình bày như kiểm soát chất lượng, bảo đảm chất lượng, quản lý chất lượng tổng thể, quản lý chi phí chất lượng… Các nghiên cứu tìm kiếm giải pháp hoàn thiện, nâng cao công tác quản lý chất lượng dưới góc độ ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả chia sẻ - truyền tải thông tin; tìm kiếm giải pháp hoàn thiện, nâng cao công tác quản lý chất lượng dưới góc độ văn hóa tổ chức; tìm kiếm giải pháp hoàn thiện, nâng cao công tác QLCLXD công trình của nhà thầu dưới góc độ của chuỗi cung ứng của nhà thầu xây dựng. 1.3. Hệ thống văn bản pháp lý và cơ chế chính sách về chất lượng, quản lý chất lượng xây dựng công trình dưới góc độ quản lý nhà nước Hiện đã có nhiều tài liệu pháp lý quy định cụ thể về các cơ chế chính sách về chất lượng và QLCLXD công trình như Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Luật Đấu thầu 43/2013/QH13, Nghị định 15/2021/NĐ-CP, Nghị định 06/2021/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan. Luật Xây dựng quy định chung nội dung QLNN liên quan tới công tác QLCL công trình gồm: Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công QLCL công trình xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, quản lý công tác đấu thầu; quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình. Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung thi hành Luật Xây dựng về quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: lập, thẩm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng; hình thức và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng. Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xây dựng 50/2014 về quy định chi tiết một số nội dung về QLCL công trình xây dựng, thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng. Trong đó nêu rõ: (1) quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng trong quá trình 5
- chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình; và (2) quản lý thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng để việc thi công xây dựng công trình đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thiết kế và mục tiêu đề ra 1.4. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của khu vực phía Bắc nước ta Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, có phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và phía đông giáp biển Đông. Địa hình Bắc Bộ đa dạng và phức tạp; bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Có lịch sử phát triển địa hình và địa chất lâu dài, phong hóa mạnh mẽ; có bề mặt thấp dần, xuôi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, được thể hiện thông qua hướng chảy của các dòng sông lớn. Bắc Bộ quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, mang tính chất khí hậu lục địa, nóng ẩm và mưa trong mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10) và lạnh, khô, có mưa phùn trong mùa Đông (từ tháng 11 tới tháng 3). Khu vực đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư đông nhất; còn khu vực Trung du miền núi với diện tích rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú lại thiếu nguồn nhân lực khai thác và có mật độ dân số thấp hơn rất nhiều so với khu vực đồng bằng. Phân bổ dân cư không đồng đều do cả khách quan lẫn chủ quan gây nên sự không hợp lý trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng lao động, gia tăng chênh lệch kinh tế, xã hội đối với các khu vực trong vùng, làm suy giảm hiệu quả trong quá trình xây dựng và phát triển chung của toàn xã hội. 1.5. Khoảng trống nghiên cứu Sau khi tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy khoảng trống nghiên cứu là cơ sở để tác giả hình thành hướng nghiên cứu cho luận án của mình. Thứ nhất, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào ở cấp độ Luận án Tiến sĩ trong nước nghiên cứu về QLCLXD công trình giao thông đường bộ ở khu vực phía Bắc trong giai đoạn 2010 - 2021. Thứ hai, nghiên cứu yếu tố tác động tới QLCLXD công trình giao thông đường bộ trên thế giới và ở Việt Nam còn ít. Và đối với kết quả nghiên cứu trong điều kiện, môi trường tự nhiên, xã hội ở các quốc gia khác cũng cần được điều tra, kiểm chứng lại trong từng điều kiện cụ thể để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao công tác QLCLXD công trình phù hợp với bối cảnh của mỗi nước, khu vực. 6
- Thứ ba, có ít nghiên cứu trong nước áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Ở Luận án này, tác giả kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng làm phương pháp nghiên cứu. Thứ tư, hệ thống văn bản pháp lý, các quy định có liên quan, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng CNTT trong ngành xây dựng công trình đường bộ giai đoạn 2010 - 2021 đã có nhiều thay đổi, vì vậy, các nghiên cứu mới để xác định, đánh giá tồn tại, khó khăn, thách thức trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết; từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao công tác QLCLXD công trình đường bộ. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm và nội dung quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ 2.1.1. Khái niệm Trong Luận án này, tác giả đưa ra khái niệm quản lý chất lượng xây dựng công trình: “Quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ là việc các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng thực hiện các nhiệm vụ để đảm bảo rằng việc xây dựng công trình được thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật thiết kế, đúng tiến độ, trong giới hạn chi phí xác định, không xảy ra tranh chấp hợp đồng, đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động và bảo vệ môi trường”. Theo đó, QLCLXD công trình bao gồm quản lý chất lượng trong khảo sát, thiết kế, chi phí, đấu thầu, thi công, bàn giao, vận hành thử nhằm đảm bảo mục tiêu chung là đạt yêu cầu kỹ thuật thiết kế, đúng tiến độ, trong giới hạn chi phí xác định, không xảy ra tranh chấp hợp đồng, đảm bảo an toàn, sức khỏe lao động và bảo vệ môi trường. 2.1.2. Tiêu chí đánh giá QLCLXD công trình đường bộ Từ khái niệm và thông qua phỏng vấn chuyên gia cũng như tài liệu nghiên cứu nghiên cứu tổng quan, công tác QLCLXD công trình đường bộ sẽ được đánh giá đạt hay không đạt thông qua các tiêu chí sau: Tiêu chí 1: Mức độ tuân thủ yêu cầu kỹ thuật thiết kế (để đảm bảo chất lượng, an toàn của công trình về mặt kết cấu, kiến trúc - hoàn thiện và công năng); Tiêu chí 2: Mức độ sai khác về tiến độ trong thi công xây dựng (sự sai khác thời gian hoàn thành theo hợp đồng so với tiến độ được lên kế hoạch); Tiêu chí 3: Mức độ phát sinh thêm chi phí thi công xây dựng; Tiêu chí 4: Mức độ xảy ra các tranh chấp hợp đồng; Tiêu chí 5: Mức độ an toàn và sức khỏe lao động trên công trường; 7
- Tiêu chí 6: Mức độ tác động xấu tới môi trường xung quanh trong quá trình thi công xây dựng. 2.2. Các chủ thể tham gia quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ Tùy vào loại dự án xây dựng mà chủ thể tham gia và vai trò của mỗi đơn vị có thể khác nhau. Trong suốt quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng sẽ có thể bổ sung hay kết thúc sự tham gia của đơn vị nào đó. Tại Việt Nam, về cơ bản dự án đầu tư xây dựng nói chung, dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ nói riêng sẽ có những chủ thể tham gia chính gồm: Nhà nước, chủ đầu tư, nhà thầu chính, nhà thầu phụ, tư vấn quản lý dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn thẩm định, đơn vị cung cấp vật tư, vật liệu và sự tham gia giám sát của cộng đồng. Dưới đây là một số nội dung, vai trò của các chủ thể chính tham gia vào công tác quản lý dự án nói chung và công tác QLCLXD công trình nói riêng được pháp luật quy định. 2.3. Nội dung quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ Nội dung QLCLXD công trình đường bộ trong giai đoạn thi công cần bám sát các nội dung quy định quản lý chất lượng, quản lý thi công công trình được quy định trong Nghị định 06/2021/NĐ-CP, nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong Nghị định 10/2021/NĐ-CP và nội dung quản lý hợp đồng trong Nghị định 50/2021/NĐ-CP. Gồm: Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng; quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình; Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình; Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng; Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng; Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao công trình xây dựng; Quản lý rủi ro về chi phí trong giai đoạn thi công xây dựng; Quản lý rủi ro về tiến độ thi công xây dựng công trình; Quản lý rủi ro về khối lượng thi công xây dựng công trình; Quản lý rủi ro về an toàn lao động trên công trường xây dựng; Quản lý rủi ro về môi trường xây dựng; Quản lý rủi ro về thực hiện hợp đồng xây dựng. 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng xây dựng Nghiên cứu này sẽ kiểm định các giả thuyết: 8
- 2.4.1. Vai trò nhà nước H1: Chất lượng của hệ thống văn bản pháp lý và tài liệu hướng dẫn liên quan (VBPL) có quan hệ đồng hướng với kết quả QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc. H2: Năng lực giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước tại công trường (NLGS) có quan hệ đồng hướng với kết quả QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc. 2.4.2. Năng lực và văn hóa chất lượng của các tổ chức xây dựng H3: Năng lực và văn hóa chất lượng của CĐT, Ban QLDA (CĐT) có quan hệ đồng hướng với kết quả QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc. H4: Năng lực và văn hóa chất lượng của các nhà thầu (NT) có quan hệ đồng hướng với kết quả QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc. H5: Năng lực và văn hóa chất lượng của lực lượng tư vấn (TV) có quan hệ đồng hướng với kết quả QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc. 2.4.3. Năng lực chuỗi cung ứng xây dựng H6: Năng lực chuỗi cung ứng (CCU) có quan hệ đồng hướng với kết quả QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc. 2.4.4. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội địa phương H7: Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương (ĐKĐP) có quan hệ đồng hướng với kết quả QLCLXD công trình đường bộ. Kết luận: Dựa trên kết quả nghiên cứu tổng quan và cơ sở lý luận về QLCLXD công trình đường bộ, có 07 giả thuyết nghiên cứu được phát triển gồm: Năng lực và văn Năng lực và hóa chất lượng văn hóa chất của các nhà lượng của CĐT, Năng lực và văn thầu (NT) Năng lực tổ chức, Ban QLDA hóa chất lượng triển khai kiểm (CĐT) của lực lượng tư tra, giám sát của vấn (TV) các cơ quan quản lý nhà nước tại công trường Năng lực chuỗi (NLGS) cung ứng (CCU) Quản lý chất Hệ thống văn lượng xây Điều kiện kinh tế- bản pháp lý và chính trị-xã hội dựng công tài liệu hướng của địa phương trình đường dẫn liên quan (ĐKĐP) bộ (QLCLXD) (VBPL) Sơ đồ mô hình nghiên cứu với 07 biến ẩn độc lập và 01 biến ẩn phụ thuộc Hàm mô hình nghiên cứu: Kết quả quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ (QLCLXD) = f(VBPL, NLGS, CĐT, NT, TV, CCU, ĐKĐP) 9
- CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Các bước nghiên cứu Hoạt động Công cụ Kết quả Nghiên cứu tổng quan và Cơ sở lý luận và đề xuất các cơ sở lý luận bước nghiên cứu với các giả (Bước 1) thuyết nghiên cứu về các yếu tố tác động đến QLCL XDCT đường bộ Nghiên cứu định tính thông qua phân tích số liệu thứ Kỹ thuật phân tích Thực trạng về tồn tại, hạn nội dung và công chế; khó khăn, thách thức ảnh cấp và phỏng vấn chuyên thức toán đơn giản gia, nhà quản lý hưởng đến QLCL XDCT (Bước 2 và 3) đường bộ khu vực phía Bắc Nghiên cứu định lượng Kỹ thuật phân tích Kiểm tra các giả thuyết thông qua khảo sát câu hỏi thông kê số liệu nghiên cứu (Bước 4 và 5) khảo sát Thảo luận kết quả phân Yếu tố tác động, nguyên tích, đề xuất và đánh giá nhân, và giải pháp đề xuất giải pháp (Bước 6) Hình: Các bước nghiên cứu 3.2. Nghiên cứu định tính Bước 1: Nghiên Bước 2: Phỏng vấn Bước 3: Phân tích cứu tổng quan chuyên gia (2 vòng) và thảo luận • Đặc điểm dự án xây dựng công • Vòng 1: Phỏng vấn chuyên gia để nhận • Phân tích dữ liệu; trình đường bộ ở khu vực phía diện các tồn tại và thách thức trong • Thảo luận kết quả. Bắc; QLCLXD công trình đường bộ khu vực • Tổng quan nghiên cứu về các tồn phía Bắc giai đoạn 2010 - 2021. tại, thách thức trong công tác • Vòng 2: Phỏng vấn chuyên gia đánh giá QLCL XD công trình đường bộ mức độ phổ biến của các tồn tại và mức khu vực phía Bắc giai đoạn 2010 - độ quan trọng của các thách thức đối với 2021. QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc Hình: Các bước nghiên cứu định tính Để nhận diện, đánh giá các tồn tại và thách thức của QLCL XDCT đường bộ khu vực phía Bắc, nghiên cứu tiến hành 2 bước: Bước 1: tiến hành đánh giá tổng quan nghiên cứu trong nước thông qua các báo cáo 10
- công bố để nhận diện các tồn tại đối với công tác QLCL XDCT đường bộ, đặc biệt các báo cáo hàng năm từ 2010 đến 2021 của Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Bộ GTVT. Kết quả nghiên cứu tổng quan đã giúp xác định được 37 tồn tại và 33 thách thức trong công tác QLCLXD công trình đường bộ tại khu vực phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Bước 2: tiến hành phỏng vấn sâu bằng hình thức gặp mặt trực tiếp kết hợp gửi phiếu qua thư điện tử (email) với các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc về các tồn tại và thách thức trong công tác QLCLXD công trình đường bộ ở phía Bắc. Các chuyên gia được tiếp cận thông qua mối quan hệ giới thiệu cá nhân. Đối với nghiên cứu định tính, kích thước mẫu chuyên gia tối thiểu nên 12 đến 15 người (Bertaux, 1981). Trong điều kiện văn hóa ở Việt Nam, thông thường sẽ có tỷ lệ chấp nhận hợp tác phỏng vấn khá thấp nên người nghiên cứu đã lên kế hoạch tiếp cận phỏng vấn 28 chuyên gia, bao gồm 7 chuyên gia từ Ban quản lý dự án, Bộ GTVT, 7 chuyên gia từ các cơ quan quản lý nhà nước tại Bộ GTVT, 7 chuyên gia từ các tổ chức, hội chuyên ngành, cơ sở đào tạo, và 7 chuyên gia từ các đơn vị (gồm nhà thầu thi công, đơn vị thiết kế, đơn vị tư vấn); đã có 22 chuyên gia đồng ý tham gia. Tại phỏng vấn vòng 1, các chuyên gia trả lời 2 câu hỏi đóng/mở. Câu hỏi 1: Đồng ý hay không đồng ý với các tồn tại được liệt kê và chỉ định bổ sung các tồn tại khác nếu có. Câu hỏi 2: Đồng ý hay không đồng ý với các thách thức, khó khăn được liệt kê và chỉ định bổ sung các thách thức, khó khăn khác nếu có. Tại phỏng vấn vòng 2, các chuyên gia trả lời 2 câu hỏi đóng. Câu hỏi 1: Đánh giá mức độ phổ biến của mỗi tồn tại trong QLCLXD công trình đường bộ phía Bắc trên thang đo Likert 5 điểm: 1 - Không xảy ra; 2 - Rất ít xảy ra; 3 - Bình thường; 4 - Khá phổ biến; và 5 - Rất phổ biến. Câu hỏi 2: Đánh giá mức độ quan trọng của các thách thức, khó khăn đối với QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc trên thang đo Likert 5 điểm: 1- Tuyệt đối không quan trọng ; 2- Ít quan trọng ; 3- Bình thường ; 4- Rất quan trọng ; 5- Tuyệt đối quan trọng. Cấu trúc bảng hỏi gồm 2 phần chính: Phần 1 là câu hỏi về thông tin cá nhân và Phần 2 là các câu hỏi đánh giá về các tồn tại, thách thức trong QLCLXD công trình đường bộ. Thời gian phỏng vấn vào tháng 10,11/2019. 3.3. Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được thực hiện để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu với 7 11
- biến nghiên cứu; có 6 biến được đo lường bằng mô hình đo lường kết quả gồm VBPL, NLGS, CDT, TV, NT và CCU và 1 biến được đo lường bằng mô hình đo lường nguyên nhân là MTDP; biến phụ thuộc QLCLXD được đo lường bằng mô hình đo lường nguyên nhân. Mô hình nghiên cứu ban đầu : Hình: Mô hình nghiên cứu ban đầu 3.3.1. Kích thức mẫu và thủ tục thu thập dữ liệu Đối tượng được khảo sát, lấy ý kiến là những người có kiến thức, kinh nghiệm về hoạt động dự án xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc. Kích thước mẫu: Theo quy tắc kinh nghiệm khi áp dụng PLS-SEM thì kích thước mẫu tối thiểu nên bằng hoặc lớn hơn : - Mười (10) lần số lớn nhất của các biến quan sát nguyên nhân được sử dụng để đo lường một biến nghiên cứu đơn lẻ, hoặc - Mười (10) lần số lớn nhất của đường dẫn cấu trúc hướng vào một biến nghiên cứu cụ thể trong mô hình cấu trúc. Mô hình nghiên cứu của Luận án có tối đa 6 biến quan sát nguyên nhân được sử dụng để đo lường biến QLCLXD và có tối đa 7 đường dẫn cấu trúc hướng vào biến QLCLXD. Như vậy, theo đó nghiên cứu này cần thu thập tối thiểu 70 mẫu. Quá trình được mở rộng liên tục và nghiên cứu đã tiếp cận được với 378 chuyên gia. 12
- Quá trình tiếp cận khảo sát được thực hiện 3 bước: Bước 1 là gọi điện trình bày mục đích nghiên cứu và đề nghị tham gia khảo sát vì mục đích nghiên cứu; Bước 2 là gửi email hoặc bản in trao tay bảng hỏi khảo sát đến các chuyên gia; Bước 3 là sau 1 đến 2 tuần sẽ liên lạc lại với các chuyên gia nếu chưa nhận được phản hồi. Kết quả, nghiên cứu thu thập được 369 phiếu (tương đương 97,61%), sau khi loại bỏ các mẫu thiếu nhiều thông tin hoặc chất lượng thấp, số phiếu còn lại là 318, đảm bảo điều kiện kích thước mẫu tối thiểu. 3.3.2. Kỹ thuật phân tích số liệu Kỹ thuật PLS-SEM đã được lựa chọn để tiến hành phân tích dữ liệu đa biến trong Luận án. Đánh giá mô hình đo lường kết quả bao gồm: (1) Đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại thông qua chỉ số Cronbach’s (2) Đánh giá độ tin cậy riêng của từng biến quan sát của từng thang đo/biến thông qua hệ số tải ngoài; (3) Đánh giá độ hội tụ thông qua phương sai trích trung bình - AVE (4) Đánh giá giá trị phân biệt thông qua hệ số tải chéo và tiêu chí Fornell-Larcker Đánh giá mô hình đo lường nguyên nhân: (1) Đánh giá giá trị hội tụ của biến nghiên cứu đo lường bằng mô hình đo lường nguyên nhân bằng cách kiểm tra mối tương quan của nó với đo lường thay thế khác của biến nghiên cứu đó; (2) Đánh giá sự đa cộng tuyến của các biến quan sát thông qua hệ số phóng đại phương sai – VIF; (3) Đánh giá trọng số ngoài của mỗi biến quan sát - phản ánh tầm quan trọng tương đối và hệ số tải ngoài Đánh giá mô hình cấu trúc theo các bước sau: (1) Đánh giá các vấn đề cộng tuyến của mô hình cấu trúc; (2) Đánh giá mức ý nghĩa và sự liên quan của các mối quan hệ trong mô hình cấu trúc; (3) Đánh giá mức độ R2; (4) Đánh giá hệ số tác động f2. 13
- CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ, BÀN LUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ KHU VỰC PHÍA BẮC 4.1. Kết quả nhận diện các tồn tại trong QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc Thông qua phỏng vấn chuyên sâu với 22 chuyên gia trong lĩnh vực, nghiên cứu đã nhận diện được 37 tồn tại, yếu kém trong QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc hiện nay. Nhìn chung, kết quả phân tích dữ liệu cho thấy hầu hết các tồn tại đều nhận được tỷ lệ đồng thuận cao giữa các chuyên gia (từ 50% đến 91%), chỉ 4 tồn tại nhận được tỷ lệ đồng thuận giữa các chuyên gia với tỷ lệ 14%, 15%. Kết quả chỉ ra 10 tồn tại phổ biến nhất phân bố trong cả 11 nội dung công tác QLCLXD công trình đường bộ. Kết quả nghiên cứu cũng phản ánh rằng vai trò quản lý nhà nước, CĐT, Ban QLDA, nhà thầu thi công, nhà thầu thiết kế, đơn vị tư vấn và chính quyền địa phương đều có trách nhiệm trong việc làm phát sinh các tồn tại trong công tác QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc hiện nay. 40 37,8 32,4 29,8 35 Số tồn tại 30 25 20 12 14 11 Phần trăm % (trên tổng 15 10 số 37 tồn tại) 5 0 0 0 Mức độ phổ Mức độ phổ Mức độ phổ Mức độ phổ biến rất cao biến khá cao biến vừa biến thấp (Mean = 4.0 - (Mean = 3.5 - (Mean = 3.0 - (Mean < 3.0) 5.0) 3.99) 3.5) Số tồn tại 12 14 11 0 Phần trăm % (trên tổng số 37 tồn 32,4 37,8 29,8 0 tại) Hình: Tỷ lệ các tồn tại theo mức độ phổ biến 4.2. Kết quả về thách thức, khó khăn đối với QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc Kết quả nghiên cứu đã nhận diện được 33 thách thức, khó khăn đối với công tác QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc và chúng liên quan đến 7 vấn đề chính gồm: Hệ thống văn bản pháp lý; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhà nước; chuỗi cung ứng; năng lực và văn hóa chất lượng của chủ đầu tư; năng lực và văn hóa 14
- chất lượng của nhà thầu thi công; năng lực và văn hóa chất lượng của các đơn vị tư vấn; và điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội địa phương. Kết quả cho thấy các thách thức nhận được tỷ lệ đồng thuận cao đến rất cao từ các chuyên gia (từ 22% đến 77%), chỉ có 2 thách thức nhận được tỷ lệ đồng thuận giữa các chuyên gia với tỷ lệ dưới 20%. Hơn nữa, kết quả phân tích dữ liệu cũng tìm thấy 5 thách thức lớn hiện nay gồm: (1) Văn hóa chất lượng chưa được được hình thành, phát triển và lan truyền sâu rộng trong lĩnh vực xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc. (2) Văn bản pháp lý còn chồng chéo, thiếu tính ổn định, thường thay đổi, có sự khác biệt giữa các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước. (3) Lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát nhà nước thiếu về số lượng và một số cán bộ có chuyên môn chưa phù hợp. (4) Nhiều cán bộ quản lý, kỹ thuật giám sát trên công trường của nhà thầu có ý thức, thái độ, đạo đức nghề nghiệp chưa tốt, trách nhiệm công việc chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội và dự án. (5) Thiếu nguồn lực cán bộ kỹ thuật tư vấn có năng lực cao đáp ứng yêu cầu các dự án lớn, phức tạp. 4.3. Đánh giá mức độ quan trọng tương đối của các thách thức, khó khăn đối với công tác QLCLXD công trình đường bộ ở khu vực phía Bắc Kết quả đánh giá mức độ quan trọng tương đối các yếu tố khó khăn, thách thức thông qua phỏng vấn chuyên gia được trình bày trong Bảng và Hình. Bảng: Đánh giá so sánh tương đối mức độ quan trọng của các yếu tố khó khăn, thách thức đối với công tác QLCLXD công trình đường bộ ở khu vực phía Bắc Mức độ Đánh giá so sánh tương đối mức độ quan quan Xếp trọng của các yếu tố khó khăn, thách thức trọng thứ tự TT SD Sig. đối với công tác QLCL XDCT đường bộ ở (Giá trị tường khu vực phía Bắc trung đối bình) Yếu tố khó khăn, thách thức liên quan đến 1 3,7 0.743 2 0.000 hệ thống văn bản pháp lý Yếu tố khó khăn, thách thức liên quan đến 2 năng lực công tác tổ chức triển khai thực 3,7 0.634 2 0.000 hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát nhà nước 15
- Yếu tố khó khăn, thách thức liên quan đến 3 năng lực và văn hóa chất lượng của CĐT 3,2 0.290 5 0.000 và Ban QLDA Yếu tố khó khăn, thách thức liên quan đến 4 năng lực và văn hóa chất lượng của Nhà 3,5 0.154 4 0.000 thầu Yếu tố khó khăn, thách thức liên quan đến 5 năng lực và văn hóa chất lượng của các 3,2 1.142 5 0.001 đơn vị tư vấn Yếu tố thách thức, khó khăn liên quan đến 6 3.8 0.213 1 0.000 đặc điểm chuỗi cung ứng Yếu tố khó khăn, thách thức mang tính đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính 7 3,2 0.373 5 0.000 trị, xã hội của địa phương ở khu vực phía Bắc Kendall's W 0,313 Chi-Square 55,088 Df 20 Cấp độ thách thức 4 3,8 3,6 3,4 3,2 3 2,8 Yếu tố điều kiện Yếu tố năng lực Yếu tố năng lực Yếu tố năng lực Yếu tố hệ thống văn Yếu tố năng lực Yếu tố thách thức, kinh tế, chính trị, và văn hóa chất và văn hóa chất và văn hóa chất bản pháp lý liên công tác tổ chức khó khăn liên quan xã hội của địa lượng của CĐT và lượng của Nhà lượng của các quan triển khai thực đến đặc điểm chuỗi phương Ban QLDA thầu đơn vị tư vấn hiện thanh tra, cung ứng kiểm tra, giám sát nhà nước Cấp độ thách thức Hình: Đánh giá mức độ quan trọng tương đối của các yếu tố khó khăn, thách thức đối với công tác QLCLXD công trình đường bộ ở khu vực phía Bắc Kết quả phân tích cho thấy: Tất cả 07 nhóm yếu tố khó khăn, thách thức được đánh giá là ở mức độ quan trọng khá cao (điểm đánh giá là từ 3,2 đến 3,8, điểm tối đa là 5). Trên hết, đặc điểm chuỗi cung ứng có cấp độ quan trọng cao nhất (3,8/5), tiếp theo là các yếu tố thách thức liên quan đến công tác tổ chức triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát nhà nước (GSNN) và hệ thống văn bản pháp lý (PL) (3,7/5). Sau đó, đến các yếu tố khó khăn liên quan đến năng lực và văn hóa chất lượng của nhà thầu (NL) (3,5/5) và cuối cùng là nhóm các yếu tố thách thức mang tính đặc trưng về điều 16
- kiện kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương ở khu vực phía Bắc và các yếu tố thách thức liên quan đến năng lực và văn hóa chất lượng của CĐT và Ban QLDA và của các đơn vị tư vấn (cùng điểm đánh giá 3,2/5). 4.4. Kết quả phân tích, kiểm định mô hình yếu tố ảnh hưởng đến QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc Tác giả sử dụng phần mềm SmartPLS 3.0 để phân tích dữ liệu. Hình: Kết quả chạy thuật toán PLS của mô hình nghiên cứu ban đầu 4.4.1. Đánh giá các mô hình đo lường kết quả (Reflective measurement models) Bảng: Chỉ số Cronbach’s alpha đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại (Internal Consistency Reliability) Standard Original Sample Deviation T Statistics Sample (O) Mean (M) (STDEV) (|O/STDEV|) P Values CCU 0.797 0.796 0.019 42.991 0 CDT 0.821 0.820 0.015 55.122 0 NLGS 0.654 0.651 0.035 18.616 0 NT 0.787 0.785 0.021 37.169 0 TV 0.587 0.458 0.047 9.869 0 VBPL 0.620 0.617 0.040 15.537 0 Mô hình nghiên cứu mới được thiết lập và kết quả chạy lại PLS như sau: Bảng: Chỉ số Cronbach’s alpha vòng 2 Original Sample Mean Standard Deviation T Statistics P Sample (O) (M) (STDEV) (|O/STDEV|) Values CCU 0.797 0.795 0.019 42.77 0 CDT 0.821 0.82 0.015 55.347 0 NLGS 0.654 0.651 0.034 19.14 0 NT 0.787 0.785 0.021 37.275 0 TV 0.621 0.438 0.052 8.527 0 VBPL 0.620 0.616 0.04 15.636 0 17
- Bảng: Giá trị phương sai trích trung bình (Average variance extracted - AVE) Cronbach's Alpha rho_A Composite Reliability Average Variance Extracted (AVE) CCU 0.797 0.8 0.868 0.622 CDT 0.821 0.821 0.864 0.544 NLGS 0.654 0.657 0.794 0.691 NT 0.787 0.791 0.845 0.639 TV 0.621 0.443 0.728 0.572 VBPL 0.62 0.611 0.762 0.591 Bảng 4.1. Giá trị Fornell-Larcker criterion CCU CDT NLGS NT TV VBPL CCU 0.789 CDT 0.641 0.737 NLGS 0.617 0.601 0.831 NT 0.636 0.71 0.637 0.799 TV 0.475 0.437 0.532 0.509 0.756 VBPL 0.522 0.591 0.587 0.714 0.506 0.769 4.4.2. Đánh giá các mô hình đo lường nguyên nhân (Formative measurement models - MTDP và QLCLXD) Hình: Kết quả đánh giá giá trị hội tụ biến MTĐP và QLCLXD Bảng: Hệ số phóng đại phương sai - VIF Biến quan sát Outer VIF Values Biến quan sát Outer VIF Values MTDP1 2.225 QLCLXD1 1.667 MTDP2 2.691 QLCLXD2 1.640 MTDP3 1.097 QLCLXD3 1.255 MTDP4 2.153 QLCLXD4 1.125 QLCLXD5 1.216 QLCLXD6 1.194 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn