Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng trò chơi vận động nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động Giáo dục thể chất tại TP. HCM
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng trò chơi vận động nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động Giáo dục thể chất tại TP. HCM" nhằm phân tích lý luận và đánh giá thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC, luận án lựa chọn các TCVĐ phù hợp với đặc điểm của trẻ MG 5 – 6 tuổi và điều kiện cụ thể của nhà trường, xây dựng các kế hoạch ứng dụng hiệu quả TCVĐ. Từ đó, nâng cao TTC và góp phần phát triển thể lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng trò chơi vận động nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động Giáo dục thể chất tại TP. HCM
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài Hoạt động GDTC cho trẻ được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau trên cơ sở các đặc điểm phát triển sinh lý, tâm lý và vận động của trẻ. Trong các hình thức GDTC cho trẻ thì trò chơi vận động (TCVĐ) thuộc loại trò chơi có quy luật đơn giản, dễ hiểu, lặp đi lặp lại nhiều lần với nhiều nội dung hấp dẫn, tình huống bất ngờ. Thông qua TCVĐ, trẻ được trải nghiệm, được thử sức với dạng hoạt động gây hứng thú, từ đó hình thành cho trẻ hứng thú và ý chí nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ vận động. Tuy nhiên, để trẻ mẫu giáo (MG) tích cực sau mỗi lần chơi thì cần phải lựa chọn TCVĐ phù hợp cho trẻ cũng như cách thức tổ chức phải phù hợp và hiệu quả. Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là sự dồi dào về thực phẩm, sự chăm sóc ăn uống quá mức yêu cầu về năng lượng cũng như xem tivi, video, chơi trò chơi điện tử nhiều, đã tạo nên tình trạng dư cân, béo phì ở trẻ em. Ngoài ra, việc ít hoạt động còn hạn chế sự hình thành và phát triển các vận động cơ bản và các tố chất cần thiết cho trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên mầm non (GVMN) vẫn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc phát huy TTC cho trẻ. Mặt khác, do lớp học quá đông, diện tích chật hẹp, sự thiếu kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động, nên GV thường lúng túng khi tổ chức cho trẻ vận động, hoặc có tổ chức nhưng qua loa, thiếu hiệu quả. Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn, luận án chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM”. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC, luận án lựa chọn các TCVĐ phù hợp với đặc điểm của trẻ MG 5 – 6 tuổi và điều kiện cụ thể của nhà trường, xây dựng các kế hoạch ứng dụng hiệu quả TCVĐ. Từ đó, nâng cao TTC và góp phần phát triển thể lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM. Để đạt được mục đích nêu trên, luận án sẽ tập trung giải quyết những mục tiêu cụ thể sau:
- 2 Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM. - Thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM. - Xác định tiêu chí đánh giá TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM. Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM. - Nguyên tắc lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM. - Tiêu chí lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM. - Lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM. - Ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM. - Đánh giá hiệu quả tác động thực nghiệm của TCVĐ để nâng cao TTC và sự phát triển thể lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP.HCM. Giả thuyết khoa học TTC là một yếu tố quan trọng góp phần mang lại hiệu quả của hoạt động GDTC. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM còn hạn chế. Nếu tìm hiểu rõ thực trạng, từ đó lựa chọn ứng dụng các TCVĐ trong hoạt động GDTC theo một số tiêu chí phù hợp sẽ giúp nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về lý luận Luận án hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản như hoạt động GDTC, TCVĐ, TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi làm cơ sở cho việc lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC.
- 3 Về thực tiễn - Nghiên cứu góp phần cung cấp số liệu khoa học về thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM. - Nghiên cứu góp phần đề xuất các tiêu chí đánh giá TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM. - Nghiên cứu đề xuất thực nghiệm các TCVĐ được lựa chọn nhằm nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất 1.1.1. Quan điểm về giáo dục thể chất trong trường học 1.1.2. Quan điểm về giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 1.2. Lý luận về hoạt động giáo dục thể chất của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 1.2.1. Hoạt động giáo dục thể chất 1.2.2. Hoạt động giáo dục thể chất của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 1.3. Lý luận về trò chơi vận động của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất 1.3.1. Định nghĩa trò chơi vận động 1.3.2. Định nghĩa trò chơi vận động của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất 1.3.3. Đặc điểm của trò chơi vận động của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 1.3.4. Phân loại trò chơi vận động 1.3.5 Các bước tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 1.4. Lý luận về tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất 1.4.1. Định nghĩa tính tích cực 1.4.2. Định nghĩa tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất
- 4 1.4.3. Biểu hiện tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất 1.5. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 1.5.1. Đặc điểm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 1.5.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan 1.6.1. Ở một số nước trên thế giới 1.6.1.1. Nhóm các nghiên cứu về TCVĐ trong hoạt động GDTC 1.6.1.2. Nhóm các nghiên cứu về TTC của trẻ MG 1.6.1.3. Nhóm các nghiên cứu về lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG trong hoạt động GDTC 1.6.2. Tại Việt Nam 1.6.2.1. Nhóm các nghiên cứu về TCVĐ trong hoạt động GDTC 1.6.2.2. Nhóm các nghiên cứu về TTC của trẻ MG 1.6.2.3. Nhóm các nghiên cứu về lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG trong hoạt động GDTC CHƯƠNG 2 . ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM. 2.2. Phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu - Trong quá trình chơi, trẻ có nhiều biểu hiện của TTC nhưng luận án chủ yếu nghiên cứu 05 biểu hiện TTC (hứng thú, chủ động, giải quyết các vấn đề phát sinh khi chơi, nỗ lực, hợp tác) và về thể lực của trẻ MG thông qua một số test thể lực được quy định tại Thông tư số 23/2010/TT- BGDĐT ngày 23/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. - TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC được biểu hiện ở nhiều hình thức GDTC khác nhau như giờ học thể dục, thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, dạo chơi tham quan, TCVĐ… nhưng luận án chỉ
- 5 tập trung đánh giá TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi khi trẻ tham gia TCVĐ trong giờ học thể dục và giờ TCVĐ (chuyên biệt). - Có nhiều tiêu chí để lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM. Tuy nhiên, luận án chỉ nghiên cứu 6 tiêu chí, bao gồm: TCVĐ phải thu hút được sự tham gia của trẻ; TCVĐ phù hợp với đặc điểm tâm lý và khả năng của trẻ; TCVĐ đảm bảo an toàn của trẻ; TCVĐ phù hợp với khả năng tổ chức của GV; TCVĐ phù hợp với điều kiện lớp học, sân học; TCVĐ phải tập trung phát triển các vận động cơ bản và các tố chất vận động nhất định. Trong đó, tiêu chí TCVĐ đảm bảo an toàn của trẻ được xem là tiêu chí bắt buộc khi lựa chọn TCVĐ bởi không phải TCVĐ nào cũng an toàn đối với trẻ. 2.2.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu - Khách thể khảo sát thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM gồm: + 218 GV đang công tác tại các trường mầm non trên địa bàn TP.HCM. + 566 trẻ MG 5 – 6 tuổi tại các Trường MN 12 (Quận 5); Trường MN Hoàng Yến (Quận Gò Vấp); Trường MN Ánh Bình Minh (huyện Bình Chánh); Trường MN Tuổi Xanh (Quận Tân Bình); Trường MN Hoa Lư (Quận 1); Trường MN Hoa Phượng Vỹ (Bình Tân); Trường MN 2/9 (Quận 10); Trường MN Bé Thông Minh (Quận 8); Trường MN Thiên Tuế (Quận Bình Tân). - Khách thể khảo sát lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM bao gồm 30 trẻ MG 5 – 6 tuổi (15 trẻ nữ, 15 trẻ nam), 30 chuyên gia GDTC và 15 chuyên gia Tâm lý học, Giáo dục học, 30 GV, 30 cán bộ quản lý ở các trường mầm non tại TP. HCM. - Khách thể dùng để thực nghiệm bao gồm 269 trẻ MG 5 – 6 tuổi tại 04 Trường MN 12 (Quận 5); Trường MN Hoàng Yến (Quận Gò Vấp); Trường MN Hoa Lư (Quận 1); Trường MN Ánh Bình Minh (huyện Bình Chánh). Trong đó nhóm thực nghiệm có 139 trẻ (66 trẻ nữ, 73 trẻ nam) và nhóm đối chứng gồm 130 trẻ (58 trẻ nữ, 72 trẻ nam).
- 6 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu 2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 2.3.4. Phương pháp phỏng vấn 2.3.5. Phương pháp quan sát sư phạm 2.3.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.3.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.3.1. Phương pháp toán thống kê. 2.4. Tổ chức nghiên cứu Luận án được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/2016 đến tháng 12/2020, được chia thành 04 giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: từ tháng 11/2016 đến tháng 12/2017 Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến luận án Viết đề cương chi tiết và bảo vệ đề cương Liên hệ các đơn vị để thực hiện điều tra số liệu có liên quan đến luận án. - Giai đoạn 2: từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2018 Viết tổng quan các vấn đề nghiên cứu Thiết kế phiếu khảo sát và tiến hành khảo sát, phỏng vấn GV các trường MN để đánh giá thực trạng Xử lý số liệu từ kết quả khảo sát GV các trường MN Tiến hành thiết kế bảng quan sát, tìm công cụ kiểm tra sư phạm và lấy số liệu trước thực nghiệm Thiết kế phiếu hỏi để đề xuất lựa chọn TCVĐ - Giai đoạn 3: từ tháng 12/2018 đến tháng 12/2019 Tiến hành thực nghiệm và lấy số liệu Xử lý số liệu thu thập được Đánh giá hiệu quả ứng dụng các TCVĐ được lựa chọn Viết luận án lần 1 và thông qua GV hướng dẫn. - Giai đoạn 4: từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020 Tiến hành viết bài báo, viết chuyên đề, báo cáo 03 chuyên đề tiến sĩ, tiểu luận tổng quan Viết luận án lần 2 và thông qua GV hướng dẫn Hoàn chỉnh luận án và in ấn Bảo vệ luận án trước hội đồng khoa học
- 7 CHƯƠNG 3 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đánh giá thực trạng sử dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh 3.1.1. Thực trạng sử dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh 3.1.1.1. Thực trạng thực hiện Chương trình giáo dục thể chất ở các trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh Các trường mầm non trên địa bàn TP.HCM ở cả 2 khu vực nội thành và ngoại thành đều thực hiện đúng chương trình về nội dung, số giờ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo Thông tư số 01/VBHN- BGDĐT ngày 24/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục mầm non). Đối với trẻ MG 5 – 6 tuổi, giờ học thể dục được tổ chức 2 tiết/tuần, mỗi tiết từ 30 - 35 phút và giờ TCVĐ được tổ chức 1 tiết/tuần, mỗi tiết là 35 phút. 3.1.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất ở các trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở vật chất của trường ở khu vực nội thành và ngoại thành cơ bản có thể đáp ứng nhu cầu giảng dạy hoạt động GDTC cho trẻ, mức đáp ứng chỉ dừng lại ở trung bình là chủ yếu, vì thế cần tiếp tục tăng cường cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay. 3.1.1.3. Thực trạng nhận thức về việc sử dụng trò chơi vận động trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh Để đánh giá thực trạng nhận thức sử dụng TCVĐ trẻ MG 5 – 6 tuổi, kết quả khảo sát bằng bảng hỏi với 218 GV về ưu thế sử dụng TCVĐ và nhận thức của GV về vai trò của TCVĐ đối với nâng cao TTC trong hoạt động GDTC, kết quả như sau: * Đánh giá về ưu thế sử dụng TCVĐ trong hoạt động GDTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM
- 8 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về ưu thế sử dụng TCVĐ trong hoạt động GDTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM Mức độ (n=218) TT Nội dung Tần số Tỷ lệ % 1 Ưu thế 198 90.8 2 Phân vân 15 6.9 3 Không ưu thế 5 2.3 Tổng 218 100 Kết quả này đã khẳng định TCVĐ có vai trò quan trọng trong hoạt động GDTC cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. * Nhận thức của GV về vai trò của TCVĐ đối với nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về nhận thức vai trò của TCVĐ đối với việc nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC Mức độ (n=218) Không quan Quan trọng Bình thường TT Vai trò trọng Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ suất % suất % suất % 1 Rèn luyện các kỹ năng vận động 121 55.5 84 38.5 13 6.0 2 Phát triển các tổ chất thể lực 160 73.4 47 21.6 11 5.0 Nâng cao TTC (hứng thú, chủ động, khả năng giải quyết các vấn 3 118 54.1 69 31.7 31 14.2 đề phát sinh khi chơi, sự nỗ lực, tính hợp tác) 4 Rèn luyện tính kỷ luật 88 40.4 75 34.4 55 25.2 5 Giáo dục tinh thần tập thể 83 38.1 108 49.5 27 12.4 Kết quả khảo sát ở bảng 3.4 cho thấy nhận thức về vai trò của TCVĐ đối với việc nâng cao TTC trong hoạt động GDTC cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM của các GV là chưa đồng đều, nhất quán. Nếu thừa nhận “nhận thức là cơ sở của hành vi”, điều này sẽ có những tác động chưa tốt tới việc sử dụng phương pháp TCVĐ trong hoạt động GDTC cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM. 3.1.1.4. Thực trạng sử dụng trò chơi vận động trong hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non trên địa bàn TP.HCM Hầu hết các GV đều cho rằng việc đưa các TCVĐ vào tổ chức trong hoạt động GDTC sẽ góp phần nâng cao TTC của trẻ, nhưng để có thể khai thác được hiệu quả của các TCVĐ thông qua cách thức tổ chức thực hiện hay để thực hiện như thế nào cho đúng và hợp lý thì các GV còn rất lúng
- 9 túng. Để tránh lúng túng, các GV thường sử dụng các TCVĐ thiên hướng tập thể, những TCVĐ mang tính chất đơn giản, dễ thực hiện. 3.1.1.5. Thực trạng khó khăn khi sử dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại TP.HCM Bảng 3.7. Thực trạng khó khăn khi sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM Mức độ (n=218) Xếp TT Khó khăn ĐTB 5 4 3 2 1 hạng 1 Số trẻ trong lớp quá đông 47.7 25.7 8.3 9.2 9.2 3.94 1 Thời gian tổ chức các TCVĐ 2 37.6 32.1 10.1 11.0 9.2 3.78 2 còn hạn chế 3 Trẻ còn ít vốn sống 36.7 34.9 18.3 6.4 3.7 3.94 1 Đồ dùng, đồ chơi còn nghèo 4 10.1 7.3 29.4 38.5 14.7 2.60 6 nàn, thiếu thốn Trẻ có thói quen làm theo yêu 5 33.9 27.5 21.1 11.9 5.5 3.72 3 cầu của GV GV chưa thật sự khuyến 6 khích, tạo điều kiện để trẻ 8.3 10.1 28.4 42.2 11.0 2.62 5 tham gia TCVĐ Trình độ chuyên môn, nghiệp 7 vụ giảng dạy của GV còn hạn 10.1 8.3 18.3 45.9 17.4 2.48 7 chế Chương trình giảng dạy nặng 8 tạo áp lực cho GV trong công 23.9 19.3 41.3 7.3 8.3 3.43 4 tác tổ chức TCVĐ cho trẻ ĐTB chung 3.31 Phân tích chi tiết cho thấy GVMN gặp khó khăn nhiều nhất ở “Số trẻ trong lớp quá đông” và “Trẻ còn ít vốn sống”. Đây là khó khăn chung của hầu hết các trường MN trên địa bàn TP.HCM. Tiếp theo là “Thời gian tổ chức các TCVĐ còn hạn chế” được các GVMN đánh giá với tỷ lệ khá cao 69.7%, kế đến là “Trẻ có thói quen làm theo yêu cầu của GV” là 61.4% (xếp hạng 3). Ở vị trí thứ 4 là “Chương trình giảng dạy nặng tạo áp lực cho GV trong công tác tổ chức TCVĐ cho trẻ”. Tuy nhiên, qua thực tế tìm hiểu thì chương trình giảng dạy cho trẻ hiện nay đã được giảm tải đáng kể, các bài dạy cũng được tổ chức khoa học hơn trước nếu GV vẫn cảm thấy khó khăn, áp lực thì nghĩa là GV vẫn chưa chủ động linh hoạt trong việc sắp xếp xây dựng kế hoạch dạy học. Các vị trí tiếp theo lần lượt là “GV chưa thật sự khuyến khích, tạo điều kiện để trẻ tham gia TCVĐ”, “Đồ dùng, đồ chơi còn nghèo nàn, thiếu thốn” và “Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy của GV còn hạn chế”.
- 10 3.1.2. Xác định tiêu chí đánh giá tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh Bước 1: Dự thảo mẫu phiếu hỏi sơ bộ Bước 2: Điều chỉnh mẫu phiếu hỏi thang đo và xác định hình thức trả lời Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của phiếu hỏi bằng test Cronbach’s Alpha. Bước 4: Phân tích nhân tố khám phá EFA Từ những kết quả phân tích trên, luận án đã xác định được 05 tiêu chí đánh giá TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM được trình bày tại bảng 3.15. Bảng 3.15. Tiêu chí đánh giá TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM TT Biểu hiện Tiêu chí Trẻ tham gia trò chơi một cách vui vẻ, say mê, háo hức Trẻ tập trung, chú ý lắng nghe giáo viên phổ biến trò 1 Hứng thú chơi Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò chơi Trẻ tự chọn đồ chơi 2 Trẻ tự phân vai, nhận vai chơi Chủ động Trẻ biết rủ bạn cùng chơi Trẻ biết thảo luận với bạn về nội dung chơi Giải quyết Trẻ biết giải quyết trong tình huống thiếu đồ chơi các vấn đề Trẻ biết giải quyết trong tình huống khi bạn cùng chơi 3 phát sinh muốn đổi vai chơi với trẻ khi chơi Trẻ biết thỏa hiệp, kiềm chế khi chơi Trẻ cố gắng, nỗ lực thực hiện trò chơi 4 Nỗ lực Trẻ kiên trì thực hiện đúng quy định của chơi Trẻ chơi trò chơi đến cùng Trẻ tự điều khiển trò chơi 5 Hợp tác Trẻ lắng nghe ý kiến của bạn cùng chơi Trẻ hợp tác với bạn để thực hiện các nhiệm vụ chơi 3.1.3. Thực trạng tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh Để đánh giá thực trạng TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM theo các tiêu chí đã được xác định ở bảng 3.15. Luận án tiến hành kiểm tra tính tích cực của 566 khách thể nghiên cứu. Kết quả thu được tại bảng 3.16.
- 11 Bảng 3.16. Kết quả đánh giá thực trạng TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC (n=566) Mức độ TT Tính tích cực ĐTB 3 2 1 Hứng thú 2.14 Trẻ tham gia trò chơi một cách vui vẻ, 1 24.6 59.5 15.9 2.09 say mê Trẻ tập trung, chú ý lắng nghe phổ biến 2 23.1 68.9 8.0 2.15 trò chơi 3 Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò chơi 26.9 63.3 9.9 2.17 Chủ động 2.12 4 Trẻ tự chọn đồ chơi 29.0 53.9 17.1 2.12 5 Trẻ tự phân vai, nhận vai chơi 26.1 56.2 17.7 2.08 6 Trẻ biết rủ bạn cùng chơi 24.7 54.9 20.3 2.04 7 Trẻ biết thảo luận với bạn về nội dung 24.4 73.0 2.6 2.22 chơi Giải quyết các vấn đề phát sinh khi chơi 1.64 Trẻ biết giải quyết trong tình huống thiếu 8 16.8 25.1 58.1 1.59 đồ chơi Trẻ biết giải quyết trong tình huống khi 9 18.7 26.1 55.1 1.64 bạn cùng chơi muốn đổi vai chơi với trẻ 10 Trẻ biết thỏa hiệp, kiềm chế khi chơi 18.2 32.9 48.9 1.69 Nỗ lực 2.18 11 Trẻ cố gắng, nỗ lực thực hiện trò chơi 20.3 64.5 15.2 2.05 12 Trẻ kiên trì thực hiện đúng quy định của 39.8 53.0 7.2 2.33 trò chơi 13 Trẻ chơi trò chơi đến cùng 22.3 70.8 6.9 2.15 Hợp tác 2.17 14 Trẻ tự điều khiển trò chơi 29.2 64.8 6.0 2.23 15 Trẻ lắng nghe ý kiến của bạn cùng chơi 26.3 51.1 22.6 2.04 Trẻ hợp tác với bạn để thực hiện nhiệm 16 30.4 64.5 5.1 2.25 vụ chơi Từ kết quả nghiên cứu tại bảng 3.16 cho thấy, TTC của trẻ khi chơi TCVĐ trong hoạt động GDTC được đánh giá chưa cao, hầu hết các tiêu chí đều được đánh giá ở mức “Trung bình”. Một trong những tiêu chí không thể thiếu được khi đánh giá hiệu quả của công tác GDTC đó là thể lực. TTC trong hoạt động GDTC sẽ là động lực để trẻ hăng say vận động trong giờ học điều này giúp trẻ phát triển sẽ
- 12 tốt hơn. Do đó, ngoài các tiêu chí đánh giá TTC, luận án tổng hợp, lựa chọn xác định các test đánh giá thể lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP.HCM. Đánh giá thực trạng thể lực trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh Luận án tiến hành xác định các test đánh giá thể lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM theo 03 bước sau: - Bước 1: Tổng hợp các test đánh giá thể lực trẻ MG 5 – 6 tuổi từ các nguồn tài liệu, công trình nghiên cứu về GDTC - Bước 2: Phỏng vấn các chuyên gia GDTC - Bước 3: Kiểm tra độ tin cậy Như vậy, qua các bước tổng hợp tài liệu, phỏng vấn, kiểm tra độ tin cậy luận án đã xác định được 5 test đánh giá thể lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM gồm: Chạy 10 m (giây), Bật xa tại chỗ (cm), Đập và bắt bóng bằng 2 tay (lần/phút), Ném xa bằng tay thuận (m), Ngồi gập thân về trước (cm). Và luận án tiến hành kiểm tra các test thể lực của 566 trẻ MG 5 – 6 tuổi (trong đó 295 nam, 271 nữ) để làm cơ sở đánh giá sự phát triển thể lực của trẻ khi TTC được nâng cao. Kết thể hiện ở bảng 3.19. Bảng 3.19. Thực trạng thể lực của trẻ MG từ 5 – 6 tuổi tại các trường MN trên địa bàn TP.HCM Nam (n=295) Nữ (n=271) TT Test X S Cv X S Cv 1 Chạy 10m (giây) 2.57 0.18 7.07 2.74 0.23 8.22 2 Bật xa tại chỗ (cm) 95.05 9.43 9.92 94.31 8.25 8.75 Đập và bắt bóng bằng 2 tay 3 17.64 4.32 24.52 16.37 3.79 23.16 (lần/phút) 4 Ném xa bằng tay thuận (m) 6.37 0.70 11.00 5.22 0.66 12.71 5 Ngồi gập thân về trước (cm) 2.91 2.13 73.20 3.75 1.89 50.41 Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng TCVĐ như là một phương tiện để GDTC cho trẻ nhằm tác động đến các khía cạnh tích cực của trẻ cả về thể lực và tinh thần. Vì vậy, việc đối chiếu đánh giá thể lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP.HCM với các trẻ cùng lứa tuổi là một điều cần thiết. Đối với nghiên cứu này, luận án tiến hành so sánh với thực trạng thể lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi được nghiên cứu của tác giả Lâm Thị Tuyết Thúy thời điểm năm 2008. * Đối với trẻ em nam:
- 13 Bảng 3.20. So sánh giá trị trung bình các test đánh giá thể lực của trẻ em nam MG 5 – 6 tuổi tại TP.HCM với trung bình thể lực trẻ em nam MG 5 – 6 tuổi Trẻ em nam (n=295) Trẻ em nữ TT Test MG 5 – 6 t P X ±S Cv tuổi 1 Chạy 10m (giây) 2.57 ± 0.18 7.07 2.65±0.33 3.06
- 14 tế để có thể khai thác và tổ chức hiệu quả các TCVĐ cho trẻ thì GV vẫn còn nhiều lúng túng, đặc biệt quan điểm về vai trò của TCVĐ đối với việc nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC chưa thật sự đồng nhất. 3.1.4.3. Thực trạng nhận thức về việc sử dụng trò chơi vận động trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh GV đã có nhận thức đúng về việc sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM. GV cũng nhận thức rõ việc tổ chức các TCVĐ có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số GV đều cho rằng việc sử dụng các TCVĐ trong hoạt động GDTC cho trẻ MG 5 – 6 tuổi là cần thiết, và đánh giá rất cao về ưu thế sử dụng của TCVĐ trong hoạt động GDTC; tuy nhiên, trên thực tế để có thể khai thác và tổ chức hiệu quả các TCVĐ cho trẻ thì GV vẫn còn nhiều lúng túng, đặc biệt quan điểm về vai trò của TCVĐ đối với việc nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC chưa thật sự đồng nhất. Điều này gây ra những tác động chưa tốt đến hiệu quả của TCVĐ trong hoạt động GDTC cho trẻ. 3.1.4.4. Thực trạng sử dụng trò chơi vận động trong hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Đa phần các GV đều nhận thức rõ việc đưa các TCVĐ vào tổ chức trong hoạt động GDTC sẽ góp phần nâng cao TTC của trẻ; tuy nhiên, trong thực tế khi tổ chức các TCVĐ cho trẻ thì GV còn lúng túng, GV có xu hướng sử dụng các TCVĐ thiên hướng tập thể hoặc TCVĐ mang tính chất đơn giản, dễ thực hiện. 3.1.4.5. Thực trạng khó khăn khi sử dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh Khó khăn lớn nhất hiện nay của GV khi sử dụng TCVĐ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM là số trẻ trong lớp đông và thiếu TCVĐ mới. 3.1.4.6. Xác định tiêu chí đánh giá tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh Để xác định tiêu chí đánh giá thực trạng TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM thông qua các yếu tố cấu thành TTC
- 15 gồm: hứng thú, chủ động, giải quyết các vấn đề phát sinh khi chơi, nỗ lực, hợp tác, luận án thực hiện phân tích độ tin cậy và tính thông báo của các tiêu chí trên cơ sở khảo sát 218 GV đang công tác tại các trường mầm non trên địa bàn TP.HCM. Kết quả cho thấy, có 16 tiêu chí đạt yêu cầu. 3.1.4.7. Thực trạng tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.16 cho thấy, TTC của trẻ khi chơi TCVĐ trong hoạt động GDTC chủ yếu được đánh giá ở mức trung bình hoặc mức không tích cực. Khi tham gia trò chơi, trẻ còn cảm thấy buồn chán, ít năng lượng. Thực tế này khiến hiệu quả của hoạt động GDTC cho trẻ chưa được như kỳ vọng. Khi so sánh với kết quả điều tra thể lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi năm 2008 thì hầu hết các test thể lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP.HCM đều tốt hơn, điều này phù hợp với quy luật phát triển và phản ánh tác động tích cực của sự phát triển kinh tế xã hội cũng như sự quan tâm, phát triển thể chất của trẻ được thực hiện trong nhiều năm qua. 3.2. Nghiên cứu lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM 3.2.1. Cơ sở lựa chọn trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh 3.2.1.1. Cơ sở pháp lý 3.2.1.2. Cơ sở thực tiễn 3.2.2. Nguyên tắc lựa chọn trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh - Nguyên tắc 1: Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn - Nguyên tắc 2: Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi - Nguyên tắc 3: Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển - Nguyên tắc 4: Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp đối tượng giáo dục
- 16 3.2.3. Tiêu chí lựa chọn trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh 3.2.3.1. Tiêu chí 1: Trò chơi vận động phải thu hút được sự tham gia của trẻ 3.2.3.2. Tiêu chí 2: Trò chơi vận động phù hợp đặc điểm tâm lý và khả năng của trẻ 3.2.3.3. Tiêu chí 3: Trò chơi vận động phải đảm bảo an toàn của trẻ 3.2.3.4. Tiêu chí 4: Trò chơi vận động phù hợp với khả năng tổ chức của GV 3.2.3.5. Tiêu chí 5: Trò chơi vận động phù hợp với điều kiện lớp học, sân học 3.2.3.6. Tiêu chí 6: Trò chơi vận động phải tập trung phát triển các vận động cơ bản và các tố chất vận động nhất định 3.2.4. Kết quả lựa chọn trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh Bước 1: Đề xuất các TCVĐ sử dụng để nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi Bước 2: Phỏng vấn các khách thể 3.2.5.1. Đối với tiêu chí 1 3.2.5.2. Đối với tiêu chí 2 3.2.5.3. Đối với tiêu chí 3 3.2.5.4. Đối với tiêu chí 4 3.2.5.5. Đối với tiêu chí 5 3.2.5.6. Đối với tiêu chí 6 Bước 3: Xác định mức độ thông dụng của TCVĐ Bảng 3.32. Kết quả tổng hợp việc lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM Tổng ĐTB 6 Số lượng TT Tên TCVĐ Xếp hạng tiêu chí các tiêu chí đáp ứng 1 Mèo đuổi chuột 6.9 6 1 2 Chuyền bóng 8.2 6 2 3 Nhảy dây 8.3 6 3 4 Bắt chước tạo dáng 7.7 5 4 5 Cáo và thỏ 7.9 5 5 6 Ném trúng đích 8.7 5 6 7 Nhảy ô 9.6 5 7 8 Chim đổi lồng 9.9 5 8
- 17 Tổng ĐTB 6 Số lượng TT Tên TCVĐ Xếp hạng tiêu chí các tiêu chí đáp ứng 9 Lùa vịt 10.0 5 9 10 Ai nhanh hơn 13.5 5 10 11 Thỏ đánh trống 8.2 4 11 12 Chìm - Nổi 9.6 4 12 13 Tung bóng cho nhau 9.6 4 13 14 Sóng đánh 9.9 4 14 15 Đập bóng tiếp sức 11.6 4 15 16 Rắn bò 12.3 4 16 17 Bóng chuyền 6 7.5 3 17 18 Kéo cưa lừa xẻ 8.4 3 18 19 Cầu thủ bóng rổ 11.0 3 19 20 Tàu hỏa chạy 12.7 3 20 21 Diệt các con vật có hại 12.8 3 21 22 Nhảy vào nhảy ra 12.9 3 22 23 Người thừa thứ ba 9.5 2 23 24 Đuổi bắt 11.7 2 24 3.2.5. Bàn luận kết quả lựa chọn trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh Luận án đã lựa chọn được 24 TCVĐ phù hợp nhằm nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.HCM đó là mèo đuổi chuột, chuyền bóng, nhảy dây, bắt chước tạo dáng, cáo và thỏ, ném trúng đích, nhảy ô, chim đổi lồng, lùa vịt, ai nhanh hơn, thỏ đánh trống, chìm - nổi, tung bóng cho nhau, sóng đánh, đập bóng tiếp sức, rắn bò, bóng chuyền 6, kéo cưa lừa xẻ, cầu thủ bóng rổ, tàu hỏa chạy, diệt các con vật có hại, nhảy vào nhảy ra, người thừa thứ ba, đuổi bắt. 3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh 3.3.1. Mục đích thực nghiệm Đánh giá hiệu quả tác động để nâng cao TTC của 24 TCVĐ được lựa chọn trong hoạt động GDTC cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP.HCM. Từ đó khẳng định ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng TCVĐ vào hoạt động GDTC cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP.HCM phù hợp với mục đích và giả thuyết nghiên cứu của luận án. 3.3.2. Nội dung thực nghiệm - Nhóm thực nghiệm: trong các giờ học thể dục trẻ được vui chơi các TCVĐ đã được lựa chọn phù hợp với nội dung GDTC. Trong giờ TCVĐ
- 18 chuyên biệt trẻ được vui chơi theo hướng thiết kế sử dụng các TCVĐ theo từng chủ đề. Các trẻ được ưu tiên các điều kiện về cơ sở vật chất, dụng cụ trong quá trình học tập. Nội dung tập luyện của nhóm thực nghiệm được trình bày tại bảng 3.33 - Nhóm đối chứng: thực hiện học tập, vui chơi theo kế hoạch chung của Nhà trường. Nội dung tập luyện của nhóm đối chứng được trình bày tại bảng 3.34. 3.3.3. Phương pháp và kế hoạch thực nghiệm 3.3.3.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Bước 1: Lập kế hoạch, thiết kế chương trình sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong giờ học thể dục và giờ TCVĐ. - Bước 2: Lựa chọn mẫu thực nghiệm và đối chứng - Bước 3: Tập huấn GV 3.3.3.2. Kế hoạch và thời gian thực nghiệm - Nhóm thực nghiệm: GV tổ chức giờ học thể dục và giờ TCVĐ theo kế hoạch, chương trình đã thống nhất. Quá trình tổ chức thực nghiệm có sự tham gia của tác giả để quan sát, đánh giá. - Nhóm đối chứng: Thực hiện theo kế hoạch chung của trường. - Thời gian thực nghiệm: Tiến hành từ tháng 12/2018 đến hết tháng 5/2019. 3.3.3.3. Phân phối thời gian chơi trò chơi vận động thực nghiệm trong giờ học thể dục của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh
- 19 Bảng 3.35. Phân phối thời gian chơi trò chơi vận động thực nghiệm trong giờ học thể dục của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh THỜI GIAN THỰC NGHIỆM THEO TIẾT (35 PHÚT/TIẾT) TT Nội dung 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 1 Đội hình đội ngũ 25 25 20 25 25 25 10 10 10 25 25 25 2 Bài tập phát triển chung 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 10 10 10 25 25 25 10 10 10 10 3 Vận động cơ bản 25 25 20 15 15 10 15 25 10 10 25 25 25 25 15 15 15 15 4 Trò chơi vận động 10 10 15 10 10 15 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 15 10 10 10 10 15 15 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 3.3.3.4. Tiến trình thực nghiệm trò chơi vận động trong giờ học thể dục và giờ trò chơi vận động (chuyên biệt) cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ học thể dục - Giờ TCVĐ (chuyên biệt) 3.3.3.5. Thiết kế hoạt động sử dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh 3.3.4. Kết quả kiểm định, đánh giá trước thực nghiệm
- Bảng 3.38. So sánh TTC giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm Sự khác biệt thống Nhóm thực nghiệm (n=139) Nhóm đối chứng (n=130) TT Tính tích cực kê X TN1 S TN1 X ĐC1 S ĐC1 t P I. Hứng thú Trẻ tham gia trò chơi một cách vui vẻ, say mê, háo 1 2.05 0.25 2.06 0.24 0.33 >0.05 hức Trẻ tập trung, chú ý lắng nghe giáo viên phổ biến 2 2.14 0.24 2.13 0.24 0.34 >0.05 trò chơi 3 Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò chơi 2.17 0.24 2.16 0.31 0.29 >0.05 ĐTBC 2.12 2.12 Sự khác biệt không có Xếp loại Trung bình Trung bình ý nghĩa thống kê II. Chủ động 4 Trẻ tự chọn đồ chơi 2.12 0.31 2.10 0.28 0.56 >0.05 5 Trẻ tự phân vai, nhận vai chơi 2.02 0.27 2.04 0.30 0.57 >0.05 6 Trẻ biết rủ bạn cùng chơi 2.11 0.33 2.07 0.34 0.98 >0.05 7 Trẻ biết thảo luận với bạn về nội dung chơi 2.22 0.24 2.19 0.30 0.90 >0.05 ĐTBC 2.11 2.10 Sự khác biệt không có Xếp loại Trung bình Trung bình ý nghĩa thống kê III. Giải quyết các vấn đề phát sinh khi chơi 8 Trẻ biết giải quyết trong tình huống thiếu đồ chơi 1.60 0.30 1.61 0.28 0.28 >0.05 Trẻ biết giải quyết trong tình huống khi bạn cùng 9 1.65 0.29 1.62 0.29 0.85 >0.05 chơi muốn đổi vai chơi với trẻ 10 Trẻ biết thỏa hiệp, kiềm chế khi chơi 1.68 0.32 1.65 0.32 0.77 >0.05 ĐTBC 1.64 1.62 Sự khác biệt không có Xếp loại Không tích cực Không tích cực ý nghĩa thống kê IV. Nỗ lực 11 Trẻ cố gắng, nỗ lực thực hiện trò chơi 2.05 0.27 2.02 0.31 0.84 >0.05
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn