intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

81
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng sinh sản của đàn bò sữa nuôi tại Ba Vì, Hà Nội và tình trạng hoạt động của buồng trứng ở bò chậm sinh, từ đó giúp cho người chăn nuôi có được thông tin và hướng tác động đúng nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi; Chẩn đoán và điều trị bệnh sinh sản của bò sữa có hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung đề tài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> TĂNG XUÂN LƯU<br /> <br /> NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BÒ SỮA<br /> CHẬM SINH VÀ ỨNG DỤNG HORMONE ĐỂ KHẮC PHỤC<br /> <br /> Chuyên ngành: Sinh sản và bệnh sinh sản gia súc<br /> Mã số: 62 64 01 06<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> HÀ NỘI, 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> Người hướng dẫn Khoa học:<br /> 1. GS.TSKH. Cù Xuân Dần<br /> 2. PGS.TS. Trần Tiến Dũng<br /> Phản biện 1:<br /> PGS. TS. Nguyễn Văn Thanh<br /> Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> Phản biện 2:<br /> TS. Đào Đức Hà<br /> Viện Chăn nuôi<br /> Phản biện 3:<br /> TS. Lê Văn Thông<br /> Trung tâm Gia súc lớn trung ương<br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp<br /> Học viện họp tại Học viện nông nghiệp Việt Nam<br /> Vào hồi giờ<br /> ngày<br /> tháng<br /> năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh trong<br /> những năm gần đây, đem lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định thu nhập cho<br /> người chăn nuôi. Chăn nuôi tập trung chiếm khoảng 35%, còn lại là chăn<br /> nuôi nông hộ. Chăn nuôi nông hộ có đặc điểm: quy mô nhỏ, không đồng<br /> bộ, thiếu khoa học kỹ thuật... khả năng sinh sản của đàn bò thấp, biểu<br /> hiện cụ thể là tuổi động dục lần đầu cao, khoảng cách hai lứa đẻ dài, tỷ<br /> lệ chậm sinh cao...<br /> Chậm sinh ở bò sữa là tình trạng chung của cả nước cũng như ở<br /> vùng Ba Vì, Hà Nội. Bò sữa thường bị các bệnh về buồng trứng như thể<br /> vàng tồn lưu, u nang và buồng trứng không hoạt động.<br /> Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chậm sinh ở bò sữa. Bên cạnh<br /> yếu tố giống, thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc, mùa vụ, vùng miền,... còn<br /> phải kể đến yếu tố kỹ thuật: phát hiện động dục, phối giống, điều trị các<br /> bệnh về sinh sản. Tất cả những điều này đều có thể ảnh hưởng đến khả<br /> năng sinh sản của bò sữa.<br /> Vì vậy, xuất phát từ yêu cầu rút ngắn tuổi động dục lần đầu, rút<br /> ngắn khoảng cách lứa đẻ, tăng số con được sinh hay nói cách khác là<br /> tăng sản lượng sữa trong một đời con cái, chúng tôi tiến hành đề tài này.<br /> 2. Mục tiêu đề tài<br /> Đánh giá được thực trạng sinh sản của đàn bò sữa nuôi tại Ba Vì,<br /> Hà Nội và tình trạng hoạt động của buồng trứng ở bò chậm sinh, từ đó<br /> giúp cho người chăn nuôi có được thông tin và hướng tác động đúng<br /> nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.<br /> Đánh giá được động thái của hormone progesterone trong những<br /> trường hợp buồng trứng hoạt động không bình thường (không hoạt động,<br /> u nang, thể vàng tồn lưu), giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh sinh<br /> sản có hiệu quả.<br /> Sử dụng một số hormone hướng sinh sản điều trị bệnh buồng trứng<br /> để nâng cao khả năng sinh sản của bò sữa.<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> Ý nghĩa khoa học<br /> Đề tài làm rõ thêm quy luật hoạt động sinh lý, sinh sản của bò sữa<br /> nuôi theo vùng sinh thái, giúp cho việc nghiên cứu, sản xuất có tác động<br /> phù hợp, chủ động và hiệu quả. Kết quả sẽ góp phần bổ sung số liệu, tài<br /> liệu khoa học về đặc điểm sinh lý sinh sản của bò nói chung và bò sữa<br /> nói riêng cũng như khả năng điều khiển hoạt động sinh sản của bò bằng<br /> các chế phẩm hormone sinh sản.<br /> Ứng dụng kỹ thuật ELISA để định lượng hormone progesterone<br /> (P4), trong sữa hoặc huyết tương, để làm rõ tình trạng hoạt động của<br /> buồng trứng, hỗ trợ hữu hiệu trong chẩn đoán lâm sàng (qua trực<br /> tràng), nâng cao độ chính xác của các kỹ thuật trong chẩn đoán bệnh<br /> của buồng trứng, sử dụng hormone có hiệu quả hơn.<br /> Ý nghĩa thực tiễn<br /> Đề tài đánh giá, phân tích được thực trạng sinh sản của đàn bò sữa<br /> cũng như chỉ ra các yếu tố hạn chế năng suất chăn nuôi, giúp cho các<br /> nhà quản lý có cơ sở để đưa ra những chính sách, quản lý, kỹ thuật ..phù<br /> hợp nâng cao hiệu quả chăn nuôi.<br /> Ứng dụng một số chế phẩm hormone hướng sinh sản để điều trị<br /> triệu chứng rối loạn sinh sản của bò sữa hiện có hiệu quả không những<br /> tăng năng suất sinh sản mà còn hạn chế được sự ảnh hưởng của hormne<br /> tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi.<br /> 4. Những đóng góp mới của luận án<br /> Luận án đã tiếp cận một phương pháp nghiên cứu mới trong việc<br /> xác định, đánh giá, phân loại cụ thể các nguyên nhân gây chậm sinh<br /> trên bò sữa. Đó là phương pháp số hóa (định lượng hormone<br /> progesterone), kết hợp với phương pháp truyền thống (lâm sàng) làm<br /> cho kết quả lâm sàng được chính xác hơn trong chẩn đoán và điều trị<br /> bệnh trên buồng trứng.<br /> Việc đưa ra các phác đồ điều trị bệnh một cách cụ thể cho từng<br /> trạng thái trên buồng trứng đã giúp cho các kỹ thuật ở cơ sở sản xuất có<br /> <br /> 2<br /> <br /> thể áp dụng một cách thuận thiện và chính xác hơn, đạt được hiệu quả<br /> cao. Nhất là đối với các địa bàn không có những kỹ thuật giỏi.<br /> Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà chuyên<br /> môn tham khảo dùng trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu và ứng dụng<br /> trong thực tiễn sản xuất.<br /> <br /> Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài<br /> Sinh sản là đặc tính sinh học tự nhiên của gia súc nói chung và bò<br /> sữa nói riêng nhằm duy trì và bảo vệ nòi giống. Hoạt động sinh sản có<br /> tính chất quy luật, chịu sự điều khiển của cơ chế thần kinh và thể dịch<br /> đồng thời phụ thuộc vào môi trường, điều kiện sống... Khi con người<br /> nắm được quy luật đó, chúng sẽ có tác động và điều khiển chúng theo ý<br /> muốn để thúc đẩy sản xuất có hiệu quả hơn, phục vụ nhu cầu thực phẩm<br /> ngày càng tăng của xã hội.<br /> Cụ thể đối với bò sữa, khả năng sinh sản của chúng chịu ảnh hưởng<br /> bởi các yếu tố: di truyền (giống), độ tuổi, thời tiết khí hậu, phương pháp<br /> quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật...<br /> Ngày nay, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ<br /> sinh học để điều khiển sinh sản không còn là vấn đề khó khăn và<br /> phức tạp. Chúng ta đã chủ động trong việc gây động dục, gây rụng<br /> trứng, điều khiển giới tính thông qua những tác động bằng hormone...<br /> Chính nhờ những kỹ thuật này, năng suất sinh sản của bò sữa đã được<br /> nâng lên rất nhiều.<br /> 1.2. Một số nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến<br /> luận án<br /> 1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài<br /> Những nghiên cứu trên bò sữa đã chỉ ra rằng, nguyên nhân gây<br /> ra tỷ lệ thụ thai thấp ở bò sữa, nhất là bò cao sản là do mất cân đối về<br /> năng lượng trong khẩu phần ăn (Opsomer et al., 2000), dẫn đến u<br /> nang buồng trứng, viêm nhiễm đường sinh dục, sảy thai, chết thai<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2