HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
TRẦN XUÂN MIỄN<br />
<br />
NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT<br />
PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI<br />
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI<br />
MÃ SỐ : 62 85 01 03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn:<br />
<br />
1. PGS.TS. VŨ THỊ BÌNH<br />
<br />
2. TS. TRẦN THÙY DƢƠNG<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN QUANG HỌC<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN VĂN TUẤN<br />
Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên<br />
<br />
Phản biện 3: TS. THÁI THỊ QUỲNH NHƢ<br />
Tổng cục Quản lý đất đai<br />
<br />
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ, ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2017<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:<br />
-<br />
<br />
Thƣ viện Quốc gia Việt Nam<br />
<br />
-<br />
<br />
Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
PHẦN 1. MỞ ĐẦU<br />
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Tại Việt Nam, dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ mục tiêu xây dựng nông<br />
thôn mới (XDNTM) là công việc khá phức tạp và mới mẻ, các phương pháp dự báo<br />
còn mang tính chủ quan, định tính. Do vậy, việc nghiên cứu và áp dụng các phương<br />
pháp dự báo tiên tiến, các phương pháp mang tính định lượng là thực sự cần thiết và<br />
cấp bách trong giai đoạn hiện nay.<br />
Huyện Yên Dũng là một trong số các huyện được chọn thực hiện điểm Chương<br />
trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015<br />
của tỉnh Bắc Giang. Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Yên Dũng đã đạt được nhiều<br />
kết quả rất quan trọng, có ý nghĩa, góp phần cải thiện đáng kể đời sống dân sinh trên<br />
địa bàn huyện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu<br />
quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Yên Dũng cũng như nhiều địa phương khác<br />
trên cả nước đã gặp không ít khó khăn vướng mắc, đặc biệt là vấn đề tạo quỹ đất để<br />
xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất; vấn đề xác định nhu cầu sử<br />
dụng đất như thế nào để tránh lãnh phí, tránh phải điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất<br />
(QHSDĐ), quy hoạch xây dựng nông thôn mới.<br />
Nhằm góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên và thực hiện tốt hơn Chương<br />
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tới, việc nghiên<br />
cứu nhu cầu sử dụng đất cho một địa bàn cụ thể như huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc<br />
Giang là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.<br />
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI<br />
- Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông<br />
thôn mới trên cơ sở đó xác định mối tương quan giữa một số yếu tố sử dụng đất với<br />
mức độ đạt được các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng,<br />
tỉnh Bắc Giang giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015;<br />
- Xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá<br />
trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại các xã<br />
trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn tiếp theo.<br />
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI<br />
Về không gian: Luận án nghiên cứu ở quy mô cấp xã trên địa bàn toàn huyện<br />
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đối với nội dung nghiên cứu về dự báo nhu cầu sử dụng<br />
đất, đề tài xây dựng mô hình chung cho các xã trên địa bàn huyện và áp dụng thử<br />
nghiệm tại 3 xã chọn điểm.<br />
Về thời gian: Các số liệu thứ cấp điều tra, thu thập trong giai đoạn từ năm 2010<br />
đến năm 2015. Nhu cầu sử dụng đất phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới được<br />
tính toán, xác định cho 2 giai đoạn: đến năm 2015 và đến năm 2020.<br />
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI<br />
- Xác định mối tương quan giữa một số yếu tố sử dụng đất với mức độ đạt được<br />
các tiêu chí nông thôn mới trong giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn huyện Yên Dũng,<br />
tỉnh Bắc Giang;<br />
1<br />
<br />
- Xây dựng mô hình dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn<br />
mới và áp dụng thử nghiệm mô hình đó cho 3 xã điểm đại diện trên địa bàn huyện<br />
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.<br />
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI<br />
- Ý nghĩa khoa học:<br />
+ Góp phần bổ sung cơ sở khoa học khẳng định vai trò của sử dụng đất, cũng<br />
như phương pháp luận trong việc xác định nhu cầu sử dụng đất phục vụ mục tiêu xây<br />
dựng nông thôn mới.<br />
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc xác định<br />
nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới tại các địa phương có điều kiện<br />
tương tự; làm tài liệu tham khảo cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc<br />
một số loại hình quy hoạch khác có liên quan đến sử dụng đất;<br />
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và<br />
nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành Quản lý đất đai, Địa chính.<br />
- Ý nghĩa thực tiễn:<br />
+ Mô hình dự báo của đề tài giúp cho việc xác lập nhu cầu sử dụng đất hợp lý,<br />
hiệu quả đáp ứng mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại một số xã trên địa bàn huyện<br />
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Kết quả áp dụng thử nghiệm cho thấy mô hình này dễ sử<br />
dụng và có hiệu quả hơn so với phương án quy hoạch mà địa phương đang triển khai.<br />
Vì vậy, có thể áp dụng mô hình này để dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng<br />
nông thôn mới cho tất cả các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng.<br />
+ Đề xuất được các giải pháp để quản lý và sử dụng đất nhằm thúc đẩy quá trình<br />
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đối với các xã<br />
trên địa bàn huyện Yên Dũng cũng như các địa phương khác trên cả nước trong giai<br />
đoạn 2016 – 2020.<br />
PHẦN 2 .TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI<br />
Hiện nay, XDNTM là một mục tiêu mang tính toàn diện, bao hàm cả phát triển<br />
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nông thôn cũng như xây dựng Đảng và mang đậm<br />
đặc trưng thời đại.<br />
Kinh nghiệm về XDNTM của nhiều nước trên thế giới là bài học vô cùng quý<br />
giá đối với Việt Nam, điển hình như: Phong trào Làng mới của Hàn Quốc; phong trào<br />
“Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản; hay kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới<br />
tại Trung Quốc, Thái Lan.<br />
Chương trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM gồm 11 nội dung, với Bộ tiêu chí<br />
quốc gia gồm 19 tiêu chí, nhằm xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội<br />
từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông<br />
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với phát<br />
triển đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ ổn định, giầu bản sắc văn hoá<br />
dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh chính trị được giữ vững; đời sống<br />
vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng tăng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.<br />
2<br />
<br />
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương CTMTQG về XDNTM, tính đến<br />
30/11/2015, cả nước có 1.298 xã và 11 đơn vị cấp huyện đã được công nhận đạt<br />
chuẩn nông thôn mới, nhiều địa phương đã có sự thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, sau năm<br />
năm triển khai thực hiện Chương trình đã bộc lộ không ít khó khăn và hạn chế.<br />
2.2. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN TRÊN THẾ<br />
GIỚI VÀ VIỆT NAM<br />
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới chỉ ra rằng chính sách đất đai đã góp<br />
phần không nhỏ vào thành quả xây dựng và phát triển nông thôn. Tổng kết kinh<br />
nghiệm về phân bổ nhu cầu sử dụng đất gắn với phát triển nông thôn (hay XDNTM)<br />
đó là: (1) Bố trí quỹ đất để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp; (2) Chuyển<br />
đổi cơ cấu sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sản xuất; (3) Ưu tiên đất đai để phát triển<br />
hạ tầng nông thôn; (4) Cân đối đất đai nhằm thu hút công nghiệp về vùng nông thôn;<br />
(5) Bảo vệ cảnh quan môi trường, hệ sinh thái.<br />
Từ kinh nghiệm của thế giới và cơ sở thực tiễn tại các địa phương, nhu cầu sử<br />
dụng đất trong XDNTM tại Việt Nam đã được làm rõ thông qua một số nội dung<br />
như: (1) Nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế vùng nông thôn; (2) Nhu sử dụng<br />
đất để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; (3) Nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích<br />
bảo vệ môi trường nông thôn; (4) Một số mô hình sử dụng hiệu quả quỹ đất nông<br />
nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới thời gian qua.<br />
2.3. CƠ SỞ KHOA HỌC DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT<br />
Dự báo nhu cầu sử dụng đất chính là việc xác định nhu cầu quỹ đất trong tương<br />
lai cho một hay nhiều mục đích sử dụng nào đó thông qua việc áp dụng phương pháp<br />
định tính hoặc định lượng tùy thuộc vào yêu cầu về độ chính xác, mục đích sử dụng<br />
cũng như số liệu quá khứ, hiện tại đang có. Cơ sở khoa học của dự báo nhu cầu sử<br />
dụng đất được tổng hợp, làm rõ thông qua các nghiên cứu của một số tác giả tiêu biểu<br />
trên thế giới như: Bell (1976), Chang et al. (1995), Kitamura et al. (1997), Balteiro and<br />
Romero (2003), Zeng et al. (2010), Zhong et al. (2011), Huang et al. (2013), Xu et al.<br />
(2013), Batista et al. (2014)... tại Việt Nam như Nguyễn Thị Vòng (2001), Hà Minh<br />
Hòa (2007), Nguyễn Hải Thanh (2008), Nguyễn Quang Học (2011)...<br />
2.4. MỐT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI<br />
Tìm hiểu một số kết quả nghiên cứu khoa học đã được công bố trong và ngoài<br />
nước liên quan đến đến XDNTM hoặc dự báo nhu cầu sử dụng đất, đây là hướng đi<br />
sâu nghiên cứu của đề tài.<br />
2.5. NHẬN XÉT CHUNG TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU<br />
CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI<br />
Hiện nay ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về XDNTM, tuy nhiên<br />
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về vấn đề sử dụng đất trong<br />
XDNTM, đặc biệt là vấn đề dự báo nhu cầu sử dụng đất.<br />
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về dự báo nhu<br />
cầu đất mang tính định lượng phục vụ phát triển sản xuất. Tuy nhiên, mới chỉ có các<br />
đề tài nghiên cứu về các phương pháp dự báo cho một số loại đất riêng rẽ (chủ yếu<br />
3<br />
<br />