BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
LÊ THỊ THANH THUỶ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN<br />
Ở TỈNH PHÚ THỌ<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP<br />
MÃ SỐ: 62 62 01 15<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI, NĂM 2015<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Người hướng dẫn: 1. TS. ĐINH VĂN ĐÃN<br />
2. PGS.TS. KIM THỊ DUNG<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn<br />
Trường Đại học Thương mại<br />
<br />
Phản biện 3: PGS.TS. Vũ Thị Minh<br />
Trường Đại học Kinh tế quốc dân<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
Vào hồi<br />
<br />
, ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Du lịch cội nguồn, một loại hình du lịch mới xuất hiện nhưng đã trở thành nét<br />
văn hoá, mang tính nhân văn cao trong đời sống của con người. Và đặc biệt, ở Việt<br />
Nam - một quốc gia với bề dày lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước,<br />
văn hóa đan xen trong một khối lượng khổng lồ những di tích nổi tiếng - du lịch cội<br />
nguồn là một hoạt động văn hoá đặc sắc, một loại hình du lịch đặc biệt hấp dẫn, là nét<br />
riêng của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Phát triển du lịch cội<br />
nguồn sẽ phát huy được giá trị kinh tế và nâng cao giá trị văn hoá của địa phương, góp<br />
phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn.<br />
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, là cửa ngõ Tây Bắc thủ đô Hà<br />
Nội và là cầu nối vùng Tây Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Lợi thế nổi bật của<br />
du lịch Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam với 02 di sản văn hóa<br />
thế giới, 1.372 di tích lịch sử văn hóa, 260 lễ hội, hơn 13.000 hiện vật qua các thời kỳ<br />
xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó, Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng là<br />
một không gian văn hóa có một không hai, vô cùng thiêng liêng của dân tộc Việt<br />
Nam (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012).<br />
Trong giai đoạn 2000-2012, ngành du lịch tỉnh Phú Thọ nói chung và du lịch<br />
cội nguồn nói riêng, đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều văn bản pháp quy, quy<br />
hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, đề án bảo vệ và phát huy giá trị của di tích lịch sử<br />
được ban hành. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cội nguồn bước đầu được quan tâm<br />
đầu tư, lượng khách du lịch cội nguồn tăng bình quân 17,05%/năm, doanh thu du lịch<br />
cội nguồn tăng 13,02%/năm (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012).<br />
Những kết quả đó phần nào đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, tri ân của<br />
du khách trong và ngoài nước về lịch sử cội nguồn dân tộc Việt Nam. Song, du lịch<br />
cội nguồn phát triển vẫn chưa tương xứng với lợi thế của tỉnh và đang phải đối mặt<br />
với nhiều yếu kém như chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thấp, vấn đề nghiên<br />
cứu thị trường còn hạn chế, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp<br />
ứng được yêu cầu, số ngày lưu trú và chi tiêu của khách du lịch cội nguồn thấp, việc<br />
phát huy giá trị của tài nguyên du lịch cội nguồn chưa được đẩy mạnh, du lịch cội<br />
nguồn chưa góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế của địa phương, năm 2012 tỷ<br />
trọng giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn so với giá trị tăng thêm toàn tỉnh mới chỉ<br />
đạt 1,29% (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012).<br />
Vậy, tại sao du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ chưa phát triển? Những yếu tố<br />
ảnh hưởng tới phát triển du lịch cội nguồn của tỉnh là gì? Và làm thế nào để phát triển<br />
du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ? là những câu hỏi cấp thiết đang được đặt ra đối với<br />
các cấp chính quyền và người dân trong tỉnh. Để trả lời được các câu hỏi này cần phải<br />
có một nghiên cứu toàn diện và công phu.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
2.1. Mục tiêu tổng quát<br />
Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ, từ<br />
đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch cội nguồn của tỉnh.<br />
1<br />
<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển<br />
du lịch cội nguồn;<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch<br />
cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ;<br />
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn,<br />
thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng cũng như giải pháp liên quan đến phát triển du<br />
lịch cội nguồn.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.<br />
Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu tập trung trong giai đoạn 2000-2013,<br />
các số liệu khảo sát năm 2012, dự báo đến năm 2020.<br />
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn (cội nguồn dân tộc)<br />
bao gồm các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phát triển du lịch cội nguồn, đánh<br />
giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ.<br />
4. Đóng góp của luận án<br />
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch cội nguồn trên<br />
nhiều khía cạnh, đặc biệt là khái niệm phát triển du lịch cội nguồn và nội dung phát<br />
triển du lịch cội nguồn. Đồng thời, khái quát những kinh nghiệm phát triển du lịch<br />
cội nguồn ở trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển du<br />
lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ.<br />
- Đánh giá có hệ thống về thực trạng phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ<br />
trong giai đoạn 2000-2013. Phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch cội<br />
nguồn của tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là phân tích hồi quy phản ánh mức độ ảnh hưởng của<br />
5 biến độc lập tới sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ.<br />
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh<br />
Phú Thọ. Dự báo đến năm 2020, lượng khách du lịch cội nguồn đến Phú Thọ sẽ đạt<br />
804.231 lượt khách, giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn đạt 495,08 tỷ đồng với<br />
tốc độ tăng bình quân đạt 8,31%/năm.<br />
Chương 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN<br />
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cội nguồn<br />
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn<br />
Du lịch cội nguồn là sự kết hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ<br />
sự tác động qua lại giữa khách du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, dân cư sở tại<br />
và chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan,<br />
tìm hiểu, tri ân của khách du lịch đối với công đức tổ tiên, nhân chứng lịch sử và giá<br />
trị truyền thống của dân tộc tại các viện bảo tàng, các di tích lịch sử văn hóa, các di<br />
sản văn hóa hay các lễ hội địa phương, đồng thời thỏa mãn mục đích của các chủ thể<br />
tham gia trong mối quan hệ đó.<br />
2<br />
<br />
Theo nghĩa rộng, phát triển du lịch cội nguồn là quá trình vận động tiến lên của<br />
hoạt động du lịch cội nguồn từ không có đến có, từ ít đến nhiều, từ đơn điệu đến đa<br />
dạng, từ chất lượng thấp đến chất lượng cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn,<br />
từ chỉ có mục tiêu kinh tế đến có mục tiêu tổng hợp (kinh tế, chính trị, văn hóa - xã<br />
hội và môi trường), đồng thời quá trình này mang tính ổn định, tạo ra thu nhập, góp<br />
phần nâng cao đời sống cho người dân ở địa phương.<br />
Theo nghĩa hẹp, phát triển du lịch cội nguồn là sự tăng lên về giá trị và số<br />
lượng tài nguyên du lịch cội nguồn, tăng lên về số lượng và chất lượng cơ sở vật chất<br />
kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực cho du lịch cội nguồn, xúc tiến du lịch cội nguồn.<br />
Đồng thời, gia tăng kết quả và đóng góp của du lịch cội nguồn cho phát triển kinh tế<br />
xã hội ở địa phương.<br />
1.1.2. Vai trò của phát triển du lịch cội nguồn<br />
Phát triển du lịch cội nguồn góp phần phát triển ngành du lịch, tăng ngân sách<br />
của địa phương và thúc đẩy sự phát triển kinh tế; thu hút lao động và tạo ra nhiều việc<br />
làm; kích thích đầu tư; có ý nghĩa lớn đối với việc khai thác, bảo tồn các di sản văn<br />
hóa dân tộc, di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, góp phần bảo vệ và phát huy các giá<br />
trị văn hoá của cộng đồng dân cư; góp phần khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, lòng<br />
yêu nước và giáo dục tính nhân văn cho thế hệ trẻ.<br />
1.1.3. Đặc điểm phát triển du lịch cội nguồn<br />
Phát triển du lịch cội nguồn bao hàm những đặc điểm của phát triển sản phẩm<br />
dịch vụ. Ngoài ra, phát triển du lịch cội nguồn còn có những đặc điểm riêng, đó là:<br />
Phát triển du lịch cội nguồn gắn liền với việc phát huy giá trị văn hóa dân tộc; Phát<br />
triển du lịch cội nguồn luôn gắn với địa bàn hoạt động là các di sản văn hóa, di tích<br />
lịch sử văn hoá, bảo tàng và các lễ hội; Phát triển du lịch cội nguồn gắn liền với công<br />
tác bảo tồn, sưu tầm và khôi phục các di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng<br />
hay các lễ hội ở địa phương; Phát triển du lịch cội nguồn có mối quan hệ chặt chẽ<br />
hữu cơ trong sự phát triển của các ngành khác.<br />
1.1.4. Nội dung phát triển du lịch cội nguồn<br />
Nội dung phát triển du lịch cội nguồn bao gồm: Phát triển tài nguyên du lịch<br />
cội nguồn; Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cội nguồn; Phát triển hệ thống cơ sở<br />
vật chất kỹ thuật du lịch cội nguồn; Tăng cường xúc tiến du lịch cội nguồn; Nâng cao<br />
kết quả và đóng góp của du lịch cội nguồn cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.<br />
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cội nguồn<br />
Phát triển du lịch cội nguồn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Luận án đã chỉ rõ<br />
các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cội nguồn như cơ chế chính sách đối với<br />
phát triển du lịch và việc thực hiện chính sách của địa phương, công tác quy hoạch phát<br />
triển du lịch, cơ sở hạ tầng, dịch vụ phụ trợ, sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn, đặc<br />
điểm và vai trò của cộng đồng, môi trường an ninh an toàn cho khách du lịch cội nguồn.<br />
1.2. Thực tiễn phát triển du lịch cội nguồn ở trong và ngoài nước, bài học kinh<br />
nghiệm cho tỉnh Phú Thọ<br />
Luận án đã tổng hợp kinh nghiệm phát triển du lịch cội nguồn của một số nước<br />
như Hy Lạp, Ai Cập, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và một số địa phương ở Việt Nam, từ<br />
đó đã rút ra bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch cội nguồn cho tỉnh Phú Thọ.<br />
3<br />
<br />