intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu rủi ro dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án "Nghiên cứu rủi ro dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh" là nghiên cứu về rủi ro dự án trong dự án đường sắt đô thị tại TP.HCM, với trường hợp nghiên cứu cụ thể là Tuyến số 1 TP.HCM. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu rủi ro dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HUỲNH THỊ YẾN THẢO NGHIÊN CỨU RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÃ SỐ: 9.58.03.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI – 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Giao thông Vận tải Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Văn Vạng 2. PGS.TS. Trần Quang Phú Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Giao thông Vận tải. Vào hồi…….. giờ,……, ngày…….tháng……. năm….. Có thể tìm thấy luận án tại: 1. Thư viện Trường Đại học Giao thông vận tải 2. Thư viện Quốc gia
  3. DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC 1. Trần Quang Phú, Huỳnh Thị Yến Thảo (2021): “Đánh giá rủi ro dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM theo mô hình mạng phân tích”. Tạp chí giao thông, số tháng 10/2021, tr. 179-183. 2. Huỳnh Thị Yến Thảo (2020): " Ứng dụng mô hình ANP trong đánh giá mức độ tác động rủi ro kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT Tp.HCM". Tạp chí Giao thông Vận tải, số tháng 6/2020, tr. 130 – 134. 3. Huỳnh Thị Yến Thảo (2020): " Đánh giá mức độ tác động của các rủi ro kinh tế đối với dự án Tuyến Đường sát đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên: Tiếp cận theo phương pháp ANP ". Tạp chí khoa học công nghệ, Đại học giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, số tháng 11/2019, tr. 83 – 89. 4. Huỳnh Thị Yến Thảo (2019): " Ứng dụng phương pháp ANP trong đánh giá mức độ tác động của các nhóm rủi ro trong dự án Đường sắt đô thị – Trường hợp Tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên". Tạp chí Giao thông vận tải, số tháng 8/2019, tr. 66-70. 5. Huỳnh Thị Yến Thảo (2019): " Một số giải pháp đảm bảo tiến độ thực hiện các tuyến Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh ". Tạp chí Giao thông vận tải, số tháng 4/2019, tr. 165-169. 6. Huỳnh Thị Yến Thảo, Trần Quang Phú (2018): " Nhận dạng các loại rủi ro trong dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải quy mô lớn ". Tạp chí xây dựng Việt Nam, số tháng 4/2019, tr. 86-89. 7. Huỳnh Thị Yến Thảo, Bùi Thị Thu Vỹ (2018): " Tiếp cận AS/NZS ISO 31000:2009 trong quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam ". Tạp chí Kinh tế xây dựng, số tháng 4/2017, tr. 12-21.
  4. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Thực tế cho thấy, có rất nhiều dự án đầu tư xây dựng (DA ĐTXD) đã không thể đạt được mục tiêu dự án trong khoảng thời gian, chi phí cho phép và chất lượng được yêu cầu. Một trong những nguyên nhân chính được đề cập trong nhiều nghiên cứu đó là việc nhận dạng, đánh giá rủi ro dường như chưa được xem xét đúng mức hoặc việc sử dụng các phương pháp chưa thật sự phù hợp. Nhiều công cụ đã được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác nhận dạng và đánh giá RR như sơ đồ PERT, Critical Path, các mô hình xác suất thống kê, Monte Carlo. Tuy nhiên, kết quả thấy các công cụ hiện tại chưa khuyến khích các bên tham gia dự án có những hiểu biết sâu rộng về các yếu tố, cấu trúc tạo thành hệ thống RR cho các dự án lớn. Những mô hình này thường giả sử các biến rủi ro độc lập với nhau, tuy nhiên trong thực tế các biến này có nhiều mối quan hệ phức tạp, tương tác qua lại. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về rủi ro DA ĐTXD đã được thực hiện. Tuy nhiên, hầu hết tập trung nghiên cứu RR trong các DA ĐTXD nói chung trong khi khá ít các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực đường sắt đô thị (ĐSĐT). Trong khi đó, dự án ĐSĐT là những dự án trọng điểm của quốc gia trong những năm gần đây và đang có nhiều vấn đề như vượt cả về tiến độ và chi phí, gây nên sự phản ứng thiếu tích cực từ xã hội và chính phủ. Phần lớn các nghiên cứu tiếp cận RR dưới góc nhìn riêng lẻ, chưa xét đến sự tương tác, ảnh hưởng đa chiều của tất cả các yếu tố RR trong dự án. Hơn thế nữa, các kết quả có được chủ yếu bằng phương pháp định tính, dựa vào ý chí chủ quan của nhóm nghiên cứu. Bên cạnh đó, đa số các nghiên cứu xem xét các RR ảnh hưởng đến một vài khía cạnh của dự án mà chưa xem xét sự ảnh hưởng của RR đến tổng hợp mục tiêu của dự án như thời gian, chi phí, chất lượng. Thực tiễn này đặt ra yêu cầu cần có một cách tiếp cận mới trong đánh giá RR cho các dự án xây dựng nói chung và dự án ĐSĐT nói riêng tại Việt Nam. Đây cũng chính là lý do tác giả lựa chọn “Nghiên cứu rủi ro dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1
  5. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án nghiên cứu về rủi ro dự án trong dự án ĐSĐT tại TP.HCM, với trường hợp nghiên cứu cụ thể là Tuyến số 1 TP.HCM. Các mục tiêu cụ thể của luận án bao gồm: Thứ nhất, nhận dạng các RR dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT tại TP.HCM nói chung và Tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên nói riêng. Thứ hai, đánh giá tầm quan trọng hay mức độ ưu tiên tổng hợp của các RR đến các mục tiêu của dự án, bao gồm cả chi phí, thời gian và chất lượng thông qua việc xây dựng mô hình phân tích mạng (ANP). Đây chính là cơ sở để xếp hạng thứ tự ưu tiên của các RR. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án là tập trung vào nghiên cứu các dạng RR trong giai đoạn thực hiện của dự án ĐSĐT tại TP.HCM, cụ thể là tuyến ĐSĐT số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Các RR được xem xét bao gồm tập hợp các RR liên quan đến các vấn đề về xã hội, kỹ thuật, kinh tế, môi trường và chính trị ảnh hưởng đến 3 mục tiêu chính của dự án, bao gồm chi phí, thời gian và chất lượng. Các dữ liệu sau khi được thu thập từ các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước và các trường hợp dự án cụ thể tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng được đưa vào nghiên cứu để xây dựng và nhận diện, đánh giá RR. Đối tượng thu thập dữ liệu là những chuyên gia đã và đang thực hiện các công việc liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT TP.HCM nói chung và tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên nói riêng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu dựa trên góc nhìn của các bên liên quan chính đến dự án trong giai đoạn thực hiện. Phạm vi về không gian nghiên cứu: luận án nghiên cứu về các RR dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT tại TP.HCM, cụ thể là Tuyến số 1 TP.HCM. Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ thảo luận nhóm các chuyên gia và khảo sát được thực hiện trong năm 2019. Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ xem xét những mặt tiêu cực của RR, mặt 2
  6. tích cực của RR sẽ được xem là cơ hội của các bên liên quan có thể đạt được. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được được các mục tiêu trên, cả phương pháp định tính (PPĐT) và định lượng (PPĐL) được sử dụng. Bảng 1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp Mục tiêu Công cụ sử dụng Thu thập, tổng hợp tài liệu, brainstorming, thảo luận Phương pháp Nhận dạng RR ý kiến chuyên gia định tính Thu thập dữ Xây dựng Bảng câu hỏi; khảo sát trực tiếp liệu Mô tả dữ liệu Phân tích dữ liệu thống kê; sử dụng phần mềm Phương pháp thu thập SPSS định lượng Phân tích mạng (ANP); sử dụng phần mềm Super Đánh giá rủi ro Decision 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Về mặt khoa học Thứ nhất, luận án đã nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết về RR trong dự án ĐSĐT góp phần làm giàu kiến thức trong lĩnh này tại Việt Nam. Thứ hai, dự án ĐSĐT là những dự án mới được triển khai ở Việt Nam và hiện tại các nghiên cứu về loại dự án này còn nhiều hạn chế. Vì thế đây là một trong những nghiên cứu có tính mới về cả mặt lý thuyết và thực tiễn liên quan đến nghiên cứu RR dự án ĐSĐT tại TP.HCM. Thứ ba, luận án đánh giá mức độ ưu tiên tổng hợp của các RR đến đa mục tiêu dự án bao gồm chi phí, thời gian và chất lượng thay vì đánh giá ảnh hưởng của RR lên các mục tiêu riêng lẻ như các nghiên cứu hiện nay. Thứ tư, luận án đề xuất cách tiếp cận mới trong đánh giá mức độ ưu tiên của các RR dự án dựa vào mô hình phân tích mạng (ANP) trong đó có xem xét mối quan hệ tương tác qua lại giữa các tiêu chí, giữa các RR với nhau. 5.1. Về mặt thực tiễn Thứ nhất, luận án đã nhận dạng, đánh giá RR dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT tại TP.HCM, cụ thể Tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Thứ hai, luận án đã sử dụng đưa ra mô hình ANP nhằm đánh giá, xác định thứ hạng ưu tiên của những rủi ro một cách đáng tin cậy, từ đây các nhà quản lý có 3
  7. thể tập trung nguồn lực đối phó với những rủi ro có ảnh hưởng lớn, tiêu cực đến sự thành công của dự án. 6. Cấu trúc đề tài Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về rủi ro dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị Chương 2. Cơ sở lý luận về rủi ro dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị Chương 3. Thiết kế nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu về rủi ro dự án đầu tư xây dựng Đường sắt đô thị tại Thành Phố Hồ Chí Minh CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ 1.1. Dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị và một số đặc điểm ảnh hưởng đến rủi ro của dự án Theo Luật Đường sắt số 06/2017/QH14, công trình đường sắt là công trình xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt, bao gồm đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, ga, đề-pô, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống báo hiệu cố định, hệ thống điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt. Hệ thống đường sắt bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị (ĐSĐT) và đường sắt chuyên dùng. Trong đó, ĐSĐT phục vụ cho nhu cầu vận tải hành khách ở đô thị và các vùng phụ cận. Cùng với xu hướng phát triển này, năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020, trong đó ưu tiên cho việc xây dựng hệ thống ĐSĐT. Theo nghiên cứu của (Boateng, 2014), dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT được xem là những dự án có mức độ RR cao hơn cả so với các DA ĐTXD khác với những đặc trưng bao gồm: - Tính phức tạp Simon (1969), Broardman và Sauser (2006), Sheard và Mostashari (2010) và Ireland (2013). - Thời gian thực hiện dài (Haynes, 2002a; Stough, 1997). - Tiêu tốn nguồn lực lớn (Haynes, 2002a; Stough, 1997). 4
  8. - Có sự liên quan đến các tổ chức công cộng và sử dụng nguồn lực tài chính công (Feldmann, 1985). Sự thành công của các dự án này liên quan chặt chẽ với các hoạt động của cơ quan, tổ chức chính phủ (Altshuler & Luberoff, 2003). - Có rất nhiều bên liên quan trong dự án (Van và cộng sự, 2008). - Thách thức lớn về công nghệ (Hall, 1980), (Feldmann, 1985). - Tính chuyên biệt của dự án vì chúng tạo ra các sản phẩm độc đáo, mang tính chất duy nhất, kết quả riêng biệt và những kinh nghiệm ở quá khứ thường không thể áp dụng được (Miller, 2013). - Có tác động lớn đến xã hội và cộng đồng như nghiên cứu của Stough (1997). - Thị trường dự án liên quan đến thiếu các nhà thầu có năng lực, đội ngũ quản lý, kỹ sư trình độ chuyên môn cao và các dịch vụ cung ứng. Chính vì một số đặc điểm riêng biệt mà các dự án này thường gặp rất nhiều vấn đề như vượt chi phí, thời gian thực hiện kéo dài so với dự kiến và không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các bên liên quan đến dự án. Do vậy, việc nghiên cứu về rủi ro dự án ĐSĐT là vấn đề cấp thiết cần được thực hiện. 1.2. Tổng quan nghiên cứu về rủi ro dự án đường sắt đô thị trên thế giới Có nhiều nghiên cứu về RR của dự án ĐSĐT đã được thực hiện trên thế giới nhằm tìm hiểu các yếu tố RR ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí, chất lượng của các dự án ĐSĐT. Trong số đó một số nghiên cứu tiêu biểu như nghiên cứu của Zou và cộng sự (2007) đã nhận dạng 25 RR ảnh hưởng đến các mục tiêu của các các dự án ĐSĐT tại Trung Quốc. Safer (2002) chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến trễ tiến độ dự án ĐSĐT. Bên cạnh đó, Tommy và cộng sự (2006) nhận thấy điều kiện địa chất tự nhiên, giao tiếp kém, chất lượng nguồn nhân lực kém cũng dẫn đến trễ tiến độ tại các dự án tại Hong Kong. H. Chen và cộng sự (2004) đã thực hiện nghiên cứu liên quan đến dự án đường sắt phía Tây (West Rail Project), Hong Kong và nhận dạng được 15 RR liên quan đến chi phí của dự án. Shen và Tam (2002) đã nhận dạng 8 RR gây trễ tiến độ và sắp xếp mức độ RR của chúng. 5
  9. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu được thực hiện để làm rõ hơn những ảnh hưởng phức tạp của các RR đến mục tiêu của dự án thông quan việc đề xuất sử dụng các công cụ, kỹ thuật mang tính định lượng nhằm ĐGRR của loại dự án này như giá trị kỳ vọng EV (expected value), phân tích độ nhạy (sensitive analysis), cây quyết định (decision tree), mô phỏng Monte Carlo (Monte Carlo simulation). Tuy nhiên, theo Nasirzadeh và cộng sự (2008) do những đặc tính khác biệt của các RR trong các dự án ĐTXDGT nói chung và ĐSĐT nói riêng đã đề cập thì việc phân tích, đánh giá các RR trên không dễ dàng được thực hiện bởi các cách tiếp cận truyền thống. Cụ thể, Diekmann (1992) và (DeRosa và cộng sự, 2008) đã tìm ra nhược điểm của các phương pháp phân tích RR bao gồm (i) chúng không có khả năng xem xét sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa các biến RR, (ii) chúng không có khả năng đánh giá tác động của các biến tiềm ẩn trong quá trình phân tích RR, (iii) các mô hình ĐGRR truyền thống thường giả thuyết rằng các dự án là các hệ đóng trong khi các các dự án này lại mang tính phức tạp, có sự tương tác qua lại giữa các thành phần của dự án (DeRosavà cộng sự, 2008). Điều này đòi hỏi cần có những công cụ mới để đánh giá các RR của dự án một cách tin cậy nhằm đưa ra các giải pháp xử lý RR mang lại hiệu quả cao nhất. 1.3. Tổng quan nghiên cứu về rủi ro dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT tại Việt Nam Có một số nghiên cứu về RR dự án ĐSĐT tại Việt Nam nói chung và TP.HCM đã được tiến hành. Các nghiên cứu này đã nhận dạng một số RR và đề xuất sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để xác định một số các RR cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, cải thiện việc trễ tiến độ và tăng chi phí. Một số nghiên cứu tiêu biểu như Trần Thu Hương (2016), Trần Quang Phú (2017), Huỳnh Hồng Thanh (2015), Cù Thị Ngọc Lan (2015), cứu ADB (2010b), ADB (2010a), World Bank (2018). Tuy nhiên, tồn tại một số hạn chế trong các nghiên cứu đi trước. Thứ nhất, phần lớn các nghiên cứu đã xác định được phần nào các RR có thể xảy ra trong quá trình đầu tư xây dựng hệ thống ĐSĐT tại Việt Nam, tuy nhiên các báo cáo này chỉ dừng lại ở mức liệt kê các RR có thể mà chưa sử dụng các kỹ thuật hiện đại để đánh giá 6
  10. mức độ RR của chúng đối với các mục tiêu của dự án như chi phí, tiến độ và chất lượng dự án. Thứ hai, các kết quả có được chủ yếu bằng phương pháp định tính, dựa vào ý chí chủ quan của nhóm nghiên cứu và chưa được kiểm chứng bởi bất cứ công cụ hay kỹ thuật định lượng nào. Thứ ba, phần lớn các nghiên cứu tập trung vào xác định xác suất xảy ra của rủi ro và đánh giá mức độ tác động của chúng đối với dự án nhưng không phân rõ sự tác động lên khía cạnh nào của dự án hoặc chỉ đánh giá sự tác động lên các khía cạnh đơn lẻ như chi phí hoặc thời gian mà chưa có sự đánh giá tổng hợp lên nhiều mục tiêu tại cùng một thời điểm. Thêm vào đó, các tiêu chí của dự án cũng như các RR được xem xét một cách riêng lẻ, độc lập, chưa xem xét mối quan hệ tương tác qua lại giữa các nhóm RR này với nhau cũng như sự tương tác giữa RR và các mục tiêu của dự án. 1.4. Khoảng trống nghiên cứu Sau khi tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy một số khoảng trống trong nghiên cứu và đây chính là cơ sở để tác giả hình thành hướng nghiên cứu trong luận án. Thứ nhất, luận án sẽ tập trung nhận dạng tổng thể một số RR xảy ra đối với dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT tại TP.HCM, bao gồm cả 5 khía cạnh đó là xã hội, kỹ thuật, kinh tế, môi trường và chính trị. Thứ hai, luận án sẽ đánh giá mức độ ưu tiên của các RR đối với cả ba mục tiêu chính của dự án, bao gồm chi phí, thời gian và chất lượng vì trong thực tế có những RR khi xảy ra có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí mà không có nhiều sự tác động đến thời gian và chất lượng hoặc ngược lại. Thứ ba, khắc phục các nhược điểm của công cụ định tính thông thường, tác giả sẽ sử dụng mô hình mạng phân tích (Analytic Network Process – ANP) nhằm đánh giá mức độ ưu tiên tổng hợp của RR đối với cả ba mục tiêu của dự án dựa trên mối quan hệ tương tác giữa các tiêu chí và rủi ro. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ 7
  11. 2.1. Khái niệm và phân loại rủi ro 2.1.1. Khái niệm về rủi ro Có rất nhiều định nghĩa về RR đã được đưa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, nhiều định nghĩa về RR cũng được đề cập bởi Đinh Tuấn Hải và Nguyễn Hữu Huế (2016), Bùi Ngọc Toàn (2012), Nguyễn Văn Chọn (2003). Nhìn chung, RR dự án là những yếu tố có thể xảy ra (có thể lường trước hoặc không lường trước được) trong quá trình thực hiện dự án và tác động đến các mục tiêu của dự án làm cho kết quả dự án có sự sai khác so với dự kiến ban đầu. Trong giới hạn của luận án, RR sẽ được xem xét dựa trên tác động tiêu cực của chúng đối dự án, trong khi mặt tích cực được xem như là cơ hội của các bên liên quan. 2.1.2. Phân loại rủi ro RR có thể phân loại theo nhiều khía cạnh khác nhau, tùy thuộc vào loại dự án và mục đích nghiên cứu, quản lý. Một số cách phân loại bao gồm (i) theo yếu tố tác động, (ii) theo bản chất rủi ro, (iii) theo khả năng lượng hoá, (iv) theo đối tượng rủi ro, (v) theo các khía cạnh tác động của RR. Trong đó, phân loại theo các khía cạnh tác động được sử dụng khá phổ biến khi nó có khả năng bao quát phần lớn các khía cạnh ảnh hưởng đến dự án và có thể xác định đầy đủ các RR có khả năng xảy ra nhằm tránh sai sót. Do những ưu điểm này, trong phạm vi của luận án, tác giả sẽ nhóm các RR thành 5 nhóm chính, đó là RR về mặt xã hội, kỹ thuật, kinh tế, chính trị và môi trường. 2.2. Khái niệm quản lý rủi ro và một số hướng dẫn về quản lý rủi ro Có khá nhiều khái niệm về QLRR được đưa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu như Uher và Toakley (1999), Merna và Njiru (2002), Wang và cộng sự (2000), Ward và Chapman (2003), AS/NZS ISO 31000:2009 (The Joint Australian/New Zealand Committee OB-007, 2009), Ward (2005). Nhìn chung, QLRR là một quá trình thực hiện các nhiệm vụ từ nhận dạng RR, phân tích, đánh giá rủi ro, lựa chọn các chính sách cũng như cách thức triển khai các chính sách nhằm hạn chế tối đa sự ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến quá trình thực hiện dự án cũng như tìm kiếm cơ hội sinh lời từ các RR này. Trong giới hạn của luận án, tác giả sẽ tiến hành tìm hiểu sâu về nhận dạng và ĐGRR của dự án 8
  12. thay vì tìm hiểu tất cả các hoạt động trong quy trình QLRR. 2.3. Nhận dạng rủi ro Nhận dạng rủi ro (NDRR) là quá trình tìm kiếm, nhận dạng, phân loại, miêu tả các RR một cách hệ thống và liên tục các RR liên quan đến dự án (The Joint Australian/New Zealand Committee OB-007, 2009). Có rất nhiều công cụ được sử dụng nhằm NDRR, mỗi công cụ đều chứa đựng những điểm mạnh và điểm yếu, vì thế cần kết hợp nhiều phương pháp để xác định rủi ro một cách chính xác nhất. Luận án sẽ sử dụng một số công cụ được sử dụng, bao gồm tổng hợp, phân tích các tài liệu nghiên cứu đi trước, động não (brainstorming), thảo luận nhóm chuyên gia, bảng câu hỏi. 2.4. Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro chính là việc xác định mức độ rủi ro hay mức độ ưu tiên/ tầm quan trọng của các biến rủi ro. Từ đó, xếp hạng thứ tự ưu tiên của các rủi ro đã được nhận diện rủi ro nhằm cung cấp các thông tin cho các bên liên quan những loại rủi ro nào cần được xem xét ưu tiên xử lý (The Joint Australian/New Zealand Committee OB-007, 2009). Mức độ ưu tiên hoặc tầm quan trọng là kết quả của sự kết hợp cả hai yếu tố xác suất xảy ra của RR và mức độ tác động của các RR. ĐGRR có thể được thực hiện với mức độ chi tiết khác nhau, việc này phù thuộc vào loại RR, mục đích của việc đánh giá, các thông tin, dữ liệu và các nguồn lực hiện có của tổ chức. Nhóm QLRR có thể dùng phương pháp định tính thông qua các công cụ như động não, thảo luận nhóm, ý kiến chuyên gia, ma trận xác suất - ảnh hưởng.. hoặc phương pháp định lượng thông qua công cụ như ANP, AHP, phân tích Monte Carlo, System Dynamics (SDs), cây sự kiện. Nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, luận án sẽ sử dụng kết hợp giữa định tính và định lượng để thực hiện công việc này thông qua khảo sát ý kiến chuyên gia và thiết lập mô hình ANP. 2.5. Mô hình phân tích mạng ANP Phương pháp phân tích mạng ANP là những phương pháp được sử dụng rộng rãi trong việc ra quyết định dưới sự ảnh hưởng của nhiều tiêu chuẩn cho trước. Phương pháp ANP được phát triển dựa trên nền tảng lý thuyết của mô hình phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process). AHP được phát triển bởi 9
  13. T. L Saaty (1987) trong những thập niên 70s. Đến nay, phương pháp này được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, phân bổ nguồn lực, phân tích và lựa chọn dự án, và ĐGRR. Mục tiêu (Goal) Mục tiêu Tiêu chí (Criteria) Các lựa chọn (Alternatives) Hình 2.1. Cấu trúc cơ bản của mô hình ANP ANP là một phương pháp mở rộng của AHP để cho phép các yếu tố trong các cấp độ có phụ thuộc lẫn nhau. T.L Saaty (1977) phát triển một phương pháp được gọi là các siêu ma trận (supermatrix) để giải quyết vấn đề tương tác và quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình. Đặc trưng của ANP là các siêu ma trận thể hiện mối quan hệ tương tác giữa tất cả các yếu tố trong mô hình Ví dụ, hình 2.2 dưới đây thể hiện một siêu ma trận giải quyết vấn đề quan hệ và tương tác qua lại giữa các yếu tố trong ANP. Hình 2.2. Cấu trúc cơ bản của một siêu ma trận trong mô hình ANP (T.L Saaty, 1977) ANP là phương pháp được xem là phù hợp trong nghiên cứu đánh giá rủi ro dự án ĐSĐT bởi một số lý do. Thứ nhất, ANP cho phép phân tích các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố nhằm đưa ra các quyết định mang tính chắc chắn hơn (H. Alinaitwe và cộng sự, 2013). ANP là công cụ được sử dụng rộng 10
  14. rãi, đặc biệt trong việc xác định mức độ ưu tiên của các yếu tố trong mô hình. Việc sử dụng ANP cho phép tác giả có thể đánh giá mức độ ưu tiên của từng nhóm RR và biến RR đối với mục tiêu dự án một cách tổng hợp có tính đến sự tương tác qua lại trong nội bộ các tiêu chí, trong nội bộ các RR và giữa tiêu chí và RR với nhau Thứ hai, ANP được xem là công cụ phổ biến trong quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung và cụ thể là quản lý rủi ro hiện nay và được nhiều nhà khoa học nghiên cứu như Meade và Presley (2002), Cheng và Li (2005) , Dikmen và cộng sự (207), Ebrahimpour và cộng sự (2011), Polat (2016). Almeida (2017), Z. Chen và cộng sự (2011). Do vậy, công cụ này hoàn toàn phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án. CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu được trình bày trong hình 3.1. Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính Mục đích của nghiên cứu định tính xác định các RR liên quan đến dự án, và thu 11
  15. thập dữ liệu đầu vào cho các bước phân tích định lượng tiếp theo. Nghiên cứu các tài liệu là phương pháp đầu tiên được sử dụng nhằm mục tiêu xác định các RR trong dự án ĐSĐT. Thêm vào đó, phương pháp động não tích cực (Brainstorming) cũng được sử dụng để hỗ trợ quá trình xác định các RR. Cuối cùng một danh sách sơ bộ các RR của dự án sẽ được thiết lập. Sau khi hình thành danh sách sơ bộ các RR. Cuộc thảo luận nhóm chuyên gia đầu tiên được thực hiện nhằm thảo luận và nhận dạng các RR dự án ĐSĐT tại TP.HCM. Tiếp đến, cuộc thảo luận nhóm các chuyên gia thứ 2 theo được tiến hành với sự tham gia các chuyên gia trực tiếp liên quan đến dự án ĐSĐT số 1 TP.HCM, Tuyến Bến Thành – Suối Tiên nhằm nhận dạng các RR đối với trường hợp cụ thể này. Sau đó, bảng câu hỏi (BCH) sẽ được sử dụng nhằm khảo sát ý kiến chuyên gia về tầm quan trọng của các RR đối với 3 tiêu chí chi phí, thời gian và chất lượng. Việc thiết lập BCH sẽ trải qua hai giai đoạn đó là xây dựng BCH thử nghiệm và BCH chính thức. Nhằm tăng độ tin cậy của dữ liệu thu thập, cuộc khảo sát được thực hiện trực tiếp với các chuyên gia được lựa chọn là các chuyên gia (1) thực hiện những phần việc liên quan trực tiếp đến Tuyến số 1 Tp.HCM từ nhiều vai trò, vị trí; (2) có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đầu tư xây dựng ít nhất 10 năm; (3) bao gồm các chuyên gia trong nước và chuyên gia là người nước ngoài có kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự tại các nước trên thế giới. 3.3. Nghiên cứu định lượng 3.3.1. Thống kê mô tả Phương pháp này được sử dụng nhằm tổng hợp, mô tả dữ liệu được khảo sát. Trong đó, điểm số đánh giá tầm quan trọng của các RR đến các mục tiêu dự án được tính toán theo công thức 3.1. ∑ 𝒊=𝒏 𝒙 𝒊 𝒊=𝟏 𝑴𝑽 = (3.1) 𝒏 Trong đó: MV (mean value): Giá trị trung bình Xi: Giá trị thang đo trong phiếu trả lời i 12
  16. n: Tổng số phiếu trả lời được sử dụng 3.3.2. Phương pháp phân tích mạng ANP (Analytical network process) Nhằm xem xét một cách toàn diện mức độ ưu tiên của các RR đối với các mục tiêu dự án, phương pháp phân tích mạng ANP sẽ được tiến hành. 3.3.2.1. Quy trình thực hiện mô hình ANP Mô hình ANP được thực hiện theo hai giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất đó là mô hình hoá vấn đề thành mạng lưới, cụ thể đó là xác định các yếu tố trong mô hình, phân chia nhóm các yếu tố cũng như xác định các mối quan hệ, tương tác giữa các yếu tố, nhóm yếu tố trong mạng lưới. Giai đoạn thứ hai đó là tính toán các siêu ma trận nhằm xác định trọng số ưu tiên của các yếu tố trong mô hình. 3.3.2.2 Xây dựng mô hình ANP Mô hình ANP nhằm đánh giá mức độ ưu tiên của các RR được thiết lập, thể hiện như trong hình 3.2. Hình 3.2. Đề xuất mô hình ANP trong đánh giá rủi ro dự án ĐSĐT Mục đích (Goal) của mô hình là đánh giá mức độ ưu tiên của các RR từ đó xếp hạng thứ tự ưu tiên của các rủi ro. Các tiêu chí (criteria) được lựa chọn đánh giá trong mô hình bao gồm có 3 tiêu chí, đó là chi phí, thời gian và chất lượng. Các “lựa chọn” (alternatives) trong mô hình ANP đó là các nhóm RR cùng với đó là các biến RR thành phần của từng nhóm. Các đường mũi tên thể hiện mối quan hệ tương tác và phản hồi giữa các yếu tố 13
  17. trong mô hình. Đây chính là ưu điểm nổi bật của mô hình ANP được sử dụng trong nghiên cứu này. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 4.1. Kết quả nhận dạng rủi ro 4.1.1. Kết quả nhận dạng các nhân tố rủi ro trong dự án ĐSĐT tại TP.HCM Dựa trên các nghiên cứu về RR trong nước và nước ngoài cũng như tình hình thực hiện của các dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT tại TP.HCM, 35 biến RR được chia thành 5 nhóm RRXH, RRK, RRKT, RRMT và RRCT đã được nhận dạng. Mặc dù các biến RR được thu thập từ những nghiên cứu trước đều có ý nghĩa về mặc khoa học, tuy nhiên nhằm xem xét cụ thể hơn về các yếu tố RR chính ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT tại TP.HCM thì cần phải trải qua giai đoạn sàng lọc, đánh giá từ các chuyên gia. Để thực hiện điều này, nhóm 08 chuyên gia trực tiếp liên quan đến công việc của các dự án ĐSĐT tại TP.HCM được mời tham gia thảo luận. Sau khi thảo luận, các chuyên gia đã tiến hành nhóm gộp và loại một số RR không phù hợp, kết quả còn lại 31 biến RR dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT tại TP.HCM được thiết lập. 4.1.2. Kết quả nhận dạng các nhân tố rủi ro tại dự án Tuyến số 1 TP.HCM - Tuyến Bến Thành – Suối Tiên Từ kết quả 31 biến RR đã được xem xét, nhằm xem xét cụ thể hơn về các yếu tố RR chính ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT Tuyến số 1 TP.HCM – Tuyến Bến Thành – Suối Tiên, nhóm 07 chuyên gia liên quan trực tiếp đến dự án này được mời tham gia thảo luận. Kết quả, các chuyên gia thống nhất có 27 biến RR thành phần liên quan đến Tuyến số 1 TP. HCM được xác định, thể hiện trong Bảng 4.1. Bảng 4.1. Các biến rủi ro trong dự án ĐSĐT, tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên Nhóm Mã Biến rủi ro rủi ro hóa (1) (2) (3) Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm, không đồng bộ XH1 Rủi ro Đe dọa đến sự an toàn con người và tài sản XH2 xã hội Các bên tham gia dự án bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, thiếu sự XH3 14
  18. Nhóm Mã Biến rủi ro rủi ro hóa hợp tác Các tác động xã hội tiêu cực XH4 Áp lực điều chỉnh phạm vi dự án từ các bên liên quan XH5 Xảy ra khiếu kiện, tranh chấp trong quá trình thực hiện dự án giữa XH6 chủ đầu tư và nhà thầu Sự phản đối của dư luận xã hội, cộng đồng XH7 Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn có nhiều thiếu sót, K1 không thực hiện đầy đủ, điều kiện địa chất phức tạp Hồ sơ thiết kế có nhiều thiếu sót K2 Xác định phạm vi dự án không rõ ràng hoặc quy mô đầu tư dự án Rủi ro K3 thay đổi kỹ Sai sót trong công tác giám sát chất lượng K4 thuật Sai sót trong quá trình thi công K5 Thay đổi thiết kế, thay đổi biện pháp kỹ thuật thi công từ chủ đầu K6 tư hoặc cơ quan nhà nước Quá trình cung ứng bị gián đoạn K7 Sự thay đổi trong chính sách tài trợ của chính phủ, nhà tài trợ KT1 Tiền lương thay đổi KT2 Thay đổi điều kiện tính toán tổng mức đầu tư KT3 Rủi ro Chi phí nhiên liệu, nguyên liệu thay đổi KT4 kinh tế Suy thoái kinh tế KT5 Sai sót trong xác định chi phí KT6 Chậm giải ngân vốn KT7 Rủi ro Điều kiện thời tiết không thuận lợi MT1 môi Ô nhiễm môi trường MT2 trường Rào cản quy định pháp luật CT1 Rủi ro Sai sót trong công tác thẩm định, phê duyệt các hồ sơ liên quan CT2 chính Sự thay đổi trong chính sách và quy định pháp luật CT3 trị Dự án bị trì hoãn CT4 4.4. Kết quả quá trình khảo sát Dựa trên các các yếu tố RR đã được nhận dạng, Bảng câu hỏi (BCH) thử nghiệm được thực hiện trực tiếp với các chuyên gia đã được lựa chọn. Kết quả thu được 33 phiếu phản hồi. Từ những nhận xét, phản hồi về BCH thử nghiệm, tác giả đã xem xét hoàn thiện BCH và tiến hành khảo sát chính thức. 15
  19. 4.4.1. Thông tin chung của đối tượng được khảo sát Cuộc khảo sát được thực hiện trực tiếp, tuy nhiên một số ít chuyên gia được lựa chọn trước đó không thể thực hiện khảo sát trực tiếp nên cuộc khảo sát được thực hiện thông qua ứng dụng Zoom. Với 71 phiếu khảo sát thu được, có 60 phiếu từ khảo sát trực tiếp và 11 phiếu từ khảo sát online. Do vậy 71 phiếu sẽ được sử dụng để phân tích trong nghiên cứu này. Phần lớn đối tượng được phỏng vấn trong nhóm này (chiếm 86%) có kinh nghiệm làm việc trên 15 năm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Trình độ học vấn của các chuyên gia được khảo sát có đến 70% là trình độ đại học và 30% đạt trình độ sau đại học. Trong đó, phần lớn các chuyên gia (46,5%) làm việc trong dự án ĐSĐT Số 1 Bến Thành – Suối Tiên trên 6 năm, 50,7% các chuyên gia làm việc từ 2 đến 6 năm và 2 chuyên gia (2,8%) làm việc tại dự án ít hơn 2 năm. Trong 71 phiếu trả lời thì có 19 chuyên gia là người nước ngoài đã có kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự tại Nhật Bản và Hàn Quốc (chiếm khoảng 26,8 %). Do vậy, các đối tượng được khảo sát có đầy đủ nền tảng về kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá các RR trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT. 4.4.2. Kết quả đánh giá mức độ ưu tiên của RR thông qua chỉ số trung bình MV (Mean value) Thứ nhất, kết quả khảo sát về tầm quan trọng một các riêng lẻ của các nhóm RR lên từng mục tiêu cụ thể, được thể hiện trong bảng 4.2. Bảng 4.2. Tóm tắt kết quả đánh giá tầm quan trọng riêng lẻ của nhóm RR Tầm quan trọng MV Xếp Nhóm RR Chi phí Thời gian Chất lượng hạng RRXH 6,352 7,141 5,423 6,305 3 RRK 7,507 8,141 7,789 7,812 1 RRKT 7,859 8,211 7,352 7,808 2 RRMT 4,282 3,282 2,423 3,329 5 RRCT 4,141 5,141 3,718 4,333 4 Thứ hai, kết quả đánh gía tầm quan trọng riêng lẻ của các biến RR thành phần RR đối với các tiêu chí được thể hiện trong bảng 4.3. Bảng 4.3. Tóm tắt kết quả đánh giá tầm quan trọng riêng lẻ của các biến RR thành phần trong nhóm RR xã hội 16
  20. Xếp Nhóm Biến Tầm quan trọng MV hạng rủi ro rủi ro Chi phí Thời gian Chất lượng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) XH1 8,000 7,141 5,859 7,000 1 XH2 4,423 4,352 4,423 4,399 7 XH3 6,859 6,423 5,141 6,141 2 RRXH XH4 4,352 5,352 5,282 4,995 4 XH5 6,282 5,577 6,423 6,094 3 XH6 5,000 4,718 4,859 4,859 5 XH7 4,423 4,718 4,718 4,620 6 K1 5,211 4,352 4,789 4,784 6 K2 4,352 6,000 5,423 5,258 5 K3 6,352 6,000 6,211 6,188 1 RRK K4 5,352 5,423 6,070 5,615 3 K5 6,282 5,000 4,648 5,310 4 K6 6,423 5,577 5,423 5,808 2 K7 6,282 3,141 4,282 4,568 7 KT1 5,352 5,282 3,352 4,662 6 KT2 7,423 5,859 3,423 5,568 2 KT3 7,423 5,859 3,352 5,545 3 RRKT KT4 6,282 5,859 3,211 5,117 5 KT5 4,000 6,282 3,352 4,545 4 KT6 7,437 6,141 2,789 5,455 7 KT7 7,423 6,000 3,859 5,761 1 MT1 4,423 4,211 4,211 4,282 1 RRMT MT2 4,000 3,718 3,141 3,620 2 CT1 5,423 5,493 4,282 5,066 4 CT2 6,493 5,789 4,423 5,568 3 RRCT CT3 6,423 6,141 5,211 5,925 2 CT4 7,493 6,648 5,465 6,535 1 Kết quả đã thể hiện tầm quan trọng hay mức độ ưu tiên của các RR lên từng tiêu chí riêng lẻ của dự án và cho toàn dự án. Tuy nhiên cách tiếp cận thiếu hệ thống và riêng lẻ này thường không phản ánh đúng vai trò và kết quả ảnh hưởng tổng hợp của từng RR lên toàn bộ các mục tiêu của dự án được đưa ra bao gồm chi phí, thời gian và chất lượng. Nhằm khắc phục nhược điểm nhược điểm này, luận án sẽ tiếp tục tiến hành đánh giá mức độ ưu tiên tổng hợp đồng thời của các RR lên đa mục tiêu bằng phương 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2