BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢ N<br />
<br />
ỌC N N<br />
<br />
N<br />
<br />
P<br />
<br />
N<br />
<br />
TRẦN QUỐC V N<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VIỄN THÁM (RS) VÀ HỆ THỐNG<br />
T<br />
N T N ỊA LÝ ( S) Ể ÁN<br />
Á XÓ MÒN ẤT<br />
UY N TAM N N TỈN P Ú T Ọ<br />
<br />
LUẬN ÁN T ẾN SĨ N N<br />
<br />
N<br />
<br />
P<br />
<br />
Chuyên ngành: Quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp<br />
Mã số : 62 62 15 05<br />
<br />
Ngƣ i hƣ ng d n ho học: 1 S TS<br />
2 P S TS<br />
<br />
N<br />
<br />
ng<br />
ng V<br />
ào Châu Thu<br />
<br />
– 2012<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ẦU<br />
1<br />
<br />
Tính cấp thiết củ đề tài<br />
Tam Nông là một huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Phú Thọ, là cửa ngõ<br />
<br />
giữa miền núi và vùng đồng bằng. Vị trí địa lý của huyện Tam Nông bộc lộ<br />
những mặt hạn chế, đó là huyện thuộc vùng bán sơn địa với địa hình rất phức<br />
tạp bao gồm: núi, đồi, ruộng và hệ thống sông ngòi, hồ đầm rất phong phú. Vì<br />
vậy rất khó khăn cho việc đầu tư thâm canh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ<br />
thuật để cải tạo đất và sử dụng đất đạt hiệu quả cao.<br />
Trong những năm qua việc sử dụng đất không hợp lý đã làm cho nguồn<br />
tài nguyên đất đồi núi ở Tam Nông đã có dấu hiệu bị xói mòn, rửa trôi, suy giảm<br />
về chất lượng. Có nhiều nguyên nhân tác động đến quá trình xói mòn đất ở Tam<br />
Nông như khí hậu, thời tiết, địa hình, địa chất, thuỷ văn, các hoạt động con<br />
người...Tuy nhiên các nhân tố này không diễn ra một cách độc lập, mà chúng<br />
hoạt động trong sự tương tác lẫn nhau. Do đó, nghiên cứu bản chất quá trình xói<br />
mòn đất và các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất, từ đó xây dựng một cơ sở<br />
dữ liệu về xói mòn đất giúp cho địa phương có những định hướng đúng trong<br />
công tác bảo vệ đất dốc, chống xói mòn đất là một vấn đề cấp thiết.<br />
Có nhiều phương pháp khác nhau cũng như nhiều cách tiếp cận khác nhau<br />
có thể lựa chọn để nghiên cứu xói mòn đất. Trong các phương pháp nghiên cứu,<br />
phương pháp viễn thám (RS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) là phương pháp<br />
hiện đại, là công cụ mạnh có thể giải quyết các bài toán vĩ mô trong thời gian<br />
ngắn. Tuy nhiên, hiện nay chưa có các nghiên cứu một cách toàn diện để khẳng<br />
định tính đúng đắn của phương pháp RS và GIS trong nghiên cứu xói mòn đất<br />
so với phương pháp truyền thống.<br />
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài: “Nghiên cứu sử dụng Viễn thám (RS)<br />
và Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá xói mòn đất huyện Tam Nông<br />
tỉnh Phú Thọ” là rất cấp thiết và được lựa chọn để thực hiện.<br />
2<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Xác định các hệ số xói mòn đất, mức độ xói mòn đất huyện Tam Nông<br />
<br />
tỉnh Phú Thọ bằng công nghệ RS và GIS theo phương trình mất đất phổ dụng<br />
biến đổi RUSLE.<br />
<br />
2<br />
- Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp RS và<br />
GIS trong nghiên cứu xói mòn và đề xuất một số biện pháp bảo vệ đất chống xói<br />
mòn có hiệu quả trên địa bàn huyện.<br />
Ý nghĩ ho học và thực tiễn<br />
Ý nghĩa khoa học<br />
Khẳng định khả năng ứng dụng công nghệ Viễn thám và Hệ thống thông<br />
tin địa lý đánh giá và tính toán xói mòn đất của một huyện trung du miền núi<br />
Việt Nam.<br />
3<br />
3.1<br />
<br />
Ý nghĩa thực tiễn<br />
- Đã đánh giá xói mòn đất, nguy cơ xói mòn theo phương trình mất đất<br />
phổ dụng biến đổi (RUSLE) huyện Tam Nông. Góp phần cung cấp thông tin tư<br />
liệu bản đồ, số liệu thuộc tính về điều kiện tự nhiên khu vực.<br />
- Góp phần giúp cho các nhà khoa học nông, lâm nghiệp sử dụng các mô<br />
hình phòng chống xói mòn một cách có hiệu quả.<br />
3.2<br />
<br />
ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Đất gò đồi huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ.<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Về không gian: Đất gò đồi huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ, được phân<br />
bố trên 18/20 xã, thị trấn theo ranh giới hành chính được xác định trên bản đồ<br />
địa giới hành chính và bản đồ đất.<br />
+ Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 12/2006 đến tháng<br />
12/2011.<br />
4<br />
<br />
Những đóng góp m i củ luận án<br />
Đã xác định được các hệ số xói mòn đất theo phương trình mất đất phổ<br />
dụng cho vùng đất gò đồi huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ.<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
Bố cục củ luận án<br />
Luận án gồm 117 trang không kể tài liệu tham khảo và phần phụ lục: mở<br />
<br />
đầu 3 trang; tổng quan tài liệu 42 trang; vật liệu, nội dung và phương pháp<br />
nghiên cứu 10 trang, kết quả nghiên cứu 59 trang, kết luận và đề nghị 3 trang.<br />
Luận án gồm 3 chương, 21 bảng, 39 hình vẽ, sơ đồ, bản đồ, 2 biểu đồ và 5 phụ<br />
lục. Trong luận án đã tham khảo 98 tài liệu: 52 tài liệu tiếng Việt và 40 tài liệu<br />
tiếng Anh, 6 tài liệu Internet.<br />
<br />
3<br />
C ƢƠN<br />
TỔN<br />
<br />
1<br />
<br />
QUAN VỀ VẤN Ề N<br />
<br />
ÊN CỨU<br />
<br />
1.1 Cơ sở lý luận củ đề tài<br />
1.1.1 Cơ sở lý luận về vùng đất gò đồi<br />
Cho đến nay khái niệm về vùng đất đồi vẫn còn khác nhau rất nhiều mặc<br />
dù những thuật ngữ như đồi, vùng đồi và trung du được sử dụng khá phổ biến<br />
trong sản xuất nông lâm nghiệp và các lĩnh vực khác.<br />
Các kết quả nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra rằng vùng gò đồi được<br />
hiểu là vùng lãnh thổ kẹp giữa núi và đồng bằng hoặc những vùng đất cao xen<br />
với đồng bằng, có độ cao từ 20-300 m so với mặt biển. Vì có vị trí trung gian<br />
chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng nên có nơi gọi là vùng trung du, vùng bán<br />
sơn địa. Về hình thái bề ngoài đó là những vùng đất cao lúp xúp, có độ cao sàn<br />
sàn gần bằng nhau, đỉnh thường bằng phẳng, sườn lồi hay thoai thoải, ở chân<br />
thường là các thung lũng phân cách.<br />
1.1.2 Cơ sở lý luận về xói mòn đất<br />
- Xói mòn là một cụm từ Latinh “erosion” thể hiện sự ăn mòn dần. Theo<br />
định nghĩa của Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam thì xói mòn đất được hiểu<br />
là “Quá trình các tác nhân khí hậu (mưa, gió), đôi khi cả con người (các hoạt<br />
động chặt phá rừng để lấy đất canh tác, phát triển cơ sở hạ tầng như xây nhà,<br />
làm đường, v.v.) tác động lên mặt đất làm cho lớp mặt của đất, keo mùn, những<br />
tầng đất tơi xốp, các vụn đất và đá sét bị mất đi hoặc trôi theo sườn dốc” .<br />
- Căn cứ vào tác nhân gây ra xói mòn, người ta phân ra xói mòn đất thành<br />
5 dạng: xói mòn do nước, do gió, do trọng lực, do tuyết tan và do dòng bùn đá.<br />
+ Xói mòn do nước: Theo Bennett (1993) có 4 loại dạng xói mòn do nước:<br />
Xói mòn dạng phẳng: ở dạng xói mòn này quá trình rửa trôi các hạt đất<br />
xảy ra đồng đều trên bề mặt khu vực đất dốc. Để có thể rửa trôi các hạt đất<br />
lượng mưa cần phải có đủ để tạo dòng chảy bề mặt. Theo Bennett điều này rất<br />
khó xác định nhưng lại là dạng xói mòn xảy ra phổ biến nhất.<br />
Xói mòn dạng rãnh: dạng xói mòn này thực chất là giai đoạn tiếp theo của<br />
xói mòn mặt, lượng đất mất cũng lớn tương tự như xói mòn bề mặt, dạng xói<br />
mòn này rất dễ nhận ra do hình thái của bề mặt bị xói mòn.<br />
Xói mòn dạng mương xói: dạng xói mòn này gặp ở các khu vực tập trung<br />
<br />
4<br />
dòng chảy bề mặt, tạo nên xói mòn dạng tuyến tính.<br />
Xói mòn xảy ra do tác động va đập. Tác động của mưa gây ra xói mòn<br />
đối với đất gồm các tác động va đập phá vỡ, làm tách rời các hạt đất và sau đó vận<br />
chuyển các hạt đất bị phá hủy theo các dòng chảy tràn trên mặt đất.<br />
+ Xói mòn do gió: Xói mòn này có thể xuất hiện ở bất cứ dạng địa hình<br />
nào. Gió mang sản phẩm xói mòn theo những hướng khác nhau. Tuy nhiên, mức<br />
độ phá hủy đất phụ thuộc vào địa hình khu vực và loại đất.<br />
+ Xói mòn trọng lực: Xói mòn này xuất hiện do tác động kết hợp giữa<br />
trọng lực của đất đá trên sườn dốc và dòng chảy tràn. Mặc dù mang tính địa<br />
phương nhưng nó có thể mang đến thảm họa khủng khiếp.<br />
+ Xói mòn dòng bùn đá: Là một loại lũ quét đi qua các vùng đất đá bở rời<br />
và địa hình thuận lợi cho việc tập trung nước và chất rắn.<br />
+ Xói mòn do tuyết tan, băng tan: Xói mòn mạnh hay yếu là phụ thuộc<br />
vào yếu tố cường độ mưa và lượng mưa, địa hình, đặc điểm của lớp phủ thổ<br />
nhưỡng và thảm thực vật, tình trạng sử dụng đất, kỹ thuật trồng trọt, phương<br />
pháp tổ chức sản xuất và các yếu tố xã hội.<br />
- Các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất bao gồm: khí hậu, thổ nhưỡng,<br />
địa hình, thực vật, các biện pháp canh tác và bảo vệ đất.<br />
+ Yếu tố khí hậu: Theo Wischmeier và Smith (1958), Hudson (1981),<br />
trong các yếu tố khí hậu (gồm: mưa, độ ẩm, bức xạ mặt trời...) thì mưa (bao gồm<br />
cả tuyết) là yếu tố quan trọng hơn cả đối với xói mòn đất do nước. Mưa vừa là<br />
tác nhân phá hủy đất vừa là nguồn tạo ra dòng chảy trên mặt lớn.<br />
+ Đặc tính, tính chất đất: Theo Zakharov (1981) những tính chất vật lý<br />
của đất bao gồm: kết cấu, thành phần cơ giới, hàm lượng chất hữu cơ, độ ẩm và<br />
cấu tạo địa chất đất đều có ảnh hưởng đến xói mòn đất; những đặc tính hóa học<br />
của đất cũng ảnh hưởng tới xói mòn đất ở một mức độ nhất định.<br />
+ Thực vật: Theo Zakharov (1981) thì tất cả các loại thực vật đều là yếu<br />
tố chống xói mòn rất mạnh; mức độ tác dụng của thảm thực vật phụ thuộc vào<br />
loại và trạng thái thực vật, thực vật càng tốt và độ dày của nó càng cao thì vai trò<br />
bảo vệ đất và giữ nước của nó càng lớn.<br />
+ Địa hình: Xói mòn đất phụ thuộc vào độ dốc và độ dài sườn dốc bởi<br />
chúng ảnh hưởng đến tốc độ và khối lượng dòng chảy. Độ nghiêng của dốc tăng<br />
lên, tốc độ chảy của dòng chảy cũng tăng lên, mức độ xói mòn cũng tăng lên.<br />
<br />