HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
NGUYỄN XUÂN QUYẾT<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG<br />
TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG<br />
GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN<br />
MÃ SỐ: 62.31.01.05<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI – 2016<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Người hướng dẫn: GS.TS. PHẠM THỊ MỸ DUNG<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS. NGÔ THỊ THUẬN<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
Phản biện 2: PGS.TS. LÊ TRỌNG HÙNG<br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
<br />
Phản biện 3: PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐẠT<br />
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ, ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2017<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
PHẦN 1. MỞ ĐẦU<br />
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Tổng kết Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/08/2008 của Hội nghị lần thứ 7<br />
(khóa X) về “nông nghiệp, nông dân và nông thôn” và Quyết định số 800/QĐ-TTg<br />
ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc<br />
gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010–2020. Phát triển nông thôn đã đạt<br />
được một số thành tựu bước đầu, nhưng nhìn chung nông thôn nước ta còn kém phát<br />
triển, mà một trong những lí do quan trọng là CSHT giao thông yếu kém.<br />
Cả nước có khoảng 272.861km đường GTNT (chiếm 82% chiều dài đường<br />
bộ). Ước tính tổng nhu cầu vốn xây dựng, nâng cấp và bảo trì là 151.404 tỉ đồng (nhu<br />
cầu vốn cho xây dựng mới là 43.109 tỷ đồng, nâng cấp là 90.383 tỷ đồng và cho bảo<br />
trì là 17.912 tỷ đồng). Giai đoạn 2004-2010 đầu tư cho CSHT GTNT chiếm gần 1%<br />
GDP nên đã có tác động giảm nghèo từ 18% xuống còn 9,5%. Điều đó có nghĩa là cứ<br />
đầu tư cho GTNT 1% GDP thì tỷ lệ nghèo giảm được 1,5%/năm.<br />
Đồng Nai có 8.506 km đường GTNT, đường huyện 1.374,4km (chiếm 16,2%),<br />
đường xã 1.592,4km (18,7%) và đường thôn xóm 4.432,5 (52,1%), còn lại là đường<br />
ra đồng ruộng. Tỷ lệ bê tông/nhựa/cứng hoá chỉ mới có 4.403km (51,8%), với đường<br />
huyện 21,5%, đường xã 19,1%, đường thôn xóm 50,9%. Năm 2014 phát triển được<br />
522,5km đường GTNT với số vốn là 802,5 tỷ đồng, trong đó: NSNN chiếm 84,8%,<br />
người dân đóng góp 0,2%, các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn đóng góp 15%.<br />
Hàng năm, Tỉnh Đồng Nai có tổ chức tổng kết, đề ra kế hoạch phát triển CSHT<br />
GTNT với các chương trình huy động sự tham gia của cộng đồng người dân nhưng<br />
vẫn chưa làm sáng tỏ các vấn đề như: 1)Giải pháp khuyến khích, tăng cường sự tham<br />
gia của cộng đồng đã vận dụng đầy đủ cơ sở lý luận, thực tiễn, qui định và qui chế về<br />
sự tham gia của cộng đồng hay chưa? 2)Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong<br />
phát triển CSHT GTNT đã được đánh giá, phản ánh toàn diện và đúng thực chất<br />
chưa? 3)Trên cơ sở thực tiễn địa phương thì giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng<br />
đồng trong phát triển CSHT GTNT như thế nào?<br />
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI<br />
1.2.1. Mục tiêu chung<br />
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của<br />
cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT để đề xuất các giải pháp tăng cường sự<br />
tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai đến năm 2020,<br />
tầm nhìn 2030.<br />
1.2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
- Hệ thống hoá và làm rõ thêm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về sự tham gia<br />
của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT.<br />
- Đánh giá thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT<br />
và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT<br />
GTNT tỉnh Đồng Nai thời gian qua.<br />
- Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong<br />
phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.<br />
1<br />
<br />
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Hoạt động tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT (thực trạng,<br />
nội dung, kết quả, mức độ, hình thức, phương thức,… tham gia).<br />
- Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng trong phát triển<br />
CSHT GTNT.<br />
- Các cơ chế chính sách cho phát triển CSHT GTNT và cho sự tham gia của<br />
cộng đồng.<br />
- Các tác nhân liên quan đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT<br />
GTNT.<br />
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Phạm vi về không gian nghiên cứu, là nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng<br />
trong phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai, là hệ thống các loại CSHT đường<br />
GTNT trên địa bàn, cụ thể: Đường liên xã trong huyện, Đường liên thôn, liên xóm,<br />
và Đường ngõ hẻm; CSHT GTNT khác (hệ thống cấp, thoát nước, cầu, cống,…).<br />
Trong mỗi vùng sẽ chọn 01 huyện đại diện để nghiên cứu, là Nhơn Trạch (Vùng 1),<br />
Trảng Bom (Vùng 2), Vĩnh Cửu (Vùng 3), Xuân Lộc (Vùng 4).<br />
Giới hạn nội dung nghiên cứu, Sự tham gia của cộng đồng người dân (CĐND),<br />
cộng đồng doanh nghiệp (CĐDN), cộng đồng đoàn thể (CĐĐT) và cộng đồng chính<br />
quyền (CĐCQ), trong các nội dung như: cung cấp thông tin, đóng góp ý kiến, đóng<br />
góp nguồn lực vật chất vào các giai đoạn: Xác định nhu cầu qui hoạch, lập dự toán và<br />
chính sách tham gia, thi công xây dựng, bảo trì bảo dưỡng, thụ hưởng và đánh giá<br />
hiệu quả CSHT GTNT…<br />
Giới hạn thời gian nghiên cứu, Nghiên cứu thực trạng tham gia của cộng đồng<br />
trong phát triển CSHT GTNT giai đoạn 2010-2015, trong đó sử dụng thông tin thứ<br />
cấp từ 2010-2015 và thông tin sơ cấp từ 2013-2015. Đề xuất giải pháp cho đến năm<br />
2020, định hướng đến năm 2030.<br />
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI<br />
1.4.1. Về lý luận<br />
Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về loại cộng đồng,<br />
các hoạt động tham gia chủ yếu của cộng đồng. Trong đó, sự tham gia của cộng đồng<br />
trong thụ hưởng và đánh giá hiệu quả CSHT GTNT là nội dung ít được quan tâm<br />
nghiên cứu trước đây.<br />
Phân tích và làm rõ các hình thức và mức độ tham gia của cộng đồng và tổng kết<br />
kinh nghiệm về huy động sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT ở<br />
một số nước trên thế giới như: Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan,...; Tập hợp một số<br />
kinh nghiệm, mô hình huy động, tăng cường sự tham gia của cộng đồng của các địa<br />
phương trong nước như tỉnh Phú Thọ, Bình Dương,...<br />
1.4.2. Về thực tiễn<br />
Luận án đã đánh giá thực trạng tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT<br />
GTNT Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2015 cho thấy các mặt đã đạt được là: cộng đồng<br />
tham gia đóng góp nguồn lực vật chất cho phát triển CSHT GTNT tăng khá đều hàng<br />
năm, đối tượng cộng đồng tham gia được mở rộng, đặc biệt là CĐDN, vì địa phương<br />
là khu kinh tế trọng điểm, các doanh nghiệp tập trung trên địa bàn nhiều,... Tuy nhiên<br />
2<br />
<br />
sự tham gia của cộng đồng xét theo nội dung tham gia còn tồn tại các hạn chế... Qua<br />
đó, phân tích làm rõ những kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn, hạn chế và các yếu<br />
tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT.<br />
Luận án đã đề xuất 06 nhóm giải pháp tăng cường sự tham của cộng đồng trong<br />
phát triển CSHT GTNT, phù hợp với điều kiện của từng loại cộng đồng, từng vùng<br />
của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.<br />
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI<br />
1.5.1. Ý nghĩa khoa học<br />
Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn,<br />
khung lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT. Qua đó<br />
đề cao vai trò của cộng đồng trong các hoạt động phát triển CSHT GTNT, góp phần<br />
phát triển KT-XH, an sinh xã hội, quốc phòng,... của Việt Nam nói chung và vận dụng<br />
linh hoạt các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT<br />
GTNT với điều kiện đặc thù của các vùng, các địa phương nói riêng.<br />
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Luận án đã chỉ ra nội dung tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT<br />
GTNT và phân tích kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và các yếu<br />
tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng. Qua đó, đề xuất cải tiến mô hình và quy<br />
trình tham gia góp phần khuyến khích tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong<br />
phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai.<br />
Luận án đã chỉ ra được các chủ thể và sự phối hợp giữa các chủ thể cộng đồng<br />
khi tham gia vào phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai. Từ đó, đề xuất các giải pháp<br />
tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai<br />
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.<br />
PHẦN 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN<br />
VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN<br />
CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN<br />
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT<br />
TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN<br />
2.1.1. Cộng đồng<br />
Có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng nhưng tóm lại: Cộng đồng là một<br />
thực thể xã hội, bao gồm một nhóm hay nhiều nhóm người sống cùng nhau trên một khu<br />
vực địa lí, chia sẻ với nhau điều kiện và môi trường sống, có sự gắn kết cao, đồng thuận<br />
về ý chí, ứng xử theo quy tắc nhất định và cùng theo đuổi mục đích phát triển chung.<br />
Đề tài chọn bốn loại cộng đồng chủ yếu tại địa bàn làm đối tượng nghiên cứu<br />
là CĐCQ, CĐĐT, CĐND, và CĐDN.<br />
2.1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn<br />
Phát triển CSHT GTNT là phát triển số lượng, chủng loại và chất lượng CSHT<br />
GTNT. Phát triển CSHT GTNT bền vững là có sự tham gia của cộng đồng, nhằm bảo<br />
đảm thoả mãn hài hoà nhu cầu và lợi ích xã hội và đáp ứng giao thương kinh tế ngày<br />
càng tăng của cộng đồng địa phương, cũng như thực hiện mục tiêu chiến lược phát<br />
triển KT-XH của đất nước một cách có định hướng trước mắt và lâu dài.<br />
2.1.3. Tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn<br />
Sự tham gia của cộng đồng là việc các nhóm, cá nhân hay tổ chức cộng đồng tự<br />
3<br />
<br />