Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Lâm Đồng
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi lợn và Vệ sinh an toàn thực phẩm thịt lợn thông qua việc áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trong chăn nuôi lợn, thực hành vệ sinh tốt (GHP) trong giết mổ lợn và phân phối thịt lợn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Lâm Đồng
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THỊ THANH THẢO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI, TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỊT LỢN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI LÂM ĐỒNG Chuyên ngành : Chăn nuôi Mã số : 9.62.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội - 2019
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Xuân Trạch PGS. TS. Phạm Kim Đăng Phản biện 1: PGS. TS. Bùi Quang Tuấn Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2 TS. Đoàn Văn Soạn Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang Phản biện 3: TS. Trần Thị Bích Ngọc Viện Chăn nuôi Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng thịt lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), không những do tồn dư kháng sinh, chất cấm mà còn do ô nhiễm vi sinh vật (VSV) (WB, 2017). Bộ NNPTNT (2014) nhận định ngành chăn nuôi cần được tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó, việc tái cơ cấu theo chuỗi ngành hàng từ khâu sản xuất đến thị trường đang được chú trọng đặc biệt. Phát triển chăn nuôi bền vững có thể đạt được thông qua cải thiện các tiêu chuẩn an toàn sinh học và an toàn thực phẩm (WB, 2017). Thực tế, việc quản lý ngành hàng thịt lợn nhằm đảm bảo VSATTP thịt lợn còn rất hạn chế, việc áp dụng các quy trình thực hành tốt trong các khâu của chuỗi ngành hàng thịt lợn còn gặp nhiều khó khăn. Các nghiên cứu chuỗi ngành hàng thịt lợn chủ yếu tập trung vào chuỗi giá trị mà chưa đề cập nhiều và tổng thể về khía cạnh quản lý chất lượng. Do đó, để ngành chăn nuôi lợn phát triển bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh thì cần phải có những giải pháp không những cải thiện năng suất mà còn đảm bảo VSATTP phù hợp với điều kiện chăn nuôi và đặc điểm ngành hàng thịt lợn của từng vùng. Đề tài nghiên cứu này nhằm tìm giải pháp nâng cao giá trị gia tăng và tính bền vững cho ngành chăn nuôi lợn của tỉnh Lâm Đồng thông qua các câu hỏi nghiên cứu là: (1) Thực trạng chăn nuôi lợn, giết mổ và phân phối thịt lợn cũng như VSATTP thịt lợn ở tỉnh Lâm Đồng như thế nào? (2) Có thể cải thiện được hiệu quả chăn nuôi lợn và VSATTP thịt lợn thông qua áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt của Việt Nam (VietGAHP) trong chăn nuôi lợn, thực hành vệ sinh tốt (GHP) trong giết mổ và GHP trong phân phối thịt lợn hay không? và (3) Liên kết chuỗi và áp dụng các quy trình thực hành tốt trong chuỗi sản xuất – cung ứng thịt lợn có cải thiện được VSATTP thịt lợn được tốt hơn không? 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Nâng cao giá trị gia tăng và tính bền vững cho ngành chăn nuôi lợn của tỉnh Lâm Đồng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được hiện trạng ngành hàng và VSATTP thịt lợn để làm cơ sở cho các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn bền vững tại Lâm Đồng. - Nâng cao năng suất chăn nuôi lợn và VSATTP thịt lợn thông qua việc áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trong chăn nuôi lợn, thực hành vệ sinh tốt (GHP) trong giết mổ lợn và phân phối thịt lợn. - Nâng cao VSATTP thịt lợn thông qua liên kết chuỗi sản xuất-cung ứng thịt lợn. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài này nghiên cứu chăn nuôi lợn theo nghĩa rộng của chăn nuôi và hoạt động chăn nuôi, trong đó trọng tâm nghiên cứu là VSATTP thịt lợn. 1
- Nghiên cứu được tiến hành trên các tác nhân tham gia chuỗi ngành hàng thịt lợn (cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ (CSGM) và phân phối thịt lợn) tại 3 địa phương phát triển chăn nuôi nhất của tỉnh Lâm Đồng (thành phố Bảo Lộc, huyện Đức Trọng và huyện Lâm Hà). Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 02 năm 2015 đến tháng 10 năm 2017. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Cung cấp thông tin mới về thực trạng chăn nuôi lợn và VSATTP thịt lợn tại tỉnh Lâm Đồng và các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của chăn nuôi lợn. - Cho thấy được tác động tích cực của việc áp dụng VietGAHP trong chăn nuôi lợn đến năng suất chăn nuôi và VSATTP; của việc áp dụng GHP trong giết mổ và phân phối thịt lợn đến VSATTP thịt lợn. - Cho thấy được tác động tích cực của việc liên kết chuỗi ngành hàng thịt lợn theo chiều dọc (sản xuất-cung ứng) và chiều ngang (tổ hợp tác nhân chăn nuôi lợn) trong việc quản lý và đảm bảo VSATTP thịt lợn. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ khoa học cho việc áp dụng VietGAHP trong chăn nuôi lợn, GHP trong giết mổ và phân phối thịt lợn. - Là cơ sở khoa học để thúc đẩy việc cải tiến và mở rộng mô hình liên kết chuỗi sản xuất - cung ứng thịt lợn trong thực tiễn. - Cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách và cơ chế quản lý chăn nuôi lợn cũng như kiểm soát VSATTP thịt lợn phù hợp. - Góp phần định hướng giải pháp để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi lợn ở Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Ngành hàng thịt lợn bao gồm sản xuất, giết mổ/chế biến và tiêu thụ thịt lợn, trong đó có sự tham gia của người chăn nuôi, các nhà cung cấp đầu vào, người giết mổ và chế biến, người vận chuyển, người đóng gói, nhà bán buôn, người tiếp thị, nhà bán lẻ và nhà phân phối (Phạm Thị Tân, 2015). Nghiên cứu ngành hàng thịt lợn tại Việt Nam đã được thực hiện tại một số địa phương như Cần Thơ, Nghệ An, Hưng Yên (Bùi Văn Trịnh, 2007; Lê Ngọc Hướng, 2012; Phạm Thị Tân và Phạm Văn Hùng, 2013). Các nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu vào nghiên cứu năng suất chăn nuôi và hiệu quả kinh tế của ngành hàng thịt lợn (Tạ Văn Tường, 2014; Nguyễn Ngọc Xuân, 2015). Rất hiếm trường hợp chuỗi thịt lợn được truy xuất nguồn gốc để tiêu thụ sản phẩm an toàn như chuỗi liên kết chăn nuôi-tiêu thụ T&T-159, công ty Vissan (Tạ Văn Tường, 2014; WB, 2017a). Ngoài ra, việc quản lý ngành hàng thịt lợn gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo VSATTP thịt lợn tại Việt Nam. Quy trình thực hành tốt VietGAHP là quy trình tự nguyện được ứng dụng trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam từ lâu nhằm nâng cao tính bền vững cho chăn nuôi nhưng cho đến nay có rất ít nghiên cứu chính thức về vấn đề này (Bộ NNPTNT, 2
- 2011b; Nguyễn Ngọc Xuân và Nguyễn Hữu Hoan, 2014). Quy trình này rất khó áp dụng cho các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ, đặc biệt là các cơ sở chưa đạt yêu cầu về điều kiện vệ sinh (WB, 2017a). Đặc biệt, nghiên cứu tác động của quy trình này đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi chưa được đề cập nhiều. Trong khi đó, chất lượng sản phẩm chăn nuôi chịu ảnh hưởng của các mối nguy sinh học, hóa học và vật lý không chỉ từ quá trình sản xuất mà còn từ quá trình giết mổ và chế biến (Rushton et al., 2014; WB, 2017a). Quá trình chăn nuôi lợn thường liên quan đến vấn đề tồn dư kháng sinh, chất cấm trong thịt lợn. Lã Văn Kính (2009) ghi nhận 53,9% thức ăn chăn nuôi sử dụng chlortetracycline với mục đích điều trị và kích thích sinh trưởng tại Bình Dương và 7,5% mẫu thịt lợn tồn dư khoảng 1,15-3,42 ppb beta-agonists. Quá trình giết mổ lợn và phân phối thịt lợn thường ảnh hưởng đến mức độ ô nhiễm VSV trong thịt lợn. Cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh, phương thức giết mổ cũng như phương tiện vận chuyển lợn và thịt lợn cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ VSV vấy nhiễm thịt lợn (Lã Văn Kính và cs., 2006; Cẩm Ngọc Hoàng và cs., 2014). Việc áp dụng các quy trình vệ sinh tốt (GHP) trong giết mổ và phân phối thịt lợn gần như không có vì chính các cơ sở này còn chưa đạt yêu cầu về điều kiện vệ sinh (WB, 2017a). Thực tế, không có nhiều bằng chứng trong các nghiên cứu về áp dụng GHP trong quá trình giết mổ và phân phối thịt lợn nhằm nâng cao VSATTP thịt lợn. Các nghiên cứu quản lý VSATTP thịt lợn đã nhận diện mối nguy an toàn thực phẩm nhưng chỉ tập trung vào từng giai đoạn riêng biệt mà không phải toàn chuỗi thịt lợn. Tỉnh Lâm Đồng có đặc điểm vị trí địa lý, khí hậu, đất đai cũng như nguồn lao động nông thôn là thuận lợi cho chăn nuôi lợn phát triển. Theo Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng (2015), chăn nuôi lợn chiếm 54,57% giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, chiếm 79,76% tổng lượng gia súc năm 2014. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi lợn còn gặp một số khó khăn như nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao, chăn nuôi nhỏ lẻ, thị trường lợn - thịt lợn bấp bênh, thiếu dữ liệu về VSATTP thịt lợn. Các giải pháp can thiệp để nâng cao năng suất chăn nuôi gắn liền đảm bảo VSATTP thịt lợn phải xây dựng phù hợp với đặc điểm ngành hàng thịt lợn địa phương. Việc áp dụng VietGAHP trong chăn nuôi, GHP trong giết mổ và phân phối thịt lợn cũng như liên kết chuỗi sản xuất - cung ứng thịt lợn có giúp nâng cao VSATTP thịt lợn tại Lâm Đồng hay không là điều chưa được biết đến. PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Thành phố Bảo Lộc, huyện Đức Trọng và huyện Lâm Hà tại tỉnh Lâm Đồng. 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.2.1. Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn - Tổng quan về ngành hàng thịt lợn của tỉnh Lâm Đồng. - Thực trạng chăn nuôi lợn và VSATTP trong chăn nuôi lợn. 3
- 3.2.2. Đánh giá thực trạng giết mổ lợn và phân phối thịt lợn - Thực trạng giết mổ lợn và VSATTP thịt lợn trong giết mổ lợn. - Thực trạng phân phối thịt lợn và VSATTP thịt lợn trong phân phối thịt lợn. - Hiểu biết và thực hành của người tiêu dùng đối với VSATTP thịt lợn. 3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc áp dụng quy trình thực hành tốt đến năng suất chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm thịt lợn - Nghiên cứu ảnh hưởng của áp dụng VietGAHP trong chăn nuôi lợn đến năng suất chăn nuôi và VSATTP thịt lợn. - Nghiên cứu ảnh hưởng của áp dụng GHP trong giết mổ đến VSATTP thịt lợn. - Nghiên cứu ảnh hưởng của áp dụng GHP trong phân phối đến VSATTP thịt lợn. 3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của liên kết chuỗi và áp dụng các quy trình thực hành tốt đến vệ sinh an toàn thực phẩm thịt lợn - Nghiên cứu ảnh hưởng của liên kết và áp dụng quy trình thực hành tốt trên toàn chuỗi sản xuất – cung ứng thịt lợn đến VSATTP thịt lợn. - Nghiên cứu ảnh hưởng của liên kết và áp dụng quy trình thực hành tốt tại từng công đoạn trong chuỗi sản xuất – cung ứng thịt lợn đến VSATTP thịt lợn. 3.3. THIẾT BỊ, MÔI TRƯỜNG VÀ HÓA CHẤT Dụng cụ, thiết bị, môi trường và hóa chất được sử dụng theo quy trình phân tích VSV và chất tồn dư trong thịt và thức ăn chăn nuôi theo TCVN 6404:2008. 3.4. PHƯƠNG PHÁP 3.4.1. Điều tra thực trạng chăn nuôi lợn tại tỉnh Lâm Đồng Tổng số 10% hộ hoặc trang trại, 50% cơ sở thu gom lợn hoặc giết mổ lợn, 100% chợ hoặc siêu thị, 100% đại lý thuốc thú y, 50% đại lý thức ăn chăn nuôi và 27 nhà hàng, khách sạn, quán ăn được lựa chọn ngẫu nhiên theo danh sách trong vùng nghiên cứu (9 xã/phường) để điều tra từ tháng 02/2015 đến 05/2016. Các hộ/trang trại được phân loại theo quy mô chăn nuôi. Nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ được xác định là có quy mô chăn nuôi nhỏ hơn 99 con lợn thịt hoặc dưới 20 con lợn nái. Trang trại chăn nuôi bán công nghiệp có quy mô từ 100 đến dưới 500 con gồm cả lợn nái, lợn thịt và lợn con, hoặc từ 20 đến dưới 300 con lợn nái hoặc từ 100 đến dưới 1000 con lợn thịt và lợn con. Trang trại chăn nuôi công nghiệp có quy mô trên 500 con cả lợn nái và lợn thịt, hoặc 300 con lợn nái trở lên, hoặc trên 1000 con lợn thịt và lợn con. Đại lý thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi được lựa chọn theo hệ thống phân phối sản phẩm. 3.4.1.1. Điều tra tổng thể ngành hàng thịt lợn Phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi, người giết mổ và người phân phối thịt lợn theo bộ câu hỏi có sẵn tại 3 vùng nghiên cứu để mô tả các kênh sản xuất – cung ứng thịt lợn. Sử dụng phần mềm Excel 2010 để thống kê mô tả số liệu. 3.4.1.2. Điều tra thực trạng chăn nuôi lợn và vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi lợn a. Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn Số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan chức năng về tình hình chăn 4
- nuôi. Phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi, người bán thức ăn chăn nuôi, người bán thuốc thú y và người cung cấp giống lợn thông qua bộ câu hỏi có sẵn. Xử lý số liệu: Chỉ tiêu số lượng lợn và số lợn xuất chuồng/năm/hộ được phân tích bằng ANOVA nhằm kiểm tra sự sai khác và phân tích bằng Tukey-Kramer để so sánh sự sai khác giữa các phương thức chăn nuôi. Phép thử Chi Square và Fisher được sử dụng để so sánh sự sai khác của số liệu chăn nuôi và mục đích sử dụng kháng sinh giữa các phương thức chăn nuôi. b. Đánh giá các yếu tố chăn nuôi ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm Tổng số 40 mẫu thức ăn thu tại đại lý thức ăn chăn nuôi (1 mẫu/đại lý), 90 mẫu thức ăn và 90 mẫu nước thu tại hộ chăn nuôi (1 mẫu/hộ), 72 mẫu thịt lợn thu tại CSGM (3 mẫu/CSGM) đã được thu thập cho nghiên cứu này. Tổng số 162 người chăn nuôi được phỏng vấn trực tiếp theo mẫu điều tra bán cấu trúc. Thông tin điều tra bao gồm hiểu biết của người chăn nuôi về VSATTP trong việc sử dụng thuốc thú y, thức ăn, chất bổ sung và nước trong chăn nuôi lợn. Mẫu nước được lấy và xử lý theo TCVN 6663:2008. Phân tích tổng vi khuẩn hiếu khí (TVKHK), coliforms, chì, asen, cadimi, sắt theo quy trình của TCVN 6187:1996 và SMEWW 3500:2005. Mức độ ô nhiễm VSV và kim loại nặng được đánh giá theo QCVN 01-39:2011/Bộ NNPTNT. Mẫu thịt được lấy theo QCVN 01-04:2009/Bộ NNPTNT và xử lý theo TCVN 6507:2005. Chloramphenicol, clenbuterol và salbutamol, tetracycline và tylosin trong thịt lợn được phân tích bán định lượng bằng phương pháp ELISA. Các mẫu dương tính được phân tích định lượng bởi phương pháp LC/MS/MS (Liquid Chromatography/Mass Spectrometry/Mass Spectrometry). Các chất này được đánh giá theo TT 24:2003/BYT và TCVN 7046:2009. Mẫu thức ăn chăn nuôi được lấy theo TCVN 4325-2007 và xử lý theo TCVN 6952:2001. E. coli được phân tích theo TCVN 6846:2007. Aflatoxin tổng số, aflatoxin B1, ractopamine, chloramphenicol, clenbuterol và salbutamol, tetracycline và tylosin được phân tích theo phương pháp ELISA, mẫu dương tính tiếp tục được phân tích theo phương pháp LC/MS/MS. Mức độ tồn dư các chất này được đánh giá theo QCVN 01-12:2009/Bộ NNPTNT. Các mẫu được phân tích tại trung tâm Kiểm tra Vệ sinh Thú y Trung ương II và trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc Thú y Trung ương II. Xử lý số liệu: Phép thử Chi square (χ2) được dùng để so sánh sự sai khác giữa các hệ thống chăn nuôi đối với hiểu biết của người chăn nuôi về VSATTP và tỷ lệ mẫu không đạt VSATTP. SAS 9.1 được dùng để thống kê toàn bộ số liệu. 3.4.2. Điều tra thực trạng giết mổ lợn và phân phối thịt lợn tại Lâm Đồng 3.4.2.1. Điều tra thực trạng giết mổ và vệ sinh an toàn thực phẩm thịt lợn trong giết mổ lợn Tổng số 24 CSGM gồm 18 CSGM vừa (công suất giết mổ trên 5 con/ngày) và 6 CSGM nhỏ (công suất giết mổ dưới 5 con/ngày) được lựa chọn ngẫu nhiên 5
- để thực hiện nghiên cứu từ tháng 6 đến tháng 8/2015. Tại mỗi CSGM, 3 đợt lấy mẫu được thực hiện cách nhau 14 ngày. Trong 1 đợt lấy mẫu, 1 mẫu mỗi loại (bề mặt thịt, dao, bàn pha lóc thịt và nước)/CSGM đã được thu thập. Các số liệu thứ cấp bao gồm số lượng và phân loại CSGM được thu thập từ Cục Thống Kê tỉnh Lâm Đồng và chi Cục Thú y tỉnh Lâm Đồng. Thực trạng giết mổ và hiểu biết về VSATTP được thu thập thông qua phỏng vấn 24 người giết mổ lợn bằng bộ câu hỏi bán cấu trúc kết hợp quan sát trực tiếp quá trình giết mổ. Mẫu thịt được lấy và chuẩn bị mẫu thử tương tự mục b của 3.4.1.2. Phương pháp phân tích TVKHK là TCVN 4884:2005, E. coli là TCVN 7924:2008 và Salmonella là TCVN 4829:2005. Mẫu thịt đánh giá theo TCVN 7046:2009. Mẫu dụng cụ được lấy theo TCVN 8129:2009. Phương pháp phân tích TVKHK là SMEWW 9215B:2005 và Enterobacteriaceae là TCVN 5518:2007. Hai chỉ tiêu này được đánh giá theo Thông tư 60/2010/Bộ NNPTNT. Mẫu nước được lấy theo TCVN 6663-5:2009 và chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 6663-3:2008. Coliforms được phân tích theo TCVN 6187:2009 và Salmonella được nhận diện theo SMEWW 9260B:1995. Mẫu nước đánh giá theo QCVN 01:2009/Bộ YT. Xử lý số liệu: Phân tích số liệu bằng phần mềm SAS 9.1. Hiểu biết của người giết mổ về VSATTP và tỷ lệ mẫu không đạt VSATTP được so sánh giữa CSGM nhỏ và CSGM vừa theo phép thử Chi-square. Công suất giết mổ, sản lượng giết mổ được so sánh theo phép thử Tukey-Kramer. 3.4.2.2. Điều tra thực trạng phân phối thịt lợn và vệ sinh an toàn thực phẩm trong phân phối thịt lợn Tổng số 31 chợ, bao gồm 22 chợ nhỏ lẻ (chợ dân sinh và thường không có cơ sở hạ tầng kiên cố) và 9 chợ tập trung (chợ quy hoạch, có cơ sở hạ tầng kiên cố), được lựa chọn để thực hiện nghiên cứu từ tháng 06 – 08/2015. Tại mỗi chợ, ba đợt lấy mẫu được thực hiện cách nhau 14 ngày. Mỗi đợt lấy mẫu chỉ lấy 1 mẫu bề mặt thịt, 1 mẫu thịt, 1 mẫu nước, 1 mẫu bề mặt dao và 1 mẫu bề mặt thớt/chợ. Số liệu thứ cấp bao gồm số lượng và phân loại hệ thống thực phẩm tươi sống được thu thập từ báo cáo của chi Cục Thú y tỉnh Lâm Đồng, cơ quan LIFSAP Lâm Đồng và Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng. Các yếu tố tác động đến VSATTP của quầy thịt và hiểu biết và thực hành về VSATTP được thu thập thông qua phỏng vấn 93 người bán thịt lợn (1 người/quầy x 3 quầy/chợ) bằng bộ câu hỏi bán cấu trúc. Chỉ tiêu VSATTP và phương pháp đánh giá mẫu bề mặt thịt, dụng cụ và nước tương tự mục 3.4.2.1 và đối với mẫu thịt như tại mục b của 3.4.1.2. Xử lý số liệu: Các yếu tố tác động đến VSATTP, hiểu biết và thực hành của người bán thịt cũng như tỷ lệ mẫu không đạt VSATTP được so sánh sai khác giữa chợ tập trung và chợ nhỏ lẻ theo phép thử Chi-square bằng phần mềm SAS 9.1. 3.4.2.3. Điều tra hiểu biết và thực hành của người tiêu dùng đối với vệ sinh an toàn thực phẩm thịt lợn Tổng 180 người tiêu dùng được lựa chọn ngẫu nhiên (20 người/xã) chia theo cấp độ học thức là dưới trung học cơ sở (THCS), THCS và trung học phổ thông (THPT), trên THPT (cao đẳng và đại học). Họ được phỏng vấn theo bộ câu hỏi 6
- soạn sẵn nhằm đánh giá hiểu biết và thực hành về VSATTP. Sử dụng phép thử Chi-square trong SAS 9.1 để so sánh hiểu biết và thực hành của người tiêu dùng đối với VSATTP theo cấp độ học thức. 3.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của áp dụng quy trình thực hành tốt đến năng suất chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm thịt lợn 3.4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của áp dụng VietGAHP trong chăn nuôi lợn đến năng suất chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm Nghiên cứu can thiệp có đối chứng được thực hiện từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2016 tại huyện Đức Trọng. Tổng số 60 hộ được lựa chọn có chủ đích và được chia đều ngẫu nhiên vào 2 nhóm (30 hộ được hướng dẫn áp dụng VietGAHP và 30 hộ tiếp tục chăn nuôi như cũ) trong 4 tháng. Trong 6 tháng tiếp theo, nhóm VietGAHP được truyền thông về VietGAHP thông qua tài liệu, tập huấn và các buổi thảo luận nhóm (10 người) kéo dài 1-2 tiếng/lần, định kỳ 1 lần/tuần. Vào thời điểm bắt đầu và sau 10 tháng áp dụng giải pháp, hiểu biết của người chăn nuôi về VSATTP được đánh giá thông qua phỏng vấn người chăn nuôi tại mỗi hộ bằng bộ câu hỏi bán cấu trúc. Cùng thời điểm đó, mẫu thức ăn chăn nuôi, mẫu thịt lợn từ lợn nuôi tại các hộ tham gia nghiên cứu và mẫu nước dùng trong chăn nuôi được lấy 1 mẫu/hộ để phân tích các chỉ tiêu VSATTP (tương tự mục b của 3.4.1.2). Mẫu thức ăn chăn nuôi chỉ phân tích chloramphenicol, clenbuterol, salbutamol, tetracycline và tylosin. Riêng các chỉ tiêu năng suất chăn nuôi lợn được thu thập tại thời điểm tương ứng trong suốt quá trình nghiên cứu. Các chỉ tiêu theo dõi gồm có số con sơ sinh/ổ, số con cai sữa/ổ, số con xuất chuồng/ổ, khoảng cách lứa đẻ, số lứa đẻ/nái/năm, tỷ lệ sơ sinh sống, khối lượng bắt đầu nuôi thịt, tuổi bắt đầu nuôi thịt, khối lượng lợn xuất chuồng, thời gian nuôi cai sữa, thời gian nuôi thịt, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa và xuất chuồng. Xử lý số liệu: Tỷ lệ mẫu không đạt VSATTP và hiểu biết của người chăn nuôi về VSATTP được so sánh sai khác giữa nhóm VietGAHP và nhóm không VietGAHP, giữa bắt đầu và kết thúc nghiên cứu bởi phép thử Chi-square. Các chỉ tiêu năng suất chăn nuôi lợn được so sánh sự sai khác bằng Tukey-Kramer giữa nhóm VietGAHP và không VietGAHP lúc kết thúc nghiên cứu. Đánh giá hiệu quả can thiệp (DD) theo công thức: DD (%) = (CT2 - CT1) - (DC2 - DC1). Trong đó, CT1 và CT2 là tỷ lệ hiểu biết của người chăn nuôi trong nhóm VietGAHP lúc bắt đầu và kết thúc nghiên cứu. DC1 và DC2 là tỷ lệ hiểu biết của người chăn nuôi trong nhóm không VietGAHP lúc bắt đầu và kết thúc nghiên cứu. 3.4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của áp dụng GHP trong giết mổ lợn đến vệ sinh an toàn thực phẩm thịt lợn Nghiên cứu can thiệp có đối chứng được thực hiện từ tháng 9/2015 đến tháng 10/2016 tại huyện Đức Trọng. Tổng 30 CSGM được lựa chọn có chủ và được chia đều ngẫu nhiên vào hai nhóm trong 1 tháng (nhóm GHP là 15 cơ sở được hướng dẫn áp dụng GHP và nhóm không GHP là 15 CSGM tiếp tục giết mổ như trước đây). Sau đó, nhóm GHP được truyền thông về GHP theo quy trình GHP trong 10 7
- tháng. Ngoài ra, một cán bộ thú y chuyên trách đã tổ chức các buổi thảo luận nhóm khi quá trình theo dõi các CSGM phát hiện ra các sai sót. Vào thời điểm bắt đầu và sau 11 tháng áp dụng giải pháp, hiểu biết và thực hành của người giết mổ về VSATTP được đánh giá thông qua phỏng vấn người giết mổ bằng bộ câu hỏi bán cấu trúc và theo dõi trực tiếp trong suốt quá trình giết mổ. Cùng thời điểm đó, 1 mẫu nước, 1 mẫu bề mặt dao, 1 mẫu bề mặt bàn pha lóc thịt và 3 mẫu bề mặt thân thịt của 3 con lợn khác nhau được thu thập tại mỗi CSGM. Các chỉ tiêu VSATTP được phân tích như mục 3.4.2.1. Xử lý số liệu: Phân tích số liệu bằng phần mềm SAS 9.1. Đánh giá hiểu biết hoặc thực hành đúng (đạt) cho nhóm chỉ tiêu khi người giết mổ trả lời đúng (đạt) toàn bộ chỉ tiêu nhỏ trong nhóm chỉ tiêu đó. Thực hành đúng về quy trình giết mổ được đánh giá là đúng (đạt) khi người giết mổ trả lời đúng (đạt) trên hoặc bằng 70% câu hỏi trong nhóm này. Nhóm hiểu biết và thực hành của người giết mổ về VSATTP và tỷ lệ mẫu đạt VSATTP được so sánh sai khác giữa bắt đầu và kết thúc nghiên cứu, giữa nhóm GHP và nhóm không GHP bởi phép thử Chi- square. Đánh giá DD theo công thức như mục 3.4.3.1. Mật độ trung bình của VSV ô nhiễm trong mẫu (log10) được so sánh sự sai khác theo Tukey-Kramer. Odd ratio (OR) được tính theo phép thử relrisk cho nhóm GHP và nhóm không GHP lúc bắt đầu nghiên cứu (OR1), nhóm GHP lúc bắt đầu và kết thúc nghiên cứu (OR2), nhóm không GHP lúc bắt đầu và kết thúc nghiên cứu (OR3), nhóm GHP và nhóm không GHP lúc kết thúc nghiên cứu (OR4) cho tất cả các số liệu. 3.4.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của áp dụng GHP trong khâu phân phối thịt lợn đến vệ sinh an toàn thực phẩm thịt lợn Nghiên cứu can thiệp có đối chứng được thực hiện từ tháng 9/2015 đến tháng 10/2016 tại huyện Đức Trọng. Tổng 10 chợ được lựa chọn có chủ đích trong 2 tháng, được chia đều ngẫu nhiên vào hai nhóm (nhóm GHP là 5 chợ được hướng dẫn áp dụng GHP và nhóm không GHP là 5 chợ tiếp tục phân phối như cũ). Nhóm GHP được truyền thông về GHP trong 10 tháng và Ban quản lý chợ chịu trách nhiệm hướng dẫn các quầy bán thịt trong nhóm GHP áp dụng đúng GHP. Vào thời điểm bắt đầu và sau 12 tháng áp dụng giải pháp: Hiểu biết và thực hành về VSATTP được đánh giá thông qua phỏng vấn người bán thịt (1 người/quầy x 3 quầy/chợ) bằng bộ câu hỏi bán cấu trúc. Cùng thời điểm đó, mỗi chợ thu mẫu tại 3 quầy trong 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 15 ngày. Trong mỗi đợt, 1 mẫu nước sử dụng, 3 mẫu bề mặt dao, 3 mẫu bề mặt thớt và 3 mẫu bề mặt thịt mảnh/chợ được thu thập. Các chỉ tiêu VSATTP được phân tích như mục 3.4.2.1. Xử lý số liệu: Hiểu biết hoặc thực hành đúng của mỗi nhóm được ghi nhận khi người bán thịt trả lời đúng tất cả các ý nhỏ trong nhóm này. Đánh giá DD, OR, tỷ lệ mẫu đạt VSATTP thịt lợn và mật độ VSV trung bình như mục 3.4.3.2. 3.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của liên kết chuỗi sản xuất - cung ứng thịt lợn đến vệ sinh an toàn thực phẩm Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Đức Trọng từ tháng 10/2016 - 08/2017. Thí nghiệm can thiệp có đối chứng ngẫu nhiên gồm 5 lô thí nghiệm (TN): 1 lô 8
- đối chứng (ĐC) và 4 lô can thiệp khác nhau (CT1-4). Phân phối ngẫu nhiên 15 hộ chăn nuôi, 5 CSGM và 5 quầy bán thịt vào mỗi lô. Lô ĐC là kênh sản xuất - cung ứng thịt lợn truyền thống. Lô CT1 là lô có liên kết và áp dụng VietGAHP trong chăn nuôi lợn, CSGM cùng quầy bán thịt không áp dụng GHP. Lô CT2 là lô có liên kết và áp dụng GHP trong phân phối thịt lợn, hộ chăn nuôi và CSGM hoạt động như cũ. Lô CT3 là lô có liên kết và áp dụng GHP trong giết mổ lợn, hộ chăn nuôi và quầy bán thịt hoạt động như truyền thống. Lô CT4 là lô có liên kết và áp dụng VietGAHP/GHP trong toàn chuỗi sản xuất-cung ứng thịt lợn. Lô CT1-4 có liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi. Riêng lô CT4, ngoài liên kết dọc còn có liên kết ngang giữa các hộ chăn nuôi tạo thành tổ hợp tác. Sau 3 tháng hoạt động ổn định, tất cả các lô TN được tiến hành lấy mẫu đánh giá chỉ tiêu VSATTP thịt lợn vào mùa khô (tháng 11/2016-1/2017) và mùa mưa (tháng 06-08/2017). Tại mỗi mùa, 3 đợt lấy mẫu được thực hiện cho mỗi lô TN. Trong mỗi đợt lấy mẫu (cách nhau không quá 1 tuần), 1 mẫu mỗi loại (thịt, bề mặt thịt – dao - thớt) được lấy tại mỗi quầy thịt x 5 quầy thịt/TN. Phương pháp lấy và phân tích các mẫu như đã mô tả ở mục 3.4.2.1. Xử lý số liệu: Mật độ VSV trung bình trong mẫu (log10) được so sánh sự sai khác bằng Tukey-Kramer và tỷ lệ mẫu không đạt VSATTP thịt lợn được so sánh bằng phép thử chi-square giữa các lô TN và giữa 2 mùa lấy mẫu trong SAS 9.1. PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI LỢN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG (2015-2016) 4.1.1. Tổng thể ngành hàng thịt lợn Tỉnh Lâm Đồng có 8 kênh sản xuất - cung ứng thịt lợn. Ngành hàng thịt lợn có nhiều tác nhân tham gia, không ổn định. Tuy nhiên, người giết mổ vừa là thương lái vừa là người phân phối thịt lợn chiếm 87,5%. Lợn được thu mua từ hộ nhỏ lẻ là chủ yếu (chiếm 71,25%). 4.1.2. Thực trạng chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi lợn 4.1.2.1. Thực trạng chăn nuôi lợn a. Thông tin chung về hiện trạng chăn nuôi lợn Tổng đàn lợn của tỉnh Lâm Đồng tăng vào năm 2016 (443.255 con) và giảm nhẹ vào năm 2017 (439.167 con) trong khi sản lượng thịt lợn tăng (75.934 tấn/năm 2016, 76.921 tấn/năm 2017). Chăn nuôi lợn trong tỉnh cơ bản vẫn là chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán. Một số trang trại nuôi lợn gia công cho doanh nghiệp. b. Giống lợn Trạng trại và hộ chăn nuôi trong tỉnh sử dụng nhiều lợn thương phẩm là tổ hợp lai 3 giống F1(Yorshire x Landrace) x Duroc (92,54%, 96,51% và 55,56% tương ứng với hộ nhỏ lẻ, trang trại bán công nghiệp và trang trại công nghiệp). Trang trại công nghiệp sử dụng con giống tốt nhất (tổ hợp lai 4 giống), sau đó là trang trại bán công nghiệp và cuối cùng là hộ nhỏ lẻ. Ngoài ra, chăn nuôi lợn địa phương (2,99% tại hộ nhỏ lẻ) cũng là một hướng phát triển chăn nuôi lợn của tỉnh. 9
- c. Thức ăn chăn nuôi Tỉnh Lâm Đồng không có nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Hầu hết người chăn nuôi mua thức ăn công nghiệp từ đại lý cấp 1 và cấp 2. Tổng cộng 29 hãng thức ăn chăn nuôi đang được người chăn nuôi lợn sử dụng ở trong tỉnh và chứa ít nhất 7 loại kháng sinh nhằm kích thích sinh trưởng cho lợn. d. Thú y Công tác thú y được thực hiện khá tốt và không có dịch bệnh công bố trên lợn tại tỉnh Lâm Đồng trong 3 năm 2015 – 2017. Mạng lưới phân phối thuốc thú y trong chăn nuôi lợn trong tỉnh bao gồm kênh phân phối chính thống và kênh phân phối không chính thống (Hình 4.1). Mạng lưới thú y rất phức tạp có thể là một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc sử dụng nhiều kháng sinh trên lợn. (1) Sản phẩm Cục Thú y Chi cục Thú y Phòng khám thú y nhập nhẩu Hội chăn nuôi thú y (2) Sản phẩm Thú y viên Trạm thú y của công ty Cán bộ tư vấn Trung tâm nông nghiệp nội địa kỹ thuật (3) Sản phẩm của các công Người tiếp thị ty liên doanh Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 2 Người chăn nuôi Thị trường Cửa hàng bán lẻ chợ đen Vật nuôi Quầy thuốc cho người Hình 4.1. Mạng lưới phân phối thuốc thú y trong chăn nuôi lợn tại tỉnh Lâm Đồng e. Các phương thức chăn nuôi lợn Tại tỉnh Lâm Đồng có 3 phương thức chăn nuôi lợn khác nhau là hộ nhỏ lẻ, trang trại bán công nghiệp, trang trại công nghiệp (Bảng 4.1). Bảng 4.1. Quy mô chăn nuôi lợn của các phương thức chăn nuôi tại tỉnh Lâm Đồng Phương thức chăn nuôi (X ± SE) Chỉ tiêu (con) Hộ nhỏ lẻ Bán công nghiệp Công nghiệp (n=67) (n=86) (n=9) Quy mô đàn lợn: 32,18c ± 2,08 149,86b ± 7,42 908,67a ± 213,46 Lợn thịt 16,85c ± 1,10 99,58b ± 6,06 800,00a ± 165,83 c b Lợn nái 3,39 ± 0,27 20,72 ± 0,92 200,00a ± 50,00 Lợn con 21,70c ± 2,45 51,45b ± 4,89 285,00a ± 15,00 c b Số lợn thịt/năm/hộ 65,9 ± 5,29 340,2 ± 16,99 1890,0a ± 525,82 Ghi chú: Trong cùng hàng, các giá trị mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P
- còn thấp và giảm dần từ trang trại công nghiệp đến bán công nghiệp và hộ nhỏ lẻ (Bảng 4.2); đặc biệt tỷ lệ hộ nhỏ lẻ, trang trại bán công nghiệp và trang trại công nghiệp biết danh mục kháng sinh, chất cấm trong thú y của Việt Nam lần lượt là 40,30%, 66,28% và 77,78%. Bảng 4.2. Hiểu biết của người chăn nuôi về vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi lợn Phương thức chăn nuôi Chỉ tiêu (%) Hộ nhỏ Bán công Công lẻ nghiệp nghiệp (n=67) (n=86) (n=9) Người chỉ định Chủ hộ chăn nuôi 56,72a 43,02b 0c c b phòng trị bệnh cho Cán bộ thú y 11,94 37,21 100a lợn Cả hai 31,34a 19,77b 0c c b Tư vấn của bác sỹ thú y 14,93 34,88 88,89c b a Cơ sở lựa chọn Kinh nghiệm 38,81 41,86 11,11c a b thuốc thú y theo Tư vấn của người bán thuốc 35,82 13,95 0c Sách, báo, đài 10,45 9,30 0 Số hộ ngưng thuốc thú y trước khi giết mổ 44,78c 59,30b 88,89a Thay thuốc điều trị tiếp 79,11c 86,05b 100c Phương thức xử lý a b Bán nhanh 5,97 0 0b lợn đang điều trị Giết cho động vật ăn 1,49 5,81 0 (có tiên lượng xấu) Vứt bỏ, tiêu hủy 13,43a 8,14b 0c Ghi chú: Trong cùng hàng, các giá trị mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P
- Hiểu biết của người chăn nuôi về VSATTP trong việc sử dụng nước còn hạn chế. Mặc dù chỉ có 5,97% hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, 10,47% trang trại bán công nghiệp và 11,11% trang trại công nghiệp không biết về tác động của chất lượng nước đến sức khỏe người tiêu dùng và sức khỏe lợn nhưng tỷ lệ người biết xử lý nước đúng cách còn thấp, trừ trang trại công nghiệp (20,90% hộ nhỏ lẻ, 29,07% trang trại bán công nghiệp và 100% trang trại công nghiệp). b. Thực trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn Tổng số 14 nhóm kháng sinh với 43 loại kháng sinh khác nhau được sử dụng cho mục đích điều trị bệnh, 33 loại kháng sinh dùng cho mục đích phòng bệnh và 10 loại kháng sinh dùng để kích thích sinh trưởng cho lợn. Một số cơ sở sử dụng bất hợp pháp kháng sinh cấm (enrofloxacin, chloramphenicol và furazolidone) và sử dụng tylosine, spiramycin và salinomycin là những kháng sinh được khuyến cáo hạn chế sử dụng trong thú y. Kháng sinh được dùng cho cả lợn con và lợn nái, lợn vỗ béo với mục đích kích thích sinh trưởng, phòng bệnh và trị bệnh. c. Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi lợn Tỷ lệ (%) mẫu nước dùng trong chăn nuôi ô nhiễm VSV vượt mức cho phép đối với TVKHK là 51,11% và coliforms là 7,78%. Ngoài ra, số mẫu nước ô nhiễm kim loại nặng vượt mức quy định là 1,11% về sắt, 1,11% về asen. Có 2,5% mẫu thức ăn chăn nuôi lấy từ đại lý thức ăn chăn nuôi còn tồn dư 2,5% tylosine quá mức quy định. Có 3,7% mẫu thịt lợn tồn dư chất cấm Salbutamol. Như vậy, thực trạng tồn dư kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi lợn tại tỉnh Lâm Đồng còn tồn tại. 4.2. THỰC TRẠNG GIẾT MỔ VÀ PHÂN PHỐI THỊT LỢN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG 4.2.1. Thực trạng giết mổ lợn và vệ sinh an toàn thực phẩm thịt lợn trong giết mổ lợn 4.2.1.1. Thực trạng các cơ sở giết mổ lợn Số lượng lợn được kiểm soát giết mổ tại Lâm Đồng còn thấp (chiếm 28,76% số lượng lợn được giết mổ). Công suất giết mổ lợn của CSGM nhỏ (3,06 con/ngày) và sản lượng giết mổ lợn là 89,22 tấn/năm. CSGM vừa có công suất giết mổ lợn là 14,67 con/ngày và sản lượng giết mổ lợn là 428,27 tấn/năm. Toàn bộ CSGM đều thực hiện giết mổ trên sàn. Phương tiện vận chuyển thịt của CSGM nhỏ là xe máy hoặc xe tải thùng hở (88,89%) và đối với CSGM vừa là xe tải thùng kín (83,33%). Như vậy, CSGM chưa đảm bảo điều kiện giết mổ. 4.2.1.2. Hiểu biết và thực hành vệ sinh cơ sở và vệ sinh cá nhân trong giết mổ lợn Hiểu biết và thực hành vệ sinh cơ sở, phương tiện và dụng cụ giết mổ của người giết mổ tại các CSGM, đặc biệt tại CSGM nhỏ là chưa tốt (Bảng 4.4). 4.2.1.3. Thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm thịt lợn trong quá trình giết mổ Thực hành VSATTP trong giết mổ lợn của người giết mổ chưa được tốt (Bảng 4.5), người giết mổ có thói quen chung là đặt phủ tạng lợn trên sàn giết mổ và hiện tượng dùng chung dao khi pha lóc thịt vẫn còn xảy ra. 12
- Bảng 4.4. Hiểu biết và thực hành vệ sinh cơ sở và vệ sinh cá nhân trong giết mổ lợn CSGM nhỏ CSGM vừa (n=18) (n=6) Chỉ tiêu Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ CSGM có (%) CSGM có (%) Vệ sinh Hiểu Cổng ra vào nên được khử trùng 1 5,56b 3 50,00a cơ sở, biết xe và Thực Khử trùng xe đúng cách 4 22,22b 5 83,33a dụng cụ hành Khử trùng dụng cụ, thiết bị đúng cách 5 27,78b 6 100a Hiểu Quần áo giết mổ được sử dụng riêng 12 66,67 6 100 biết Sức khỏe được khám định kỳ 3 16,67b 5 83,33a Vệ sinh Rửa tay trước giết mổ 13 72,22 6 100 cá nhân Thực Không mang đồ trang sức, điện thoại 7 38,89a 0 0b hành Không thực hiện các hoạt động khác 7 38,89b 6 100a Ghi chú: Trong cùng hàng, các giá trị mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P 1 CFU/cm2) (trừ 1 mẫu bàn). 4.2.2. Thực trạng phân phối thịt lợn và vệ sinh an toàn thực phẩm thịt lợn trong phân phối thịt lợn 4.2.2.1. Hiện trạng vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn bán tại các chợ Có 57,1% chợ được thú y kiểm soát (40 chợ) và 65,3% quầy bán thịt được kiểm soát (723 quầy). Thịt lợn, nước và dụng cụ tại CSGM chưa đảm bảo VSATTP (Bảng 4.7). Tỷ lệ mẫu thịt lợn tại CSGM nhỏ ô nhiễm VSV cao hơn thịt lợn tại CSGM vừa. Tất cả dụng cụ tại các quầy thịt nghiên cứu đều ô nhiễm 13
- TVKHK và Enterobacteriaceae vượt quy định cho phép. Bảng 4.6. Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm thịt lợn trong hệ thống giết mổ lợn CSGM nhỏ (n=54) CSGM vừa (n=18) Chỉ tiêu Quy định Số mẫu Tỷ lệ không Số mẫu Tỷ lệ không không đạt đạt (%) không đạt đạt (%) TVKHK ≤ 105 CFU/g 49 90,74 16 88,89 Thịt E. coli ≤ 102 CFU/g 36 66,67 13 72,22 Salmonella 0/25g 3 5,56b 5 27,78a Coliforms 0 MPN/100ml 42 77,78 12 66,67 Nước Salmonella 0/100ml 0 0 0 0 Ghi chú: Trong cùng hàng, các giá trị mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P
- Bảng 4.9. Hiểu biết và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người bán thịt lợn Quầy thịt tại Quầy thịt tại chợ nhỏ lẻ chợ tập trung Chỉ tiêu (n=66) (n=27) Số quầy Tỷ lệ có Số Tỷ lệ có (%) quầy có có (%) Hiểu biết Thịt nên được đặt riêng biệt 36 54,55b 27 100a b về vệ sinh Thịt không dính bụi khi vận chuyển 16 24,24 17 62,96a thịt Thịt cần có dấu/tem kiểm tra giết mổ 15 22,73b 12 44,44a Không mang đồ trang sức 5 7,58 3 11,11 Mang tạp dề 17 25,75b 21 77,78a Thực hành Mang mũ chụp tóc 0 0 1 3,70 về vệ sinh Mang bao tay 1 1,52b 4 14,81a cá nhân Mang khẩu trang 0 0b 2 7,41a (người bán Rửa tay với xà phòng: thịt nên:) Luôn luôn 0 0b 10 37,04a Thỉnh thoảng 11 16,67 4 14,81 Không thói quen 49 74,24a 12 44,44b Ghi chú: Trong cùng hàng, các giá trị mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P
- nhóm không VietGAHP 6,34 ngày. Số lứa đẻ/nái/năm của nhóm VietGAHP cao hơn 0,08 so với nhóm không VietGAHP. Số con cai sữa/ổ và tỷ lệ sơ sinh sống cũng như tỷ lệ cai sữa sống của nhóm VietGAHP cao hơn nhóm không VietGAHP lần lượt là 0,66 con; 1,62 % và 2,38 %. Số con xuất chuồng/ổ của nhóm VietGAHP cao hơn nhóm không VietGAHP 0,70 con. Nhóm VietGAHP có thời gian nuôi thịt của lợn là 99,50 ngày nhưng khối lượng lợn xuất chuồng không chênh lệch so với lợn nuôi thịt là 104,90 ngày tại nhóm không VietGAHP. Khối lượng bắt đầu nuôi thịt tại nhóm VietGAHP cao hơn nhóm không VietGAHP 1,06 kg mặc dù thời gian bắt đầu nuôi thịt không khác biệt (60 ngày). Bảng 4.10. Tác động của VietGAHP lên năng suất chăn nuôi lợn VietGAHP Không VietGAHP Thay Chỉ tiêu (n=30) (n=30) đổi (X ± SE) (X ± SE) Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 156,35b ± 0,97 162,69a ± 1,13 -6,34 Số lứa đẻ/nái/năm (lứa) 2,34a ± 0,01 2,26b ± 0,02 0,08 Số con sơ sinh/ổ (con) 12,53 ± 0,17 12,33 ± 0,22 0,06 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 97,08a ± 0,24 95,46b ± 0,42 1,62 Số con cai sữa/ổ (con) 11,51a ± 0,16 10,85b ± 0,21 0,66 Tỷ lệ cai sữa sống (%) 94,59a ± 0,35 92,21b ± 0,63 2,38 Số con xuất chuồng/ổ (con) 11,42a ± 0,16 10,72b ± 0,22 0,70 Tỷ lệ nuôi sống đến xuất chuồng (%) 99,29 ± 0,15 98,82 ± 0,26 0,47 Thời gian nuôi cai sữa (ngày) 20,00b ± 0 20,77a ± 0,20 -0,77 Tuổi bắt đầu nuôi thịt (ngày) 60,20 ± 0,17 60,30 ± 0,33 -0,10 Thời gian nuôi thịt (ngày) 99,50b ± 0,41 104,90a ± 0,87 -5,4 Khối lượng bắt đầu nuôi thịt (ngày) 21,05a ± 0,11 19,99b ± 0,17 1,06 Khối lượng lợn xuất chuồng (kg) 97,82 ± 0,31 96,83 ± 0,48 0,99 Ghi chú: Trong cùng hàng, các giá trị mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P
- Bảng 4.11. Tác động của VietGAHP lên hiểu biết của người chăn nuôi về vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi lợn Không VietGAHP VietGAHP (n=30) Thay Thay DD Chỉ tiêu (%) (n=30) đổi đổi (%) Bắt Kết Bắt Kết đầu thúc đầu thúc Người chỉ Chủ hộ chăn 50,00a 13,33β,b -36,67 53,33 40,00α -13,33 -23,34 định phòng nuôi 26,67 40,00 13,33 20,00 23,33 3,33 10,00 trị bệnh cho Cán bộ thú y 23,33 46,67 23,34 26,67 36,67 10,00 13,34 lợn Cả hai Tư vấn của bác sỹ thú y 26,67b 60,00α,a 33,33 23,33 23,33β 0 33,33 Cơ sở lựa Kinh nghiệm 40,00 20,00 -20,00 43,33 36,67 -6,66 -13,34 chọn thuốc Tư vấn của 23,33 16,67 -6,66 26,67 30,00 3,33 -9,99 thú y theo người bán thuốc 10,00 3,33 -6,67 6,67 10,00 3,33 -10,00 Sách, báo, đài Số hộ ngưng thuốc thú y trước 43,33b 86,67 α,a 43,34 40,00 46,67β 6,67 36,67 khi giết mổ Thay thuốc điều Phương trị tiếp 66,67a 30,00β,b -36,67 70,00 60,00α -10,00 -26,67 thức xử lý Bán nhanh 13,33 0β -13,33 20,00 23,33α 3,33 -16,66 lợn có tiên Giết cho động 10,00 0 -10,00 6,67 6,67 0 -10,00 lượng xấu vật ăn 10,00b 70,00α,a 60,00 3,33 10,00β 6,67 53,33 Vứt bỏ, tiêu hủy Ghi chú: Các giá trị mang chữ khác nhau trong cùng một hàng của cột bắt đầu và kết thúc trong cột VietGAHP, ký hiệu khác nhau trong cột kết thúc của cột VietGAHP và không VietGAHP thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P
- Bảng 4.12. Tác động của VietGAHP lên hiểu biết của người chăn nuôi về vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc sử dụng nước trong chăn nuôi lợn VietGAHP Không VietGAHP (n=30) Thay (n=30) Thay DD Chỉ tiêu (%) Bắt Kết đổi đổi (%) Bắt đầu Kết thúc đầu thúc Hiểu biết Sức khỏe người tiêu 73,33 86,67 13,34 60,00 70,00 10,00 3,34 về chất dùng và lợn lượng Sức khỏe lợn 16,67 13,33 -3,34 20,00 23,33 3,33 -6,67 nước ảnh Sức khỏe người tiêu dùng 10,00 0 -10,00 16,67 6,67 -10,00 0 hưởng Không biết 0 0 0 3,33 0 -3,33 3,33 Đặc điểm Nước sạch 36,67b 70,00α,a 33,33 40,00 46,67β 6,67 26,66 nước Nước không sạch 63,33a 30,00b -33,33 60,00 53,33 -6,67 -26,66 Phương Biện pháp sinh hóa 16,67b 100α,a 83,33 20,00 23,33β 3,33 80,00 pháp xử Biện pháp cơ học 53,33b 100α,a 46,67 46,67 56,67β 10,00 36,67 lý nước Không làm gì 30,00a 0β,b -30,00 33,33 20,00α -13,33 -16,67 Ghi chú: Các giá trị mang chữ khác nhau trong cùng một hàng của cột bắt đầu và kết thúc trong cột VietGAHP, ký hiệu khác nhau trong cột kết thúc của cột VietGAHP và không VietGAHP thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 267 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn