1<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
--- --1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu<br />
Trong Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 –<br />
2010 và Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010, Vùng du<br />
lịch Bắc Trung bộ được xem là một trong ba vùng du lịch trọng điểm của cả<br />
nước (kéo dài từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi) . Được đánh giá là là vùng du<br />
lịch có tiềm năng và thế mạnh để phát triển hoạt động du lịch, với nhiều di tích<br />
lịch sử, di tích cách mạng và nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú.<br />
Tuy nhiên, đối với Vùng du lịch Bắc Trung Bộ (VDLBTB) cho đến nay<br />
việc đầu tư, khai thác, phát triển các loại hình du lịch sinh thái (DLST) vẫn còn rất<br />
hạn chế, chưa mang đầy đủ những đặc trưng vốn có của nó . Việc tổ chức hoạt<br />
động DLST ở nhiều điểm tài nguyên chỉ mới dừng lại ở việc khai thác phục vụ du<br />
lịch tự nhiên, du lịch ”đại chúng” (mass tourism), do đó đã bắt đầu bộc lộ những<br />
yếu kém, gây tác động xấu đến môi trường, cảnh quan.. Nguyên nhân là do : Chưa<br />
tiến hành khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện về tiềm năng du lịch tự nhiên cũng<br />
như các điều kiện khác để phát triển DLST; quy mô đầu tư còn nhỏ, chưa đồng bộ lại<br />
thiếu quy hoạch; đội ngũ cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ về DLST, công tác tổ<br />
chức hoạt động DLST tại các điểm tài nguyên còn yếu kém thậm c hí có nơi còn buông<br />
lỏng hoạt động này v.v... Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra hướng phát triển DLST tại<br />
VDLBTB là rất cần thiết.<br />
Xuất phát từ tiềm năng, thực trạng và tầm quan trọng nói trên của DLST<br />
đối với V ùng du lịch Bắc Trung Bộ. Vì vậy, tôi đã chọn vấn đề : "Nghiên cứu tiềm<br />
năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng<br />
du lịch Bắc Trung Bộ" làm luận án nghiên cứu sinh của mình.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
2.1. Mục tiêu chung<br />
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận , thực tiễn và tiềm năng, thực trạng phát<br />
triển DLST để đưa ra các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng<br />
điểm VDLBTB.<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
- Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn<br />
về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái .<br />
- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng DLST tại các trọng điểm du lịch của<br />
VDLBTB.<br />
- Đánh giá tổng quát thực trạng phát triển DLST và phân tích các yếu tố<br />
chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển DLST tại các trọng điểm VDLBTB.<br />
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển DLST tại các<br />
trọng điểm của VDLBTB.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghiên cứu tiềm năng và phát<br />
triển hoạt động du lịch sinh thái tại VDLBTB. Các chủ thể: cơ quan quản lý nhà<br />
<br />
2<br />
<br />
nước, tổ chức, doanh nghiệp du lịch, cộng đ ồng cư dân địa phương nơi có tài<br />
nguyên du lịch.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Về nội dung: Những vấn đề lý luận về phát triển DLST và tiềm năng<br />
DLST; Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển DLST và nghiên cứu các yếu<br />
tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển DLST tại các trọng điểm VDLBTB; Đề<br />
xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển DLST tại các trọng điểm<br />
của VDLBTB.<br />
4.2. Về thời gian: Thu thập tài liệu thứ cấp giai đoạn 2005 – 2010, thu<br />
thấp các tài liệu sơ cấp trong năm 2010 và đầu năm 2011 .<br />
4.3. Về không gian : Tập trung vào các trọng điểm VDLBTB, gồm: (1)<br />
Tiểu vùng 1: Quảng Bình – phía Bắc Thừa Thiên Huế (huyện Phong Điền): Khu<br />
vực trọng điểm gồm: Vườn q uốc gia (VGQ) Phong Nha; Kẻ Bàng – biển Nhật Lệ Cảnh Dương (Q uảng Bình) và phụ cận; Khu vực biển Cửa Tùng – Cửa Việt<br />
(Quảng Trị) kéo dài đến biển Phong Điền; Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) và phụ<br />
cận. (2) Tiểu vùng 2: Khu vực biển Cảnh Dương – Lăng Cô - Bạch Mã (Thừa<br />
Thiên Huế) – Bà Nà (Đà Nẵng) và phụ cận; Khu vực biển Mỹ Khê - Bắc Mỹ An –<br />
Non Nước (Đ à Nẵng) – Cửa Đại – Cù lao Chàm (Quảng Nam) và phụ cận; Khu<br />
vực biển Mỹ Khê – Cửa Đại (Quảng Ngãi) và phụ cận. Luận án cũng xem xét thêm<br />
một số điểm tài nguyên bổ sung (ngoài khu vực trọng điểm) đã được các địa<br />
phương đưa vào danh mục của nhằm định hướng để phát triển DLST.<br />
5. Những đóng góp mới của luận án<br />
- Về mặt học thuật, luận án đã làm rõ khái niệm về du lịch sinh thái. Khái<br />
niệm này đề cập đến nội dung và phương thức của hoạt động của DLST. Bên cạnh<br />
đó luận án cũng đưa ra quan điểm về phân vị và xác định trọng điểm cho<br />
VDLBTB, đồng thời xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ khai thác tiềm năng DLST<br />
cho VDLBTB. Đây là những cơ sở khoa học để có thể xem xét vận dụng tại các<br />
vùng khác ở nước ta.<br />
- Về mặt lý luận, luận án đã tập hợp và làm rõ cơ sở lý luận về nghiên cứu<br />
tiềm năng và phát triển DLST trên nhiều khía cạnh như khái niệm tài nguyên, tiềm<br />
năng và nghiên cứu tiềm năng, phân chia lãnh thổ và xác định trọn g điểm trong<br />
DLST cũng như khái niệm, đặc trưng, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng v.v… đến sự<br />
phát triển DLST. Luận án cũng đề cập đến những vấn đề đang đặt ra cho việc<br />
nghiên cứu, triển khai DLST trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Luận<br />
án cũng đã trình bày nhiều dẫn liệu và minh chứng về kinh nghiệm nghiên cứu tiềm<br />
năng và phát triển DLST của một số nước trên thế giới như Australia, Costa Rica,<br />
Malaysia, Nepal, Indonesia, Thái Lan…; phân tích thực trạng phát triển DLST ở<br />
Việt Nam, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm để vận dụng cho Việt Nam và<br />
cụ thể cho VDLBTB.<br />
- Về áp dụng lý luận vào thực tiễn, luận án đi vào đánh giá khá đa dạng một<br />
ài nguyên (núi, biển, đầm phá, suối nước khoáng nóng v.v…) các khu vực trọng<br />
số t<br />
điểm VDLBTB trên khía cạnh khả năng thu hút và khả năng khai thác. Ngoài ra,<br />
<br />
3<br />
<br />
bằng việc sử dụng mô hình Logit và phương pháp đánh giá các yếu tố thành công<br />
then chốt (The critical success factors method – CSFs) để ước lượng các yếu tố ảnh<br />
hưởng đến sự phát triển khách DLST và yếu tố thành công của vùng. Đây là những<br />
ứng dụng mới, bởi cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào áp dụng<br />
các phương pháp này ở cấp VDLBTB.<br />
Các đóng góp mới về mặt học thuật và lý luận nói trên được vận dụng trong<br />
toàn bộ nội dung phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp của luận án.<br />
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ<br />
NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI<br />
---------------------1.1. Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch<br />
sinh thái<br />
1.1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái (ecotourism)<br />
Luận án đi vào trình bày các vấn đề về khái niệm, các đặc trưng, phân biệt<br />
DLST các loại hình du lịch khác ; cũng như làm rõ các loại hình DLST , phát<br />
triển DLST và những vấn đề liên quan đến việc phát triển DLST bền vững.<br />
1.1.2. Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái<br />
Luận án đề cập đến các vai trò của việc phát triển DLST như vai trò về<br />
kinh tế, xã hội, môi trường và các vai trò khác… Bên cạnh đó, luận án đi sâu<br />
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLST.<br />
1.1.3. Vấn đề nghiên cứu tiềm năng và phân chia lãnh thổ trong du lịch sinh thái<br />
Nghiên cứu tiềm năng DLST thực chất là việc nghiên cứu giá trị tài nguyên<br />
tự nhiên phục vụ DLST. Bên cạnh việc khái quát các phương pháp đánh giá, luận<br />
án đi sâu vào trình bà y phương pháp “đánh giá tổng hợp”.<br />
Trong phần này luận án cũng trình b ày việc phân chia lãnh thổ trong DLST.<br />
Trong đó đi sâu vào cách xác định các khu vực và tài nguyên trọng điểm du lịch.<br />
1.2. Cơ sở thực tiễn về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái<br />
- Luận án đã tổng hợp kinh nghiệm từ thành công của các nước Auxtralia,,<br />
Malaysia, Thái Lan, Indonesia và một số nước khác, đồng thời xem xét một số dự<br />
án thuất bại tại Galapagos (Belize), Nepan, Costa Rica v.v… Bên cạnh đó luận án<br />
cũng tổng hợp cơ sở thực tiễn tại Việt Nam để đưa ra những bài học cho việc<br />
nghiên cứu tiềm năng và phát triển DLST tại một số trọng điểm VDLBTB theo<br />
hướng hiệu quả và bền vững.<br />
- Luận án cũng tổng hợp những vấn đề đặt ra cho việc nghiên cứu và phát<br />
triển DLST trên thế giới, cũng như những công trình nghiên cứu có liên quan.<br />
Chương 2<br />
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP GHIÊN CỨU<br />
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu<br />
- Đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên VDLBTB<br />
Vùng có nhiều TNDL tự nhiên là cơ sở để phát triển hoạt động DLST.<br />
<br />
4<br />
<br />
Khí hậu của vùng là sự giao thoa giữa hai miền khí hậu Nam - Bắc, mang tính<br />
chuyển tiếp gió mùa khá phức tạp . VDLBTB có hệ thống động thực vật phong<br />
phú và đa dạng.<br />
- Đặc điểm tài nguyên nhân văn Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Tài nguyên<br />
du lịch nhân văn của vùng phong phú lại có mức độ tập trung cao, có giá trị về<br />
lịch sử, văn hoá cao so với các vùng du lịch khác trong nước. Điều này tạo thuận<br />
lợi cho việc tổ chức các tuyến tham quan, hấp dẫn du khách.<br />
- Hiện trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch: Tính đến cuối năm<br />
2010, VDLBTB có 463 khách sạn , trong đó có 210 khách sạn được xếp hạng từ<br />
1 đến 5 sao. Số lượng các công ty lữ hành trên địa bàn đ ã tăng lên nhanh chóng<br />
trong những năm gần đây. Hiện tại các cơ sở và các địa điểm vui chơi giải trí ở<br />
các địa phương đã tăng nhanh so với những năm trước đây, tuy nhiên vẫn chưa<br />
đáp ứng được nhu cầu của du khách.<br />
- Cơ sở hạ tầng: Giao thông có các tuyến chính: Quốc lộ 1A (Bắc Nam), quốc lộ 9 (dài 89 km), đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14. Tuyến đường sắt<br />
xuyên Việt chạy qua lãnh thổ các địa phương. VDLBTB có nhiều cảng biển, có<br />
sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay Phú Bài (Huế), sân bay Chu Lai (Quảng Ngã i)…<br />
Gần 100% xã, phường , thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Hệ thống đào<br />
tạo đại học phát triển nhanh . Toàn vùng có 82 bệnh viện và 926 trạm y tế xã,<br />
phường. Đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe cho người dân và cả du khách<br />
đến vùng v.v…<br />
2.2 Phương pháp nghiên cứu<br />
- Luận án sử dụng hướng tiếp cận: Tiếp cận theo vùng, theo lĩnh vực<br />
nghiên cứu, theo chính sách, theo sự tham gia và tiếp cận trên khía cạnh trên<br />
khía cạnh phát triển bền vững.<br />
- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin thứ cấp ở các cơ<br />
quan trung ương và các địa phương. Thông tin và số liệu sơ cấp được thu thập<br />
để cung cấp dữ liệu cho phương pháp đ ánh giá các yếu tố ảnh hưởng sự phát<br />
triển khách DLST - Mô hình tương quan hồi quy Logit (721 mẫu ) và điều tra về<br />
cơ cấu, đặc điểm khách DLST (chi tiêu, cơ cấu theo giới tính, độ tuổi và các chỉ<br />
tiêu khác…) là 1216 mẫu.<br />
- Phương pháp xử lý số liệu: gồm kiểm chứng số liệu, phân loại số liệu<br />
theo phương pháp phân tổ thống kê và xử lý số liệu dùng chương trình EXCEL,<br />
LIMDEP V8.0...<br />
- Các phương pháp phân tích như: Phương pháp thống kê mô tả, phương<br />
pháp phân tích định lượng , phương pháp các yếu tố thành công then chốt<br />
(CSFs), phương pháp đánh giá tiềm năng DLST, phương pháp chuyên gia .<br />
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu<br />
Áp dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu, gồm hệ thống chỉ tiêu đánh giá tiềm<br />
năng DLST và hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động DLST.<br />
<br />
5<br />
<br />
Chương 3: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH<br />
SINH THÁI VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ<br />
-----------------------------3.1. Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du<br />
lịch Bắc Trung Bộ<br />
3.1.1. Giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái Vùng du lịch Bắc Trung Bộ.<br />
Luận án đi sâu giới thiệu một số tiềm năng DLST tiêu biểu gồm: T ài nguyên<br />
rừng, núi; tài nguyên du lịch biển – đảo; tài nguyên đầm phá; tài nguyên sông, suối,<br />
hồ và các tài nguyên đặc thù khác. Nhìn chung, với nguồn tài nguyên phong phú và<br />
đa dạng, VDLBTB có điều kiện phát triển DLST, tạo điều kiện cho việc phát triển<br />
nhiều loại hình DLST như DLST nghỉ dưỡng, vãn cảnh; tìm hiểu động, thực vật;<br />
DLST mạo hiểm; nghiên cứu địa hình, địa mạo v.v...<br />
3.1.2. Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du<br />
lịch Bắc Trung Bộ<br />
3.12.1. Về khả năng thu hút<br />
Thông qua việc đánh giá cho điểm tài nguyên (xem bảng 3.2), các tài<br />
nguyên được phân loại thể hiện tại bảng 3.1 như sau: Loại 1: Là các điểm tài<br />
nguyên có khả năng thu hút rất cao. Loại 2: Đây là các tài nguyên có khả năng<br />
thuận lợi trong thu hút khách. Loại 3: Là những tài nguyên ít thuận lợi cho việc<br />
thu hút khách.<br />
Bảng 3.1: Phân hạng khả năng thu hút của các tài nguyên<br />
LOẠI<br />
<br />
TIỂU VÙNG<br />
Tiểu vùng I<br />
<br />
Loại 1<br />
(từ 32,5<br />
đến 40 Tiểu vùng II<br />
điểm )<br />
Loại 2<br />
(từ 25<br />
đến<br />
32,4<br />
điểm<br />
<br />
Tiểu vùng I<br />
<br />
Loại 3<br />
(dưới<br />
25<br />
điểm )<br />
<br />
Tiểu vùng I<br />
<br />
Tiểu vùng II<br />
<br />
Tiểu vùng II<br />
<br />
TÀI NGUYÊN<br />
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng , biển Nhật Lệ - Cảnh Dương (Quảng<br />
Bình), biển Cửa Tùng - Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).<br />
Biển Lăng Cô - Cảnh Dương , VQG Bạch Mã (T hừa Thiên Huế) ,<br />
núi Bà Nà - suối Mơ , biển Nam Ô - Xuân Thiều , biển Mỹ Khê –<br />
Non Nước, biển Thanh Bình (Đà Nẵng) , biển Điện Ngọc; Cù Lao<br />
Chàm, biển Cửa Đại (Quảng Nam).<br />
Vũng Chùa - đảo Yến, phá Hạc Hải, suối khoáng Bang, đèo<br />
Ngang (Quảng Bình), biển Vĩnh Thanh – Vĩnh Kim (Quảng Trị).<br />
Phá Tam Giang – Cầu Hai (T hừa Thiên Huế) , bán đảo Sơn Trà ,<br />
Hải Vân (Phía địa giới Đà Nẵng) , biển Tam Thanh – Tam Hải<br />
(Quảng Nam), biển Mỹ Khê – Cửa Đại, biển Rạng – Dung Quất<br />
(Quảng Nam).<br />
Bàu Tró (Quảng Bình), hồ Ái Tử, rừng nguyên sinh Rú Lĩnh<br />
(Quảng Trị).<br />
Suối Voi – Nhị Hồ (Thừa Thiên Huế), suối Tiên (Q uảng Nam),<br />
đảo Lý Sơn, núi Sữa (Quảng Ngãi).<br />
<br />
3.1.2.2. Về khả năng khai thác<br />
Từ việc đánh giá cho điểm tài nguyên tại bảng 3.2, c ác tài nguyên được<br />
phân loại tại bảng 3.3 như sau: Loại 1: Là các tài nguyên có khả năng khai thác<br />
cao; Loại 2: Là những tài nguyên có khả năng khai thác thuận lợi; Loại 3: Là<br />
những tài nguyên có khả năng khai thác thấp hơn.<br />
<br />