intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

61
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án: Xây dựng mô hình khung định hướng cho quá trình phân tích thiết kế chi tiết hệ thống QLCLVTHK bằng đường sắt ở Việt Nam. Sau đây là bản tóm tắt của luận án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ TÂN LỘC NGHIÊN CỨU TIÊU THỤ RAU THÔNG QUA HỆ THỐNG CHỢ VÀ SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 62.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2016
  2. Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. ĐỖ KIM CHUNG Phản biện 1: GS.TS. HOÀNG NGỌC VIỆT Phản biện 2: PGS.TS. NGÔ THỊ THUẬN Phản biện 3: PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG LONG Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ hay siêu thị luôn là câu hỏi mà những người sản xuất rau trên địa bàn thành phố Hà Nội cân nhắc. Khâu tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề khó khăn nhất đối với họ. Sự liên kết giữa các tác nhân thành chuỗi cung ứng rau còn lỏng lẻo, chưa bền vững dẫn tới giá cả sản phẩm bán ra thị trường với mức giá không ổn định, bấp bênh, sản xuất đối mặt với nhiều rủi ro, người sản xuất luôn là người chịu thiệt hại nhất. Khó khăn này đã diễn ra nhiều năm và đặc biệt nay khó khăn hơn trong điều kiện thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nên nhiều địa phương chuyển đổi sang trồng rau. Việc hình thành chuỗi liên kết là cần thiết và điều này cũng đã được nhấn mạnh trong thông điệp đầu năm 2014 của thủ tướng Chính phủ. Mặt khác, có nhiều người tiêu dùng (NTD) muốn mua sản phẩm rau an toàn (RAT) song RAT không dễ dàng phân biệt, nhiều nhà cung ứng còn trà trộn, điểm bán còn để lẫn lộn.... Nhìn tổng thể thấy được tiêu thụ rau qua hệ thống chợ và siêu thị đều có những thuận lợi nhất định, trở ngại và khó khăn riêng, và khó khăn lớn nhất là hiện thành phố không dễ dàng dẹp bỏ được những người bán hàng không đúng vị trí quy định và quản lý người bán rong thật khó. Rau được tiêu thụ qua hệ thống siêu thị ổn định đã giúp hình thành nên kênh tiêu thụ rau chất lượng. Sản xuất theo kế hoạch tiêu thụ mang lại thu nhập ổn định không chỉ cho những người làm công tác thu gom mà cả cho những người sản xuất và NTD cũng hoàn toàn yên tâm với nguồn sản phẩm. Bên cạnh đó, người sản xuất rau trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu rất nhiều áp lực: về tốc độ đô thị hóa, biến đổi khí hậu, nguồn nước, môi trường ô nhiễm.... cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Vậy trong bối cảnh đó, các đối tượng sản xuất rau trên địa bàn thành phố đã thực hiện tiêu thụ sản phẩm của họ làm ra như thế nào? Kênh nào là kênh tiêu thụ phù hợp với họ hiện tại và chiến lược trong tương lai? Đã có một số nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu những vấn đề về kỹ thuật, thị trường hoặc về tiêu dùng hoặc chỉ tập trung vào RAT song chưa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu từ việc tiêu thụ rau của người sản xuất, để thấy được thuận lợi, khó khăn và giải pháp giúp cho thúc đẩy phát triển tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị, từng bước khắc phục tình trạng bán sản phẩm tại các vị trí không chính thống mà Hà Nội lâu nay chưa giải quyết được. 1
  4. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Phản ánh hiện trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, thông qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất rau phát triển, ổn định tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu về rau ngày càng cao của NTD Hà Nội. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị. - Phản ánh hiện trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến tiêu thụ rau thông qua chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu 1) Tiêu thụ rau tươi thông qua hệ thống chợ và siêu thị bao gồm các nội dung nào? 2) Những bài học kinh nghiệm nào có thể áp dụng cho thành phố Hà Nội từ thực tiễn tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị của một số nước trên thế giới? 3) Người mua rau tươi tại hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn Hà Nội mong đợi chất lượng rau như thế nào? 4) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tiêu thụ rau tươi thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội? 5) Để phát triển tiêu thụ rau tươi thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn Hà Nội, cần áp dụng những giải pháp nào? 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣ ng nghiên cứu Tập trung vào nghiên cứu tiêu thụ rau của các đối tượng sản xuất khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua hệ thống chợ và siêu thị. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về nội dung: Nội dung nghiên cứu tập trung vào tiêu thụ rau tươi được sản xuất tại địa bàn Hà Nội thông qua hệ thống chợ và siêu thị. Về không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội. Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ 2002 đến 2014 để thấy rõ sự thay đổi trong tiêu thụ rau tươi thông qua hệ thống chợ và siêu thị. Dữ liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu trong năm 2014. Các giải pháp được đề xuất đến năm 2020 và những năm tiếp theo. 2
  5. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Về mặt lý luận và học thuật: Đã hệ thống hóa và làm rõ được những vấn lý luận và thực tiễn về tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị. Tác giả đưa ra khái niệm về tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và hệ thống siêu thị. Tất cả góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu có liên quan; Làm sáng tỏ nội dung về tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị. Thấy được kinh nghiệm quản lý hai hệ thống này ở một số nước trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển. Nghiên cứu đã xây dựng phương pháp tiếp cận và khung phân tích về thực trạng tiêu thụ rau thông qua hai hệ thống kể trên. Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiện trạng tiêu thụ rau thông qua hai hệ thống và xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ. - Về thực tiễn: Đã phản ánh rõ hiện trạng tiêu thụ rau tươi thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Phát hiện được đối tượng tiêu thụ rau qua siêu thị thành công hơn cả là các hộ thuộc các HTX kiểu mới và doanh nghiệp nhờ vào công tác tổ chức từ sản xuất đến tiêu thụ. Lượng rau tiêu thụ thông qua kênh siêu thị chỉ đáp ứng 3% nhu cầu rau của toàn thành phố. Song lượng rau được sản xuất tại Hà Nội chỉ chiếm 70% lượng rau được tiêu thụ tại các siêu thị hiện nay, tức tương đương với 66,5 tấn/ngày, ước đạt 4,04% sản lượng rau của Hà Nội. Trong khi đó lượng rau tiêu thụ thông qua hệ thống chợ là 40,31% và cũng lượng như vậy được tiêu thụ thông qua bán rong và những vị trí không chính thống. Nghiên cứu đã xác định được 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới việc tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị. Đồng thời đề xuất được 3 nhóm giải pháp nhằm phát triển tiêu thụ rau thông qua hai hệ thống. Các giải pháp phát triển tiêu thụ rau thông qua hai hệ thống này không chỉ có ý nghĩa áp dụng thực tiễn đối với ngành hàng rau của Hà Nội mà còn là bài học kinh nghiệm cho các nông sản khác trong cùng địa bàn và các địa phương khác góp phần cải thiện việc quản lý trong tiêu thụ rau và làm đẹp mỹ quan thành phố. Kết quả luận án là cơ sở khoa học cho việc định hướng và đưa ra giải pháp phát triển tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị. Luận án là kênh cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý của Bộ, Thành phố, các cơ quan tham mưu, các tổ chức nghiên cứu, kinh tế - xã hội và các cá nhân tham khảo. 1.5. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Nội dung chính của luận án: Gồm 6 phần được trình bày trong 150 trang. Phần mở đầu bao gồm 6 trang, phần 2 từ trang 7 đến trang 35, phần 3 từ trang 36 đến trang 54, phần 4 từ trang 55 đến trang 124, phần 5 từ trang 125 đến 146, phần 6 có 4 trang. 3
  6. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. KHÁI NIỆM VỀ TIÊU THỤ VÀ CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN 2.1.1. Khái niệm về tiêu thụ Tiêu thụ sản phẩm rau là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, kinh doanh rau. Là quá trình dịch chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng và chuyển dần từ trạng thái vật chất sang hình thái tiền tệ. Là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của người sản xuất, kinh doanh rau. Gần đây, hình thành phương thức marketing mới là dựa vào nhu cầu của thị trường để có những quyết định sản xuất và kinh doanh nông nghiệp một cách đúng đắn nhất. 2.1.2. Khái niệm về ch , siêu thị và hệ thống ch và siêu thị Có nhiều khái niệm khác nhau về chợ, song theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP thì khái niệm về chợ “Là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư"; Thực tế phân chia ra các chợ theo các cách gọi khác nhau: chợ loại 1, chợ loại 2 và chợ loại 3 (quy mô); Chợ quy hoạch và chợ tạm/chợ cóc (Tính chất); Chợ bán buôn và bán lẻ (Loại hình); Chợ kiên cố, bán kiên cố (Hình thức xây dựng). Ngày nay, chợ còn được hiểu rộng hơn đó là thị trường. Tác giả đưa ra khái niệm về Hệ thống chợ là tập hợp các loại chợ có liên quan với nhau và có sự phân công, phân cấp trên phương diện: dòng lưu chuyển hàng hóa và phân loại người tiêu dùng cuối cùng. Siêu thị: Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm Thương mại của Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương Việt Nam) ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004: “Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; Có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; Đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; Có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”; Theo Kotler and Armstrong (2011), “Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa". Như vậy, dù nhìn nhận siêu thị theo khái niệm nào đi chăng nữa thì đó là mô hình kinh doanh hiện đại, một loại hình mới xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1993. Có siêu thị loại 1, loại 2 và loại 3; Siêu thị bán buôn và bán lẻ. Về bản chất có siêu thị của Việt Nam và liên doanh. Từ các khái niệm về siêu thị kể trên, tác giả đưa ra khái niệm về hệ thống siêu thị: Hệ thống siêu thị là tập hợp các loại siêu thị với quy mô, mức độ khác nhau có sự phân công, phân cấp về địa điểm, quy mô, doanh số, người bán và người mua. 4
  7. 2.2. ĐẶC ĐIỂM TIÊU THỤ RAU THÔNG QUA HỆ THỐNG CHỢ VÀ SIÊU THỊ Đặc điểm chung: Các sản phẩm rau tươi được đưa vào tiêu thụ ngay sau khi thu hoạch, có tỷ lệ nước cao, có khối lượng lớn, cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích, dễ dập nát trong quá trình vận chuyển, chi phí bảo quản lớn. Đặc điểm riêng: Đó là 1 kênh truyền thống và 1 kênh hiện đại. Chúng có điều kiện cơ sở hạ tầng và hình thức quản lý khác nhau. Đặc biệt là công tác quản lý chất lượng rau của đơn vị bán hàng và cơ quan nhà nước. Như vậy, chúng ta thấy bức tranh nghịch cảnh giữa hai hệ thống chợ và siêu thị: tự do và yêu cầu chặt chẽ và qua đây khiến chúng ta suy nghĩ: ai là người sản xuất có thể tiếp cận để bán được hàng vào siêu thị? Tỷ trọng rau Hà Nội bán theo từng hệ thống? 2.3. THỰC TIỄN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ TIÊU THỤ RAU THÔNG QUA HỆ THỐNG CHỢ VÀ SIÊU THỊ Ở MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 2.3.1. Tại một số nƣớc trên thế giới Nghiên cứu tiêu thụ rau thông qua chợ và siêu thị của một số nước trên thế giới đã có được bài học về sự cần thiết của hệ thống chợ bên cạnh vai trò quan trọng của hệ thống siêu thị. Tại các nước phát triển, tiêu thụ rau chủ yếu thông qua kênh siêu thị song hiện nay họ thấy được sự cần thiết của hệ thống chợ nên việc duy trì hệ thống chợ nông sản trong lòng địa bàn thành phố đã bổ sung và cùng nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng của NTD. Đồng thời chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện cho các loại chợ không chính thức hoạt động. Thấy được một trong những yếu tố quan trọng là tổ chức ngành hàng chặt chẽ của siêu thị với các nhà cung ứng và hạn chế tối đa các khâu trung gian. Khuyến khích người sản xuất bán hàng trực tiếp cho NTD tại các chợ nông sản. Tất cả các nguồn rau tại chợ và siêu thị cùng được kiểm soát. 2.3.2. Tại một số địa phƣơng ở Việt Nam Tiêu thụ rau qua chợ là kênh tiêu thụ truyền thống, đã diễn ra từ bao đời nay đáp ứng nhu cầu của người sản xuất và NTD. Hệ thống chợ nằm rải rác ở khắp các địa phương, tùy theo từng địa bàn mà quy mô chợ khác nhau song đến nay việc tiêu thụ rau tại chợ vẫn là kênh chủ lực. Tiêu thụ rau thông qua siêu thị mới xuất hiện tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM kể từ khi có chương trình sản xuất RAT có sản phẩm (1997) và sau đó bắt đầu lan ra các thành phố khác như Đà Nẵng, Vinh, Hải Dương…. Lượng rau tiêu thụ được thông qua hệ thống siêu thị còn rất nhỏ. Ví dụ tại Hà Nội luôn chỉ đáp ứng dưới 5% so với tổng nhu cầu rau của toàn thành phố trong suốt những năm qua. Mặc dù vậy, việc hình thành tiêu thụ rau thông qua hệ thống siêu thị rất có ý nghĩa trong việc hình thành kênh tiêu thụ chất lượng. Do đó, để từng bước phát triển, các địa phương vẫn cần duy trì song song cả hai hệ thống chợ và siêu thị nhằm cùng nhau đáp ứng nhu cầu rau đa dạng của NTD. 5
  8. 2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu tiêu thụ rau thông qua hệ thống ch và siêu thị cho Hà Nội, Việt Nam Qua nghiên cứu thực tiễn về tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam, thấy rằng để đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân và nhu cầu đa dạng của NTD, Hà Nội cần: Duy trì cả hai hệ thống chợ và siêu thị; Quản lý chất lượng rau trên địa bàn thành phố, đặc biệt tại hệ thống chợ; Luôn tính đến khả năng tham gia của người nghèo vào chuỗi giá trị rau; Quản lý người bán hàng trên địa bàn thành phố, tại các chợ cũng như việc xây dựng, cải tạo và nâng cấp chợ cần được thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau giúp nâng cao hiệu quả của việc khai thác chợ và thu hút họ hoạt động trong chợ; Đặc biệt thúc đẩy liên kết giữa các tác nhân trong ngành hàng rau nhằm duy trì quan hệ giữa người sản xuất và người kinh doanh bền vững ở cả hai hệ thống. PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Hà Nội là một địa bàn có vùng sản xuất rau lớn tại các huyện ngoại thành và có thị trường tiêu thụ khối lượng rau rất lớn. Diện tích gieo trồng rau của Hà Nội có xu hướng tăng dần, đạt kỷ lục 30.040 ha (2013), nhưng sản lượng rau đạt kỷ lục vào năm 2015 là 655 nghìn tấn. Các chủng loại rau được sản xuất tại Hà Nội đa dạng, khoảng 40 loại, tuy nhiên, chủ yếu sản xuất rau theo mùa, phần sản xuất rau trái vụ chưa được nhiều do chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết. Địa bàn Hà Nội có 3 đối tượng tham gia sản xuất rau chủ yếu: hộ nông dân thuộc các HTX NN hoặc HTX DV NN quản lý (gọi chung là HTX NN); Hộ nông dân thuộc các HTX kiểu mới hoặc nhóm sản xuất rau hữu cơ (RHC) và từ 2008 có xuất hiện các doanh nghiệp. Hà Nội với đa dạng kênh phân phối rau như chợ truyền thống, người bán rong và từ sau 1993 xuất hiện các cửa hàng tự chọn và siêu thị nên từ 1997 đã có RAT được bán tại các hệ thống kênh phân phối hiện đại. Hai hệ thống chợ và siêu thị được thành phố xác định là hai kênh tiêu thụ chính thống. Tuy nhiên, tiêu thụ rau đang chịu tác động từ nhiều khía cạnh (thói quen mua, suy giảm kinh tế, chuyển đổi mạng lưới chợ…) nên những người kinh doanh rau chuyên nghiệp cũng như người sản xuất phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, kênh siêu thị đang được ủng hộ để phát triển nên có sự cạnh tranh ngày càng rõ khi số lượng điểm bán RAT tại các cửa hàng và siêu thị ngày càng gia tăng. 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận Nghiên cứu áp dụng các phương pháp tiếp cận như theo chuỗi cung ứng; theo các hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ; Theo vùng địa l‎ý; Tiếp cận theo khu vực công và tư nhân và tiếp cận hệ thống. 6
  9. 3.2.2. Khung phân tích Trên cơ sở các nội dung được xác định, các yếu tố ảnh hưởng và hướng đề xuất các nhóm giải pháp, khung phân tích được thể hiện tại hình 3.1. Nguồn cung ứng Tiêu thụ rau thông qua Ngƣời mua hệ thống ch và siêu thị 1 Hộ gia đình 1. Hộ thuộc HTX 2 Người bán buôn NN. 3 Người bán lẻ 2. Hộ thuộc HTX Hệ thống chợ Hệ thống siêu thị 4 Bếp ăn kiểu mới và nhóm. 5 Nhà hàng.  Hệ thống chợ và siêu thị. 3. Doanh nghiệp. 6 Hàng cơm.  Nguồn và đối tượng cung.  Chủng loại và khối lượng tiêu thụ.  Đối tượng bán và khách hàng.  Giá bán và hình thức thanh toán.  Rủi ro của người bán và người mua.  Kết quả hoạt động tiêu thụ rau.  Nhóm những nhân tố ảnh hƣởng tới thiêu thụ rau thông qua hệ thống ch và siêu thị 1. Nhóm nhân tố ảnh 2. Nhóm nhân tố đầu tƣ công 3. Nhóm nhân tố tiêu dùng hƣởng đến nguồn cung. - Hỗ trợ cho sản xuất rau và RAT. - Độ tuổi. - Quy hoạch vùng sản xuất - Hỗ trợ cho tiêu thụ rau và RAT. - Thu nhập. rau và RAT. - Chính sách có liên quan: - Nghề nghiệp - Đặc điểm của các đối quản lý chất lượng rau và tiêu - Thói quen mua tượng tham gia sản xuất. thụ qua hợp đồng. - Tiêu chí lựa chọn địa - Sự liên kết trong sản xuất điểm và sản phẩm. và tiêu thụ rau. Nhóm giải pháp thúc đẩy tiêu thụ rau thông qua hệ thống ch và siêu thị trên địa bàn TP Hà Nội 1. Giải pháp tạo nguồn 2. Giải pháp tiếp tục hỗ tr 3. Giải pháp thúc đẩy tiêu cung đảm bảo đầu tƣ công cho sản xuất dùng rau. - Đổi mới quy hoạch vùng và tiêu thụ rau và RAT. - Cung cấp đầy đủ thông sản xuất rau và RAT, - Đầu tư cho sản xuất rau và tin cho NTD qua các kênh - Cải thiện hiện trạng của các RAT. khác nhau. đối tượng tham gia sản xuất. - Đầu tư cho tiêu thụ rau và - Quảng bá giúp NTD nhận - Xây dựng và phát triển liên RAT. diện sản phẩm. kết trong sản xuất và tiêu thụ - Khuyến khích thực hiện rau. các chính sách quản lý chất lượng và tiêu thụ rau qua hợp đồng. Hình 3.1. Khung phân tích tiêu thụ rau thông qua hệ thống ch và siêu thị 7
  10. 3.2.3.Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu Đối với người sản xuất: 5 huyện được chọn đại diện theo phương pháp chọn có chủ đích là Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh và Sóc Sơn. Từ các địa bàn này chọn các đối tượng là các hộ gia đình sản xuất rau tại các HTX NN và HTX mới hay nhóm sản xuất RHC. Chọn các doanh nghiệp có sự linh hoạt hơn do các doanh nghiệp nằm rải rác tại các địa bàn khác nhau. Đối với người kinh doanh: Chọn đại diện 04 chợ bán buôn (chợ nội thành: Long Biên, Đền Lừ, Minh Khai); chợ ngoại thành: Vân Nội); 05 chợ bán lẻ tại khu vực nội thành (Chợ Hôm (chợ cũ), Nghĩa Tân (chợ mới), chợ 19/12 (mới chuyển đổi), chợ Gia Lâm (quận mới), chợ tạm tại phường Kim Liên và 02 chợ khu vực ngoại thành như chợ Vàng và chợ tạm tại khu đô thị Đặng Xá. Các chợ trên là đại diện cho chợ quy hoạch, chợ tạm. Chọn 06 siêu thị đại diện cho các siêu thị bán buôn, bán lẻ với các quy mô khác nhau và bản chất của chúng là các siêu thị liên doanh hoặc của Việt Nam. Người mua rau tại các chợ và siêu thị: Được chọn tại 11 chợ và 06 siêu thị kể trên. 3.2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin và dữ liệu Thông tin thứ cấp: Là các thông tin đã công bố qua các nguồn khác nhau như báo cáo, số liệu thống kê, báo, internet... có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Thông tin sơ cấp: Được thu thập bằng 4 phương pháp: Điều tra chọn mẫu, phỏng vấn sâu, lấy ý kiến chuyên gia và quan sát ngoài thực tế. Các cuộc khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được thông qua các bản câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Số lượng mẫu được khảo sát cụ thể như sau: 138 hộ sản xuất rau, trong đó: (i) 120 hộ thuộc 4 HTX DV NN và HTX NN; (ii) 13 hộ thuộc 3 HTX kiểu mới; (iii) 05 hộ thuộc nhóm sản xuất RHC. 04 doanh nghiệp (ở các hình thức khác nhau). 158 người bán rau thuộc 11 chợ và 06 siêu thị đã được lựa chọn. 170 người mua rau tại các chợ và siêu thị kể trên. Đồng thời trao đổi trực tiếp với 09 Ban quản lý (BQL) chợ, 07 Ban giám đốc (BGĐ) HTX, 01 liên trưởng nhóm sản xuất RHC và 01 nhóm trưởng nhóm RHC. Có tham quan tại nhiều điểm sản xuất và kinh doanh khác trong toàn thành phố. Nội dung phiếu điều tra các đối tượng đề cặp đến các khía cạnh khác nhau tùy từng đối tượng là người sản xuất, thu gom, bán buôn, bán lẻ, NTD; BGĐ các HTX, các trưởng nhóm và liên trưởng nhóm sản xuất RHC, doanh nghiệp, các siêu thị. 3.2.5. Phƣơng pháp tổng h p thông tin và xử lý dữ liệu Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel. Các phương pháp phân tích được áp dụng như thống kê mô tả; Phương pháp phân tổ thống kê; Phương pháp so sánh và phương pháp SWOT để thấy được sự khác nhau của các các đối tượng sản xuất, kênh tiêu thụ và hệ thống chung cho quy mô toàn thành phố. 3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng các nhóm chỉ tiêu như thể hiện nguồn cung cấp rau (Số 8
  11. chủng loại rau được sản xuất, diện tích gieo trồng rau, Tỷ lệ rau được tiêu thụ qua các kênh khác nhau, giá bán và số lượng các đơn vị cung cấp rau); Thể hiện tiêu thụ rau tại chợ và siêu thị (Diện tích giành cho việc bày bán rau/điểm; Số lượng chủng loại rau được bán; Khối lượng rau được tiêu thụ/ngày; Giá bán; Số lượng phương tiện vận chuyển sản phẩm được sử dụng; Số lần kiểm tra, kiểm soát nguồn rau tại các hệ thống bán); và các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ (Diện tích vùng sản xuất rau và RAT được quy hoạch; Số lượng GCN RAT hoặc VietGAP được cấp; Chính sách quản lý sản xuất, tiêu thụ và chất lượng rau ra đời; Số điểm bán RAT của thành phố; Tỷ lệ rau bán được thông qua hợp đồng; Tỷ lệ sản phẩm được cung ứng thông qua liên kết sản xuất và tiêu thụ thông qua liên kết; Số lượng chợ được cải tạo, xây mới; Số lượng siêu thị tại từng giai đoạn và Số lần mua rau/tuần). PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG TIÊU THỤ RAU THÔNG QUA HỆ THỐNG CHỢ VÀ SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.1.1. Hệ thống ch và siêu thị trên địa bàn thành phố Hiện nay, trên toàn địa bàn thành phố có 411 chợ, trong đó đã có 380 chợ được phân hạng: 12 chợ loại I, 69 chợ loại II và 299 chợ loại III. Các chợ này được phân bố rải rác khắp các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, chợ loại I chỉ có ở một số huyện và quận trung tâm. Trong số 12 chợ loại I, có 8 chợ hiện đang hoạt động với hình thức chợ đầu mối có bán các sản phẩm rau. Với sự phân bố như hiện nay, mạng lưới chợ đã rất thuận lợi cho cả người bán và người mua hoạt động. Số lượng siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng luôn ở trạng thái gia tăng song RAT chỉ được bán tại các siêu thị tổng hợp. Tính đến tháng 6/2014 có 156 siêu thị, trong đó có 87 điểm bán rau trên toàn thành phố. Một số kênh siêu thị chính đó là Metro Casch & Carry, Big C, Intimex, Fivimart…thuộc các siêu thị liên doanh và của Việt Nam. Chúng bao gồm cả siêu thị bán buôn và bán lẻ. Trong 5 năm gần đây, các siêu thị đã nỗ lực trong việc cung ứng rau nên chủng loại rau khá phong phú, khối lượng bán gia tăng và ngày càng thu hút nhiều NTD mua rau tại siêu thị. 4.1.2. Nguồn và đối tƣ ng cung rau Về nguồn rau tại thị trường Hà Nội. Nguồn rau được sản xuất tại Hà Nội mới đáp ứng được 52% nhu cầu rau của toàn thành phố, nên thành phố Hà Nội vẫn thiếu rau, nhất là các tháng mùa mưa. Lượng rau bổ sung vào Hà Nội từ các tỉnh lân cận, các vùng chuyên canh và nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc. Các chủng loại rau nhập khẩu chủ yếu là cà chua, cải bắp, cải thảo, khoai tây… (Trung Quốc) và khoai tây (Mỹ - vào các siêu thị). Mặc dù thiếu, rau được sản xuất tại Hà Nội vẫn được đưa đến một số địa bàn khác trong nước ở vụ đông và xuất khẩu (chủ yếu rau gia vị). Cụ thể thông tin được mô phỏng qua sơ đồ 4.1. 9
  12. Đến các tỉnh Rau đƣ c sản xuất Tây Bắc tại Hà Nội (Lào Cai, Sơn La, Lai Châu…) Từ các tỉnh lân cận và các vùng chuyên canh rau Đến các tỉnh Đông (Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Thị trƣờng Bắc & miền Trung Phúc… Lâm Đồng, Sơn La...) rau Hà Nội (Quảng Ninh, Nghệ An,…) Xuất khẩu Nhập khẩu (Hàn Quốc, Pháp…) (Trung Quốc, Mỹ…) Nguồn bổ sung rau vào Hà Nội Chuyển rau ra khỏi Hà Nội (48-50% nhu cầu rau của Hà Nội) (4,5-7,0% sản lượng rau của Hà Nội) Ước từ 553.846 đến 600.000 tấn/năm) (Ước từ 27.000 đến 42.000 tấn/năm) Sơ đồ 4.1. Tóm tắt nguồn cung rau tại thị trƣờng Hà Nội và rau Hà Nội cung ứng cho địa bàn khác (ngoài Hà Nội) Đối tượng tham gia cung ứng rau: Trên địa bàn Hà Nội có ba đối tượng tham gia sản xuất cung ứng rau ra thị trường đó các hộ thuộc các HTX NN, HTX kiểu mới và nhóm sản xuất RHC và doanh nghiệp. Bằng cách xác định các thành phần tham gia sản xuất trên từng địa bàn và tham khảo thống kê số lượng hộ tham gia sản xuất rau của Sở NN và PTNT Hà Nội, tính toán được các số liệu phản ánh tại bảng 4.1. Bảng 4.1. Tỷ lệ diện tích và sản lƣ ng rau của các đối tƣ ng tham gia sản xuất rau trên địa bàn Hà Nội ĐVT: % Hộ tại HTX NN Hộ tại HTX kiểu Doanh Diễn giải và HTX DV NN mới và nhóm nghiệp 1. Tỷ lệ diện tích rau sản xuất 96,50 3,00 0,50 trên toàn thành phố. 2. Tỷ lệ sản lượng rau. 95,18 4,32 0,50 Đối tượng tham gia cung ứng rau tới hệ thống chợ và siêu thị có sự khác nhau, đó là các nhà cung ứng vào siêu thị phải do siêu thị đã lựa chọn, còn tại chợ, ai có sản phẩm nào hoặc có khả năng kinh doanh đều có thể tham gia. Tại chợ bán buôn và bán lẻ, tiêu chí chính lựa chọn nhà cung ứng là giá bán và bề ngoài sản phẩm, còn các tiêu chí khác như độ an toàn của rau (GCN) thì không ai yêu cầu. Tại các siêu thị, có 6 tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng được đặt ra là: giá, độ an toàn (GCN), mức độ đa dạng của chủng loại rau, Tình trạng pháp lý của nhà cung ứng, lượng hàng/lần giao, bề ngoài của rau và ngoài ra còn có siêu thị quan tâm đến mức độ chuyên nghiệp của nhà cung ứng (đóng gói, giao hàng đúng giờ…). Từ 2012 trở lại đây, các siêu thị quan tâm nhiều đến 10
  13. tiêu chí an toàn thay bằng tiêu chí về giá được ưu tiên so với trước đây. Nguồn hàng rau tới hệ thống chợ và siêu thị: Tóm tắt sơ đồ tiêu thụ rau thông qua các kênh tại hệ thống chợ như sơ đồ 4.2. Người Người Người bán Người bán Người sản thu gom buôn (Tại ch lẻ (Tại ch tiêu xuất bán buôn bán lẻ) dùng Sơ đồ 4.2. Tóm tắt các kênh tiêu thụ rau thông qua hệ thống ch tại Hà Nội Nguồn rau được sản xuất ra trên địa bàn Hà Nội được đưa đến các chợ chủ yếu bởi các hộ thuộc các HTX NN, phần do các hộ thuộc các HTX kiểu mới và doanh nghiệp không đán kể, chỉ là phần dôi dư so với kế hoạch hoặc rau không đủ tiêu chuẩn bán vào siêu thị hoặc bếp ăn. Tóm tắt nguồn hàng cung ứng đến kênh siêu thị trên địa bàn thành phố (sơ đồ 4.3). Người Siêu thị Người thu gom sản (HTX, Bếp ăn tập thể Cửa/quầy xuất Doanh nghiệp) hàng RAT Người tiêu dùng Người bán buôn (Ch bán buôn) Sơ đồ 4.3. Tóm tắt nguồn rau tới hệ thống siêu thị tại Hà Nội Nguồn rau tươi tới các siêu thị hiện tại bao gồm chủ yếu nguồn rau được sản xuất tại Hà Nội. Ước nguồn từ Hà Nội được bán tại các siêu thị chiếm 70% tổng lượng rau do các siêu thị bán được. Chủ yếu là các loại rau ăn lá theo mùa. Quan hệ giữa nhà cung ứng và người kinh doanh: Tại các chợ bán buôn có 62,5% những người thu gom, bán buôn thường duy trì quan hệ thường xuyên. Tỷ lệ này là 68% tại các chợ bán lẻ. Có 25% người được hỏi lại không muốn duy trì việc trao đổi thường xuyên vì lo rằng khi người bán có rau xấu vẫn nài ép mua, tỷ lệ này ở chợ bán lẻ là 29%. Số còn lại cho rằng thuận mua, vừa bán. Giữa họ thường không có những bản hợp đồng, nếu họ đã quen biết chỉ cần thoả thuận miệng. Đối với các siêu thị, 100% mong muốn duy trì quan hệ thường xuyên và việc mua bán thông qua hợp đồng, thời hạn ký kết thường là 1 năm. Các chỉ tiêu về tiêu chuẩn sản phẩm cũng được đề cặp tại các phụ lục hợp đồng. 11
  14. Các phương tiện xử dụng trong cung ứng rau: Xe máy, ô tô là hai phương tiện chủ yếu được sử dụng trong vận chuyển cung ứng rau tới hai hệ thống. Xe lạnh chỉ sử dụng trong vận chuyển nội bộ giữa các địa điểm của các siêu thị lớn. Tại các chợ có cả quang gánh, xe thồ, xe đạp, xe bò cải tiến. Trước đây 5 năm, xe máy là phổ biến thì ny họ tính toán ở nhiều góc độ và đã đầu tư mua xe tải (trên 40% số người bán hàng tại chợ bán buôn) và đã có một số người tại chợ bán lẻ, họ là những người có mối giao cho các hàng cơm, nhà hàng. 4.1.3. Chủng loại và lƣ ng rau đƣ c tiêu thụ thông qua hệ thống ch và siêu thị Tại các chợ, chủng loại rau thường phong phú. Giữa các chợ có sự khác nhau về số lượng chủng loại, tùy thuộc vào chợ đó nằm trong khu vực dân cư giầu, hay trung bình. Bảng 4.2. Thông tin về chủng loại, khối lƣ ng rau đƣ c tiêu thụ thông qua hệ thống ch Diễn giải Hệ thống chợ bán buôn Hệ thống chợ bán lẻ Chủng loại rau bày bán Chính vụ, trái vụ Chính vụ, trái vụ Số chủng loại rau bán tại chợ 29-45 28 – 62 Bình quân lượng rau tiêu thụ Max: 400 Max: 10 (tấn/ngày/chợ) Min: 200 Min:1,0 (chợ tạm) Dạng sản phẩm Chưa sơ chế. Đã sơ chế Hình thức sản phẩm Bó và để tự do. Đóng gói (nấm) Khối lượng và số lượng chủng loại rau được bán bởi những người tham gia họp chợ rất khác nhau do ở chợ có đủ các thành phần là người sản xuất, thu gom, bán buôn…. Giống như các chợ, các siêu thị, có sự khác nhau về khối lượng và chủng loại rau được bán bởi từng kênh, và có sự khác nhau giữa các điểm bán trong cùng một kênh. Bảng 4.3. Một số đặc điểm của tiêu thụ rau tại các siêu thị Đại siêu thị Siêu thị trung bình Siêu thị mini Big C Metro Intimex Fivimart Unimart Rosa Loại rau theo Chính vụ Chính vụ Chính vụ Chính vụ Chính vụ Chính mùa Trái vụ Trái vụ Trái vụ Trái vụ Trái vụ vụ Số chủng loại 50-59 14 - 26 45-50 39 - 43 5 -7 Số nhà cung cấp 5-6 5-6 2-3 5-6 5-6 1 TB lượng 2,0-3,0 2,5-3,5 0,4-0,5 8,0-10,0 0,5-0,7 0,03- bán/ngày (tấn) 0,05 Dạng sản phẩm Chưa sơ chế và đã sơ chế. Chưa sơ chế, đã sơ chế Chưa và chế biến. sơ chế. Hình thức sản Bó, đóng gói và để tự do. Bó, đóng gói. phẩm Qua tính toán lượng rau tiêu thụ tại từng kênh trên địa bàn Hà Nội có được kết quả như bảng 4.4. 12
  15. Bảng 4.4. Đánh giá lƣ ng rau đƣ c tiêu thụ qua các kênh khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội Mức tiêu thụ qua các kênh, tính theo Bán qua các kênh Khối lượng (Tấn/ngày) Cơ cấu (%) Chợ bán buôn 475 15,00 Chợ bán lẻ 981 31,00 Người bán rong và các vị trí không chính thống 1.330 42,00 Cửa hàng 95 3,00 Siêu thị 95 3,00 Trực tiếp tới người tiêu dùng 31,66 1,00 Trực tiếp tới các bếp ăn 158 5,00 Tổng lƣ ng rau cần tiêu thụ 3.166 100,00 Như vậy, lượng rau được tiêu thụ thông qua hệ thống chợ là chủ yếu, chiếm 46% và bán rong là 42% và qua siêu thị chỉ là 3%. Đi sâu nghiên cứu về việc tiêu thụ rau được sản xuất tại địa bàn Hà Nội cho thấy chúng được tiêu thụ thông qua các kênh khác nhau với các tỷ lệ như bảng 4.4. Tóm lại, lượng rau được tiêu thụ qua hệ thống chợ và bán rong chiếm tỷ lệ rất lớn: 82,31%, trong đó bán bởi người bán rong và không chính thống đạt 42%. Tình trạng của Hà Nội hiện nay là các khu đông dân cư, gần các trường học, công ty… việc bày bán thực phẩm nói chung và rau nói riêng khắp nơi, mặc dù các cơ quan chức năng ra sức dẹp bỏ, song hiện tượng này như “bắt cóc bỏ đĩa”. Lượng rau tiêu thụ qua hệ thống siêu thị chỉ đạt 4,04% tổng lượng rau được sản xuất trên địa bàn Hà Nội, tức tương đương với 66,5 tấn/ngày, chiếm 70% lượng rau bán được bởi các siêu thị. Các siêu thị chia sẻ, nhiều NTD Hà Nội thích một số sản phẩm rau từ Tây Bắc và Lâm Đồng. Tại sao rau của Hà Nội sản xuất ra tiêu thụ qua hệ thống siêu thị chiếm tỷ lệ trên trong khi hiện đã có một số giống rau ôn đới có khả năng chịu nhiệt? Ở đây cần có nghiên cứu tiếp theo để giúp người sản xuất rau tại Hà Nội có điều chỉnh phù hợp nhằm gia tăng lượng rau tiêu thụ qua hệ thống siêu thị. Bảng 4.5. Tình hình tiêu thụ rau đƣ c sản xuất tại Hà Nội qua các kênh khác nhau Tính theo Tiêu thụ qua các kênh Khối lượng Cơ cấu (Tấn/ngày) (%) Hệ thống chợ (Chợ bán buôn, bán lẻ, bán rong) 1.371,94 82,31 Cửa hàng, quầy hàng RAT 66,5 4,04 Siêu thị 66,5 4,04 Khác (Các bếp ăn, trực tiếp tới NTD,…) 158,06 9,61 Tổng lƣ ng rau cần tiêu thụ/ngày 1.644 100,00 13
  16. 4.1.4. Các đối tƣ ng bán và khách hàng tại hệ thống ch và siêu thị Qua khảo sát thống kê được các đối tượng tham gia bán rau được sản xuất tại Hà Nội và khách hàng của họ tại hai hệ thống chợ và siêu thị như bảng dưới đây. Bảng 4.6. Các đối tƣ ng tham gia bán hàng và khách hàng mua rau sản xuất tại Hà Nội tại hệ thống ch và siêu thị trên địa bàn Hà Nội TT Đối tượng tham gia bán rau Khách hàng I Tại hệ thống ch A Tại các chợ bán buôn 1 Người sản xuất Người thu gom, bán buôn, bán lẻ, bán rong, hàng cơm, hộ gia đình. 2 Người thu gom Người bán buôn (nhỏ), bán lẻ, bán rong, hàng 3 Người bán buôn cơm, hộ gia đình. B Tại các chợ bán lẻ 1 Người sản xuất - Hộ gia đình (chủ yếu). 2 Người bán lẻ - Nhà hàng hoặc hàng cơm (Khi họ bị nhỡ hoặc mua số lượng ít). II Tại hệ thống siêu thị A Tại các siêu thị bán buôn Nhà hàng, Bếp ăn tập thể, Siêu thị bán lẻ và hộ gia đình. B Tại các siêu thị bán lẻ Hộ gia đình. Như vậy, ai có sản phẩm nào cũng mang ra chợ bán được và khách hàng cần mua nhiều, ít tùy thuộc vào khả năng đều có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp với khả năng chi trả và họ cùng cảm nhận thấy sự thuận tiện của chợ. Hiện nay, tại các chợ cũng có thay đổi so với trước đây. Có sự hình thành tập trung vào chuyên sản xuất và chuyên kinh doanh nên tỷ lệ người sản xuất đến chợ thấp và gia tăng số người đến mua trực tiếp tại các chợ bán buôn do giá tại các chợ bán buôn chỉ bằng 50-60% so với giá bán tại các chợ bán lẻ. Khách hàng tại các siêu thị bán buôn ngày nay ngoài các siêu thị bán lẻ, nhà hàng và bếp ăn tập thể còn có cả các hộ gia đình. Các siêu thị bán lẻ bán 100% sản phẩm cho những NTD cuối cùng. 4.1.5. Giá bán và hình thức thanh toán Giá bán tại các chợ được hình theo giá thị trường. Song việc quyết định bán giá nào rất linh hoạt giữa các chợ và giữa những khách hàng khác nhau trong cùng một chợ. Thực tế, giá rau muôn hình muôn vẻ. Thanh toán tại chợ chủ yếu bằng tiền mặt, trả ngay: tại các chợ bán buôn là 92,33%, tại các chợ bán lẻ là 98,67%. Phần trả sau cũng bằng tiền mặt: tại chợ bán buôn là 1% và chợ bán lẻ là 1,33%. Riêng tại chợ bán buôn có 6,67% được trả bằng cách chuyển khoản. Giá mua của siêu thị cũng dựa vào biến động giá trên thị trường. Cơ sở xác định giá bán tại các siêu thị là căn cứ vào giá 14
  17. mua vào và giá bán của các siêu thị xung quanh và mức lãi nhất định. Tại các siêu thị, khách hàng của siêu thị bán buôn cũng chỉ có 13% trả chậm sau khi mua hàng. Riêng đối với siêu thị bán lẻ, 100% khách hàng phải trả tiền trước khi họ ra khỏi siêu thị. 4.1.6. Rủi ro của ngƣời bán và ngƣời mua Tại hệ thống chợ: Có phần rủi ro đối với những người thu gom, bán buôn do những người mua lớn chịu và không trả. Có những người mất từ 15-30 triệu đồng/năm. Người sản xuất chịu rủi ro như mất cắp, bị ép giá, người mua buôn khi trả tiền thường bớt khi thanh toán. Người mua hàng để bán lại bị rủi ro khi thời tiết mưa bất chợt, song chỉ từ 3-5 lần/năm. Người mua về dùng lo rủi ro về độ an toàn. Có 8/170 người đã phải bỏ rau đi không ăn (1 lần/trong năm). Tại hệ thống siêu thị: Siêu thị cũng bị rủi ro khi rau thu hoạch bị trời mưa nên dễ thối, hỏng, song tỷ lệ bị không nhiều. Rủi ro lớn nhất đó là việc ước lượng hàng để đặt và mức bán. Trong số những người được hỏi chưa có ai bị rủi ro về độ an toàn, song họ vẫn lo lắng và áp dụng biện pháp ngâm nước muối hoặc sục ozôn. 4.1.7. Kết quả và hiệu quả của hoạt động bán rau tại ch và siêu thị 4.1.7.1. Đối với những người bán rau tại hệ thống chợ Tiêu thụ các loại rau được sản xuất tại Hà Nội trước hết kể đến ba đối tượng làm ra sản phẩm, cụ thể kết quả và hiệu quả sản xuất của họ như tại bảng 4.5. Bảng 4.7. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các đối tƣ ng tham gia sản xuất ĐVT: Triệu đ/ha/năm TT Tên các đơn vị Doanh thu Thu nhập A Hộ thuộc HTX NN & HTX DV NN 1 Trung Na 388,78 272,15 2 Tiền Lệ 442,93 310,05 3 Yên Mỹ 777,56 544,29 4 Văn Đức 805,33 563,73 B Hộ tại HTX kiểu mới và nhóm sản xuất RHC 1 Vân Nội 604,00 453,00 2 Minh Hiệp 1.166,34 839,76 3 Đạo Đức 1.208,00 869,76 4 Tự Nguyện 583,17 437,37 C Doanh nghiệp 1 Cty XNK ĐNA 400,00 220,00 2 Cty TNHH Thế Công 1.105,14 718,34 3 Cty SX, CB & TT RAT Ba Chữ 1.115,74 725,23 4 Cty CP TP AT Hà An 466,00 256,59 15
  18. Như vậy, các hộ thuộc các HTX sản xuất kiểu mới có hiệu quả sản xuất cao hơn so với các đối tượng khác. Riêng các hộ thuộc các HTX nếu BGĐ có can thiệp vào việc tiêu thụ rau thì họ có nhiều kênh tiêu thụ khác nhau nên sản xuất của họ đa dạng, hạn chế rủi ro. Các công ty sản xuất và bán sản phấm tới các siêu thị, bếp ăn cũng có hiệu quả cao hơn trường hợp công ty Hà An tự sản xuất và tự bán sản phẩm tại cửa hàng RAT. Trường hợp công ty này để duy trì được họ đã phải kinh doanh một số mặt hàng thực phẩm khác như thịt, cá, trứng, sữa... Kế tiếp, có 4 đối tượng chủ yếu tham gia bán sản phẩm tại các chợ: Người sản xuất; Người thu gom/bán buôn/bán lẻ; Người bán buôn/bán lẻ và Người chuyên bán buôn. Tính toán mức thu nhập của họ sau khi trừ đi các khoản chi phí tham gia kinh doanh rau mỗi ngày có kết quả tại bảng 4.8. Bảng 4.8. Kết quả kinh doanh rau của các đối tƣ ng khác nhau tại ch TT Đối tượng Mức thu nhập (1.000 đ/ngày) 1 Người sản xuất 150-350 2 Người thu gom/bán buôn/bán lẻ 500-2.000 3 Người bán buôn/bán lẻ 1.140-1.770 4 Người chuyên bán buôn 1.175-6.000 4.1.7.2. Đối với kết quả kinh doanh rau của các siêu thị Các siêu thị kinh doanh rau đều có lãi và không chỉ là nhiệm vụ chính trị như trước đây. Hơn nữa, rau là 1 mặt hàng được lựa chọn trong nhóm 9 sản phẩm được bình ổn giá được vay vốn đầu tư cho nhà sản xuất Tùy theo chiến lược của từng siêu thị mà mức lãi từ kinh doanh rau có tỷ lệ khác nhau dao động trung bình từ 10-20% so với mức giá mua vào tùy thuộc từng loại rau. Như vậy, mức lãi từ kinh doanh rau so với mức thu được của người sản xuất luôn là con số gợi ra câu hỏi làm thế nào để lợi ích của các tác nhân trong chuỗi được hài hoà? 4.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TIÊU THỤ RAU THÔNG QUA HỆ THỐNG CHỢ VÀ SIÊU THỊ 4.2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc tạo nguồn rau cung cấp tới hệ thống ch và siêu thị 4.2.1.1. Quy hoạch vùng sản xuất rau và sản xuất RAT Từ các vùng được quy hoạch sản xuất RAT đã giúp hình thành số lượng đơn vị nhóm, HTX sản xuất rau kiểu mới được hình thành; Đã có 184 đơn vị được cấp GCN đủ điều kiện sản xuất RAT (4.931 ha), 21 GCN VietGAP (171 ha), chứng nhận PGS 16
  19. cho RHC (24 ha) và 54 cơ sở đạt chứng nhận sơ chế RAT. Nhờ có các GCN mà các đơn vị sản xuất ký kết được hợp đồng tiêu thụ tới các siêu thị và các bếp ăn tập thể hoặc xuất khẩu. 4.2.1.2. Đặc điểm của các đối tượng tham gia sản xuất rau trên địa bàn Hà Nội Quy mô sản xuất: Diện tích sản xuất rau của hộ nhỏ, trung bình là dưới 2.000 m2 phân bố trên 4-6 mảnh ruộng nên khó bố trí sản xuất. Năng lực tổ chức sản xuất và tiêu thụ: Các hộ thuộc các HTX NN là yếu nhất, các hộ thuộc các HTX kiểu mới đã được trải nghiệm và các hộ thuộc các nhóm sản xuất RHC đã được tập huấn. Công nghệ phục vụ sản xuất rau: Còn sử dụng các công cụ, dụng cụ thô sơ, thiết bị hiện đại mới có ở một số doanh nghiệp và HTX kiểu mới, song số lượng chưa nhiều. 4.2.1.3. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ Giữa các hộ thuộc các HTX NN chưa có sự liên kết chặt chẽ nhằm gia tăng khả năng cung ứng cũng như chưa có sự liên kết chặt chẽ với các tác nhân khác trong ngành hàng nên khâu tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề khó khăn nhất của các hộ. Các hộ thuộc các HTX kiểu mới và trong các nhóm sản xuất RHC đã thực hiện tốt liên kết ngang và liên kết dọc. 4.2.2. Nhân tố đầu tƣ công cho chƣơng trình sản xuất và tiêu thụ rau và RAT 4.2.2.1. Cho chương trình sản xuất rau và RAT Hàng loạt các hỗ trợ của Thành phố cho chương trình sản xuất RAT như công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, tập huấn áp dụng quy trình sản xuất RAT (24.000 nông dân học IPM, 66.000 người học về ATTP…); Công tác cấp GCN (đạt 4.931 ha và đến 2015 đã đạt 5.100 ha; 171 ha rau VietGAP và 30 ha RHC). Đặc biệt, Hà Nội có Trạm phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm cây trồng để phục vụ công tác quản lý chất lượng RAT. 4.2.2.2. Cho chương trình tiêu thụ rau và RAT Thành phố đã xây dựng mạng lưới chợ quy hoạch, một số chợ đã được xây dựng, cải tạo, nâng cấp giúp hệ thống chợ được cải thiện. Tuy nhiên, một số chợ mới song hoạt động chưa hiệu quả. Có sự ưu tiên cho phát triển các kênh siêu thị tại Hà Nội, đặc biệt kênh siêu thị 100% vốn Việt Nam đầu tư trước 31/12/2009 do đó số lượng các siêu thị có mặt tại Hà Nội đạt 165 siêu thị (tháng 6/2015), trong đó có 87 điểm bán rau tại các siêu thị. Thành phố hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ như dán nhãn nhận diện sản phẩm, cho phép sàn giao dịch rau, quả hoạt động, bán RAT lưu động... và các chính sách nên thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ rau. 17
  20. 4.2.2.3. Chính sách có liên quan a) Chính sách quản lý chất lượng rau: Nhờ có các chính sách này mà đã hình thành được nhiều điểm bán RAT. Biểu hiện qua số lượng điểm tại các thời điểm như 2002 (32), 2007 (80), 2012 (122) và 2014 riêng siêu thị đã đạt 87 điểm. b) Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng: Tiếp theo sau quyết định 80/2002/QĐ-TTg ban hành ngày 24/06/2002 kém hiệu lực đã có Quyết định 62/2013/QĐ-TTg được ban hành ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Đây là một trong những thuận lợi hy vọng sẽ giúp cho sản xuất rau có những chuyển biến mới. 4.2.3. Nhóm nhân tố về tiêu dùng 4.2.3.1. Về độ tuổi và thu nhập: Những người mua rau tại siêu thị tập trung ở lửa tuổi từ 30-50 và có mức thu nhập từ 10 triệu đồng/tháng/hộ trở lên. Thu nhập là 1 yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến việc quyết định mua rau ở đâu. 4.2.3.2. Mục đích mua rau: Ngoài các hộ gia đình đến chợ mua rau về dung tại gia đình, những khách hàng khác mua về bán lại tại các chợ, siêu thị, phục vụ tại các nhà hàng, bếp ăn và hàng cơm. Mục đích mua là một nhân tố có ảnh hưởng đến việc quyết định mua rau ở chợ hay siêu thị. 4.2.3.3. Tiêu chí lựa chọn địa điểm mua rau và lựa chọn rau khi mua Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm cơ bản của người mua rau tại chợ và siêu thị là thích sự thuận tiện, đa dạng chủng loại rau và rau tươi. Người mua ở chợ quan tâm nhiều đến tiêu chí giá, sự thuận tiện và những người mua rau tại siêu thị quan tâm nhiều đến độ an toàn và nguồn gốc rau. Song với NTD Hà Nội, vừa quan tâm đến độ an toàn của rau, vừa quan tâm đến hình thức bên ngoài và cả yếu tố giá. Chính từ điều này đã tạo ra bài toán cho người sản xuất và nhà phân phối: làm thế nào để có sản phẩm rau đảm bảo an toàn, bề ngoài hấp dẫn và giá cả phù hợp? Thực tế ba tiêu chí này đồng hành là thực sự khó. 4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG Bằng phương pháp phân tích SWOT, đưa ra bức tranh tổng thể về tiêu thụ qua mỗi kênh, qua đó có những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức khác nhau. Cần phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu từ mỗi kênh để phát triển tiêu thụ rau trên toàn địa bàn thành phố được cải thiện theo hướng thuận tiện cho người bán, người mua và quản lý được chất lượng của rau và duy trì trật tự xã hội. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0