intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tính chất truyền động và điều khiển hệ thống truyền động vô cấp phân tầng trên máy kéo nhỏ 4 bánh

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

57
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lựa chọn phương án và xây dựng hệ thống điều khiển tự động tỷ số truyền bộ truyền động đai vô cấp đáp ứng yêu cầu giữ điểm làm việc của liên hợp máy tại vùng làm việc có lợi nhất trên đặc tính của động cơ, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tính chất truyền động và điều khiển hệ thống truyền động vô cấp phân tầng trên máy kéo nhỏ 4 bánh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br /> <br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> NGUYỄN CÔNG THUẬT<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT TRUYỀN ĐỘNG VÀ ĐIỀU<br /> KHIỂN HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG VÔ CẤP PHÂN TẦNG<br /> TRÊN MÁY KÉO NHỎ 4 BÁNH<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ<br /> MÃ SỐ<br /> <br /> : 62 52 01 03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> HÀ NỘI - 2014<br /> <br /> Công trình hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. BÙI HẢI TRIỀU<br /> 2. TS. BÙI VIỆT ĐỨC<br /> <br /> Phản biện 1: GS.TS. Vũ Đức Lập<br /> <br /> Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Bang<br /> <br /> Phản biện 3: PGS.TS. Đào Hữu Quyết<br /> <br /> Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại:<br /> Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> Vào hồi<br /> <br /> , ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:<br /> - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> - Thƣ viện Trƣờng Đại học Công nghiệp Việt - Hung<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Máy kéo là thiết bị động lực được sử dụng chủ yếu trong sản<br /> xuất nông nghiệp, nơi có điều kiện tải trọng phức tạp và thay đổi<br /> trong dải rộng. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp ở Việt nam, đặc<br /> biệt ở miền Trung và miền Bắc, máy kéo nhỏ (dưới 20 kW) chiếm ưu<br /> thế và được sử dụng rất phổ biến góp phần quan trọng trong việc tăng<br /> năng suất và giải phóng sức lao động cho nông dân.<br /> Để hoạt động hiệu quả trong điều kiện tải trọng thay đổi phức<br /> tạp trong dải rộng, máy kéo nhỏ cần được trang bị hộp số có nhiều<br /> cấp số truyền đảm bảo máy kéo làm việc tốt trong canh tác cũng như<br /> trong vận chuyển. Một trong những phương án tối ưu là trang bị cho<br /> máy kéo hệ thống truyền lực vô cấp (CVT) đảm bảo cho tỷ số truyền<br /> thay đổi liên tục trên toàn bộ dải tốc độ. Việc nghiên cứu nhằm lựa<br /> chọn ra phương pháp điều khiển tỷ số truyền của truyền động vô cấp<br /> đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật với máy kéo nông nghiệp nhưng có<br /> công nghệ chế tạo phù hợp và chi phí đầu tư ban đầu chấp nhận được<br /> với các hộ nông dân là thực sự cần thiết để ứng dụng trong thực tiễn.<br /> Với những lí do trên, đề tài luận án đặt vấn đề “Nghiên cứu tính chất<br /> truyền động và điều khiển hệ thống truyền động vô cấp phân tầng<br /> trên máy kéo nhỏ 4 bánh”, nhằm lựa chọn phương pháp điều khiển tự<br /> động tỉ số truyền của CVT phù hợp tạo cơ sở khoa học cho việc chế<br /> tạo máy kéo nhỏ bốn bánh truyền lực vô cấp phân tầng tại Việt Nam.<br /> 2. Giả thuyết vấn đề nghiên cứu<br /> Trên cơ sở kết cấu hệ thống truyền lực máy kéo nhỏ, thay thế<br /> truyền động đai thang truyền thống bằng bộ truyền động vô cấp đai<br /> thang bản rộng kết hợp hộp số cơ khí đơn giản với hai cấp số truyền<br /> (vô cấp phân tầng-VCPT) điều khiển bằng tay tương ứng với chế độ<br /> 1<br /> <br /> canh tác và vận chuyển. Sử dụng phương pháp điều khiển tỷ số<br /> truyền bằng cách thay đổi lực kẹp ở bánh đai chủ động và bánh đai bị<br /> động tự lựa nhờ lực lò xo, hệ thống thủy lực điều chỉnh gián đoạn với<br /> van đóng ngắt điều khiển lực ép bánh đai chủ động để đạt được tỷ số<br /> truyền mong muốn.<br /> 3. Phƣơng án kiểm định giả thiết<br /> Xây dựng mô hình toán các phần tử, mô hình hóa, mô phỏng<br /> hệ thống tiến hành khảo sát các phương án điều khiển tỷ số truyền<br /> trên mô hình; thiết kế chế tạo thiết bị điều khiển tự động tỷ số truyền<br /> của truyền động vô cấp theo tải trọng nhằm kiểm định kết quả nghiên<br /> cứu lý thuyết, mô phỏng.<br /> 4. Mục tiêu của luận án<br /> Lựa chọn được phương án và xây dựng hệ thống điều khiển tự<br /> động tỷ số truyền bộ truyền động đai vô cấp đáp ứng yêu cầu giữ<br /> điểm làm việc của LHM tại vùng làm việc có lợi nhất trên đặc tính<br /> của động cơ, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật.<br /> 5. Đối tƣợng nghiên cứu<br /> Bộ truyền động vô cấp đai thang cho máy kéo bốn bánh có<br /> công suất nhỏ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.<br /> 6. Giới hạn nghiên cứu<br /> Sử dụng phương pháp mô hình hóa và mô phỏng trong nghiên<br /> cứu lý thuyết; thí nghiệm kiểm chứng được thực hiện trong phòng thí<br /> nghiệm trên cơ sở chế tạo thiết bị thí nghiệm tự động điều khiển tỷ số<br /> truyền theo tải trọng, tải trọng được tạo bằng cách thay đổi áp suất<br /> trong hệ thống thủy lực phụ tải; phần điều khiển điện tử của thiết bị<br /> được đơn giản hóa theo mục tiêu nghiên cứu của luận án.<br /> Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 5 năm 2014<br /> <br /> 2<br /> <br /> 7. Đóng góp mới của luận án<br /> - Xây dựng mô hình mô phỏng động lực học máy kéo truyền lực<br /> vô cấp phân tầng liên hợp với máy nông nghiệp mô tả đầy đủ về kết cấu,<br /> hoạt động và tác động qua lại giữa các phần tử Máy kéo – Máy cày –<br /> Đất canh tác. Mô hình có thể được sử dụng để khảo sát linh hoạt hệ<br /> thống theo các điều kiện thay đổi tải trọng và mức ga để đánh giá tính<br /> chất điều khiển và truyền động của LHM. Độ tin cậy và chính xác của<br /> mô hình đã được đánh giá thông qua các thí nghiệm đối chứng.<br /> - Thiết bị thí nghiệm được thiết kế chế tạo từ luận án sử dụng<br /> các phương pháp đo, thu nhận số liệu, xử lý và điều khiển hiện đại có<br /> thể thử nghiệm tốt các phương án điều khiển tỷ số truyền và khảo sát<br /> các phương án thay đổi tải, được sử dụng để kiểm chứng kết quả mô<br /> phỏng và tạo cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng chương trình điều<br /> khiển tỷ số truyền tự động cho máy kéo truyền lực vô cấp phân tầng.<br /> - Xác định được phương án điều khiển tự động tỉ số truyền của<br /> truyền động vô cấp bằng hệ thống thủy lực sử dụng van đóng ngắt<br /> tạo lực ép tác động vào bánh đai chủ động, bánh đai bị động tự lựa<br /> nhờ lực lò xo có kết cấu đơn giản, phù hợp với điều kiện sản xuất<br /> Việt Nam.<br /> Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. Khái quát về tình hình máy kéo nhỏ sử dụng trong sản xuất<br /> nông nghiệp Việt Nam<br /> Tính đến năm 2012, ở Việt Nam có khoảng 300 nghìn máy kéo<br /> các loại sử dụng trong sản xuất nông nghiệp với tổng công suất lên<br /> tới 3,68 triệu kW, trong đó công suất của máy kéo lớn chỉ chiếm<br /> khoảng 40% (Phạm Văn Lang, 2012), mức độ cơ giới hóa trong khâu<br /> làm đất trồng lúa ở miền Bắc là 76,4%, cả nước là 89,5% (Việt Hà,<br /> 2013). Hầu hết các máy kéo nhỏ sản xuất trong nước đang sử dụng ở<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2