HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
LÊ TIẾN VINH<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG NGHỆ<br />
SINH HỌC VÀ TRUYỀN THỐNG TRONG NHÂN GIỐNG,<br />
TẠO SINH KHỐI RỄ VÀ TRỒNG TRỌT CÂY ĐAN SÂM<br />
(SALVIA MILTIORRHIZA BUNGE) TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG<br />
MÃ SỐ: 62.62.01.10<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS. TS. NGUYỄN PHƢƠNG THẢO<br />
2. TS. NINH THỊ PHÍP<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS. ĐOÀN THỊ THANH NHÀN<br />
Hội Sinh học<br />
<br />
Phản biện 2: PGS.TS. PHAN HỮU TÔN<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
Phản biện 3: TS. TRẦN NGỌC HÙNG<br />
Viện Nghiên cứu Rau quả<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ, ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2016<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:<br />
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
PHẦN 1. MỞ ĐẦU<br />
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) cây thuốc quý trong y học cổ truyền,<br />
dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách "Bản kinh". Các nghiên cứu y học<br />
hiện đại cho thấy Đan sâm đặc biệt tốt cho tim mạch. Nhu cầu sử dụng dược liệu<br />
Đan sâm trong hai thập kỷ gần đây gia tăng nhanh chóng. Nếu như năm 1998, nhu<br />
cầu Đan sâm trên thế giới mới chỉ ở mức 4.500 tấn/năm thì nay con số đã lên tới<br />
15.000 tấn/năm (Qin, 2006).<br />
Mặc dù giá trị và nhu cầu Đan sâm tăng cao như vậy nhưng diện tích trồng<br />
cây Đan sâm ở Việt Nam còn rất hạn chế, không đủ cung cấp cho nhu cầu dược liệu<br />
Đan sâm trong nước. Để đáp ứng về dược liệu Đan sâm, đẩy mạnh nhân nuôi là con<br />
đường tất yếu. Bên cạnh phương pháp nhân giống truyền thống, ứng dụng công<br />
nghệ sinh học để nhân giống và nhân nuôi sinh khối cây dược liệu là hướng đi mới<br />
và đúng đắn nhằm khắc phục những hạn chế trong sản xuất truyền thống. Nhân<br />
giống vô tính in vitro có nhiều ưu điểm như hệ nhân giống cao, cây giống giữ<br />
nguyên được các đặc tính của cây mẹ, đồng đều, sạch bệnh, sức sống cao khi đưa ra<br />
trồng trên đất… nên đã và đang được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất nhiều loại cây<br />
trồng, trong đó có cây dược liệu. Phương pháp nuôi cấy rễ tơ với những ưu điểm<br />
vượt bậc như như rễ phát triển nhanh, không hướng đất, không phụ thuộc vào chất<br />
điều hòa tăng trưởng ngoại sinh, bền vững về mặt di truyền và tổng hợp hợp chất<br />
thứ cấp với hàm lượng cao hơn hoặc bằng với cây mẹ, tạo sinh khối lớn. Hơn nữa,<br />
gần đây sự phát triển hệ thống bioreactor mở ra nhiều triển vọng trong việc nuôi<br />
cấy rễ ở quy mô công nghiệp (Guillon et al., 2006). Tại Việt Nam chưa có bất kỳ<br />
công trình nghiên cứu nào áp dụng các kỹ thuật công nghệ sinh học vào sản xuất<br />
cây giống và nhân nuôi sinh khối rễ Đan sâm nhằm thu nhận các hợp chất thứ cấp.<br />
Do vậy, đề tài này được tiến hành có ý nghĩa lớn về mặt khoa học và thực tiễn.<br />
1.2. MỤC TIÊU<br />
1.2.1. Mục tiêu chung<br />
Đề xuất quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây Đan sâm có hệ số nhân<br />
cao, chất lượng cây giống tốt và các biện pháp kỹ thuật tối ưu để trồng cây Đan<br />
sâm ngoài đồng ruộng. Đồng thời, tạo được các dòng tế bào rễ tơ Đan sâm và xác<br />
định được một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến việc nhân nuôi rễ tơ in vitro<br />
làm tiền đề cho việc xây dựng qui trình sản xuất các hợp chất thứ cấp phục vụ công<br />
nghiệp dược liệu ở Việt Nam.<br />
1.2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
(1) Xác định được các thông số kỹ thuật trong quy trình nhân giống in vitro cây<br />
Đan sâm.<br />
(2) Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chuyển gen nhờ vi<br />
khuẩn Agrobacterium rhizogenes nhằm tạo được các dòng rễ tơ cây Đan sâm và<br />
một số thông số của quá trình nhân nuôi sinh khối rễ tơ Đan sâm.<br />
1<br />
<br />
(3) Xác định được các biện pháp kỹ thuật (thời vụ, mật độ trồng, dinh dưỡng)<br />
thích hợp cho sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dược liệu rễ cây Đan sâm.<br />
1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
Nghiên cứu đã xác định được các yếu tổ ảnh hưởng đến quá trình nhân nhanh<br />
in vitro cây Đan sâm, từ đó xây dựng được quy trình vi nhân giống cây Đan sâm có<br />
hệ số nhân giống cao, chất lượng cây giống tốt, đáp ứng nhu cầu cây giống Đan<br />
sâm hiện nay trên thị trường. Đồng thời, nghiên cứu đã thiết lập được quá trình tạo<br />
và nhân nuôi sinh khối rễ tơ cây Đan sâm trong điều kiện in vitro, góp phần chủ<br />
động tạo ra nguồn dược liệu Đan sâm sạch, chất lượng cao và làm tiền đề cho quy<br />
trình sản xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học từ cây Đan sâm. Đề tài cũng cũng<br />
đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt ảnh hưởng đến năng suất,<br />
chất lượng dược liệu Đan sâm, góp phần xây dựng quy trình trồng trọt cây Đan sâm<br />
cho hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, có thể nói, đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt<br />
Nam một cách có hệ thống và công phu về nhân giống in vitro, in vivo cây Đan<br />
sâm, cảm ứng và nhân nuôi rễ tơ cây Đan sâm.<br />
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI<br />
1.4.1. Ý nghĩa khoa học<br />
Đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về nghiên cứu cây Đan sâm và xây<br />
dựng cơ sở lý luận cho việc nhân giống in vitro và sản xuất sinh khối cây Đan sâm<br />
bằng công nghệ sinh học và công nghệ truyền thống. Từ đó, góp phần giúp cho các<br />
nhà khoa học dễ dàng tìm hiểu và nghiên cứu các loại cây này trong tương lai.<br />
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Kết quả của đề tài là cho phép hình thành được: (1) Quy trình nhân giống in<br />
vitro; (2) Quy trình tạo, nhân nuôi sinh khối rễ tơ cây Đan sâm và (3) Các biện pháp<br />
kỹ thuật trồng trọt. Các quy trình, kỹ thuật trên có khả năng ứng dụng thực tiễn cao,<br />
góp phần chủ động di thực, bảo tồn, phát triển được nguồn giống cây dược liệu quý<br />
Đan sâm tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các sản phẩm do đề tài tạo ra bao gồm nguồn cây<br />
giống chất lượng cao và lượng sinh khối rễ lớn. Như vậy, đây là những đóng góp thiết<br />
thực, góp phần quan trọng trong việc phát triển dược liệu Đan sâm một cách chủ động,<br />
bền vững ở nước ta. Chính vì vậy, đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao.<br />
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY ĐAN SÂM<br />
2.1.1. Nguồn gốc<br />
Cây Đan sâm có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza Bunge thuộc ngành Hạt<br />
kín – Angiospermae, lớp 2 lá mầm - Dicotyledones, phân lớp Cúc - Asteridae, bộ Hoa<br />
môi – Lamiales, họ Hoa môi – Lamiaceae, chi Salvia.<br />
Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) còn được biết đến với tên gọi là Radix<br />
Salviae Miltiorrhizae, huyết sâm, huyết căn, xôn đ … là một loài thực vật sống lâu<br />
năm, loài bản địa của cả Trung Quốc và Nhật Bản.<br />
2<br />
<br />
2.1.2. Đặc điểm thực vật học<br />
Đan sâm là cây thảo, lâu năm, cao khoảng 30 – 70 cm. Thân phát triển thẳng<br />
đứng và vuông cạnh, phía trên thân cây phân nhánh. Toàn thân được bao phủ bởi<br />
lớp lông mềm màu vàng và lông tuyến. Lá kép lông chim lẻ mọc đối, 3-5 lá chét, lá<br />
chét giữa thường lớn hơn. Chùm hoa ô tròn, mọc ở đầu cành hoặc trên nách lá, gồm<br />
nhiều vòng chỗ dày, chỗ thưa xếp thành tầng dọc, dài 10 – 15 cm.<br />
Đan sâm có 13 – 21 rễ đ , được phát triển từ thân rễ chính. Rễ Đan sâm nh<br />
dài hình trụ, dài 10 – 20 cm, đường kính 0,5 – 1,5 cm, ăn sâu xuống đất, cong queo,<br />
có khi phân nhánh và có rễ con dạng tua nh . Rễ có màu đ tươi, mặt ngoài nhăn<br />
nheo tạo thành rãnh nh song song xuôi theo chiều dài của rễ (Đỗ Tất Lợi, 2004).<br />
2.1.3. Phân bố<br />
Tại Trung Quốc, Đan sâm được trồng ở tỉnh Tứ Xuyên khoảng 100 năm về<br />
trước (Wang et al., 2004) và được trồng phổ biến ở các tỉnh Sơn Đông, Hà Nam, Hà<br />
Bắc, Liêu Ninh, Giang Tô, Chiết Giang, Giang Tây, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Quý Châu,<br />
Quảng Đông, Sơn Tây. Đan sâm được di thực vào Việt Nam khoảng những năm<br />
1960, được trồng ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Văn Điển (Hà Nội), Bắc Hà (Lào Cai) và<br />
một số vườn thuốc khác. Hiện nay, Đan sâm được chú ý phát triển để nhân rộng tại<br />
Trại Tam Đảo, Sapa và Trung tâm nghiên cứu trồng chế biến cây thuốc Hà Nội.<br />
2.1.4. Yêu cầu điều kiện sinh thái của cây Đan sâm<br />
Nhiệt độ thích hợp cho hạt Đan sâm nảy mầm là 15 - 25oC, cây sinh trưởng, phát<br />
triển tốt ở nhiệt độ 20 - 26oC. Cây ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ không khí dưới 10oC<br />
(Shu et al., 2004).<br />
Giống với cây thuộc họ hoa môi, Đan sâm là cây ưa sáng thích hợp trồng có<br />
ánh nắng chiếu trực tiếp.<br />
Nước đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của cây Đan sâm, ảnh<br />
hưởng đến sự hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng đất và điều chỉnh sự phát<br />
triển rễ.<br />
Các đặc tính nhu cầu nước và hiệu quả sử dụng nước của cây Đan sâm trong<br />
điều kiện đất đai khác nhau đã được nghiên cứu. Nước cần thiết trong toàn bộ chu<br />
kỳ tăng trưởng của cây, nhu cầu nhiều nhất thường xảy ra từ tháng sáu đến tháng<br />
tám và độ ẩm đất nên được duy trì mức tối đa khoảng 70% ở các giai đoạn (Gao et<br />
al., 2004).<br />
Các nguyên tố vô cơ trong rễ Đan sâm, được thu thập từ khu vực sản xuất<br />
khác nhau, và các tính chất hóa lý của đất ở các vùng đã được phân tích. Các thuộc<br />
tính chính của đất trồng Đan sâm trong khu vực sản xuất khác nhau là thịt pha cát<br />
và sét, và độ pH của đất trong khoảng 6,0 - 8,7. Không có thành phần chính rõ ràng<br />
cho sự phát triển của Đan sâm đã được tìm thấy trong đất. Do đó, Đan sâm có khả<br />
năng thích ứng tốt trong môi trường sinh thái đất khác nhau (Zhao et al., 2004).<br />
3<br />
<br />