GIỚI THIỆU LUẬN ÁN<br />
1.<br />
<br />
Tính cấp thiết của luận án nghiên cứu<br />
<br />
Góc là đại lượng đo thuộc lĩnh vực đo lường độ dài, chuẩn góc<br />
được sử dụng rộng rãi trong các ngành kỹ thuật như cơ khí chính xác,<br />
điều khiển tự động, trắc đạc, giao thông, xây dựng, thiên văn… Nghiên<br />
cứu chế tạo chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc giúp cho Việt Nam<br />
làm chủ về mặt kỹ thuật, tạo tiền đề vững chắc cho việc duy trì và dẫn<br />
xuất chuẩn đo lường góc, nâng cao trình độ nghiên cứu về khoa học<br />
kỹ thuật đo lường, đồng thời giúp cho chúng ta tiết kiệm được chi phí<br />
ngoại tệ để trang bị chuẩn góc nếu nhập khẩu của nước ngoài. Đó chính<br />
là những lý do luận án chọn hướng nghiên cứu:<br />
“ Nghiên cứu, xây dựng chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc ”.<br />
2. Mục đích đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
a) Mục đích của luận án<br />
Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học và kỹ thuật để có thể xây dựng<br />
hệ thống thiết bị đo thực hiện được chức năng chuẩn đo lường quốc<br />
gia lĩnh vực góc phẳng bao gồm chuẩn góc toàn vòng gia số và bộ tạo<br />
góc nhỏ đảm bảo việc hiệu chuẩn cho chuẩn, phương tiện đo góc đáp<br />
ứng nhu cầu của cơ sở trong cả nước.<br />
b) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là xây dựng hệ thống chuẩn<br />
đo lường quốc gia có phạm vi làm việc và độ chính xác đảm bảo duy<br />
trì và dẫn xuất chuẩn lĩnh vực đo lường góc tại Việt Nam. Nghiên cứu<br />
các phương pháp xây dựng chuẩn góc toàn vòng sử dụng đĩa chia độ<br />
kiểu gia số nhiều đầu đọc có khả năng tự hiệu chuẩn đảm bảo độ chính<br />
xác và bộ tạo góc nhỏ theo nguyên lý sin sử dụng giao thoa kế laser.<br />
Xây dựng được các phương pháp duy trì và dẫn xuất chuẩn đo lường<br />
lĩnh vực góc từ chuẩn quốc gia đến chuẩn góc và phương tiện đo góc<br />
có độ chính xác thấp hơn, phù hợp với yêu cầu thực tế của Việt Nam.<br />
- Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn trong việc nghiên cứu<br />
xây dựng chuẩn góc toàn vòng giá trị độ chia 0,1, sai số ± 0,3.<br />
Nghiên cứu chế tạo bộ tạo góc nhỏ phạm vi đo ± 30' với độ không<br />
đảm bảo đo U = (0,1~ 0,3). Tích hợp các thiết bị chuẩn thành hệ<br />
thống chuẩn, xây dựng phương pháp đánh giá, sao truyền chuẩn.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
1<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu là kết hợp giữa lý thuyết và thực<br />
nghiệm kiểm chứng trên thiết bị được chế tạo. Dùng phương pháp<br />
khảo sát phân tích kết quả các công trình nghiên cứu trên thế giới để<br />
xây dựng phương pháp thiết lập chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc.<br />
Luận án sử dụng phương pháp suy diễn lý thuyết để lập mô hình chuẩn<br />
góc toàn vòng và chuẩn góc nhỏ, xây dựng mô hình toán học, phân<br />
tích các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của thiết bị. Thiết lập<br />
phương pháp đánh giá độ không đảm bảo đo của chuẩn góc. Tiến hành<br />
quá trình đo thử nghiệm so sánh kết quả hiệu chuẩn ống tự chuẩn trực<br />
trên bộ tạo góc nhỏ và đa diện góc trên chuẩn góc toàn vòng với kết<br />
quả hiệu chuẩn của Viện nghiên cứu về Chuẩn và Khoa học Hàn Quốc<br />
làm căn cứ đánh giá độ chính xác. Sử dụng các phần mềm để phân tích<br />
xử lý dữ liệu: phần mềm Excel, Matlab xử lý số liệu để nghiên cứu và<br />
thực nghiệm.<br />
4. Bố cục của luận án<br />
Nội dung chính được trình bày trong 4 chương của luận án:<br />
- Chương 1: Tổng quan về hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh<br />
vực góc;<br />
- Chương 2: Cơ sở phương pháp xây dựng chuẩn góc toàn vòng;<br />
- Chương 3: Cơ sở phương pháp xây dựng chuẩn góc nhỏ;<br />
- Chương 4: Xây dựng hệ thống chuẩn quoocsgia lĩnh vực góc;<br />
- Kết luận;<br />
- Kiến nghị.<br />
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br />
a) Ý nghĩa khoa học<br />
- Xây dựng phương pháp thiết lập hệ thống chuẩn đo lường góc<br />
trên cơ sở xây dựng bộ tạo góc nhỏ và chuẩn góc toàn vòng.<br />
- Đối với chuẩn góc toàn vòng xác lập phương pháp tự hiệu<br />
chuẩn sử dụng kỹ thuật bố trí nhiều đầu đọc và phương pháp trung<br />
bình phân đoạn bằng nhau EDA để đánh giá độ không đảm bảo đo<br />
chuẩn.<br />
- Nghiên cứu phương pháp tạo chuẩn góc nhỏ, đề xuất phương<br />
pháp đo khoảng cách giữa hai tâm ảo của gương góc, tính toán thiết<br />
kế chế tạo bộ tạo góc nhỏ dẫn xuất từ chuẩn đo lường độ dài.<br />
b) Ý nghĩa thực tế<br />
2<br />
<br />
- Nghiên cứu thiết kế, chế tao chuẩn góc toàn vòng có độ phân<br />
giải 0,1, độ không đảm bảo đo U= 0,3.<br />
- Thiết kế chế tạo bộ tạo góc nhỏ có phạm vi ± 30´ độ không<br />
đảm bảo đo U=0,08.<br />
- Tích hợp thành hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực<br />
góc đáp ứng yêu cầu về chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc theo<br />
quy hoạch phát triển chuẩn quốc gia của Viện Đo lường Việt Nam.<br />
Kết quả này có thể dùng làm hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh<br />
vực góc.<br />
6. Các đóng góp mới của luận án<br />
- Luận án đã xây dựng được thuật toán và chương trình xử lý<br />
số liệu trên cơ sở phương pháp EDA cho phép tự hiệu chuẩn thành<br />
công chuẩn góc toàn vòng gia số đạt độ chính xác 0,3"và khẳng định<br />
khả năng làm chủ phương pháp tự hiệu chuẩn đối với chuẩn đầu góc<br />
phằng. Phương pháp tự hiệu chuẩn có thể xác định chính xác sai số vị<br />
trí của từng vạch chia, sai số lệch tâm và độ nghiêng đĩa chia độ toàn<br />
bộ dự liệu này được dùng để bù sai số chuẩn góc toàn vòng gia số.<br />
Đây là một yếu tố bắt buộc đối với việc xây dựng cơ sở lý thuyết cho<br />
việc chế tạo chuẩn đầu quốc gia lĩnh vực góc. Đã chế tạo thành công<br />
chuẩn toàn vòng sử dụng đĩa chia độ gia số có độ phân giải 0,1″, độ<br />
không đảm bảo đo U= 0,3″.<br />
- Luận án đã nghiên cứu đưa ra phương pháp đo khoảng cách<br />
tâm ảo giữa hai gương góc của cánh tay đòn sử dụng cảm biến vị trí<br />
quang học CCD kết hợp với giao thoa laser. Đây là một trong hai vấn<br />
đề quan trọng quyết định đến độ chính xác của bộ tạo góc nhỏ. Với<br />
phương pháp đo mới được xây dựng đã đạt được độ chính xác đo độ<br />
dài cánh tay đòn đến 2,1 µm. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến độ<br />
chính xác của bộ tạo góc nhỏ như: độ ổn định tâm quay, vị trí gương<br />
góc, xác lập điều kiện môi trường làm việc của bộ tạo góc nhỏ đảm<br />
bảo độ chính xác theo yêu cầu nhỏ hơn 0,1 . Chế tạo tích hợp bộ tạo<br />
góc nhỏ có phạm vi đo ± 30', độ không đảm bảo đo 0,08″.<br />
- Xây dựng phương pháp đánh giá độ chính xác của chuẩn góc<br />
toàn vòng và bộ tạo góc nhỏ thông qua quá trình tự hiệu chuẩn và tính<br />
toán độ không đảm bảo đo. Độ chính xác của chuẩn góc được kiểm<br />
chứng bằng cách so sánh vòng với KRISS trị số |En | 1 khẳng định<br />
độ chính xác của chuẩn góc đạt yêu cầu kỹ thuật đề ra .<br />
3<br />
<br />
- Xây dựng sơ đồ dẫn xuất chuẩn đo lường lĩnh vực góc và<br />
phương pháp hiệu chuẩn ống tự chuẩn trực và đa diện góc trên hệ<br />
thống chuẩn mới được thiết lập.<br />
NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN ÁN<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG<br />
QUỐC GIA LĨNH VỰC GÓC<br />
1.1. Góc và chuẩn đo lường góc<br />
Trong hệ đơn vị quốc tế SI radian là tên gọi của đơn vị góc<br />
được định nghĩa như sau:<br />
“Radian là góc tạo bởi hai tia bán kính của vòng tròn cắt trên<br />
vòng tròn đó một cung có độ dài bằng với bán kính”.<br />
1.1.2. Hệ thống chuẩn đo lường<br />
Chuẩn đo lường:Theo TCVN 6165, chuẩn đo lường, hay gọi<br />
tắt là chuẩn, được định nghĩa như sau: “Chuẩn đo lường là sự thể hiện<br />
định nghĩa của đại lượng đã cho, với giá trị đại lượng được công bố và<br />
độ không đảm bảo kèm theo, dùng làm mốc quy chiếu”.<br />
Hệ thống chuẩn đo lường: Hệ thống chuẩn đo lường là cơ sở kỹ<br />
thuật quan trọng nhất để đảm bảo tính thống nhất và độ chính xác cần<br />
thiết của phép đo trong phạm vi quốc gia và quốc tế.<br />
1.2. Chuẩn đo lường góc<br />
Hiện nay người ta nhìn nhận, chia các chuẩn góc thông dụng ra<br />
làm hai loại chính, phổ quát tất cả các chủng loại chuẩn và phương<br />
tiện đo góc trong thực tế, đó là. Chuẩn góc nhỏ, phạm vi góc nhỏ hơn<br />
1o (chuẩn góc nhỏ) các dạng chuẩn góc nhỏ bao gồm: Ống tự chuẩn<br />
trực; Thước sin (sin bar); Ni vô; Chuẩn dạng căn mẫu. Chuẩn góc có<br />
phạm vi đến 360o hoặc lớn hơn 360o bao gồm: Đa diện góc; Bàn phân<br />
độ ( Indexxing Table); Chuẩn góc toàn vòng dạng đĩa chia độ mã hóa.<br />
1.3. Hiệu chuẩn chuẩn, phương tiện đo<br />
1.3.1. Hiệu chuẩn<br />
Hiệu chuẩn là tập hợp các thao tác trong điều kiện quy định để<br />
thiết lập mối quan hệ giữa các giá trị của đại lượng được chỉ bởi<br />
<br />
4<br />
<br />
phương tiện đo, hệ thống đo hoặc giá trị được thể hiện bằng vật độ<br />
hoặc mẫu chuẩn và các giá trị tương ứng thể hiện bằng chuẩn.<br />
1.3.2. Độ không đảm bảo đo<br />
Độ không đảm bảo đo được định nghĩa là thông số không âm<br />
đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị đại lượng được quy cho đại<br />
lượng đo, trên cơ sở thông tin đã sử dụng, đặc trưng cho sự phân tán<br />
của các giá trị có thể quy cho đại lượng một cách hợp lý<br />
1.4. Hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc tại một số quốc<br />
gia trên thế giới<br />
Hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc thường là<br />
chuẩn đầu tức là chuẩn có độ chính xác cao mà giá trị của nó không<br />
dựa vào các chuẩn khác cùng đại lượng. Hệ thống chuẩn góc của các<br />
NMIs là chuẩn góc toàn vòng độ chính xác cao như của NIST, PTB<br />
hay của IRNIM. Hệ thống chuẩn đo lường góc của NMIJ và NIM đều<br />
xây dựng trên cơ sở chuẩn góc toàn vòng kết hợp với bộ tạo góc nhỏ.<br />
Sự kết hợp chuẩn góc toàn vòng và bộ tạo góc nhỏ để đảm bảo duy trì<br />
và dẫn xuất chuẩn đo lường lĩnh vực góc giúp cho việc hoàn thiện hệ<br />
thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc được thực hiện một cách<br />
kinh tế vẫn đảm bảo độ chính xác của hệ thống.<br />
1.5. Chuẩn góc toàn vòng<br />
Trong toán học và thực tế vòng tròn khép kín được coi là chuẩn<br />
tự nhiên của góc phẳng ( Natural Etalon) có giá trị là 2 (360o) không<br />
có sai số. Do đó vòng tròn khép kín là cơ sở để thiết kế chuẩn góc<br />
toàn vòng đạt độ chính xác cao và có khả năng tự hiệu chuẩn. Chuẩn<br />
góc toàn vòng bao gồm các dạng: cơ khí, laser vòng (Ring<br />
laser),chuẩn góc toàn vòng sử dụng đĩa chia độ mã hóa góc quay.<br />
1.6. Bộ tạo góc nhỏ<br />
Bộ tạo góc nhỏ được nghiên cứu thiết kế, chế tạo trên cơ sở sử<br />
dụng hàm số lượng giác theo nguyen lý sin hoặc tang. Để đảm bảo độ<br />
chính xác của bộ tạo góc nhỏ cần thiết phải nghiên cứu xây dựng<br />
phương pháp đo chính xác khoảng cách cánh tay đòn và tính toán độ<br />
chính xác của thiết bị đo khoảng cách dịch chuyển.<br />
<br />
5<br />
<br />