intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới các huyện phía Tây thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Quangdaithuan Quangdaithuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

183
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án hướng đến các mục tiêu nghiên cứu: góp phần bổ sung và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới; đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới của các huyện phía Tây thành phố Hà Nội; đề xuất một số giải pháp xây dựng nông thôn mới của các huyện phía Tây thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới các huyện phía Tây thành phố Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br /> <br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> NGUYỄN MẬU THÁI<br /> <br /> NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI<br /> CÁC HUYỆN PHÍA TÂY THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br /> <br /> Chuyên ngành<br /> Mã số<br /> <br /> : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP<br /> : 62 62 01 15<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> Hà Nội, 2015<br /> <br /> 1<br /> <br /> Công trình đƣợc hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS. TÔ DŨNG TIẾN<br /> 2. PGS.TS. NGUYỄN MẬU DŨNG<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại<br /> Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> vào hồi ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 201<br /> <br /> Có thể tìm luận án tại thƣ viện:<br /> - Thƣ viện Quốc gia<br /> - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> - Thƣ viện Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp và PTNT Bắc Bộ<br /> <br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br /> Xây dựng nông thôn mới của các huyện phía Tây thành phố Hà Nội với<br /> quan điểm: (1) Yêu cầu cao về chất lượng, nhanh về thời gian xây dựng và hoàn<br /> thành kế hoạch đặc biệt trong giai đoạn 2011 - 2015, trở thành điển hình trong<br /> Chương trình xây dựng nông thôn mới; (2) Mạnh về sự hỗ trợ nguồn lực từ thành<br /> phố Hà Nội ngoài sự hỗ trợ của Trung ương và các nguồn khác. Bên cạnh đó quá<br /> trình phát triển của vùng có sự ảnh hưởng: (1) Quá trình đô thị hóa nông thôn diễn<br /> ra nhanh và dễ có sự thay đổi trong quy hoạch phát triển; (2) Các huyện trong<br /> vùng phát triển theo hướng hình thành các trung tâm khoa học, công nghệ, trung<br /> tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ đô thị, đô thị văn hóa lịch sử,<br /> du lịch nghỉ dưỡng, du lịch xanh; (3) Phát triển đô thị kết hợp với công nghiệp,<br /> nông nghiệp sạch có chất lượng cao theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái. Để<br /> các huyện trong vùng phát triển đúng định hướng và đạt kết quả cao cần có đánh<br /> giá: Xây dựng nông thôn mới của các huyện phía Tây thành phố Hà Nội diễn ra<br /> như thế nào? Kết quả và những thay đổi sau 3 năm triển khai Chương trình xây<br /> dựng nông thôn mới? Định hướng phát triển của vùng trong thời gian tới? Sự<br /> tham gia vào Chương trình xây dựng nông thôn mới của các tác nhân? Nguồn lực<br /> để thực hiện công tác này sẽ được huy động và sử dụng như thế nào?<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br /> Góp phần bổ sung và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển<br /> nông thôn, xây dựng nông thôn mới;<br /> Đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá<br /> trình xây dựng nông thôn mới của các huyện phía Tây thành phố Hà Nội;<br /> Đề xuất một số giải pháp xây dựng nông thôn mới của các huyện phía<br /> Tây thành phố Hà Nội trong thời gian tới.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương, chinh sách xây dựng nông thôn<br /> mới, kết quả phát triển kinh tế - xã hội và các tác nhân tham gia xây dựng nông<br /> thôn mới ở các huyện phía Tây thành phố Hà Nội.<br /> <br /> 1<br /> <br /> Phạm vi nghiên cứu<br /> Về nội dung: Nghiên cứu kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông<br /> thôn mới bao gồm các vấn đề kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế; các<br /> hình thức tổ chức sản xuất; văn hoá; dân trí; môi trường sinh thái liên quan đến<br /> xây dựng nông thôn mới các huyện phía Tây thành phố Hà Nội.<br /> Về không gian: Trên địa bàn các huyện phía Tây thành phố Hà Nội bao<br /> gồm 5 huyện Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì, Sơn Tây.<br /> Về thời gian: Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới tại các huyện phía Tây<br /> thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 - 2013.<br /> 4. Những đóng góp mới của Luận án<br /> Hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn về<br /> phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Làm rõ khái niệm xây dựng<br /> nông thôn mới là quá trình xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nông<br /> thôn với vai trò chủ thể là người dân nông thôn nhằm phát triển hài hòa, kéo lùi<br /> khoảng cách giữa thành thị với nông thôn và cải thiện tình hình kinh tế nông<br /> thôn góp phần vào sự phát triển chung của cả nước.<br /> Đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và sự tham gia<br /> của các tác nhân. Làm rõ tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình xây<br /> dựng nông thôn mới của các huyện phía Tây thành phố Hà Nội.<br /> Đề xuất được hệ thống các giải pháp có căn cứ, phù hợp và khả thi nhằm<br /> thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới của các huyện phía Tây thành phố<br /> Hà Nội tới năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Bên cạnh những giải pháp<br /> chính như cơ chế, chính sách; công tác tuyên truyền, vận động; đào tạo nghề<br /> cho lao động nông thôn,... cần thiết phải có sự đánh giá linh hoạt về mức độ đạt<br /> được của một số tiêu chí đối với từng vùng sinh thái, phù hợp với tình hình thực<br /> tiến của từng địa phương.<br /> Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI<br /> <br /> 1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới<br /> <br /> 1.1.1. Nông thôn mới<br /> Nông thôn mới là nông thôn có hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, làng xã<br /> văn minh, sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa;<br /> đời sống về vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; bản<br /> <br /> 2<br /> <br /> sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt,<br /> quản lý dân chủ.<br /> <br /> 1.1.2. Xây dựng nông thôn mới<br /> Xây dựng nông thôn mới là quá trình xây dựng kinh tế, chính trị, văn<br /> hóa, xã hội, môi trường nông thôn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người<br /> dân nông thôn, phát triển hài hòa, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông<br /> thôn. Quá trình xây dựng với vai trò chủ thể là người dân nông thôn và có sự hỗ<br /> trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác.<br /> 1.1.3. Nội dung xây dựng nông thôn mới<br /> Xây dựng nông thôn mới với các nội dung: (i) Công tác quy hoạch; (ii) Hạ<br /> tầng kinh tế xã hội; (iii) Kinh tế và tổ chức sản xuất; (iv) Văn hóa xã hội và môi<br /> trường; (v) Hệ thống chính trị.<br /> 1.1.4. Các tác nhân tham gia xây dựng nông thôn mới<br /> Các tác nhân tham gia xây dựng nông thôn mới bao gồm: Người dân; Nhà<br /> nước; doanh nghiệp và các tổ chức dân sự. Trong đố người dân có vai trò quyết<br /> định cần được quan tâm, hỗ trợ trong quá trình thực hiện xây dựng NTM<br /> 1.1.5. Nguồn lực xây dựng nông thôn mới<br /> Nguồn lực chính được huy động bao gồm: (1) Đóng góp của cộng đồng có<br /> thể bằng ngày công, hiện vật và tài chính; (2) vốn đầu tư của doanh nghiệp; (3)<br /> vốn tín dụng; (4) hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước; (4) vốn tài trợ khác.<br /> 1.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới<br /> Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới bao gồm: (1)<br /> Chính sách của Đảng và Nhà nước; (2) Trình độ phát triển kinh tế xã hội; (3) Trình<br /> độ dân trí, đời sống và thu nhập của người dân; (4) Năng lực, trình độ của cán bộ<br /> địa phương và kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới; (5) Sự phối hợp của các tổ<br /> chức đoàn thể, doanh nghiệp (6) Thu hút đầu tư vào nông thôn.<br /> 1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới<br /> 1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới<br /> Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước bao gồm: Hàn Quốc<br /> với phong trào “làng mới” (phong trào Saemaul Undong); Trung Quốc với kinh<br /> nghiệm phát triển xí nghiệm Hương Trấn; Kinh nghiệm của Thái Lan về phát<br /> triển nông thôn; Phát triển nông nghiệp đô thị của Đài Loan và phong trào "mỗi<br /> làng một sản phẩm" của Nhật Bản.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2