intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ: Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm làm rõ đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận để của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt để thấy được sự độc đáo của loại văn bản đặc biệt này dưới góc độ ngôn ngữ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ: Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- VŨ THỊ HƢƠNG GIANG ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC – NGỮ NGHĨA VÀ LẬP LUẬN CỦA CÂU ĐỐ VỀ ĐỘNG THỰC VẬT TRONG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ Hà Nội - 2020
  2. Luận án đƣợc hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS NGUYỄN THỊ LƢƠNG 2. PGS. TS PHẠM VĂN TÌNH Phản biện 1: GS.TS Hoàng Trọng Phiến Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: GS.TS Đỗ Việt Hùng Trường ĐHSP Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS Hà Quang Năng Viện từ điển học & Bách khoa thư Việt Nam Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng tại: Vào hồi ….. giờ….. phút, ngày….. tháng năm …. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Là một thể loại văn học dân gian nên câu đố cũng được tạo ra từ chất liệu ngôn từ. Tiếp cận thể loại văn học dân gian này từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa sẽ là cơ hội tốt để chỉ ra được bản sắc văn hóa của cộng đồng, bên cạnh đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa, lập luận của câu đố. Đây cũng là hướng nghiên cứu khá phổ biến, được ưa chuộng hiện nay: hướng nghiên cứu liên ngành, nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với văn học, tâm lý học. 1.2. Nhiều câu đố đã được văn bản hóa, tồn tại với tư cách một văn bản. Là văn bản nhưng văn bản câu đố lại có cấu trúc đặc biệt, so với các thể loại văn học dân gian khác. Câu đố là một loại đơn vị hết sức đặc biệt. Được gọi là “câu” nhưng câu đố lại có cấu tạo ở dạng văn bản, trọn vẹn và khép kín. Vì thế, nghiên cứu, tìm hiểu câu đố hứa hẹn có nhiều “đất” để khai thác; mang lại những kết luận khoa học hấp dẫn, lí thú. 1.3. Với nền văn minh nông nghiệp lúa nước, thế giới động thực vật muôn màu không chỉ là một thực thể bên ngoài của tự nhiên mà còn thâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa tinh thần của con người. Vì thế, chiếm đa số (gần 1/5) trong kho tàng câu đố Việt Nam là những câu đố về con vật; về cây cỏ, hoa lá, củ quả gần gũi, quen thuộc với người nông dân. Đây cũng là mảng có nhiều câu đố đặc sắc cần khai thác. Dù câu đố được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày nhưng không phải ai cũng dễ dàng giải mã, tìm ra ẩn số được kí mã trong bài toán ngôn ngữ ấy. 1.4. Xem xét đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của câu đố góp phần khẳng định giá trị, vai trò cũng như sự độc đáo, riêng biệt của thể loại này trong đời sống văn học dân tộc. Đồng thời đây là việc làm cần thiết để thấy được nét đặc sắc về ngôn ngữ của thể loại này, cũng như giải mã được lôgic của tư duy, triết lí dân gian qua ngôn ngữ đố. 1.5. Cho đến nay, những công trình nghiên cứu câu đố dưới góc độ ngôn ngữ học còn khá khiêm tốn. Chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt. Với những căn cứ trên, chọn đề tài Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt để nghiên cứu, người viết mong muốn góp thêm một cách nhìn về câu đố dưới ánh sáng của một số lý thuyết ngôn ngữ học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn: - Làm r đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận để của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt để thấy được sự độc đáo của loại văn bản đặc biệt này dưới góc độ ngôn ngữ.
  4. 2 - Chỉ ra nét độc đáo về cấu trúc - ngữ nghĩa, lập luận và đặc trưng tư duy văn hóa, triết lí dân gian của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt. - Chỉ ra căn cứ - cơ chế giải mã để có thể giải đáp câu đố nhanh, đúng và chính xác. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, chúng tôi xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Xác lập khung lý thuyết cho đề tài luận án (khái niệm câu đố, lý thuyết văn bản, lý thuyết lập luận, vấn đề nghĩa chiếu vật (sở chỉ), quy chiếu, lý thuyết định danh) - Khảo sát, phân loại câu đố căn cứ vào cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của chúng. - Miêu tả, phân tích các loại câu đố, lần lượt ở các khía cạnh: + Chỉ ra đặc điểm cấu trúc của văn bản câu đố, mô hình hoá cấu trúc đồng dạng của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt. + Làm r đặc điểm ngữ nghĩa: xem xét các mảng chủ đề được phản ánh, các đặc điểm được chọn làm miêu tả tố trong lời đố (qua lời đố miêu tả trực tiếp). + Làm r đặc điểm lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt: Đặc điểm các thành phần lập luận, cấu trúc lập luận và cơ sở lập luận. - Tổng kết kết quả nghiên cứu bằng bảng biểu hoặc bằng cách nêu nhận định. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Do khuôn khổ của luận án và thời gian thực hiện, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát, tìm hiểu 488 câu đố về động vật và 636 câu đố về thực vật trong tiếng Việt được sưu tầm, biên soạn trong cuốn biên Tổng tập văn học dân gian Việt Nam (Tập 3 – Câu đố), 2005, NXB Khoa học Xã hội [125] (dựa trên ngữ liệu đã được văn bản hóa vì câu đố vốn là trò chơi dân gian bằng ngôn ngữ nói). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Từ góc nhìn của ngôn ngữ học, có thể nghiên cứu câu đố trên nhiều phương diện, song luận án chỉ tập trung vào ba phương diện, đó là: Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận. 4. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu Để đạt được các mục đích và nhiệm vụ đề ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau đây: 4.1. Phương pháp nghiên cứu (1) Phương pháp phân tích diễn ngôn Từ những ngữ liệu đã thu thập được, chúng tôi tiến hành phân tích, đối chiếu văn bản câu đố (một dạng diễn ngôn đặc biệt) để nhận biết đặc điểm cấu trúc của câu đố về động
  5. 3 thực vật trong tiếng Việt. Phương pháp này dùng để phân tích văn bản câu đố về động thực vật trong tiếng Việt cũng như cấu trúc lập luận của các câu đố loại này.. (2) Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được dùng để mô tả đặc điểm cấu trúc, một số mô hình cấu trúc đồng dạng trong lời đố, các nét nghĩa đặc trưng được chọn làm miêu tả tố... (3) Phương pháp nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ học – văn hóa học Phương pháp này giúp chúng tôi giải mã được ý đồ nghệ thuật và phần nào hiểu được cách tri nhận của người Việt qua câu đố về động thực vật. 4.2. Thủ pháp nghiên cứu (1) Thủ pháp thống kê, phân loại Thủ pháp này được sử dụng để thống kê, phân loại câu đố theo tiêu chí đã định trước (mô hình cấu trúc đồng dạng, các đặc điểm được chọn làm miêu tả tố, đặc điểm các thành phần lập luận, cấu trúc lập luận, cơ sở lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt). Kết quả thống kê sẽ được tổng hợp lại dưới hình thức các bảng biểu, giúp hình dung r hơn đặc trưng cơ bản về cấu trúc, ngữ nghĩa, lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt; làm cơ sở cho kết luận của luận án. (2) Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng thủ pháp so sánh: tìm ra điểm chung và nét riêng (về cấu trúc - ngữ nghĩa và lập luận) của câu đố về động vật và thực vật trong tiếng Việt. 5. Đóng góp mới của luận án Đây là công trình khảo sát một cách hệ thống và chuyên sâu đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án Tìm hiểu Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt, tác giả luận án có những đóng góp sau: 6.1. Về lí luận Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện thêm vào các kết quả nghiên cứu về câu đố; góp thêm một cái nhìn mới về câu đố dân gian người Việt từ góc nhìn của ngôn ngữ học (văn bản, lập luận, nghĩa chiếu vật (sở chỉ), định danh). Các kết quả của đề tài sẽ góp phần củng cố hướng nghiên cứu cấu trúc ngữ nghĩa, kết hợp với nghiên cứu lập luận đối với một loại hình diễn ngôn cụ thể là câu đố trong tiếng Việt. 6.2. Về thực tiễn Kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao công tác biên soạn sách giáo khoa tiếng Việt cho học sinh phổ thông (đặc biệt trong bối cảnh Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng
  6. 4 chương trình và biên soạn bộ sách Ngữ văn mới), giáo trình giảng dạy tiếng Việt, phục vụ cho đào tạo ngôn ngữ học ở bậc cử nhân và bậc sau đại học, biên soạn sách tham khảo phục vụ phân tích giảng văn trong nhà trường. Ngoài ra, kết quả của luận án có giá trị hữu ích, phục vụ tốt trong nghiên cứu giảng dạy, khai thác câu đố nói riêng, văn học dân gian nói chung từ góc nhìn ngôn ngữ học. Luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu thêm về thể loại văn học dân gian độc đáo này. 7. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, mục lục, danh mục bảng, danh mục các công trình đã công bố; nội dung của luận án được triển khai trên ba chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Chương 2: Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt Chương 3: Đặc điểm lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN Chương đầu của luận án, chúng tôi tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề lí luận chung, liên quan trực tiếp đến đề tài: Lý thuyết về câu đố, lý thuyết văn bản, lập luận, nghĩa chiếu vật (sở chỉ), quy chiếu và định danh – Đây chính là cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu sâu hơn (đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa và lập luận), gắn với đối tượng cụ thể (câu đố về động thực vật trong tiếng Việt) ở các chương sau. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Công trình nghiên cứu câu đố dưới góc độ văn học Nhìn chung, dưới góc độ văn học, câu đố đã được tìm hiểu khá toàn diện và hệ thống. Giới nghiên cứu đã dành nhiều công sức tìm hiểu và nhận diện nó từ khái niệm, đặc trưng bản chất thể loại, nguồn gốc, chức năng cho đến môi trường sản sinh, môi trường diễn xướng… trong cái nhìn so sánh với các thể loại văn học dân gian khác. Dễ nhận thấy, việc nghiên cứu về câu đố nói chung khá phong phú nhưng các tác giả chủ yếu đi vào sưu tầm, biên soạn lại các câu đố Việt Nam và chú trọng bàn về nội dung hay đối tượng phản ánh, cách dạy và vai trò của thể loại văn học dân gian này trong việc góp phần phát triển tư duy (gắn với đối tượng học sinh tiểu học) 1.1.2. Công trình nghiên cứu câu đố dưới góc độ ngôn ngữ học Nghiên cứu hệ thống thể loại này dưới góc độ ngôn ngữ học chưa được khai thác triệt để. Vì trước đó, chỉ có một số công trình Việt ngữ học nhưng lẻ tẻ (tìm hiểu hiện tượng đồng dạng khác nghĩa, chơi chữ… ) hay một số luận văn chỉ chọn một số câu đố tiêu biểu
  7. 5 để tìm hiểu, phân tích về một phương diện nào đó (phương diện tiền giả định, biểu thức chiếu vật, cách thức tri nhận, một số biện pháp tu từ…). Chưa có tác giả nào bao quát hết được tổng thể các mặt biểu hiện của câu đố (cấu trúc - ngữ nghĩa, lập luận) với tư cách một văn bản hoàn chỉnh, một văn bản đặc biệt và cũng chưa có công trình nào chỉ ra được cơ chế giải mã câu đố (dựa vào hình thức và nội dung của nó). 1.2. Cơ sở lí luận Do đối tượng nghiên cứu của luận án là câu đố về động thực vật trong tiếng Việt nên cơ sở lí luận đầu tiên phải nói đến chính là câu đố và đặc điểm của nó. 1.2.1. Câu đố và đặc điểm của câu đố Tìm hiểu câu đố và đặc điểm của câu đố, chúng tôi xem xét các bình diện: khái niệm đặc trưng và chức năng. 1.2.1.1. Khái niệm Theo quan điểm của tác giả luận án, câu đố là một thể loại của văn học dân gian. Mỗi câu đố đều có một nội dung hoàn chỉnh, được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng. Câu đố là một văn bản đặc biệt, có cấu trúc - ngữ nghĩa và lập luận riêng, thể hiện tư duy sáng tạo của người ra đố. Do vật đố luôn được giấu tên nên đòi hỏi người giải đố phải kết hợp thao tác tư duy, suy luận ... mới có thể giải mã được ẩn số được mã hóa bằng ngôn ngữ trong bài toán đố. 1.2.1.2. Đặc trưng i. Câu đố - một trò chơi trí tuệ bằng ngôn từ ii. Câu đố - một bài toán đặc biệt) 1.2.1.3. Chức năng i. Chức năng nhận thức ii. Chức năng giáo dục iii. Chức năng giải trí 1.2.2. Một số lý thuyết ngôn ngữ được chọn làm cơ sở lí luận của luận án 1.2.2.1. Lý thuyết văn bản Do câu đố là một dạng văn bản đặc biệt nên không thể không đề cập đến lý thuyết văn bản. Lý thuyết về văn bản bao gồm nhiều vấn đề, trong luận án này, chúng tôi chỉ trình bày những nội dung được ứng dụng để tìm hiểu đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa của văn bản câu đố: khái niệm, đặc trưng, cấu trúc và liên kết văn bản. i. Khái niệm Từ khái niệm về văn bản của một số nhà ngôn ngữ trên thế giới và ở Việt Nam, chúng tôi thống nhất với quan điểm của Trần Ngọc Thêm: “Văn bản là chỉnh thể thống nhất và trọn vẹn về nội dung và hình thức” [110, tr. 43]. Nó là đơn vị giao tiếp hoàn chỉnh.
  8. 6 ii. Đặc trưng của văn bản Thứ nhất, văn bản phải trọn vẹn, hoàn chỉnh về nghĩa (nội dung): Mỗi văn bản phải có sự thống nhất về chủ đề (có một đề tài, chủ đề nhất định). Thứ hai, văn bản phải trọn vẹn, hoàn chỉnh về hình thức. Thứ ba, muốn trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, văn bản phải có tính liên kết (liên kết nội dung, liên kết hình thức). iii. Cấu trúc của văn bản (Cấu tạo chung của văn bản) Trong các công trình nghiên cứu của mình, nhóm các tác giả Diệp Quang Ban, Trần Ngọc Thêm… đều đồng nhất về cách phân chia cấu trúc của một văn bản thông thường thường gồm ba phần: phần mở, phần thân và phần kết. Ở luận án này, chúng tôi vận dụng lý thuyết về cấu tạo văn bản của Diệp Quang Ban để tìm hiểu đặc điểm cấu trúc của văn bản câu đố, đồng thời chỉ ra điểm đặc biệt riêng có trong cấu trúc của loại văn bản đặc biệt này. iv. Liên kết văn bản Liên kết văn bản gồm liên kết hình thức và liên kết nội dung. Liên kết nội dung gồm: Liên kết chủ đề: Chủ đề ở đây được hiểu như đề tài: vật, việc – đối tượng được nói đến. Liên kết này đòi hỏi tất cả các câu trong toàn văn bản phải xoay quanh một chủ đề (bằng cách duy trì chủ đề hoặc triển khai chủ đề). Liên kết logic: “được chú ý trước hết là phần nêu đặc trưng của vật, việc được nói đến.” [5, tr. 550]. Đó chính là sợi dây nối kết hợp lí giữa vật, việc với đặc trưng của chúng trong một câu và giữa đặc trưng này với đặc trưng kia trong những câu liên kết với nhau” [5, tr. 550] Ở luận án này, chúng tôi không nghiên cứu liên kết hình thức mà chỉ xem xét liên kết nội dung văn bản câu đố kết hợp lý thuyết định danh khi tìm hiểu các mảng chủ đề được phản ánh (trong lời giải) và các đặc trưng được chọn làm miêu tả tố vật đố (qua lời đố). 1.2.2.2. Lý thuyết chiếu vật, nghĩa chiếu vật (sở chỉ), quy chiếu i. Chiếu vật, biểu thức chiếu vật và nghĩa chiếu vật (sở chỉ) Theo Đỗ Hữu Châu: “Quan hệ giữa phát ngôn (diễn ngôn) với các bộ phận tạo nên ngữ cảnh của nó được gọi là sự chiếu vật (referent, cũng được gọi là sự sở chỉ)” [17, tr. 186] Cũng theo tác giả này, “Nghĩa chiếu vật hay sự vật được quy chiếu (referent) của cụm từ (biểu thức chiếu vật (referring expression)” [17, tr. 185] Như vậy, nghĩa chiếu vật chính là sự vật được quy chiếu. Nghĩa chiếu vật của câu đố chính là sự vật được đố (lời giải) ii. Quy chiếu và biểu thức quy chiếu Quy chiếu và biểu thức quy chiếu là một phương tiện liên kết của văn bản.
  9. 7 1.2.2.3. Lý thuyết định danh i. Khái niệm Mai Ngọc Chừ đưa ra cách hiểu về từ định danh là “những từ có khả năng dùng làm tên gọi cho các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất, quan hệ, … trong thế giới” [22, tr. 195] ii. Cơ sở của định danh: không có lí do (v đoán) và có lí do (phi v đoán). iii. Các phương thức định danh: Định danh trực tiếp và định danh gián tiếp iv. Đặc trưng tư duy, văn hóa – ngôn ngữ trong định danh Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Định danh thể hiện khả năng tư duy nhận thức, tư duy văn hóa thế giới khách quan của con người. Lời đố về động thực vật cung cấp thêm một cách nói thú vị - một kiểu định nghĩa sự vật theo cách tư duy dân gian (theo kiểu định danh bậc hai), đem lại một góc nhìn mới mẻ, bất ngờ về những sự vật, hiện tượng đã trở nên quen thuộc với mỗi người. Qua đó, ta nhận ra tài quan sát, sự thông minh và óc phán đoán, nhanh nhạy của nhân dân lao động. Lý thuyết định danh (cùng lý thuyết liên kết logic trong văn bản) được chúng tôi vận dụng để tìm hiểu các đặc điểm được chọn làm miêu tả tố - phần 2.2 chương 2. 1.2.2.4. Lý thuyết lập luận i. Khái niệm lập luận Trong Đại cương ngôn ngữ học, Đỗ Hữu Châu nhận định: “Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới” [15, tr. 155]. Dù diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đều đã chỉ ra bản chất của lập luận là đưa ra những luận cứ (dẫn chứng và lí lẽ) để hướng người đọc, người nghe tới một kết luận nào đó. Dẫn chứng giúp chúng ta tin, lí lẽ để cho chúng ta hiểu, khi đã tin và hiểu thì sẽ bị thuyết phục, lúc ấy lập luận đã thành công. ii. Cấu tạo của lập luận Chúng tôi thống nhất theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu: Một lập luận đầy đủ có hai phần: Luận cứ (tiền đề của lập luận, là những căn cứ để rút ra kết luận. Luận cứ có thể là lí lẽ hoặc bằng chứng) và kết luận (điều được rút ra từ các luận cứ, được chứng minh, làm r bằng các luận cứ). iii. Quan hệ lập luận: Theo Đỗ Hữu Châu, đó là “quan hệ giữa các thành phần của một lập luận với nhau”. Giữa các luận cứ có quan hệ định hướng lập luận. Có luận cứ đồng hướng và có luận cứ nghịch hướng. iv. Cơ sở lập luận Cơ sở lập luận là những yếu tố mà dựa vào đó, chúng ta xuất phát từ luận cứ để rút ra kết luận. Nói đến cơ sở lập luận không thể không nói đến “lẽ thường”.
  10. 8 1.3. Tiểu kết Như vậy, câu đố với tư cách là một sản phẩm ngôn từ dân gian đã được nghiên cứu, tiếp cận theo hai hướng văn học và ngôn ngữ học. Tiếp cận từ bình diện văn học, có những nghiên cứu câu đố nói chung (chủ yếu mang tính chất sưu tầm, biên soạn), có những nghiên cứu câu đố cho những đối tượng cụ thể. Trên bình diện ngôn ngữ học, các tác giả đã tập trung nghiên cứu các biện pháp tu từ trong câu đố (nghệ thuật chơi chữ, ẩn dụ…), nghiên cứu ngữ nghĩa của câu đố, nghiên cứu ngữ dụng của câu đố (biểu thức chiếu vật miêu tả…). Tuy nhiên, từ hướng tiếp cận ngôn ngữ học, chưa có một nghiên cứu nào bao quát hết được tổng thể các mặt biểu hiện của câu đố từ cấu trúc, ngữ nghĩa đến lập luận với tư cách một văn bản hoàn chỉnh, cũng chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra được cơ chế giải mã câu đố từ bình diện hình thức cũng như nội dung của nó. Công trình nghiên cứu về câu đố chủ yếu mang tính chất sưu tầm, biên soạn. Một số công trình nghiên cứu chuyên sâu thì cũng chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh (biểu thức chiếu vật miêu tả, nghệ thuật miêu tả, nghệ thuật chơi chữ….). Đến nay, câu đố đã được nghiên cứu ở góc độ văn học, ngôn ngữ nhưng chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu câu đố về động thực vật – với tư cách một văn bản đặc biệt trên cả ba phương diện: đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận. Lý thuyết về văn bản (cụ thể là lý thuyết về cấu tạo văn bản) của Diệp Quang Ban là tiền đề để chúng tôi xem xét đặc điểm cấu trúc của văn bản câu đố về động thực vật trong tiếng Việt, từ đó chỉ ra được đặc điểm chung và những nét độc đáo về cấu trúc của loại văn bản đặc biệt này. Lý thuyết về nghĩa chiếu vật (sở chỉ) của Đỗ Hữu Châu, liên kết logic của Diệp Quang Ban, lý thuyết định danh là cơ sở nền tảng để chúng tôi nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt (các đề tài được phản ánh và cách thức triển khai, đặc điểm được chọn làm miêu tả tố và phương thức miêu tả) Lý thuyết lập luận của Đỗ Hữu Châu (cụ thể là các thành phần của lập luận, cấu trúc lập luận, cơ sở lập luận) là cơ sở lí luận định hướng giúp chúng tôi tìm hiểu đặc điểm lập luận câu đố về động thực vật trong tiếng Việt.
  11. 9 CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC – NGỮ NGHĨA CỦA CÂU ĐỐ VỀ ĐỘNG THỰC VẬT TRONG TIẾNG VIỆT Mỗi câu đố là một văn bản đặc biệt. Ở chương này, chúng tôi vận dụng lý thuyết về cấu trúc văn bản của Diệp Quang Ban để xem xét đặc điểm cấu trúc của văn bản câu đố; đồng thời tìm hiểu một số mô hình đồng dạng trong lời đố (không xét lời giải) về động thực vật trong tiếng Việt; để thấy được hình thức biểu hiện đặc trưng, riêng biệt ở đối tượng này. Xét đặc điểm ngữ nghĩa của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt, chúng tôi vận dụng lí thuyết lý thuyết văn bản (liên kết lôgic) của Diệp Quang Ban, lý thuyết nghĩa chiếu vật (sở chỉ), quy chiếu của Đỗ Hữu Châu và lý thuyết định danh (đặc trưng tư duy, văn hóa - ngôn ngữ trong định danh của Humboldt); để xem xét các mảng chủ đề được phản ánh trong lời giải và đặc điểm được chọn làm miêu tả tố - cơ sở định danh vật đố (trong lời đố trực tiếp), cách thức miêu tả vật đố. Từ đó, tìm hiểu mối quan hệ nghĩa giữa lời giải (từ) và lời đố. 2.1. Đặc điểm cấu trúc của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt Là một văn bản (chủ yếu là văn bản miêu tả), câu đố cũng có cấu trúc ba phần của một văn bản thông thường. Đồng thời, câu đố lại là một văn bản đặc biệt nó cũng có những điểm riêng biệt về cấu trúc. Theo nghiên cứu của chúng tôi trừ phần thân, câu đố đặc biệt ở: phần mở và phần kết, có câu đố chỉ gồm một câu; và đặc biệt ở cấu trúc đồng dạng. Từ những đặc điểm trên, nghiên cứu đặc điểm cấu trúc văn bản câu đố, chúng tôi tìm hiểu cấu trúc (cấu trúc thông thường, cấu trúc đặc biệt) của văn bản câu đố) và mô hình cấu trúc đồng dạng (ở lời đố). 2.1.1. Cấu trúc của văn bản câu đố về động thực vật trong tiếng Việt Câu đố là một văn bản nên nó cũng sẽ có cấu trúc gồm ba phần trên. Tuy nhiên, bên cạnh số ít câu đố có cấu trúc thông thường, đa số câu đố chỉ gồm phần thân và phần kết, làm nên cấu trúc đặc biệt của nó. Cụ thể như trong bảng 2.1. Bảng 2.1. Cấu trúc văn bản câu đố về động thực vật trong tiếng Việt TT Cấu trúc của văn bản câu đố Số câu đố Tỉ lệ (%) 1 Cấu trúc thông thường 122 10,9 2 Cấu trúc đặc biệt 1002 89,1 2.1.1.1. Văn bản câu đố có cấu trúc thông thường Văn bản câu đố có cấu trúc thông thường là câu đố gồm đủ cả ba phần: phần mở, phần thân và phần kết. Do nhu cầu giấu tên vật đố nên câu đố có cấu trúc thông thường chiếm số lượng không nhiều: 122 câu (chiếm 10,9%). Với loại văn bản này, người giải đố nhờ những định hướng, gợi dẫn ở phần mở (phần để hỏi hoặc danh từ chỉ loại) và phần thân để có thể nhanh chóng đi đến, tìm ra phần kết.
  12. 10 2.1.1. 1. Văn bản câu đố có cấu trúc đặc biệt Câu đố có cấu trúc đặc biệt là câu đố chỉ có phần thân, phần kết mà không có phần mở. Bên cạnh số ít câu đố có cấu trúc thông thường, đa số còn lại có cấu trúc đặc biệt: 1002 câu (chiếm 89,2 %). Ở loại văn bản câu đố có cấu trúc này, lời đố chỉ có phần thân (miêu tả đặc điểm của vật đố) mà không có phần mở - từ khóa gợi dẫn chủ đề. Do không có phần mở định hướng, ở những văn bản này, người chơi phải dựa vào những miêu tả tố trong phần thân để tìm ra phần kết. 2.1.2. Mô hình cấu trúc đồng dạng của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt Qua khảo sát, thống kê 1124 câu đố về động thực vật, chúng tôi nhận thấy có 291 lời đố (chiếm 25,9 %) có sử dụng mô hình cấu trúc đồng dạng. Bảng 2.2. Số lượng lời đố về động thực vật trong tiếng Việt có mô hình cấu trúc đồng dạng STT Lời đố đồng dạng trong câu đố Số lƣợng lời đố Tỉ lệ (%) 1 Câu đố có cấu trúc thông thường 122 41,9 2 Câu đố có cấu trúc đặc biệt 169 58,1 2.1.2.1. Mô hình cấu trúc đồng dạng ở câu đố có cấu trúc thông thường i. Mô hình cấu trúc đồng dạng nghi vấn Cấu trúc đồng dạng nghi vấn là cấu trúc câu hỏi có dạng thức, mô hình cấu tạo (ngữ pháp) giống nhau (hoặc gần giống nhau). Với lời đố về động thực vật trong tiếng Việt, câu nghi vấn chỉ dùng đại từ nghi vấn và được cấu tạo theo mô hình: X + đại từ nghi vấn (gì/chi/nào) + Y? ( Trong đó: X: Danh từ trung tâm (chỉ tổng loại): Con (chim/cá/cái) hoặc cây (hoa, quả, trái); Y là yếu tố miêu tả, nêu lên một hoặc một số đặc điểm của vật đố, có thể là đặc điểm vị trí, vai trò, công dụng, tính chất, hình dáng, màu sắc, mùi vị, nguồn gốc… của loại con hay cây, hoa, quả đó. Danh từ trung tâm (chỉ tổng loại) + đại từ nghi vấn thường đặt ở đầu hoặc cuối lời đố, khiến lời đố trở thành một câu hỏi.) Trong tổng số 122 câu đố Việt về động thực vật (gồm đủ 3 phần) có cấu trúc đồng dạng, có 90 câu đố (chiếm 73,8 %) được cấu tạo theo mô hình trên. Dựa vào danh từ trung tâm, có thể chia mô hình cấu trúc đồng dạng nghi vấn thành 7 dạng nhỏ. Kết quả cụ thể như trong bảng 2.3. Bảng 2.3. Mô hình đồng dạng nghi vấn ở cấu đố có cấu trúc thông thường Mô hình lời đố đồng dạng nghi vấn Số lời đố Số lời đố có Tổng STT Danh từ Đại từ có cấu tạo cấu tạo gồm số trung tâm nghi vấn một câu nhiều câu lời đố 1 Con Gì/chi/nào 2 26 28 2 Cá Gì/chi/nào X 0 1 1 3 Cái Gì/chi/nào (miêu tả tố) 0 1 1 4 Chim Gì/chi/nào 0 1 1 5 Hoa Gì/chi/nào 14 13 27 6 Cây Gì/chi/nào 6 12 18 7 Quả/ trái Gì/chi/nào 1 13 14
  13. 11 Với mỗi mô hình, chúng tôi đều miêu tả đặc điểm cấu tạo và minh họa bằng dẫn chứng cụ thể. ii. Mô hình cấu trúc đồng dạng dạng trần thuật Ngoài mô hình cấu trúc đồng dạng nghi vấn, ở văn bản câu đố gồm đủ ba phần còn có 32/122 (chiếm 26,2 %) câu có mô hình cấu trúc đồng dạng trần thuật. Kết quả cụ thể như trong bảng 2.4. Bảng 2.4. Mô hình đồng dạng trần thuật của câu đố có cấu trúc thông thường Số lƣợng STT Mô hình lời đố đồng dạng trần thuật Tỉ lệ (%) lời đố 1 Cây X, lá Y + Z 17 51,5 2 Cây X, (mà/cái/thì) lá (cũng) X + Y. 8 24,2 3 Cây + (trạng ngữ) + có Y không Z. 5 18,2 4 Trên thượng đình có (cho) X không Y, dưới 6,1 2 thượng đình có Y không X Với mỗi mô hình, chúng tôi đều miêu tả đặc điểm cấu tạo và minh họa bằng dẫn chứng cụ thể. ii. Mô hình cấu trúc đồng dạng ở câu đố có cấu trúc đặc biệt a. Mô hình cấu trúc ngữ pháp đồng dạng chung được dùng ở cả lời đố về động vật và thực vật trong tiếng Việt Bảng 2.5. Mô hình đồng dạng của câu đố có cấu trúc đặc biệt Số lƣợng STT Mô hình lời đố đồng dạng Tỉ lệ (%) lời đố 1 Vừa bằng X + Y 19 20 2 Có X (mà) không (chẳng có) Y 18 18,9 3 Không X mà (có) Y 13 13,7 4 Vừa (bằng) trang + X 12 12,6 5 Bằng X + Y 11 11,6 6 X + như (tựa, bằng) Y + Z 11 11,6 7 X lại bảo (bảo là)/nhưng Y 6 6,3 8 (Ngỡ là) X không phải X, mà lại Y 5 5,3 Với mỗi mô hình, chúng tôi đều mô tả cấu tạo, ý nghĩa và kèm dẫn chứng minh họa cụ thể.
  14. 12 b. Mô hình cấu trúc ngữ pháp đồng dạng riêng ở lời đố về từng nhóm động, thực vật trong tiếng Việt * Mô hình cấu trúc ngữ pháp đồng dạng ở lời đố về động vật trong tiếng Việt Bảng 2.6. Mô hình cấu trúc ngữ pháp đồng dạng ở lời đố về động vật trong tiếng Việt Số lƣợng Tỉ lệ STT Mô hình lời đố lời đố (%) 1 Tám + X + Y + Z 6 16,7 2 (Thân) mình vàng mặc áo cánh tiên + X 6 16,7 3 X như (bằng) Y) + Z 5 13,9 4 Mình bằng + X + Y 4 11,0 5 Bốn anh cùng ở (chung) một X + cùng Y + Z 3 8,3 6 Có (những) + X + Y 3 8,3 7 Mình vàng mà thắt đai vàng…. 3 8,3 8 Ban ngày + X + Y 2 5,6 9 Mẹ đi trước đánh cồng đánh bạt. Con đi sau, 2 5,6 vừa X vừa Y. 10 Mình mặc áo đỏ + X 2 5,6 Với mỗi mô hình, chúng tôi đều miêu tả đặc điểm cấu tạo và minh họa bằng dẫn chứng cụ thể. * Mô hình cấu trúc đồng dạng ở lời đố về thực vật trong tiếng Việt Bảng 2.7. Mô hình cấu trúc ngữ pháp đồng dạng ở lời đố về thực vật trong tiếng Việt STT Mô hình lời đố Số lƣợng Tỉ lệ (%) lời đố 1 Ngoài (trong) X trong (ngoài) Y. 14 36,8 2 Sừng sững mà đứng giữa X 8 21,1 3 Chân chẳng đến đất, cật chẳng đến trời. Lơ lửng 7 18,4 giữa trời + X 4 Da cóc mà bọc bột lọc, bột lọc mà bọc hòn X 3 7,9 5 Giữa (lưng chừng) trời có X 3 7,9 6 [hai vật/người] cùng có một tên, [vật/người thì 3 7,9 X, vật/người thì Y] Với mỗi mô hình, chúng tôi đều miêu tả đặc điểm cấu tạo và minh họa bằng dẫn chứng cụ thể. Việc sáng tạo lời đố theo mô hình cấu trúc đồng dạng là nét đặc biệt của câu đố, làm nên sự độc đáo của thể loại văn học dân gian này.
  15. 13 2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt 2.2.1. Hệ thống đề tài (chủ đề) được phản ánh trong văn bản câu đố về động thực vật trong tiếng Việt Mỗi câu đố là một chủ đề tri thức. Chủ đề trong câu đố thực chất là các mảng đề tài được phản ánh, được gọi tên qua lời giải. Lời đố đều tập trung thể hiện chủ đề đó. Căn cứ vào tên vật đố được gọi tên trong lời giải, chúng tôi nhận thấy các mảng chủ đề mà câu đố về động thực vật trong tiếng Việt thường xoay quanh là: 2.2.1.1. Lời giải - Các mảng chủ đề được phản ánh i. Các mảng chủ đề ở lời giải của câu đố về động vật trong tiếng Việt Bảng 2.8. Chủ đề ở lời giải của câu đố về động vật trong tiếng Việt STT Chủ đề ở lời giải của câu đố về động vật Tần suất/488 Tỉ lệ (%) 1 Các loài chim 123 25,2 2 Các loài côn trùng 115 23,6 3 Các loài thú 108 22,1 4 Các loài động vật dưới nước 94 19,3 5 Các loài động vật khác (bò sát) 48 9,8 Dễ nhận thấy, các loài vật xuất hiện trong câu đố về động vật là những loài gắn bó hoặc có quan hệ mật thiết, tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người nông dân, đặc biệt là đời sống sản xuất nông nghiệp, với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ. ii. Các mảng chủ đề trong lời giải của câu đố về thực vật trong tiếng Việt Cùng với động vật, thế giới thực vật cũng đi vào kho tàng câu đố Việt vô cùng phong phú, nhiều màu vẻ. Bảng 2.9. Chủ đề ở lời giải của câu đố về thực vật trong tiếng Việt STT Chủ đề ở lời giải của câu đố về thực vật Tần suất/636 Tỉ lệ (%) 1 Cây, cỏ 287 45, 1 2 Củ, quả, hạt 258 40,6 3 Hoa, lá 91 14, 3 Có thể nói, câu đố về động thực vật đã bao quát và miêu tả chân thực nền nông nghiệp chăn nuôi, trồng trọt của cư dân Việt. Sự phong phú của các loài động thực vật cũng cho ta thấy bức tranh ẩm thực của người Việt: lương thực chủ yếu là lúa, bữa ăn sử dụng nhiều rau hay các con vật dễ tìm, dễ bắt và việc tạo ra mùi vị cho bữa ăn chủ yếu là từ nguồn động thực vật tự nhiên . 2.2.1.2. Lời đố - giới thiệu, triển khai chủ đề của văn bản Đối với văn bản có cấu trúc đầy đủ ba phần thì phần mở thường giới thiệu khái quát đề tài/chủ đề văn bản bằng các danh từ (con/cây) và ở chủ đề đó tiếp tục được triển khai cụ thể ở phần thân – bằng các yếu tố ngôn ngữ của văn bản. Nếu coi các mảng chủ đề trên là những chủ đề lớn thì mỗi câu đố là một chủ đề con thuộc một trong các chủ đề lớn ấy. Sự thống nhất của chủ đề (tên vật đố - lời giải) được hiện thực hóa bằng một chuỗi những danh từ có liên quan mật thiết
  16. 14 với nhau. Cụ thể là, với văn bản đố về động vật, người ra đố thường miêu tả các bộ phận như tay, chân, tai, mắt, đầu.... Với văn bản đố về thực vật, người ra đố thường miêu tả các loài cây, hoa, lá, củ, quả, hạt,... Những đối tượng này có thể được nhìn nhận, miêu tả tổng quát hoặc chỉ được miêu tả một số bộ phận của chúng như thân cây, cành lá, cánh hoa, vỏ quả, màu củ, hạt, rễ cây... 2.2.2. Cách thức triển khai chủ đề trong câu đố về động thực vật trong tiếng Việt Đặc trưng ngữ nghĩa của câu đố được hiểu là những đặc trưng được câu đố dùng để định hướng quy chiếu đối tượng. 2.2.2.1. Các đặc điểm được chọn làm miêu tả tố i. Đặc điểm chung được dùng làm miêu tả tố ở lời đố về động thực vật trong tiếng Việt Qua khảo sát, thống kê, chúng tôi nhận thấy có 13 đặc điểm được chọn làm miêu tả tố cho cả câu đố về động vật và thực vật Bảng 2.10. Miêu tả tố ở lời đố về động thực vật trong tiếng Việt STT Miêu tả tố Lời đố động vật Lời đố thực vật Tổng số 1 Cấu tạo 53 78 131 2 Hình dáng, kích cỡ 51 53 104 3 Màu sắc 4 55 59 4 Công dụng, vai trò 10 29 39 5 Vị trí, nơi sống 16 7 23 6 Thời điểm xuất hiện 13 8 21 7 Mùi 3 18 21 8 Tư thế, trạng thái đặc trưng 15 4 19 9 Tên gọi 6 7 13 10 Phản ứng tự vệ 7 5 12 11 Giá cả 4 2 6 12 Số lượng 4 2 6 13 Tác động của con người 4 2 6 Với mỗi đặc điểm, chúng tôi đều miêu tả kèm theo dẫn chứng minh họa cụ thể ii. Đặc điểm riêng được chọn làm miêu tả tố ở lời đố về động vật và lời đố về thực vật trong tiếng Việt a. Đặc điểm riêng được chọn làm miêu tả tố ở lời đố về động vật trong tiếng Việt Bảng 2.11. Miêu tả tố riêng ở lời đố về động vật trong tiếng Việt STT Miêu tả tố Số lời đố 1 Tập tính sinh hoạt, lối sống 18 2 Cách thức di chuyển 17 3 Tiếng kêu 8 4 Đặc tính, bản năng 7 5 Đặc điểm sinh sản 6 6 Bản tính 3 7 Tác hại 3 8 Thức ăn, thời gian kiếm ăn, cách thức và tốc độ kiếm mồi 3 9 Sức mạnh 1
  17. 15 Với mỗi đặc điểm, chúng tôi đều miêu tả kèm theo dẫn chứng minh họa cụ thể b. Đặc điểm riêng được chọn làm miêu tả tố của lời đố về thực vật trong tiếng Việt Ngoài đặc điểm chung, lời đố về thực vật còn sử dụng một số đặc điểm riêng để miêu tả: Thời gian nở, tỏa hương; thời gian sử dụng.... Bảng 2.12. Miêu tả tố riêng ở lời đố về thực vật trong tiếng Việt STT Miêu tả tố Số lời đố 1 Cách sử dụng, chế biến,bảo quản 16 2 Vị 12 3 Vị trí bộ phận 10 4 Thời gian nở, toả hương 8 5 Cách gieo trồng, chăm sóc 7 6 Sức sống 3 7 Thời gian sử dụng và cách thức thu hoạch 2 Với mỗi đặc điểm, chúng tôi đều miêu tả kèm theo dẫn chứng minh họa cụ thể Những đặc điểm riêng này chính là những gợi dẫn, giúp nhận diện nhóm sự vật để chúng ta có thể giải mã bài toán đố một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn 2.2.2.2. Cách thức miêu tả các đặc điểm Người ra đố có thể miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp các đặc điểm của vật đố. Bảng 2.13. Cách thức miêu tả vật đố trong lời đố về động thực vật trong tiếng Việt STT Cách thức miêu tả vật đố Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Miêu tả trực tiếp vật đố 274 24,4 2 Miêu tả gián tiếp vật đố 850 75,6 Với mỗi cách thức miêu tả, chúng tôi đều cụ thể hóa bằng dẫn chứng minh họa i. Miêu tả trực tiếp vật đố: Người ra đố phản ánh đúng sự vật, các đặc điểm được chọn làm miêu tả tố (lời đố) phù hợp, phản ánh đúng bản chất đặc trưng, tự nhiên của vật đố (lời giải), nghĩa là những đặc điểm đó nằm trong bản thân vật đố. ii. Miêu tả gián tiếp vật đố: Đó là cách định nghĩa về vật đố theo tư duy dân gian, chứ không theo cách định nghĩa thông thường, khoa học như trong từ điển. 2.3. Tiểu kết Câu đố là một văn bản đặc biệt về cấu trúc vì đa số chúng không có đầy đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) như cấu tạo của một văn bản thông thường. Và đặc biệt, phần kết luôn hàm ẩn, nó chỉ xuất hiện khi người giải tìm ra đáp án. Không ít trường hợp, chủ ngữ, liên từ được lược bớt, tạo nên độ “nén” thông tin cho lời đố – đem đến sự hóc búa cho người giải đố. Ngoài ra, nó còn đặc biệt ở cấu trúc đồng dạng trong lời đố.... Đặc trưng ngữ nghĩa của câu đố được hiểu là những đặc trưng được câu đố dùng để định hướng quy chiếu đối tượng. Qua lời giải – nghĩa chiếu vật, thế giới động thực vật hiện
  18. 16 lên vô cùng phong phú, đa dạng với các loài con, cây gần gũi, gắn bó với đời sống người dân. Người ra đố thường chọn những đặc điểm cấu tạo, hình dáng, màu sắc.... để miêu tả vật đố. Các đặc điểm đó có thể được miêu tả trực tiếp, gọi đúng đặc điểm bản chất, đặc trưng của vật hoặc gián tiếp, khoác cho vật đố màu sắc mới. Đây chính là cơ sở giúp nhận diện vật đố. Đồng thời, nó cũng phần nào cho thấy tư duy trực quan sinh động của người Việt: thường dựa vào đặc điểm bề ngoài, dễ nhận thấy của vật đố. Ngoài mô hình cấu trúc ngữ pháp đồng dạng chung, các miêu tả tố được dùng chung cho cả câu đố về động thực vật, thì ở mỗi nhóm câu đố (động vật/thực vật) lại có những mô hình, đặc điểm riêng, gắn với đặc trưng từng nhóm vật đố. Từ đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt, chúng ta nhận thấy một điểm khá thú vị đó là có khi cùng một lời đố nhưng lại có thể dùng chung cho hơn một đáp án, nghĩa là một văn bản có thể quy chiếu tới nhiều vật đố và ngược lại, một sự vật có thể được người ra đố quan sát ở nhiều phương diện, miêu tả theo nhiều cách khác nhau; tạo nên những văn bản không giống nhau. Điều này làm cho câu đố quen mà hóa lạ, lạ mà lại thành quen. CHƢƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM LẬP LUẬN CỦA CÂU ĐỐ VỀ ĐỘNG THỰC VẬT TRONG TIẾNG VIỆT Lập luận là một hoạt động ngôn từ, luôn luôn có mặt trong mọi cuộc giao tiếp. Đố - giải là một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nên không thể không xem xét đặc điểm lập luận của nó. Mặt khác, văn bản câu đố là văn bản lôgic vì thế vấn đề lập luận của nó cũng rất quan trọng để hình thành lôgic, lẽ thường và triết lí dân gian. Hơn nữa, với những lời đố miêu tả gián tiếp vật đố, người ra đố còn đánh lạc hướng lập luận theo tư duy sáng tạo riêng. Ở chương này, chúng tôi vận dụng lý thuyết của Đỗ Hữu Châu về khái niệm, cấu tạo lập luận, lý thuyết về nghĩa chiếu vật để tìm hiểu đặc điểm các thành phần lập luận; đặc điểm cấu trúc lập luận. Đồng thời, nghiên cứu cơ sở lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt, chúng tôi cũng dựa trên lý thuyết về cơ sở lập luận của tác giả này. Tìm hiểu đặc điểm lập luận của câu đố, chúng tôi mong muốn chỉ ra được những nét đặc sắc về lập luận của loại văn bản đặc biệt này; từ đó góp phần giải mã tư duy dân gian qua ngôn ngữ đố. 3.1. Đặc điểm các thành phần lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt 3.1.1. Đặc điểm thành phần kết luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt 3.1.1.1. Đặc điểm số lượng (số lượng bộ phận, số lượng vật đố) Kết luận (lời giải) của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt có thể đưa ra một hoặc một vài vật đố. Qua khảo sát, thống kê, chúng tôi nhận thấy trong 1124 câu đố Việt về động thực vật, đa số kết luận chỉ có một vật đố (1019 câu, chiếm 90,6 %), còn lại 105 câu (chiếm 9,4 %) là kết luận chứa nhiều vật đố.
  19. 17 Bảng 3.1. Số lượng vật đố ở kết luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt STT Số lƣợng vật đố trong kết luận Số câu đố Tỉ lệ (%) 1 Kết luận gồm một vật đố 1019 90,6 2 Kết luận gồm hai vật đố trở lên 105 9,4 Trong 105 lời đố mà kết luận gồm từ hai đối tượng (vật đố) trở lên, đa số là lời đố về hai sự vật với 86 câu, chiếm 82%. 3.1.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa Kết luận (lời giải) chính là nghĩa chiếu vật (vật đố). Chúng thường là những sự vật có mối liên hệ, gắn bó với nhau. 3.1.2. Đặc điểm thành phần luận cứ của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt 3.1.2.1. Đặc điểm số lượng Lập luận trong câu đố chủ yếu là lập luận miêu tả. Mỗi nội dung miêu tả (miêu tả tố) có thể coi là một luận cứ. Người ra đố có thể miêu tả một số đặc tính của vật đố, do đó số lượng luận cứ ít nhất là hai hoặc nhiều hơn hai. Bảng 3.2. Số lượng luận cứ trong lập luận câu đố về động thực vật trong tiếng Việt. STT Số luận cứ trong một câu đố Số lƣợng Tỉ lệ (%) 1 Hai luận cứ 120 10,7 2 Hai luận cứ trở lên 1004 89,3 Với mỗi dạng, chúng tôi đều miêu tả kèm theo dẫn chứng minh họa cụ thể Với những lập luận có hai luận cứ, trong đó một luận cứ đã xác định loại vật đố (Cây/hoa/quả gì...) thì việc quy chiếu sẽ dễ dàng hơn. Số lượng luận cứ từ hai trở lên sẽ là những gợi ý giúp người giải dễ dàng hơn trong việc giải đố. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiệu quả lập luận, quy chiếu thành công ở mức độ nào không phụ thuộc vào số lượng luận cứ mà phụ thuộc vào việc người đố lựa chọn, miêu tả dấu hiệu nào của sự vật làm luận cứ cho lập luận. 3.1.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa i. Với lời đố miêu tả trực tiếp vật đố: miêu tả tường minh đặc điểm vốn có của vật đố ii. Với lời đố miêu tả gián tiếp vật đố: Cũng là miêu tả đặc điểm của động thực vật nhưng người ra đố lại đưa người giải vào bẫy ngôn từ, dựa trên tư duy sáng tạo riêng, nhằm đánh lạc hướng lập luận, buộc người giải phải suy nghĩ, tranh luận mới có thể nắm được ý nghĩa thông điệp mà người đố gửi gắm.
  20. 18 3.2. Cấu trúc lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt Do kết luận của câu đố luôn luôn hàm ẩn, được giấu kín, không được nói ra (nó chỉ xuất hiện khi người giải tìm ra ẩn số bài toán đố) nên xét cấu trúc lập luận của câu đố, chúng tôi chủ yếu dựa vào sự hiện diện của luận cứ. Bảng 3.3. Cấu trúc lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt. STT Cấu trúc lập luận Số lƣợng Tỉ lệ (%) 1 Cấu trúc lập luận tường minh 90 8 2 Cấu trúc lập luận hàm ẩn 1034 92 3.2.1. Cấu trúc lập luận tường minh Câu đố có cấu trúc lập luận tường minh (tường minh luận cứ) là cấu trúc lập luận có sự hiện diện đầy đủ các luận cứ. Cấu trúc lập luận này xuất hiện ở câu đố có chứa sẵn danh từ chỉ loại (con/cây/hoa/quả/củ ...) kèm theo các từ nghi vấn: gì,chi, nào... Do phải “giấu kín” vật đố nên loại này chiếm số lượng không nhiều (90/1124 câu, chiếm 8%). Với những câu đố có cấu trúc lập luận tường minh, đối tượng hỏi đã được xác định cụ thể về loại (động vật hay thực vật). 3.2.2. Cấu trúc lập luận hàm ẩn Cấu trúc lập luận hàm ẩn là cấu trúc lập luận mà một trong các thành phần lập luận (một trong những luận cứ) không xuất hiện trực tiếp. Do yêu cầu phải giấu kín vật đố nên đa số câu đố về động thực vật trong tiếng Việt dùng cấu trúc lập luận hàm ẩn (1034/1124 câu, chiếm 92%). Ở những câu đố dùng cấu trúc lập luận này, không xuất hiện các danh từ chỉ loại và các từ để hỏi. Chúng đều ẩn đi và người giải đố tự phải hiểu ngầm là người ra đố hỏi đố về đối tượng nào. Với cấu trúc lập luận tường minh, đối tượng đố (con/cây...) đã được “hé mở”, gợi dẫn thì ở cấu trúc lập luận hàm ẩn, vật đố được “giấu kín”, người giải phải tự xác định phạm vi đối tượng được ra đố (hỏi về động vật hay thực vật) để giải mã ẩn số bài toán đố. 3.3. Cơ sở lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt 3.3.1. Lập luận theo lẽ thường Câu đố lập luận theo lẽ thường là những câu mà lời đối miêu tả trực tiếp những đặc điểm vốn có, tả thực đúng như trong thực tế của vật đố. Đó là những đặc điểm của bản thân vật đố, không ai có thể phủ nhận. 3.3.2. Lập luận theo tư duy sáng tạo riêng (không theo logic hay lẽ thường nào cả) Lời đố về động thực vật để quy chiếu về con, cây nào đó trong hiện thực khách quan. Tuy nhiên, để gây nhiễu đánh lạc hướng lập luận, danh từ gọi tên đối tượng quy chiếu thường được lược bỏ, giấu đi, và phần miêu tả tố cũng được khoác chiếc áo mới - miêu tả gián tiếp, lập luận theo tư duy sáng tạo riêng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2