Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là khảo sát, phân tích, chỉ ra đặc điểm của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt; từ đó so sánh, đối chiếu làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt về phương thức cấu tạo từ và ngữ nghĩa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DOÃN THỊ LAN ANH ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ LÓNG TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Ngành: N nn ọ so sán , đối iếu Mã số: 9.22.20.24 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2023
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM C VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI VIỆT NAM N ƣời ƣớn dẫn k oa ọ : GS.TS. N uyễn Văn K an Phản biện 1: GS.TS. N uyễn Văn Quan Phản biện 2: PGS.TS. Hồ N ọ Trun Phản biện 3: GS.TS. Đin Văn Đứ Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 202... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa ọn đề tài 1.1. Theo quan điểm của ngôn ngữ học xã hội về phương ngữ xã hội, xã hội tồn tại bao nhiêu nhóm xã hội thì tương ứng sẽ có bấy nhiêu phương ngữ xã hội. Tiếng lóng được coi là một loại phương ngữ xã hội đặc thù, và có bao nhiêu nhóm xã hội thì có bấy nhiêu kiểu tiếng lóng mang đặc thù của nhóm xã hội đó. Sự xuất hiện và phát triển của các nhóm xã hội, đặc biệt là trong các thành phố lớn và quốc gia đa văn hóa, đã tạo ra sự đa dạng trong tiếng lóng. Hơn nữa, thế giới đang thay đổi nhanh chóng với sự phát triển kinh tế, công nghệ và xã hội. Từ ngữ lóng giúp thể hiện và phản ánh những thay đổi và xu hướng mới trong xã hội hiện đại, và nó tiếp tục được tạo ra và phổ biến qua các yếu tố xã hội, văn hóa và công nghệ hiện tại. 1.2. Vật liệu tạo nên tiếng lóng là các từ ngữ lóng. Tuy nhiên, với vai trò là một bộ phận từ vựng của một ngôn ngữ, từ ngữ lóng được hình thành chắc chắn không thể tách rời đặc điểm chung về từ ngữ của mỗi ngôn ngữ. Việc chỉ ra đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa của từ ngữ lóng là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Hiện nay, trong các nghiên cứu ở Việt Nam về tiếng lóng nói chung, từ ngữ nói riêng vẫn chưa nhiều, và hầu hết các nghiên cứu được tiến hành trong một ngôn ngữ. Việc nghiên cứu đối chiếu từ ngữ lóng trong tiếng Việt với một ngôn ngữ khác chưa được sự quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng. Riêng sự đối chiếu từ ngữ lóng giữa tiếng Anh và tiếng Việt, cho đến nay hầu như chưa được thực hiện trong công trình lí luận chuyên biệt nào. Đây chính là lý do chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Đối chiếu từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt”. 2. Mụ đí n iên ứu và n iệm vụ n iên ứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là khảo sát, phân tích, chỉ ra đặc điểm của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt; từ đó so sánh, đối chiếu làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt về phương thức cấu tạo từ và ngữ nghĩa. Kết quả nghiên cứu góp phần vào nghiên cứu tiếng lóng nói riêng, phương ngữ học xã hội của ngôn ngữ học xã hội nói chung, đồng thời góp phần làm nổi bật đặc trưng văn hóa - xã hội của hai cộng đồng người nói tiếng Anh và người Việt. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, luận án phải thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài luận án; (2) Đối chiếu, chỉ ra những tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt; (3) Đối chiếu, chỉ ra những 1
- tường đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt; (4) Phân tích, chỉ ra một số nhân tố văn hóa, xã hội chi phối đặc điểm của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt. 3. Đối tƣợn n iên ứu và p ạm vi n iên ứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt được thu thập chủ yếu từ hai nguồn: nguồn chính là các cuốn từ điển chuyên về từ ngữ lóng tiếng Anh và tiếng Việt; bên cạnh đó, chúng tôi lấy tư liệu từ các bài báo điện tử, các diễn đàn trên internet và các phương tiện truyền thông, nhằm giúp bổ sung và làm phong phú các hoạt động của ngôn ngữ tiếng lóng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những phương thức tạo lập, đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt từ khung lí thuyết thuộc hai bình diện ngôn ngữ học cấu trúc và ngôn ngữ học xã hội. Giới hạn nghiên cứu từ ngữ lóng trong 04 nhóm đối tượng: giới trẻ, y tế, thương mại, chính trị. 4. P ƣơn p áp n iên ứu và n liệu n iên ứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp miêu tả; phương pháp định tính và định lượng; phương pháp so sánh đối chiếu; kết hợp với thủ pháp thống kê, phân loại. Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành để khảo sát, nghiên cứu và đối chiếu đặc điểm của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt. 4.2. Ngữ liệu nghiên cứu Bao gồm 1207 từ ngữ lóng tiếng Anh và 1026 từ ngữ lóng tiếng Việt, được khảo sát từ các được thu thập chủ yếu từ hai nguồn: nguồn chính là các cuốn từ điển chuyên về từ ngữ lóng tiếng Anh và tiếng Việt; bên cạnh đó, chúng tôi lấy tư liệu từ các bài báo điện tử, các diễn đàn trên internet và các phương tiện truyền thông, nhằm giúp bổ sung và làm phong phú các hoạt động của ngôn ngữ tiếng lóng. 5. Đón óp ủa luận án Trên cơ sở miêu tả, phân tích và đối chiếu khả năng tạo từ ngữ, ngữ nghĩa của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án tìm ra các điểm giống và khác nhau về cấu tạo từ và ngữ nghĩa của nhóm từ này trong hai ngôn ngữ, đưa ra các nhận xét và rút ra một số đặc trưng văn hóa của cộng đồng người sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt Nam thể hiện qua các từ ngữ lóng. 6. Ý n ĩa ủa luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Dựa trên cở sở lí luận, luận án khảo sát, nghiên cứu từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt, chỉ ra những đặc điểm về mặt cấu tạo và ngữ nghĩa của từ ngữ lóng 2
- tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt, đưa ra những nhận xét về điểm giống và khác nhau giữa chúng. Đồng thời, làm sáng tỏ một số đặc điểm cơ bản của biến thể ngôn ngữ trong cộng đồng người sử dụng, một số đặc trưng văn hóa dân tộc được thể hiện qua các từ ngữ lóng tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào cách tiếp cận, lí giải các từ ngữ lóng cũng như việc sử dụng chúng trong tình hiện hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng trở thành tài liệu tham khảo hữu ích trong giảng dạy ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt), công tác xây dựng và biên soạn từ điển, và biên phiên dịch các từ ngữ lóng Anh - Việt, v.v. 7. Bố ụ ủa luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận; Chương 2. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của từ ngữ lóng tiếng Anh và tiếng Việt; Chương 3. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ lóng tiếng Anh và tiếng Việt. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổn quan tìn ìn n iên ứu về tiến lón 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về tiếng lóng Các hướng nghiên cứu tiêu biểu về tiếng lóng chủ yếu là nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhân tố xã hội tác động lên tiếng lóng, việc sử dụng tiếng lóng giữa các nhóm xã hội khác nhau như sinh viên đại học (David, 1994; Eble, 1996), y tế (David, 1983; Coombs và cộng sự, 1993; Fox và cộng sự 2003), giới tính và tiếng lóng (Forsskåhl, 2001; Redkozubova E.A, 2015; Kasmawati, 2017), thái độ đối với tiếng lóng (Cooper, 2001; Robert, 2010)…Các nghiên cứu về ngôn ngữ học xã hội nói chung và tiếng lóng nói riêng có xu hướng chú trọng đến tính ứng dụng, chỉ ra sự lựa chọn ngôn ngữ tác động như thế nào đến hoạt động nghề nghiệp: tiếng lóng với y học, tiếng lóng với pháp luật…Ngoài ra, nghiên cứu về tiếng lóng, một biến thể đặc thù của ngôn ngữ học xã hội còn mở rộng phạm vi nội dung nghiên cứu như ngôn ngữ học tri nhận (Max Turunen, 2016), ký hiệu học (Yong Wang, 2016) và tâm lý học. Một công trình nghiên cứu tiêu biểu và toàn diện của tác giả E. Mattiello về từ ngữ lóng tiếng Anh thông qua việc mô tả các đặc trưng về ngôn ngữ và xã hội của từ ngữ lóng là những gợi dẫn quan trọng cho chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu về từ ngữ lóng như một hiện tượng ngôn ngữ có tính toàn cầu trong bối cảnh quốc tế hóa hiện nay. Những công trình nghiên cứu trên là cơ sở cần thiết để đề tài tham chiếu, nhận diện từ ngữ lóng xuất hiện, phổ biến trong tiếng Anh. 3
- 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về tiếng lóng. Các công trình nghiên cứu về tiếng lóng hầu hết đều ứng dụng lý thuyết ngôn ngữ học xã hội, cụ thể là phương ngữ xã hội để nhận diện và phân tích. Nổi bật là công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Khang (2001) về “Tiếng lóng Việt Nam” trong đó, tác giả khảo sát hệ thống tiếng lóng với tư cách là phương ngữ xã hội, là biến thể đặc thù của ngôn ngữ học xã hội xuất hiện dưới tác động và nhu cầu xã hội. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu tiếng lóng thông qua các tác phẩm văn chương như: Hoàng Thị Thu Yên (2014), Trần Thị Ánh Huyền (2017), Nguyễn Thị Hoàng Anh (2019). Xu hướng nghiên cứu tiếng lóng của giới trẻ, tiếng lóng trong trường học: Trần Thị Ngọc Lang (2005), Lê Viết Dũng, Lê Thị Ngọc Hà (2010), Đỗ Thùy Trang (2018), và nghiên cứu tiếng lóng ở bình diện ngữ nghĩa và phạm vi sử dụng: Nguyễn Thị Hoài Tâm (2021), … Trong các nghiên cứu Việt ngữ học gần đây, nghiên cứu đối chiếu từ ngữ lóng trong tiếng Việt với một ngôn ngữ khác chưa được sự quan tâm nghiên cứu thỏa đáng. Đáng chú ý là luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Hoài Tâm “Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt” (bảo vệ năm 2022, tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Trong xu thế xã hội ngày càng phát triển, với sự mở rộng giao thoa văn hóa và sự phát triển của các hình thức giao tiếp qua Internet, từ ngữ lóng ngày càng phong phú, mang nhiều màu sắc, sống động, nhưng cũng rất phức tạp nên cần được quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện. 1.2. Cơ sở lí luận về đề tài n iên ứu 1.2.1. Cơ sở lí luận về phương ngữ xã hội Bùi Khánh Thế (2005) trong “Phương ngữ xã hội và vấn đề phương ngữ xã hội ở Việt Nam” quan niệm phương ngữ xã hội là “kiểu thức nói năng” của các nhóm người khác nhau trong xã hội, khi xã hội có phân chia giai tầng, cùng sinh sống với nhau và giao tiếp với nhau bằng một ngôn ngữ chung. Theo quan điểm của Nguyễn Văn Khang (2012), phương ngữ xã hội là ngôn ngữ được sử dụng bởi một nhóm xã hội cụ thể và có những biến thể về hình thức biểu đạt, phát âm hoặc các ẩn ngữ phù hợp với các tầng lớp, giới nhóm trong xã hội đó. “Có bao nhiêu nhóm xã hội thì có bấy nhiêu phương ngữ xã hội. Sự hình thành phương ngữ xã hội có liên quan chặt chẽ đến thuộc tính xã hội của người giao tiếp. Mỗi một thành viên trong xã hội sẽ được xếp vào các giai tầng xã hội khác nhau trên cơ sở của hàng loạt các tiêu chí như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần xuất thân, trình độ văn hóa… Các đặc điểm về giai tầng xã hội có tác động trực tiếp và tạo nên các đặc điểm về ngôn ngữ trong sử dụng”. Chúng tôi sử dụng các quan niệm này để nghiên cứu tiếng lóng như một phương ngữ xã hội của một số nhóm đối tượng trong tiếng Anh và tiếng Việt. 4
- 1.2.2. Cơ sở lí luận về tiếng lóng 1.2.2.1. Khái niệm tiếng lóng Hiện nay còn rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau về tiếng lóng. Từ việc khai thác và tham chiếu các quan niệm về tiếng lóng từ bình diện ngôn ngữ học xã hội, làm cơ sở để thiết lập cách hiểu về từ ngữ lóng để sử dụng cho việc nhận dạng, miêu tả và phân tích xuyên suốt nội dung luận án, chúng tôi xác định tiếng lóng là một hiện tượng ngôn ngữ được tạo nên từ vật liệu là từ lóng và ngữ lóng, và mang những đặc điểm cơ bản sau: (1) Tiếng lóng là một biến thể của ngôn ngữ xã hội, gắn liền với nhóm xã hội cụ thể, do nhóm xã hội đó tạo ra, sử dụng, thể hiện rõ nét bản sắc của nhóm xã hội đó; (2) Tiếng lóng có phạm vi sử dụng hẹp, không chính thức; (3) Tiếng lóng có đặc điểm tạm thời, xuất hiện và thay đổi một cách nhanh chóng, theo đó, có những từ ngữ trở nên phổ biến và nhập vào ngôn ngữ toàn dân, nhưng cũng có những từ ngữ dần phai mờ và biến mất do không còn sử dụng nữa; (4) Tiếng lóng không còn mang tính bí mật và không chỉ có nghĩa tiêu cực như quan điểm trước đây của các nhà ngôn ngữ. Thực tế, tiếng lóng hiện nay có thể phục vụ mục đích nội bộ của một nhóm, được sử dụng để thể hiện sự thân thuộc với nhóm, thay vì để giấu giếm hoặc giữ bí mật như cách tiếng lóng được hiểu trước đây. 1.2.2.2. Phân biệt tiếng lóng với các biến thể ngôn ngữ khác Dưới góc độ ngôn ngữ học xã hội, ngoài tiếng lóng thì còn có các biến thể ngôn ngữ khác như biệt ngữ, từ nghề nghiệp, từ thông tục và uyển ngữ. Giữa những biến thể này có những điểm giống nhau và khác nhau. Tuy nhiên ranh giới giữa chúng vẫn còn có những vấn đề cần bàn luận thêm. 1.2.2.3. Đặc điểm của tiếng lóng Đặc điểm của tiếng lóng từ bình diện ngôn ngữ học xã hội: (1) tiếng lóng là phương ngữ xã hội; (2) tiếng lóng là biến thể đặc thù của ngôn ngữ học xã hội. Đặc điểm của tiếng lóng từ bình diện ngôn ngữ học cấu trúc: (1) đặc điểm ngữ âm; (2) đặc điểm hình thái học; (3) đặc điểm ngữ pháp; (4) đặc điểm ngữ nghĩa; (5) đặc điểm ngữ dụng. 1.2.2.4. Đặc trưng văn hóa trong từ ngữ lóng Trong quá trình chuyển nghĩa của từ ngữ lóng, không chỉ có tính phổ biến, bao quát của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó mà còn mang cả tính đặc thù của dân tộc. Bởi “sự liên tưởng trong chuyển nghĩa vốn bị tiên định bởi điều kiện lịch sử, tâm lí cụ thể của một cộng đồng văn hóa - ngôn ngữ đã dẫn đến ý nghĩa chuyển trong các 5
- thành ngữ có thể là không như nhau”. Chính những thuộc tính, đặc trưng này là cơ sở của các ý nghĩa chuyển (nghĩa bóng), và chính đặc trưng văn hóa được thể hiện rõ ràng nhất trong quá trình tạo ra các nghĩa chuyển này. Và mỗi một cộng đồng ngôn ngữ sẽ chọn đặc trưng khác nhau qua biểu trưng ngữ nghĩa theo quan niệm riêng của mình về đối tượng. 1.2.2.4. Đặc trưng xã hội của từ ngữ lóng Mattiello (2008) cho rằng, từ ngữ lóng liên quan đến nhiều đặc trưng xã hội, xuất phát từ tính đa dạng và tính đa chức năng của nó. Dựa trên những nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ và các nhà từ điển trên thế giới, tác giả đã tổng hợp gồm 31 đặc trưng xã hội mà qua đó từ ngữ lóng được biểu hiện. Đây cũng chính là khung lý thuyết chúng tôi vận dụng để tham chiếu và khảo sát trong ngữ liệu. 1.2.3. Cơ sở về từ ngữ và nghĩa của từ 1.2.3.1. Khái niệm từ Từ là đơn vị ngôn ngữ có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có cấu trúc ổn định, tồn tại dưới dạng có s n; là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh và dùng để tạo câu, là đơn vị tồn tại hiển nhiên và s n có trong bất kỳ một loại hình ngôn ngữ nào trên thế giới. 1.2.3.2. Nghĩa của từ Nghĩa của từ là nội dung tinh thần mà từ biểu hiện, nó được hình thành do sự kết hợp và tác động của nhiều nhân tố. Trong các nhân tố này, có nhân tố nằm trong ngôn ngữ (chức năng tín hiệu học, hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ), và có nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ (sự vật, hiện tượng khách quan, tư duy người sử dụng). Nghĩa cũng phản ánh những đặc trưng văn hóa tinh thần của người bản ngữ. Trong phạm vi luận án, chúng tôi quan niệm „từ ngữ lóng‟ bao gồm „từ lóng‟ và „ngữ lóng‟. Dựa trên cơ sở lý thuyết về từ, ngữ và nghĩa của từ, chúng tôi xác định rằng: Với tư cách là phương ngữ xã hội, từ ngữ lóng không tạo cho mình một hệ thống ngữ âm hay ngữ pháp riêng mà sự khác biệt chủ yếu là ở từ vựng với các nét nghĩa lóng. 1.2.4. Cơ sở lý luận về ngôn ngữ học đối chiếu Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân ngành của Ngôn ngữ học so sánh nhằm “so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kì để xác định những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó, không tính đến vấn đề các ngôn ngữ được so sánh có quan hệ cội nguồn hay cùng một loại hình hay không” với cách 6
- thức so sánh dựa trên quan điểm đồng đại. (Bùi Mạnh Hùng, 1980). Về phương pháp nghiên cứu đối chiếu, có hai kiểu đối chiếu trong ngôn ngữ: đối chiếu định lượng và đối chiếu định tính. Dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước đó của các nhà nghiên cứu trên thế giới và thực tiễn, Bùi Mạnh Hùng (2008) đã đưa ra 05 quy tắc cần thiết phải tuân thủ trong đối chiếu ngôn ngữ. Tiểu kết C ƣơn 1 Chương 1 của luận án đã tổng quan tình hình các nghiên cứu về tiếng lóng trên thế giới và ở Việt Nam, hệ thống hoá các quan điểm lý luận về tiếng lóng và các khái niệm có liên quan làm cơ sở lý luận cho việc triển khai các chương nội dung của luận án. Trong đó, các vấn đề thuộc khung lý thuyết về ngôn ngữ học xã hội và ngôn ngữ học cấu trúc đã được bàn đến như một khung tham chiếu cụ thể, làm cơ sở lý luận cho các khảo sát và phân tích của luận án về đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ lóng Chương 2 và Chương 3, thể hiện qua ngữ liệu của 4 nhóm xã hội: giới trẻ, thương mại, y tế và chính trị. 7
- CHƢƠNG 2 ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TỪ NGỮ LÓNG TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 2.1. Đặ điểm cấu tạo của từ ng lóng tiếng Anh và tiếng Việt 2.1.1. Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ lóng tiếng Anh Thống kê số lượng từ ngữ lóng tiếng Anh qua 4 nhóm xã hội: giới trẻ, thương mại, y tế, chính trị như sau: Bảng 2.1. Thống kê số lượng từ ngữ lóng tiếng Anh qua 4 nhóm xã hội STT Nhóm xã hội Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Giới trẻ 625 51.78% 2 Thương mại 211 17.48% 3 Y tế 233 19.30% 4 Chính trị 138 11.43% Tổng 1207 100.00% 2.1.1.1. Đơn vị cấu tạo từ ngữ lóng Tiếng Anh Từ góc độ đơn vị tham gia cấu tạo, từ ngữ lóng tiếng Anh có thể phân chia như sau: Bảng 2.2. Từ ngữ lóng tiếng Anh xét theo đơn vị cấu tạo Số lƣợn đơn vị cấu tạo Tổng số Tỷ lệ % 1 hình vị 312 25.85% 2 hình vị 535 44.32% 3 hình vị 265 21.96% Từ 4 hình vị trở lên 95 7.87% Tổng 1207 100.00% Kết quả phân loại cho thấy: Các từ ngữ lóng tiếng Anh gồm 2 hình vị chiếm đa số so với các tiêu chí còn lại với 535/1207 từ ngữ, chiếm tỷ lệ 44,32%. Các từ ngữ lóng tiếng Anh gồm 1 hình vị và 3 hình vị chiếm tỷ lệ tương đương nhau, tương ứng với 25,85 % và 21,96%. Từ ngữ lóng gồm 4 hình vị trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,87%). Từ kết quả ở bảng trên có thể đưa ra nhận xét: Các từ ngữ lóng trong tiếng Anh được hình thành chủ yếu với số lượng đơn vị cấu tạo gồm 2 hình vị. 2.1.1.2. Phân loại từ ngữ lóng tiếng Anh theo đơn vị từ vựng Chúng tôi chia từ ngữ lóng thành các loại: từ đơn, từ phức, từ ghép và ngữ (cụm từ) theo các nhóm xã hội khảo sát. Kết quả phân loại như sau: Bảng 2.3. Từ ngữ lóng tiếng Anh xét theo đơn vị từ vựng 8
- Nhóm xã hội Từ đơn Từ phức Từ ghép Ng Tổng Tỷ lệ % Giới trẻ 179 146 211 89 625 51.78% Thương mại 62 35 95 19 211 17.48% Y tế 60 35 106 32 233 19.30% Chính trị 20 18 88 12 138 11.43% Tổng cộng 321 234 500 152 1207 100.00% Tỷ lệ % 26.59% 19.39% 41.43% 12.59% 100% Nhận xét: Các từ lóng là từ ghép chiếm số lượng cao nhất với 500/1207 từ ngữ tương ứng với 41.43%. Các từ lóng là từ đơn xếp ở vị trí thứ 2 (26.59%). Từ phức đứng ở vị trí thứ 3 với 234 từ tương ứng 19.39%. Số lượng ngữ lóng là 152/1207 từ ngữ, chiếm tỷ lệ 12.59% và là tỷ lệ thấp nhất. 2.1.1.3. Từ ngữ lóng tiếng Anh xét theo từ loại Kết quả khảo sát và phân từ ngữ lóng trong tiếng Anh về mặt từ loại như sau: Bảng 2.4. Từ ngữ lóng tiếng Anh xét theo từ loại Từ loại N óm xã ội Tổng Giới T ƣơn Y tế C ín trị trẻ mại Danh từ/ngữ danh từ 318 175 209 117 819 Tỷ lệ % 26.35% 14.50% 17.32% 9.69% 67.85% Động từ/ngữ động từ 129 24 19 15 187 Tỷ lệ % 10.69% 1.99% 1.57% 1.24% 15.49% Tính từ/ ngữ tính từ 178 12 5 6 201 Tỷ lệ % 14.75% 0.99% 0.41% 0.50% 16.65% Tổng cộng 625 211 233 138 1207 Tỷ lệ % 51.78% 17.48% 19.30% 11.43% 100.00% Nhận xét: 9
- Có thể thấy các từ ngữ lóng tiếng Anh là danh từ/ngữ danh từ có số lượng nhiều nhất với 818/1207 từ ngữ, tương ứng 67.85%. Nhóm từ ngữ lóng là tính từ/ngữ tính từ xếp thứ hai với tỷ lệ 16.65%, chênh lệch không đáng kể đối với nhóm từ ngữ lóng là động từ/ngữ động từ (15.49%). Có thể kết luận rằng, từ ngữ lóng là danh từ/ngữ danh là từ loại phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi trong 4 nhóm xã hội nhằm mục đích gọi tên sự vật, hiện tượng. 2.1.2. Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ lóng tiếng Việt Thống kê số lượng từ ngữ lóng tiếng Việt qua 4 nhóm xã hội: giới trẻ, thương mại, y tế, chính trị như sau: Bảng 2.5. Thống kê số lượng từ ngữ lóng tiếng Việt qua 4 nhóm xã hội STT Nhóm xã hội Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Giới trẻ 640 62.38% 2 Thương mại 220 21.44% 3 Y tế 46 4.48% 4 Chính trị 120 11.70% Tổng 1026 100.00% 2.1.2.1. Đơn vị cấu tạo từ ngữ lóng tiếng Việt Từ góc độ đơn vị tham gia cấu tạo, từ ngữ lóng tiếng Việt có thể phân chia như sau: Bảng 2.6. Từ ngữ lóng tiếng Việt xét theo đơn vị cấu tạo Số lƣợn đơn vị cấu tạo Tổng số Tỷ lệ % 1 từ tố 171 16.67% 2 từ tố 569 55.46% 3 từ tố 174 16.96% Từ 4 từ tố trở lên 112 10.92% Tổng 1026 100.00% Nhận xét: Các từ ngữ lóng tiếng Việt gồm 2 từ tố chiếm đa số so với các tiêu chí còn lại với 569/1026 từ ngữ, chiếm tỷ lệ 55,46%. Các từ ngữ lóng tiếng Việt gồm 1 từ tố và 3 từ tố chiếm tỷ lệ tương đương nhau, tương ứng với 16,67 % và 16,96%. Từ ngữ lóng gồm 4 từ tố trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất (10,92%). Các từ ngữ lóng trong tiếng Việt được hình thành chủ yếu với số lượng đơn vị cấu tạo gồm 2 từ tố. Kết quả thống kê này cho thấy các từ ngữ lóng được hình thành từ các vật liệu có s n, bằng các phương thức tạo từ vốn có và phù hợp với xu 10
- hướng cấu tạo các đơn vị từ vựng mới hai âm tiết đang không ngừng tăng lên trong tiếng Việt hiện nay. 2.1.2.2. Phân loại từ ngữ lóng tiếng Việt theo đơn vị từ vựng Có thể chia từ ngữ lóng thành các loại: từ đơn, từ phức (từ ghép/từ láy) và ngữ (cụm từ) theo các nhóm xã hội khảo sát. Kết quả phân loại như sau: Bảng 2.7. Từ ngữ lóng tiếng Việt xét theo đơn vị từ vựng Nhóm xã hội Từ đơn Từ phức Ng Tổng Tỷ lệ % Giới trẻ 117 351 172 640 62.38% Thương mại 39 142 39 220 21.44% Y tế 1 28 17 46 4.48% Chính trị 8 60 52 120 11.70% Tổng cộng 165 581 280 1026 100.00% Tỷ lệ % 16.08% 56.63% 27.29% 100% Theo kết quả thống kê thì số lượng từ ngữ lóng là từ đơn tiết chiếm 16.08% trong tổng số 1026 từ ngữ lóng mà chúng tôi thống kê được. Đơn vị từ vựng là từ phức chiếm tỷ lệ cao nhất với 581/1026 từ ngữ tương đương 56.63%. Do loại hình ngôn ngữ khác nhau nên có sự khác nhau trong cách cấu tạo từ phức giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Trong khi từ phức trong tiếng Anh được cấu tạo từ hai hoặc nhiều hình vị (legless, happening, eyeful, earful), thì tiếng Việt được cấu tạo từ từ ghép và từ láy (cá voi, cam sành, lò lửa, rút ruột, sân sau, bong bóng, chảnh chọe, chum chọe, sương sương). Phương thức cấu tạo là ngữ chiếm tỉ lệ trung bình với 280/1026 từ ngữ, tương đương 27.29%. 2.1.2.3. Từ ngữ lóng tiếng Việt xét theo từ loại Kết quả khảo sát và phân từ ngữ lóng trong tiếng Việt về mặt từ như sau: Bảng 2.8. Từ ngữ lóng tiếng Việt xét theo từ loại Từ loại N óm xã ội Tổn Giới trẻ T ƣơn Y tế C ín trị mại Danh từ/ngữ 244 107 23 72 446 danh từ Tỷ lệ % 23.78% 10.43% 2.24% 7.02% 43.47% Động từ/ngữ 255 97 17 43 412 động từ Tỷ lệ % 24.85% 9.45% 1.66% 4.19% 40.16% Tính từ/ ngữ 141 16 6 5 168 tính từ Tỷ lệ % 13.74% 1.56% 0.58% 0.49% 16.37% 11
- Tổng cộng 640 220 46 120 1026 Tỷ lệ % 62.38% 21.44% 4.48% 11.70% 100.00% Nhận xét: Nhóm từ ngữ lóng là danh từ/ngữ danh từ chiếm số lượng nhiều nhất ở cả 4 nhóm xã hội, với tổng cộng là 446/1026 từ ngữ tương ứng 43.47%. Nhóm động từ/ngữ động từ xếp vị trí thứ 2 với tỷ lệ 40.16%, chênh lệch không đáng kể so với nhóm danh từ/ngữ danh từ. Số lượng từ ngữ ít nhất thuộc về từ loại tính từ/ngữ tính từ với 16.37%. Điều này cho thấy từ ngữ lóng ở từ loại danh từ/ngữ danh từ, động từ/ngữ động từ được 4 nhóm xã hội phát triển và sử dụng rộng rãi hơn cả, nhằm gọi tên sự vật, hiện tượng và hành động, trạng thái, là những yếu tố phổ biến và quan trọng trong ngôn ngữ và giao tiếp hàng ngày trong các nhóm. 2.2. K ả năn tạo từ ủa từ n lón tiến An và tiến Việt 2.2.1. Khả năng tạo từ của từ ngữ lóng tiếng Anh a. Phương thức phụ tố: Một số tiền tố như anti-, de-, dis-, super-, re-, un- được chúng tôi thống kê từ trong ngữ liệu. Ví dụ: antisocial, debag, supercool, retro, unreal, …Trong ngữ liệu mà chúng tôi khảo sát có hậu tố là: -ed, -er, -dom, -ful, -ing, -less, -s, -y, -ish, -stan, -licious, -pocalypse, -worthy, -tastic, -ly, -or, -able, -ness, -ion, -al, -en. Ví dụ: crooked, looker, fandom, earful, happening, legless, bananas, rosy, hungrish, bookstan, foodilicious, spoontastic, coronapocalypse, beaworthy, … b. Phương thức ghép: Về hình thức, từ ghép có thể chia thành ba loại, phụ thuộc vào cách viết: (1) từ ghép đóng (closed compound) là hai từ được viết thành từ đơn (blackbird); (2) từ ghép nối (hyphenated compound) là hai từ kết nối nhau bằng dấu gạch ngang (black-face); (3) từ ghép mở (open compound) là hai từ riêng lẻ cách nhau bởi khoảng trống (black eye). Về mặt cấu tạo và ngữ pháp, từ ngữ lóng theo phương thức ghép được chia thành hai loại: Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Trong thức tế chúng tôi khảo sát, hầu hết từ ngữ lóng tiếng Anh có cấu tạo là từ ghép đều có quan hệ chính-phụ. Từ ghép chính phụ là danh từ: Nhóm danh từ + danh từ: là nhóm phổ biến nhất trong cấu tạo từ ngữ lóng tiếng Anh. Ví dụ: airhead; Nhóm tính từ + danh từ, ví dụ: mad money; Nhóm động từ + danh từ, ví dụ: slaphead; Nhóm trạng từ + danh từ, ví dụ: outside man; Nhóm số từ + danh từ, ví dụ: four-pointer; Nhóm danh từ/động từ + động từ/trạng từ/giới từ/số từ: ví dụ: look-see, speak-easy, slip-up, leg-over. Từ ghép chính phụ là tính từ, gồm các nhóm như: (i) Nhóm cấu tạo bởi cụm động từ (phrasal verb): trong đó yếu tố đứng trước là từ phái sinh ở dạng phân từ quá khứ, còn yếu tố đứng sau là giới từ., ví dụ: skinned out; (ii) Nhóm cấu tạo bởi danh từ + phân từ (hiện tại/quá khứ), ví dụ: mind-blowing; (iii) Nhóm cấu tạo bởi 12
- danh từ + tính từ, ví dụ: godawful; (iv) Nhóm cấu tạo bởi gốc từ (a base) + tiểu từ (a particle), ví dụ: spark out (quên, hoàn toàn vô thức), way-out (xa rời thực tế) (3) Từ ghép chính phụ là động từ, gồm các nhóm như: (i) Nhóm danh từ + động từ, ví dụ: skin-pop (tiêm thuốc, tiêm dưới da); (ii) Nhóm động từ + danh từ, ví dụ: eat cheese (nịnh hót, bợ đỡ); (iii) Nhóm động từ + số từ, ví dụ: hang five (hành động đưa tay cao để đập nhưng bị đối phương (vô tình) làm ngơ), stop one (uống nước);(iv) Nhóm số từ + danh từ, ví dụ: two-time (qua lại với người khác = không chung thủy với bạn tình/người yêu); (v) Nhóm cấu tạo bởi phương thức chuyển đổi chức năng từ loại: ở nhóm này hầu hết là được chuyển đổi từ loại từ các danh từ tương ứng, ví dụ: sweet mouth (tâng bốc). Từ ghép đẳng lập: ví dụ: red-hot (khi là danh từ có nghĩa là „một người phụ nữ gợi cảm và được mọi người đàn ông mong muốn‟, khi là tính từ nó mang nghĩa là „gợi cảm, phóng khoáng và đam mê). c. Phương thức láy: Láy bộ phận: ding-dong (gọi điện thoại); Láy toàn bộ: cray cray (điên rồ, điên cuồng), … d. Phương thức viết tắt: ví dụ: ASL (Age/Sex/Location), BFF (best friends forever), … e. Phương thức trộn: ví dụ: hangry (cảm giác tức giận khi đói bụng) được ghép từ „hungry‟ và „angry‟, … f. Phương thức rút gọn: Ví dụ: Rút gọn phần cuối: là việc cắt bớt phần cuối của từ để tạo ra một từ mới. Ví dụ: brill brilliant; Rút gọn phần đầu: là việc cắt bớt phần đầu của từ để tạo ra một từ mới. Ví dụ: gato alligator; Rút gọn phần đầu và phần cuối: là việc cắt bớt phần đầu và phần cuối, chỉ giữ lại phần giữa của từ để tạo ra một từ mới, ví dụ: script prescription g. Phương thức chuyển loại từ: Danh từ chuyển loại thành động từ: fat mouth (người nói nhiều và khoe khoang) fat mouth (nói rất nhiều về điều gì đó); Danh từ chuyển loại thành tính từ: happening (sự việc xảy ra) happening (thời thượng, đang thịnh hành); Động từ chuyển loại thành danh từ: sit-down (một bữa ăn miễn phí); Tính từ chuyển loại thành danh từ: crinkly (nhăn, nhàu) crinkly (lão khoa), … 2.2.2. Khả năng tạo từ của từ ngữ lóng tiếng Việt a. Từ lóng trong tiếng Việt là từ đơn: Những từ lóng được sử dụng ngay từ các đơn vị từ vựng tiếng Việt và được gán cho một nghĩa lóng như: chất, đỉnh, phê, ngon, ngáo, cày, tỏi, chai, chạy, bão, … b. Từ lóng trong tiếng Việt là từ láy: Láy toàn bộ: sương sương (nhẹ nhàng, dịu dàng, mong manh; Láy bộ phận: chảnh chọe (thái độ kiêu ngạo, tự phụ và hợm hĩnh), … 13
- c. Từ lóng trong tiếng Việt là từ ghép: Từ ghép liên hợp, ví dụ: lồi lõm (thái độ không chân thành, hay giả tạo, thể hiện hình ảnh sự khác biệt rõ rệt của hai mặt đối lập lồi-lõm); Từ ghép nghĩa chính phụ, gồm: Từ ghép nghĩa chính phụ chỉ sự vật, ví dụ: chim lợn, cừu non, tiền nóng, nhà cái, chợ đen, dân sàn, đại gia, chân dài, ca táp, cửa sau, sân trước; Từ ghép nghĩa chính phụ chỉ hoạt động, ví dụ: bóc phốt, câu like, cháy phố, đào mộ, đẩy thuyền, đi lắc, đu đọt;Từ ghép nghĩa chính phụ chỉ tính chất, ví dụ: cưng xỉu, xinh xỉu, siêu lầy, đỏ sàn, đỏ lửa, ngáo giá, … d. Từ lóng tiếng Việt là từ viết tắt, ví dụ: ATSM được viết tắt của „Ảo Tưởng Sức Mạnh‟, CCCM (một cách xưng hô trong diễn đàn về ô tô) được viết tắt của „các cụ các mợ‟, … e. Từ ngữ lóng tiếng Việt là các từ vựng có sẵn Biến đổi ngữ âm: Biến đổi một phần âm tiến, ví dụ: bình loạn (bình luận), bí kíp (bí quyết), túm lại (tóm lại), tình iu (tình yêu), ngâm cứu (nghiên cứu; Đồng âm khác nghĩa, ví dụ: họ Hứa (hứa hẹn suông), Gia Cát Dự (dự đoán, dự báo), cá kiếm (kiếm chác, kiếm tiền), bồ kết (kết, thích, yêu mến), hạt dẻ (giá rẻ), cánh đồng hoang (tiêu sài hoang phí), cá hồi (trạng thái hồi phục của thị trường sau chuỗi giảm mạnh); Nói lái, ví dụ: tỉnh tò - tỏ tình, đừng có sầu - đầu có sừng, múa bên trăng - trắng bên mua (giá cổ phiếu giảm kịch biên độ nhưng không ai mua); Tỉnh lược, nói tắt: nghía (ngắm nghía), chất (chất lượng), … Biến đổi ngữ nghĩa: Là hình thức tạo từ mới bằng cách sử dụng những từ đã có s n, biến nó thành từ đa nghĩa, trong đó, ngoài mang nghĩa gốc vốn có, từ còn xuất hiện thêm nghĩa lóng, là một nét nghĩa hoàn toàn mới. Ví dụ: bố nuôi, cá kiếm, cam sành, đan quạt, đẩy thuyền, cá voi, cừu non, máng lợn, sức khỏe, lướt sóng, khoai lang, diều hâu, … f. Từ ngữ lóng tiếng Việt dựa theo phương thức chuyển loại Động từ chuyển thành tính từ, ví dụ: đập hộp (mở hộp bao bì của sản phẩm và khám phá bên trong) đập hộp (mới, chưa sử dụng); Danh từ chuyển thành tính từ, ví dụ: gà (con gà) gà (yếu, kém, trình độ thấp); Danh từ chuyển thành động từ, ví dụ: cá kiếm (một loại cá) cá kiếm (kiếm tiền, kiếm chác), … g. Từ ngữ lóng tiếng Việt là từ vay mượn Có 3 kiểu từ ngữ lóng tiếng Việt vay mượn từ tiếng Anh phổ biến hiện nay: Dạng nguyên ngữ: tức là giữ nguyên ngữ pháp và nghĩa của từ. flex (khoe khoang, phô trương), lit (tuyệt vời, thú vị), flop ((sự nghiệp) xuống dốc), ghosting (ngừng hoàn toàn mối quan hệ với ai đó mà không báo trước (trong hẹn hò trực tuyến)), … Dạng phiên âm: trong đó người ta chỉ phiên âm các từ thông dụng để tạo ra hiệu ứng mới. Ví dụ: hít đờ-ra-ma (hít drama: hóng phốt trên mạng), úp chén (uptrend: giai đoạn cổ phiếu vào chu kỳ tăng), ... 14
- Dạng viết tắt: đây là dạng lóng được sử dụng phổ biến nhất: LOL (Laugh out loud), OMG (Oh my god), … 2.3. Nhận xét đặc điểm cấu tạo của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt 2.3.1. Những điểm tương đồng (1) Về đặc điểm hình thái - Có thể nhận thấy, dù loại hình ngôn ngữ khác nhau, nhưng các từ ngữ lóng của cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt đều dựa trên các phương thức cấu tạo từ và cấu tạo ngữ của mỗi ngôn ngữ: tiếng Anh có các thành tố là hình vị, tiếng Việt có các thành tố là từ tố để tạo nên các đơn vị từ là từ đơn, phức, từ ghép và các ngữ danh từ, ngữ động từ, ngữ tính từ. - Về đặc điểm kết hợp các vị từ vựng, có sự tương đồng về số lượng từ lóng là từ ghép ở cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt khi chúng đều chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó từ ghép tiếng Anh chiếm 41,43%, và từ ghép tiếng Việt chiếm 56,62%. Xét theo tổ chức ngữ pháp, từ ngữ lóng là danh từ/ngữ danh là từ loại phổ biến nhất ở cả hai ngôn ngữ Anh - Việt với tỷ lệ tương ứng là 67,85% và 43.47%. Điều này cho thấy danh từ/ngữ danh từ được sử dụng rộng rãi trong cả 4 nhóm xã hội nhằm mục đích gọi tên đối tượng, sự vật, hiện tượng. (2) Về khả năng cấu tạo từ ngữ lóng - Phần lớn từ ngữ lóng cả tiếng Anh và tiếng Việt đều được tạo ra bằng cách sử dụng ngay các đơn vị từ vựng vốn có thông qua việc cấp cho chúng một nghĩa lóng. Nghĩa lóng này chính là nội dung thứ hai của tên gọi lóng “chồng lên” trên tên gọi thông thường trong ngôn ngữ toàn dân: banana (điên, điên khùng), chicken (kẻ hèn nhát), monkey (đứa trẻ nghịch ngợm, sự nghiện ma túy), potato (cái đầu), wallet (bố của sinh viên và nguồn tài chính), dưa bở (tưởng bở, giàu trí tưởng bở), khoai (khó), tanh (quá giỏi, ngoài cả sức tưởng tượng), … - Phương thức ghép là một trong những phương thức cấu tạo từ phổ biến, có mặt trong hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Đối với từ ngữ lóng tiếng Anh và tiếng Việt cũng được cấu tạo bằng phương thức ghép. Từ ghép trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có hai hoặc nhiều hình vị/từ tố ghép lại với nhau. - Ở cả hai ngôn ngữ, phương thức láy đều xuất hiện trong cấu tạo từ ngữ lóng, nhưng với số lượng rất hạn chế so với cấu tạo từ ngữ toàn dân. Phương thức này càng hiếm gặp trong tiếng Anh, và một số từ chúng tôi thống kê được tạo ra nhằm tăng cường ý nghĩa của từ gốc và mang tính chất giao tiếp thân mật, thú vị trong giới trẻ (chitchat „nói chuyện phiếm‟, namby-pamby „yếu đuối, nhát gan‟, lovey- dovey „tình tứ‟), … - Phương thức tạo từ lóng bằng cách rút gọn là một trong những phương thức tạo từ lóng phổ biến và hiệu quả trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt, cũng có khá nhiều từ song tiết được bỏ bớt đi một thành tố cấu tạo, với mục đích tạo ra các từ 15
- lóng ngắn gọn và dễ nhớ, sử dụng chúng trong ngôn ngữ hàng ngày của mình để tiết kiệm thời gian và công sức trong việc diễn đạt ý. Ví dụ: Tiếng Anh: brill brilliant; tiếng Việt: chém „chém gió‟, gà „gà mờ, gà rù‟, … 2.3.2. Những điểm khác biệt -Tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập, còn tiếng Anh mang những đặc điểm của ngôn ngữ biến hình. Các từ trong ngôn ngữ biến hình có thể thay đổi hình thái bằng cách thêm phụ tố. Do sự khác nhau về đặc điểm loại hình ngôn ngữ, nên phương thức phụ tố chỉ xuất hiện ở tiếng Anh. Từ tiếng Anh được cấu tạo bằng phương thức phụ tố chiếm tỉ lệ cao nhất trong các phương thức cấu tạo từ. - Ở phương thức ghép, hai ngôn ngữ tạo ra những từ ghép có trật tự khác nhau. Trong tiếng Anh, thành tố chính thường đứng sau, còn trong tiếng Việt thành tố chính đứng trước. Sự khác biệt này phần nào phản ánh sự khác biệt về cấu trúc ngữ pháp giữa hai ngôn ngữ. - Các từ ngữ lóng tiếng Việt có xu hướng tận dụng các từ vay mượn từ tiếng nước ngoài như tiếng Anh và tiếng Trung Quốc và các từ được phát sinh từ việc viết tắt hoặc thu gọn (soái ca, khủng, phong sát, hủ nam, hủ nữ, tiểu tam, hotgirl, hot, out trình, simp chúa, selfie, flex, bae, sub, …); trong khi đó, từ ngữ lóng tiếng Anh thường có nguồn gốc từ tiếng Anh, Mỹ và Úc. - Từ ngữ lóng tiếng Anh và tiếng Việt đều được cấu tạo bằng phương thức chuyển từ loại mà cụ thể là chuyển loại thực từ. Chuyển loại thực từ trong tiếng tiếng Anh và tiếng Việt có khác nhau do những đặc điểm về mặt loại hình ngôn ngữ. Tiểu kết C ƣơn 2 Tại Chương 2, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phân tích đặc điểm cấu tạo của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt trên trên các phương diện: (1) đặc điểm hình thái và (2) phương thức cấu tạo. Từ đó chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt trên cơ sở ngữ liệu của bốn nhóm xã hội lựa chọn khảo sát. 16
- CHƢƠNG 3. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ LÓNG TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 3.1. Đặ điểm chung về ng n ĩa ủa từ ng lóng tiếng Anh và tiếng Việt 3.1.1. Tạo từ mới mang nghĩa lóng Sự mới mẻ và “phá cách” thường là những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ, đặc biệt là trong các cộng đồng những người trẻ tuổi. Họ thường nỗ lực trong việc tạo ra từ mới, trong đó có các từ ngữ lóng bằng cách sửa đổi hình thức hoặc ý nghĩa của các từ hiện có. Ví dụ:„stan‟ (người hâm mộ), „woke‟ (thức tỉnh, nhận thức và có ý thức về các vấn đề xã hội), fishu („fish‟ trong tiếng Anh có nghĩa là „cá‟, khi kết hợp với hậu tố „u‟, cả hai hòa làm một thành từ „cáu‟, thể hiện cảm xúc của các bạn trẻ Việt). 3.1.2. Phát triển nghĩa lóng Phương pháp phát triển nghĩa lóng cho các từ ngữ đã có dựa trên phương thức phát triển nghĩa của từ là cách tạo ra các từ lóng mới thông qua mở rộng hoặc biến đổi ý nghĩa của các từ gốc. Từ gốc mang tính khái quát, sau đó được bổ sung thêm một nét nghĩa mới để biến nó thành từ lóng và mang tính đặc trưng của ngôn ngữ lóng. 3.1.2.1. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ a. Ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về hình thức Barbecue: tiệc nướng ngoài trời nghĩa lóng là „liệu pháp xạ trị‟ (sử dụng các chùm tia có năng lượng lớn, tác động đến những khối u ác tính, từ đó ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư) Bộ đội về làng được nhóm tài chính chuyển sang nghĩa lóng chỉ thị trường chứng khoán chuyển từ sắc đỏ chuyển sang sắc xanh ngập tràn hồi phục sau phiên giảm mạnh. b. Ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về đặc điểm, tính chất Arm candy: viên kẹo bên tay nghĩa lóng là „trai xinh, gái đẹp, người đẹp, ngôi sao đi cùng dự tiệc, sự kiện (không nhất thiết có tình cảm, để khoe thôi); hàng tay vịn‟. Cửa sau: nghĩa lóng là „quan hệ nhà nước bằng con đường cá nhân để nhằm đôi bên cùng có lợi‟. Ngoài ra, giới trẻ, đặc biệt là những nam giới đồng tính sử dụng „yêu cửa sau‟ để chỉ một cách thức quan hệ tình dục. c. Ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về cách thức Ví dụ: Săn đại gia: Săn là một động từ với nghĩa gốc là đuổi bắt hoặc tìm giết muôn thú, được lóng hóa thành „tìm kiếm cái gì một cách khó khăn‟. Săn đại gia chính là tìm cách tiếp cận, hấp dẫn hoặc thu hút sự chú ý của một người giàu có với hy vọng nhận được hỗ trợ tài chính. 3.1.2.2. Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ 17
- So với phát triển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, các từ lóng của các nhóm xã hội được khảo sát được thiết lập theo cơ chế hoán dụ có số lượng tương đối ít, nhưng phần lớn là các từ quen thuộc và được sử dụng khá thường xuyên, và tập trung vào một dạng thức cơ bản là hoán dụ bộ phân-toàn thể (nghĩa của từ phát triển trên quan hệ gắn bó có thực giữa bộ phận và toàn thể). Ví dụ: đại gia, chân dài, mày râu, cái rốn, cắm sừng, bàn tay đen, bàn tay sạch, bàn tay thép, ca táp, cốp, lò lửa… 3.1.3. Hiện tượng đồng nghĩa của từ ngữ lóng Nhiều từ lóng cùng biểu đạt một sự vật hoặc hiện tượng, dẫn đến việc hình thành nhiều từ lóng đồng nghĩa. Ví dụ: Nhóm từ ngữ lóng chỉ diễn biến tăng/giảm trong thị trường chứng khoán như: bullish (trạng thái thị trường tăng), bearish (trạng thái thị trường giảm), dip (sự giảm giá ngắn hạn), correction (sự giảm giá lâu dài, chỉnh sửa giá), slump (sự giảm giá đột ngột và nghiêm trọng), crash (sự giảm giá nghiêm trọng và đột ngột, thường xảy ra trong một thời kỳ khủng hoảng), …. Một số từ ngữ lóng trong tiếng Việt thuộc nhóm này: Cởi trần (thị trường chứng khoán nào đó đi lên đến mức chạm trần), tụt quần (thị trường chứng khoán nào đấy đi xuống), múa bên trăng (giá cổ phiếu giảm kịch biên độ nhưng không ai mua (đọc lái của „trắng bên mua‟), bộ đội về làng (thị trường chứng khoán chuyển từ sắc đỏ chuyển sang sắc xanh ngập tràn hồi phục sau phiên giảm mạnh). 3.1.4. Hiện tượng đồng âm của từ ngữ lóng 3.1.4.1. Từ lóng có cách viết giống nhau Ví dụ: box (danh từ): phòng tập thể dục; box (động từ): xác nhận cái chết của một bệnh nhân; bão (tính từ): náo nhiệt, tưng bừng, nhiều, dồn dập; bão (danh từ): hiện tượng xã hội có sức tác động lớn, đặc biệt trong các cách kết hợp thú vị như: bão mạng (sự tranh luận, các luồng dư luận ý kiến trái chiều trên mạng về một chủ đề nào đó), chém bão (người dùng mạng xã hội viết những bình luận, đánh giá hoặc phê phán về một sự kiện, người nổi tiếng, hoặc một vấn đề gây nhiều tranh cãi và thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng), bão like (sự tăng đột biến và nhanh chóng của lượt thích (like) trên một bài viết hoặc hình ảnh trên mạng xã hội), … 3.1.4.2. Từ lóng có cách phát âm tương tự nhau Trong tiếng Anh có hiện tượng này, ví dụ: Bread nghĩa lóng là tiền (to bring in bread: kiếm tiền); bred viết tắt của từ brederin‟ nghĩa lóng là anh trai. Cả hai từ đều được phát âm giống nhau với âm /red/... Trong tiếng Việt, dựa trên ngữ liệu khảo sát, chúng tôi không thấy có sự xuất hiện của từ ngữ lóng có cách phát âm tương tự nhau. 3.1.5. Hiện tượng đa nghĩa của từ ngữ lóng - Đa nghĩa dựa trên phát triển nghĩa cho nghĩa gốc thành nghĩa chuyển (nghĩa lóng): Cách phân chia này dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa. Khái niệm nghĩa 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 287 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 263 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 193 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 117 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 169 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn