intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm lời chúc của người Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Đặc điểm lời chúc của người Việt" là nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trong lời chúc của người Việt, xây dựng các mô hình chúc của người Việt gắn với các chủ đề chúc trong các bối cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với các đặc trưng văn hóa của người Việt… Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc tìm hiểu về nghi thức giao tiếp nói chung, các nghi thức giao tiếp trong tiếng Việt nói riêng; góp phần vào nghiên cứu đặc điểm của giao tiếp ngôn ngữ, trong đó có giao tiếp tiếng Việt dưới tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm lời chúc của người Việt

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Lã Xuân Thắng ĐẶC ĐIỂM LỜI CHÚC CỦA NGƯỜI VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9 22 90 20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội, 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Văn Khang 2. PGS.TS. Đặng Hảo Tâm Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thị Hồng Hạnh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hương, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Phản biện 3: TS. Phạm Văn Lam – Viện Ngôn ngữ học. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lời chúc rất thân thuộc, gắn với hoạt động giao tiếp và nhiều lễ nghi văn hóa của người Việt. Lời chúc của người Việt gắn với người sử dụng và cộng đồng ngôn từ (community of speech) của người sử dụng. Đặt lời chúc của người Việt trong một bối cảnh xã hội để xem xét tác động của những nhân tố văn hóa - xã hội là hướng nghiên cứu về giúp nhận diện và nắm bắt được sự vận động của ngôn ngữ, đồng thời thấy được sự liên quan mật thiết giữa ngôn ngữ và văn hóa dân tộc trong lịch sử phát triển trên con đường hòa nhập cùng thế giới. Hiện nay, số lượng các công trình nghiên cứu ở về lời chúc là chưa nhiều và chưa có công trình nào nghiên cứu lời chúc theo đường hướng ngôn ngữ học xã hội, nghiên cứu lời chúc trong quan hệ tương tác giao tiếp có sự phân tầng về xã hội, xem xét lời chúc dưới tác động của các biến xã hội như tuổi, giới, nghề nghiệp, thu nhập, địa vị, học vấn,... của người chúc. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Đặc điểm lời chúc của người Việt” làm đề tài luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trong lời chúc của người Việt, xây dựng các mô hình chúc của người Việt gắn với các chủ đề chúc trong các bối cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với các đặc trưng văn hóa của người Việt… Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc tìm hiểu về nghi thức giao tiếp nói chung, các nghi thức giao tiếp trong tiếng Việt nói riêng; góp phần vào nghiên cứu đặc điểm của giao tiếp ngôn ngữ, trong đó có giao tiếp tiếng Việt dưới tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về lời chúc ở trong, ngoài nước và xây dựng cơ sở lí thuyết cho luận án; 2) Nghiên cứu, khảo
  4. 2 sát đặc điểm ngôn ngữ trong lời chúc của người Việt; 3) Miêu tả các mô hình lời chúc của người Việt gắn với các chủ đề chúc; 4) Nghiên cứu, khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của của lời chúc của người Việt dưới tác động của một số nhân tố xã hội như: tuổi, giới, nghề nghiệp, tôn giáo, thời đại. 3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu, khảo sát của luận án này là lời chúc của người Việt trong các hoạt động giao tiếp. Luận án này chỉ tập trung vào lời chúc bằng ngôn từ; các yếu tố phi ngôn từ (phi lời) như bắt tay, mỉm cười, ôm hôn,... không được xem xét đến. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu lời chúc của người Việt trên cơ sở các ngữ liệu thu được từ một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại, phim truyền hình, chương trình truyền hình từ những thập niên 1990, 2000 trở lại đây, từ các phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT (Discourse Completion Test)… và những ghi chép từ hội thoại hàng ngày. 3.3. Tư liệu nghiên cứu Số lượng lời chúc luận án thu thập tư liệu từ các nguồn như sau: các chương trình truyền hình: 92; các bộ phim truyền hình: 70; tác phẩm văn học: 145; phản hồi của độc giả trên các báo điện tử, diễn đàn trực tuyến: 109; facebook cá nhân và các website: 65; Ghi chép các đoạn hội thoại, trao đổi và tài liệu khác: 36; phiếu hoàn thiện diễn ngôn DCT: 1947. 4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như sau: phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích hội thoại; cách tiếp cận liên ngành cùng các thủ pháp: thống kê phân loại, điều tra, khảo sát của ngôn ngữ học xã hội (như phỏng vấn sâu, quan sát và điều tra bằng các phiếu DCT).
  5. 3 5. Đóng góp của đề tài 5.1. Về mặt lí luận Luận án góp phần vào nghiên cứu những vấn đề về giao tiếp ngôn ngữ nói chung và giao tiếp tiếng Việt nói riêng dưới tác động của các nhân tố xã hội - ngôn ngữ. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua việc nghiên cứu lời chúc có thể thấy được những biến đổi về lối ứng xử văn hóa - ngôn ngữ của người Việt trong giao tiếp. Kết quả nghiên cứu của luận án cho phép đưa ra những chỉ dẫn cho việc sử dụng lời chúc trong giao tiếp một cách có hiệu quả; có thể vận dụng các kết quả nghiên cứu này vào việc biên soạn giáo trình giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người Việt cũng như vào người nước ngoài theo định hướng giao tiếp; biên soạn cẩm nang về ứng xử ngôn ngữ, nghi thức giao tiếp của người Việt; là tư liệu cho những ai quan tâm tìm hiểu ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nguồn ngữ liệu trích dẫn và Phụ lục, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ của lời chúc trong tiếng Việt Chương 3: Đặc điểm lời chúc của người Việt dưới tác động của các nhân tố xã hội CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lời chúc ở nước ngoài Lời chúc đã được nghiên cứu theo một số hướng chính như sau: - Nghiên cứu lời chúc dưới góc độ cấu trúc hệ thống: có thể kể đến các nghiên cứu của (Hawraa Hassan Oraiby (2011), Svetlana Kochovska
  6. 4 (2013). Các tác giả tập trung miêu tả cấu trúc ngữ pháp của lời chúc: cấu trúc câu, các phương tiện từ vựng, ngữ pháp thể hiện trong lời chúc. - Nghiên cứu chúc như một chiến lược giao tiếp: các tác giả Elwood (2004), Hamid Allami và Maryam Nekouzadeh (2011) đã phân tích các chiến lược chúc mừng được sử dụng trong các bối cảnh giao tiếp khác nhau. - Nghiên cứu lời chúc dưới góc độ văn hóa: G.Emery (2000), Marki-Tsilipako (2001), Al-Khatib (1997)… đã tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa dân tộc tới việc sử dụng lời chúc trong hoạt động giao tiếp. - Nghiên cứu chúc dưới góc độ giao văn hóa: Reza Pishghadam và Mostafa Morady Moghadam (2011), Ali Jahangard, Neda Khanlarzade, Ashkan Latifi (2016)... đã miêu tả các yếu tố xã hội, văn hóa, tâm lí dân tộc và bối cảnh giao tiếp ảnh hưởng đến việc sử dụng các chiến lược chúc trong giao tiếp. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu lời chúc ở trong nước Những hướng chính trong nghiên cứu lời chúc, gồm: - Nghiên cứu lời chúc như một nghi thức giao tiếp: có thể kể đến các công trình của: Nguyễn Thị Tịnh (2015) nghiên cứu nghi thức chúc trong hôn lễ, Phạm Thị Kim Trung (2003) nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trong nghi thức chào, mời, chúc mừng của người Việt. - Nghiên cứu lời chúc dưới góc độ dụng học giao văn hóa: Các tác giả theo đường hướng nghiên cứu này chủ yếu miêu tả và phân tích sự khác biệt về phương tiện và cách thức biểu thị hành vi chúc trong tiếng Việt với một ngôn ngữ khác và bước đầu lí giải sự khác biệt đó từ góc độ văn hóa, có thể kể đến công trình của tác giả Phạm Thị Anh Đào (2010) và Võ Thị Kim Hoàng. - Nghiên cứu chúc dưới góc độ ngôn ngữ học xã hội: Lã Xuân Thắng (2017) trong luận văn xuất phát từ góc độ ngôn ngữ học xã hội nghiên cứu lời chúc của giới trẻ hiện nay.
  7. 5 1.1.3. Hướng nghiên cứu lời chúc của luận án Vận dụng lý thuyết về giao tiếp, về hành vi ngôn ngữ để nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc và cách vận hành của lời chúc trong tiếng Việt; lời chúc được nghiên cứu trong quan hệ tương tác giao tiếp có sự phân tầng về xã hội, được xem xét dưới tác động của các biến xã hội của người chúc như: giới, tuổi, địa vị xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo, thời đại. 1.2. Cơ sở lý thuyết 1.2.1. Giao tiếp ngôn ngữ 1.2.1.1. Những vấn đề chung về giao tiếp ngôn ngữ a) Khái niệm giao tiếp: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là sự tiếp xúc giữa con người với con người để truyền đạt, trao đổi thông tin, đồng thời thể hiện thái độ, cách đánh giá của những người tham gia giao tiếp với nội dung giao tiếp và giữa những người tham gia giao tiếp với nhau thông qua phương tiện là ngôn ngữ. b) Phân loại giao tiếp: Có nhiều cách thức, tiêu chí phân loại giao tiếp khác nhau; luận án kế thừa cách phân loại giao tiếp của tác giả Nguyễn Quang (2006), phân loại các loại hình giao tiếp gồm có: giao tiếp ngôn từ và giao tiếp phi ngôn từ. 1.2.1.2. Dân tộc học giao tiếp: sự kiện giao tiếp D. Hymes đã phát triển một cấu trúc dân tộc học liên quan đến giao tiếp ngôn ngữ để mô tả mối quan hệ tương tác và mô thức giữa ngôn ngữ và đời sống xã hội; 8 thành tố có mặt trong một hoạt động giao tiếp, được gọi tắt là S.P.E.A.K.I.N.G: Chu cảnh/bối cảnh giao tiếp/ thoại trường (setting and scence: S); Người tham dự/tham thể (participants: P); Mục đích giao tiếp (end: E); Chuỗi hành vi (acts sequence: A); Phương thức (key: K); Phương tiện (instrumentalities: I); Chuẩn mực xã hội được chấp nhận (norms: N); thể loại (genres: G). 1.2.1.3. Nghi thức giao tiếp Theo Nguyễn Văn Khang (2014) nghi thức giao tiếp có những đặc điểm như: (1) Số lượng nghi thức giao tiếp trong mỗi ngôn ngữ là
  8. 6 tương đối lớn, gắn chặt với cộng đồng giao tiếp nên không bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian; (2) Nghi thức giao tiếp có tính khuôn mẫu; (3) Giữa mục đích giao tiếp và nghi thức giao tiếp có mối quan hệ khá chặt chẽ; (4) Nghi thức giao tiếp phải phù hợp với nội dung giao tiếp; (5) Nghi thức giao tiếp không thể tách rời chủ thể và khách thể; (6) Mỗi cộng đồng giao tiếp đều có các nghi thức giao tiếp ngôn ngữ riêng, có sự khác nhau ở từng giai đoạn cụ thể và coi đó là chuẩn mực không chỉ là ngôn ngữ mà là chuẩn mực văn hóa-xã hội hay đạo đức xã hội mà mọi người phải tuân theo. Có thể phân loại nghi thức giao tiếp thành các loại chính là: Nghi thức giao tiếp có lời; Nghi thức giao tiếp phi lời; Nghi thức giao tiếp có lời kết hợp với phi lời. 1.2.1.4. Lịch sự trong giao tiếp Lịch sự (politeness) là vấn đề luôn gắn liền với giao tiếp ngôn ngữ. Lịch sự được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định hiệu quả giao tiếp, “trở thành một trong những nguyên lý có ảnh hưởng mạnh mẽ, có tác dụng chi phối cả quá trình cũng như kết quả giao tiếp”. P. Brown và S.C. Levinson (1987) đưa ra các chiến lược lịch sự để ứng biến với các tình huống trong giao tiếp. Lý thuyết lịch sự của họ được xây dựng trên cơ sở khái niệm “thể diện” (face) - hình cảnh về cái tôi trước người khác (public self-image). Luận án sử dụng lý thuyết lịch sự của P.Brown và S.C.Levinson để phân tích và lí giải tính lịch sự trong lời chúc tiếng Việt. 1.2.2. Phương ngữ xã hội và sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ 1) Phương ngữ xã hội: có thể hiểu là ngôn ngữ được sử dụng bởi một tập hợp, cộng đồng người nhất định trong xã hội; là cách thức sử dụng ngôn ngữ của các nhóm xã hội.
  9. 7 2) Sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ: Theo Nguyễn Văn Khang (2014), có 08 nhân tố có tác động đến giao tiếp. Xét theo mức độ ảnh hưởng có thể phân chia các nhân tố này thành 3 nhóm tác động đến giao tiếp của người Việt như sau: nhóm các nhân tố tác động mạnh nhất gồm: tuổi, địa vị và giới; nhóm các nhân tố tác động vừa phải gồm: nghề nghiệp, vùng miền, học vấn; nhóm các nhân tố ít tác động gồm nhân tố thu nhập và tôn giáo. Đây là các nhân tố chính, đi vào cụ thể, còn có thể kể ra các nhân tố khác nữa, trong đó có một nhân tố mà luận án này quan tâm vì liên quan đến lời chúc là nhân tố thời đại (thời đại khác nhau thì lời chúc cũng khác nhau). 1.2.3. Một số vấn đề lí thuyết về hành vi ngôn ngữ - Hành vi ngôn ngữ trực tiếp là hành vi được thực hiện đúng với các điều kiện sử dụng, đúng với đích ở lời của chúng. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác. - Phát ngôn ngữ vi: “là sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực”. - Biểu thức ngữ vi là những thể thức nói năng đặc trưng cho một hành vi ở lời… Biểu thức ngữ vi là các dấu hiệu ngữ pháp - ngữ nghĩa của các hành vi ở lời ”; gồm: biểu thức ngữ vi tường minh (có chứa động từ ngữ vi) và biểu thức ngữ vi nguyên cấp (không có các động từ ngữ vi được dùng ở chức năng ngữ vi). - Động từ ngữ vi là động từ biểu thị hành vi ngôn ngữ, đó là những động từ mà khi phát ngôn người nói thực hiện luôn hành vi ở lời do chúng biểu thị như: hỏi, xin, trả lời, khuyên, hứa, cảm ơn, thề, cảnh cáo, chúc…
  10. 8 1.2.4. Lời chúc và các khái niệm liên quan - Lời chúc là phát ngôn hoặc một phần thành phần của phát ngôn nhằm mục đích bày tỏ mong muốn những điều tốt đẹp, may mắn của người nói đối với người nghe. Lời chúc có thể chỉ được tạo nên bởi hành vi ngôn ngữ chúc, nhưng cũng có thể gồm hành vi ngôn ngữ chúc (hành vi chủ hướng) và hơn một hành vi ngôn ngữ phụ thuộc (có chức năng giải thích, chứng minh, củng cố quan hệ liên nhân,...). Luận án phân biệt hai khái niệm “lời chúc” và “lời chúc mừng”. Trong nhiều ngữ cảnh, “lời chúc” và “lời chúc mừng” có thể dùng với chức năng tương đương nhau. Tiểu kết chương 1: Trong chương này, luận án trình bày hai vấn đề lớn: tổng quan tình hình nghiên cứu lời chúc ở trong và ngoài nước với các hướng nghiên cứu khác nhau; tập trung hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết cơ bản liên quan đến đề tài. CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA LỜI CHÚC TRONG TIẾNG VIỆT 2.1. Mục đích của lời chúc trong giao tiếp và cách phân loại lời chúc 2.1.1. Mục đích của lời chúc trong giao tiếp Trong giao tiếp, lời chúc được sử dụng với 3 mục đích chính như sau: góp phần thiết lập, tăng cường mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp; thay thế một số nghi thức xã giao; được sử dụng để động viên. Bên cạnh đó, lời chúc cũng có thể dùng để mỉa mai, giễu cợt... 2.1.2. Phân loại lời chúc Dựa trên tiêu chí lí do chúc, có thể phân loại chúc thành hai loại: Chúc (ai đó) về việc (họ) sẽ làm; Chúc (ai đó) nhân một dịp, sự kiện (nào đó).
  11. 9 2.2. Các thành phần của lời chúc trong tiếng Việt Các thành phần cơ bản cấu tạo nên lời chúc gồm có: người chúc (SP1), người được chúc (SP2), động từ ngữ vi chúc (ĐTNV) và nội dung lời chúc (P). 2.3. Các mô hình lời chúc của người Việt 2.3.1. Các mô hình lời chúc khi lời chúc là một phát ngôn độc lập 2.3.1.1. Các mô hình chúc có chứa động từ ngữ vi - Khi ở dạng một phát ngôn độc lập, ở dạng đầy đủ, lời chúc được mô hình hóa như sau: SP1 + ĐTNV + SP2+ P Mô hình này có những dạng biến thể và rút gọn như sau: - Thành phần nội dung mệnh đề chúc đảo vị trí lên trước thành phần SP2: SP1 + ĐTNV + P +SP2 - Khuyết thiếu thành phần người chúc - SP1: ĐTNV+ SP2+ P - Khuyết thiếu thành phần SP1 và SP2: ĐTNV + P Ngoài các thành phần chính còn có các thành phần mở rộng khác như: a) Thành phần mở rộng là với các yếu tố nêu lí do chúc, dịp chúc. b) Thành phần mở rộng với các yếu tố đưa đẩy, rào đón, trong đó có: thành phần có chức năng duy trì quan hệ, thu hút sự chú ý; thành phần mở rộng có chức năng tiền dẫn nhập; thành phần mở rộng thuộc các yếu tố lịch sự. 2.3.1.2. Các mô hình lời chúc không có động từ ngữ vi a) Mô hình lời chúc chỉ gồm có nội dung lời chúc (P) Mô hình lời chúc này có thể xuất hiện yếu tố SP2: P +SP2. b) Mô hình lời chúc: SP1 + gửi, gửi tới, gửi đến... + SP2 + P Một số trường hợp, SP2 có thể đổi chỗ cho P: SP1 + gửi + P +SP2 c) Mô hình: SP1 + mong/cầu mong...+ SP2 + P d) Mô hình: SP1 hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với SP2 e) Mô hình: Bày tỏ niềm tin tưởng đối với đối tượng được chúc
  12. 10 g) Mô hình: Sử dụng phát ngôn cầu khiến để thực hiện hành vi chúc 2.3.2. Các mô hình lời chúc khi lời chúc là một thành phần của phát ngôn 2.3.2.1. Mô hình lời chúc kết hợp với lời khen Trong thực tế giao tiếp, lời chúc gắn với lời khen rất tự nhiên. Mô hình này thường được sử dụng trong những ngữ cảnh khi đối tượng giao tiếp có những thành tựu hoặc có niềm vui lớn. 2.3.2.2. Lời chúc kết hợp với lời cảm ơn Trong một số nghi thức giao tiếp lời chúc thường được sử dụng kết hợp với lời cảm ơn. Hai hành vi này có thể kết hợp với nhau vì cả hai đều có mục đích đều hướng đến bảo vệ thể diện dương tính của người nghe. 2.3.2.3. Mô hình lời chúc kết hợp với lời chào: Lời chào có thể kết hợp với lời chúc để tạo thành một kiểu nghi thức rất đặc trưng là “chào mừng”, trong kiểu kết hợp này lời chúc là một thành phần của phát ngôn chào. 2.3.2.4. Chiến lược chúc kết hợp với thăm hỏi, động viên, dặn dò Sử dụng lời thăm hỏi kết hợp với lời chúc là một mẫu lời nói rất thường gặp trong giao tiếp thường ngày của người Việt. Lời chúc cũng thường gắn lời động viên hoặc có thể sử dụng lời chúc để động viên, khích lệ người khác. Khi chia tay nhau người Việt Nam có thói quen dùng lời chúc gắn những lời dặn dò, nhắc nhở. 2.3.2.5. Lời chúc kết hợp với lời chúc mừng Lời chúc và lời chúc mừng có thể kết hợp với nhau trong phát ngôn. Kiểu mô hình này thường được sử dụng khi có sự việc vui xảy ra như khi ai đó đạt được một thành tích, một kết quả nhất định trong cuộc sống.
  13. 11 2.4. Đặc điểm lời chúc của người Việt trong một số sự kiện tiêu biểu 2.4.1. Lời chúc trong dịp năm mới (chúc Tết) Tết Nguyên đán là dịp điển hình nhất cho việc chúc tụng trong những ngày lễ của người Việt. Có 7 mô hình lời chúc Tết cơ bản, trong đó hai mô hình SP1 + ĐTNV+ SP2 + P (37.5%) và ĐTNV+ SP2+P (38.3%) được sử dụng nhiều nhất. Nội dung chúc Tết rất phong phú, không bị giới hạn, mang ý nghĩa tốt đẹp, hướng đến sự tích cực. 2.4.2. Lời chúc trong nghi lễ cưới hỏi Có thể chia lời chúc trong lễ cưới thành 3 nhóm lời chúc: dành cho cô dâu chú rể; dành cho hai bên gia đình nhà trai - nhà gái và dành cho quan khách. Các mô hình chúc đầy đủ thành phần như SP1 + ĐTNV + SP2+ P (25.0%) và ĐTNV + SP2 + P (29.2%) được ưu tiên sử dụng. 2.4.3. Lời chúc sinh nhật Các mô hình chúc sinh nhật được sử dụng nhiều nhất là “sử dụng lời chúc mừng” (35%) và ĐTNV+SP2+P (24.2%). Nội dung được đề cập đến nhiều nhất trong lời chúc sinh nhật là chủ đề “các trạng thái tâm lí tích cực”. 2.4.4. Lời chúc tân gia Nội dung trong lời chúc tân gia thường mang ý nghĩa tốt đẹp, thường hướng về việc mong muốn cho gia chủ có được sự giàu sang, phát đạt, gia đình hạnh phúc, hòa thuận… Đi kèm với lời chúc còn có những lời khen tặng để tạo không khí vui tươi, làm đẹp lòng gia chủ. Mô hình chúc được sử dụng nhiều nhất trong dịp này là “SP1 + ĐTNV+SP2 + P” (37.5%) và mô hình “ĐTNV+SP2 + P” (19.2%). 2.4.5. Lời chúc khai trương Có thể phân chia lời chúc khai trương thành các tiểu loại: lời chúc của cá nhân - cá nhân; lời chúc của cá nhân - tổ chức/đơn vị; lời chúc của tổ chức/đơn vị - tổ chức đơn vị. Nội dung lời chúc thường tập
  14. 12 trung vào các nội dung: chúc việc kinh doanh, buôn bán mang lợi nhuận cao; chúc cửa hàng, công ty, doanh nghiệp phát triển thuận lợi… Tiểu kết chương 2 1) Lời chúc được sử dụng với các mục đích: thiết lập, tăng cường mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp, duy trì mối quan hệ hoặc thay thế nghi thức gặp mặt, chia tay... là lời mở thoại, kết thoại, duy trì cuộc thoại hoặc có thể sử dụng với mục đích mỉa mai, giễu cợt, đe dọa thể diện của người nghe... 2) Lời chúc của người Việt thường tập trung vào một số chủ đề cơ bản như sau: sức khỏe; vẻ đẹp ngoại hình; tiền bạc và sự giàu có; tình yêu, hạnh phúc gia đình; thành công, đạt được mục đích; các trạng thái tâm lí tích cực. Nội dung của lời chúc là những điều tốt đẹp người nói mong muốn người nghe đạt được. 3) Các thành phần cơ bản của lời chúc gồm có: người chúc; người được chúc, động từ ngữ vi và nội dung lời chúc; các thành phần phụ gồm có thành phần phụ biểu thị thái độ, tình cảm của người chúc, các thành phần nêu dịp chúc, lí do chúc. 4) Lời chúc trong tiếng Việt được sử dụng linh hoạt với nhiều mô hình chúc và chiến lược chúc khác nhau. Bên cạnh các chiến lược "chúc đơn" người Việt còn sử dụng các chiến lược" chúc kết hợp" như "chúc + khen", "chúc + cảm ơn", "chúc + chào", "chúc + chúc mừng". CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM LỜI CHÚC CỦA NGƯỜI VIỆT DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ XÃ HỘI 3.1. Giới hạn vấn đề Luận án tập trung vào xem xét đặc điểm lời chúc của người Việt dưới tác động của các nhân tố (theo thứ tự từ “mạnh” đến “yếu”) là: giới, tuổi, địa vị, nghề nghiệp, tôn giáo, thời đại. 3.2. Đặc điểm lời chúc của người Việt xét từ góc độ giới 3.2.1. Chủ đề lời chúc xét từ góc độ giới
  15. 13 Các chủ đề “sức khỏe”, “trạng thái tâm lý tích cực”, “thành công” nằm trong nhóm có tỉ lệ sử dụng cao nhất ở hai giới. Có sự khác biệt trong việc lựa chọn chủ đề chúc ở hai giới. Chẳng hạn: Khi chúc người cùng giới, những lời chúc có chủ đề về vẻ đẹp ngoại hình của nữ giới cao hơn hẳn nam giới (nam - nam: 11.34%; nữ - nữ: 23.30 %); khi chúc người khác giới, nam giới lại có xu hướng sử dụng cao hơn nhiều so nữ giới (nam - nữ: 28.26%; nữ - nam: 5.10%). 3.2.2. Tần suất sử dụng lời chúc từ góc độ giới Tính trung bình trong cả 6 tình huống tiến hành khảo sát nữ giới có mức độ thường xuyên sử dụng lời chúc hơn nam giới (69.7% so với 65.4%). Có 3/6 tình huống nữ giới có mức độ “thường xuyên sử dụng” cao hơn nam giới đó là: “Ngày lễ có nguồn gốc nước ngoài”, “Ngày lễ tôn vinh nghề nghiệp” và “Các sự kiện trọng đại”; 02 tình huống mức độ “thường xuyên sử dụng” ở nam cao hơn nữ là: “Tết Nguyên đán” và “khi đạt thành tích, có tin vui”, 01 tình huống nam và nữ có mức độ “thường xuyên sử dụng” ngang bằng nhau là “các ngày lễ kỉ niệm”. 3.2.3. Phong cách ngôn ngữ giới trong lời chúc Nữ giới có xu hướng sử dụng nhiều tiểu từ tình thái: nhé, nha, ạ… ở cuối phát ngôn chúc; các kính ngữ “kính”, “xin”… ở đầu phát ngôn chúc… cũng như các phần rào đón làm cho lời chúc “mềm mại” và “dễ nghe” hơn nam giới; có xu hướng bày tỏ tình cảm, cảm xúc trong lời chúc nhiều hơn nam giới. Nam giới có xu hướng sử dụng các từ xưng hô suồng sã thậm chí bỗ bã: mày, tao, thằng bạn, chú mày... nhiều hơn nữ; ưa thích sử dụng phong cách ngôn ngữ mang yếu tố hài hước, gây cười, tếu táo trong lời chúc. 3.2.4. Các chiến lược chúc từ góc độ giới 3.2.4.1. Khi chúc người cùng giới:
  16. 14 Khi chúc người cùng giới nam sử dụng chiến lược “chúc đơn” cao gần gấp đôi so với nữ (nam: 61.4% - nữ: 39.5%). Chiến lược “chúc và hỏi thông tin” tỉ lệ sử dụng ở nữ cao hơn nam gấp hơn 6 lần (nữ: 27.6% - nam: 4.3%). Nữ giới có xu hướng thể hiện sự quan tâm của mình đối với người khác nhiều hơn nam giới. Cả nam giới và nữ giới đều sử dụng chiến lược “Chúc + động viên” ở mức độ thấp (nam: 1.6%, nữ : 3.8%). Các chiến lược chúc còn lại cả hai giới sử dụng với tỉ lệ tương đồng khá cao, có mức độ chênh lệch không nhiều. 3.2.4.2. Khi chúc người khác giới Khi chúc khác giới nữ dùng chiến lược chúc đơn nhiều hơn nam (nữ: 61.4% - nam: 50.5%). Khi chúc người khác giới nam giới lại sử dụng chiến lược hỏi thông tin nhiều hơn nữ (nam 19.5% - nữ 7.1%). Ở chiến lược “chúc + động viên” cả nam và nữ đều sử dụng ở tỉ lệ khá thấp là khoảng 1.9%. Các chiến lược còn lại tỉ lệ sử dụng giữa hai giới là tương đối cân bằng. 3.3. Đặc điểm lời chúc của người Việt xét từ góc độ tuổi 3.3.1. Chủ đề chúc dưới góc độ tuổi Luận án xem xét ảnh hưởng của yếu tố tuổi đến việc lựa chọn các một số chủ đề chúc cơ bản. Độ tuổi của các cộng tác viên được phân lập thành các nhóm như sau: 18-43 tuổi; 35-55 tuổi; trên 55 tuổi. Có thể nhận thấy, các nhóm tuổi khác nhau có sự lựa chọn các chủ đề chúc khác nhau, chẳng hạn: nhóm tuổi cao thường lựa chọn lời chúc có chủ đề “sức khỏe” với tỉ lệ cao hơn các nhóm tuổi trẻ (28%); nhóm tuổi trẻ lựa chọn các chủ đề chúc “thành công, thành đạt” (23,8%), vẻ đẹp ngoại hình (17.2%), “tình yêu hạnh phúc gia đình” (9.5%) cao hơn so với những nhóm cao tuổi. Ở các độ tuổi khác nhau người ta sẽ nhận được những lời chúc với nội dung khác nhau.
  17. 15 3.3.2. Tần suất sử dụng lời chúc từ góc độ tuổi - Ở nhóm tuổi cao mức độ “thường xuyên sử dụng” lời chúc có xu hướng càng tăng. Mức độ “thường xuyên sử dụng lời chúc” ở các nhóm tuổi đều ở mức trên 65%; trong đó cao nhất là nhóm tuổi trên 55 tuổi: 72.0 %, nhóm tuổi từ 35 - 55 tuổi đứng ở vị trí thứ hai: 69.8% và cuối cùng là nhóm từ 18-34 tuổi: 65.8%. - Ở mức độ “Không thường xuyên chúc”, nhóm tuổi có tỉ lệ lựa chọn cao nhất là nhóm 35-55 tuổi: 22.9 %; thấp nhất là nhóm trên 55 tuổi: 20.3%; ở mức độ “Ít khi chúc”: Nhóm từ 18- 34 tuổi có mức độ lựa chọn cao nhất là 8.7%; nhóm tuổi từ 35 - 55 và nhóm trên 55 tuổi khá cân bằng với tỉ lệ lần lượt là 6.6% và 6.3%; ở mức độ “rất ít khi” nhóm tuổi từ 18 -34 tuổi có tỉ lệ lựa chọn cao nhất: 4.9%; nhóm 35- 55 tuổi thấp nhất là 0.7%, nhóm trên 55 tuổi là 1.4%. Xét trong từng tình huống cụ thể, mức độ sử dụng lời chúc của những người ở các nhóm tuổi có sự khác nhau nhất định, tuy nhiên sự khác biệt này là không quá lớn. 3.3.3. Các chiến lược chúc dưới góc độ tuổi Độ tuổi của người chúc càng cao thì tỉ lệ sử dụng chiến lược “chúc đơn” càng tăng: nhóm 18-34 tuổi có tỉ lệ sử dụng thấp nhất là 35.1%; nhóm 33-55 tuổi xếp thứ hai 58.2%, nhóm trên 55 tuổi cao nhất là 65.7%. Ba chiến lược “chúc kết hợp” được sử dụng nhiều nhất ở các nhóm tuổi là: “chúc + khen”, “chúc + đề nghị ăn mừng”, “chúc + hỏi thông tin”. Ở các nhóm tuổi khác nhau, tỉ lệ sử dụng chiến lược “chúc kết hợp” có khác nhau. Dấu ấn về độ tuổi cũng thể hiện khá rõ trong từng chiến lược chúc cụ thể. Các mô hình chúc đầy đủ thành phần thường được sử dụng để chúc người cao tuổi trong khi những mô hình chúc ngắn gọn, tỉnh lược thành phần thường được dùng để chúc người ngang tuổi hoặc bằng tuổi.
  18. 16 3.3.4. Kính ngữ trong lời chúc từ góc độ tuổi Với tâm lý trọng tuổi, khi chúc người lớn tuổi hơn, người Việt thường xuyên sử dụng kính ngữ. Kính ngữ không chỉ được dùng trong trường hợp giao tiếp với những người có tuổi lớn hơn mà cả khi giao tiếp với người có địa vị xã hội cao hơn. Trường hợp người được chúc kém tuổi so với người chúc, nhưng lại có địa vị cao hơn, ở thang quyền lực cao hơn (là thủ trưởng, lãnh đạo) thì người chúc vẫn có xu hướng thể hiện sự tôn trọng nhất định trong lời chúc qua các kính ngữ. 3.4. Đặc điểm lời chúc của người Việt xét từ góc độ địa vị xã hội 3.4.1. Ảnh hưởng của yếu tố địa vị xã hội tới lời chúc của người Việt Luận án chỉ ra ảnh hưởng của yếu tố quyền lực trong lời chúc trong 3 trường hợp: - Trường hợp người có địa vị xã hội thấp chúc người có địa vị xã hội cao hơn: lời chúc thường gắn với lời khen. - Trường hợp người có địa vị xã hội cao chúc người có địa vị xã hội thấp hơn: thường sử dụng những từ ngữ mang sắc thái thúc giục, yêu cầu; các mô hình chúc ngắn gọn; khẩu khí thường tự tin; từ ngữ xưng hô thể hiện bản thân ở bậc cao hơn. Trường hợp người có địa vị xã hội ngang bằng chúc nhau phong cách ngôn ngữ trong lời chúc có xu hướng trở nên suồng sã, thân mật. 3.4.2. Khảo sát trường hợp: Lời chúc giữa hai cấp trên và dưới - Khi chúc cấp trên: chiến lược “chúc đơn” chiếm tỉ lệ cao hơn so với khi chúc cấp dưới (58.8%/45.6%). Các chiến lược chúc kết hợp nhằm mục đích khen, nịnh và tỏ ra quan tâm được sử dụng với tỉ lệ cao như: “chúc + khen” (18.1%), “chúc + hỏi thông tin” (14.0%). Các mô hình chúc đơn có đầy đủ thành phần được sử dụng với mức độ cao
  19. 17 (78.1%); các mô hình chúc đơn khuyết thiếu thành phần không được sử dụng. - Khi chúc cấp dưới: tỉ lệ chiến lược chúc đơn sử dụng khi chúc cấp dưới thấp hơn khi so với tình huống chúc cấp trên (45.60%). Một số chiến lược chúc kết hợp tăng lên so với tình huống chúc cấp trên như chiến lược “Chúc + bông đùa” (1.5% - 8.4%) “Chúc + động viên” (từ 1.2% - 6.4%). Mô hình chúc đơn đầy đủ thành phần có tỉ lệ sử dụng thấp hơn khá nhiều khi chúc cấp trên (40.4%), trong khi các mô hình chúc khuyết thiếu thành phần SP1 cũng được sử dụng nhiều hơn. 3.5. Lời chúc của người Việt xét từ góc độ nghề nghiệp 3.5.1. Nhận xét chung Nghề nghiệp được xem là một biến xã hội chi phối trực tiếp đến việc sử dụng ngôn ngữ. Trong xã hội Việt Nam, vì mưu sinh nên có rất nhiều nghề. Mỗi nghề có những đặc điểm và bên cạnh ngôn ngữ chung thì có ngôn ngữ riêng của mỗi nghề. Lời chúc cũng vậy. 3.5.2. Khảo sát trường hợp: Lời chúc giới nghệ sĩ và người dẫn chương trình (MC) 3.5.2.1. Một số đặc điểm trong lời chúc của giới nghệ sĩ và người dẫn chương trình a) Về từ ngữ xưng hô trong lời chúc: Trong lời chúc, các nghệ sĩ thường lựa chọn cách xưng tên. Cách xưng hô này vừa thể hiện được cái “tôi” của nghệ sĩ vừa thể hiện sự thân thiện, gần gũi với đối tượng giao tiếp. b) Một số đặc điểm về nội dung lời chúc: Trong lời chúc của các nghệ sĩ bên cạnh các kính ngữ thường được sử dụng để thể hiện sự tôn trọng như: “xin”, “kính”… còn xuất hiện một số từ ngữ biểu thị tình cảm dành cho người nghe như: mến chúc, thương chúc…
  20. 18 Lời chúc của các nghệ sĩ cũng thường đi kèm với những lời kêu gọi và thể hiện mong muốn, hay lời cảm ơn khán giả đã ủng hộ mình trên con đường sự nghiệp. 3.5.2.2. Một số khuôn lời chúc của các nghệ sĩ và người dẫn chương trình a) Mẫu lời chúc: Lời đầu tiên, cho phép SP1 gửi đến SP2 lời chúc, lời chào... b) Mẫu lời chúc: Xin kính chúc (các đại biểu, quan khách…)…., chúc (buổi lễ, sự kiện) thành công tốt đẹp. c) Mẫu lời chúc: …hãy dành một tràng pháo tay/vỗ tay…để chúc mừng cho… d) Mẫu lời chúc: thay mặt/đại diện …xin chúc/xin gửi đến…. đ) Sử dụng lời chúc như lời chào tạm biệt khi kết thúc chương trình. 3.6. Đặc điểm lời chúc của người Việt xét từ góc độ tôn giáo 3.6.1. Từ ngữ tôn giáo trong lời chúc Ảnh hưởng của tôn giáo đến nội dung lời chúc thể hiện ở phương diện: trong nội dung lời chúc xuất hiện những từ ngữ tôn giáo. Ví dụ: thân tâm an lạc, vạn sự cát (kiết) tường, hoằng pháp lợi sanh, hoan hỉ chúc mừng; đảnh lễ; cứu độ chúng sinh; phật sự viên thành… 3.6.2. Khuôn giao tiếp của tôn giáo trong lời chúc - Các phát ngôn chúc có hình thức giống như lời cầu nguyện, thỉnh nguyện của các tín đồ. - Các phát ngôn chúc thường được mở đầu hoặc kết thúc bằng các câu tụng niệm. 3.7. Ảnh hưởng của yếu tố thời đại tới lời chúc của người Việt 3.7.1. Nhận xét chung Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội, ngôn ngữ phản ánh đậm nét những biến chuyển của xã hội qua từng thời kì phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0