intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi)" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ hai phương diện: xưng hô và hành động ngôn ngữ (HĐNN) trong hai phạm vi tương tác của trẻ là gia đình và xã hội từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG LƯU THỊ LAN ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TRẺ EM (QUA BỘ TRUYỆN TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HAY VIỆT NAM DÀNH CHO THIẾU NHI) Tóm tắt luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 9220102 HẢI PHÒNG - 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Hải Phòng Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Văn Khang 2. PGS. TS. Nguyễn Thị Hiên Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Hải Phòng vào hồi ..... giờ.... phút....ngày .... tháng.... năm .... Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Viêt Nam, Thư viện Trường Đại học Hải Phòng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Đối với trẻ em, ngôn ngữ gắn liền với sự trưởng thành và phát triển toàn diện của trẻ em. Ở một phương diện khác, với chức năng phản ánh xã hội, ngôn ngữ của trẻ em phản ánh đời sống của trẻ gắn với tâm-sinh lí, cách tư duy, cách “hành động xã hội bằng ngôn ngữ” của lứa tuổi này, theo đó, ngôn ngữ của trẻ em có những đặc điểm riêng. 1.2. Như đã biết, cùng với giới, nghề nghiệp, vùng miền, tôn giáo,... tuổi là một nhân tố tạo nên sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ. Đây chính là một hướng nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội: phương ngữ xã hội, tức là, ngôn ngữ của các nhóm xã hội cũng là mối quan hệ giữa ngôn ngữ với nhóm xã hội. Coi trẻ em là một cộng đồng giao tiếp, theo đó, ngôn ngữ của trẻ em làm nên sự riêng khác trong tương tác giao tiếp của trẻ trong xã hội 1.3. Trong các tác phẩm văn học, vai trò của ngôn ngữ dùng để khắc họa nhân vật; truyền tải tư tưởng nhà văn muốn gửi gắm và mang lại những giá trị văn học, giá trị giáo dục,…Nhân vật trẻ em trong tác phẩm được khắc họa bằng ngôn ngữ; thông qua ngôn ngữ thể hiện đặc điểm, cá tính và con người của trẻ; trong đó có ngôn ngữ để nói về trẻ em, ngôn ngữ dùng để giao tiếp với trẻ em và ngôn ngữ mà trẻ em dùng để giao tiếp. Truyện ngắn viết cho trẻ em là một trong những mảng đề tài quan trọng góp phần giáo dục và hình thành nhân cách ở trẻ. Thông qua ngôn ngữ, nhân vật được sáng tỏ dưới góc nhìn đa chiều – nhân vật tự bộc lộ và nhân vật được bộc lộ thông qua tương tác. Vì vậy, việc tìm hiểu sâu về ngôn ngữ nhân vật trẻ em là việc làm cần thiết không chỉ khẳng định các giá trị văn học và xã hội của truyện ngắn viết cho trẻ em mà còn góp phần làm rõ đặc trưng ngôn ngữ của trẻ trong giao tiếp. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi)” làm đề tài luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ hai phương diện: xưng hô và hành động ngôn ngữ (HĐNN) trong hai phạm vi tương tác của trẻ là gia đình và xã hội từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi). Thông qua đó, luận án góp phần vào nghiên cứu giao tiếp ngôn ngữ nói chung, giao tiếp tương tác ngôn ngữ học xã hội nói riêng và khẳng định mối quan hệ liên ngành khi nghiên cứu tác phẩm văn học từ góc độ ngôn ngữ.
  4. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Xây dựng cơ sở lý luận làm cơ sở nghiên cứu của đề tài; 2) Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp gia đình trên các phương diện: chủ đề giao tiếp, vai giao tiếp, xưng hô và hành động ngôn ngữ (HĐNN); 3) Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội trên các phương diện: chủ đề giao tiếp, vai giao tiếp, xưng hô và HĐNN; 4) So sánh đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp gia đình và giao tiếp ngoài xã hội nhằm chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong giao tiếp. 3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm các đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em bao gồm: chủ đề giao tiếp, vai giao tiếp, xưng hô và HĐNN trong tương tác giao tiếp (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi). 3.2. Phạm vi và tư liệu nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trẻ em Việt Nam (qua bộ truyện Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi). Tư liệu nghiên cứu: Luận án tiến hành thu thập tư liệu từ các tác phẩm văn học Việt Nam tiêu biểu dành cho thiếu nhi qua các thời kỳ, cụ thể là bộ truyện “Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi” gồm 5 quyển, Nxb Trẻ. Tuyển tập có 131 truyện ngắn của 93 nhà văn thuộc nhiều thế hệ viết cho thiếu nhi trên cả nước, như: Quang Dũng Võ Quảng, Nguyễn Nhật Ánh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hồ Dzếnh, Phan Thị Thanh Nhàn,... 4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng như: miêu tả, phân tích diễn ngôn, phân tích hội thoại và nghiên cứu liên ngành. Các thủ pháp nghiên cứu như: thống kê - phân loại; so sánh. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về mặt lý luận Luận án góp phần làm rõ vấn đề về giao tiếp tiếng Việt nói chung và giao tiếp của trẻ em dưới góc độ tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội dựa vào đặc điểm ngôn ngữ trong tương tác giao tiếp của trẻ em; góp phần nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và trẻ em – hướng nghiên cứu liên ngành hay đa ngành của ngôn ngữ học hiện đại. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Góp phần vào việc nghiên cứu giao tiếp tiếng Việt dưới tác động của các nhân tố giao tiếp. Từ việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em trong tương tác giao tiếp để thấy được đặc trưng cũng như sự biến đổi
  5. 3 trong văn hoá ứng xử - ngôn ngữ của trẻ em; Góp phần bổ sung ngữ liệu, tư liệu cho công tác học tập, giảng dạy văn học trẻ em trong chương trình Tiểu học và Trung học Cơ sở. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận án cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận; Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp gia đình (qua bộ truyện “Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi”);Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội (qua bộ truyện “Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi”). Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Trên cơ sở tìm hiểu, chúng tôi trình bày một số hướng nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em như: thứ nhất, nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em từ góc độ tâm lí học như: J.Piaget, Vygotsky, Eve V. Clark, Katherine Nelson,…; thứ hai, nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ em từ góc độ văn học như: Margaret R.Marshall, Jan Susin, Maria Nikolajeva, Tunnell. M.O và Jacobs, J.S,...; thứ ba, nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em trong tương tác giao tiếp như: Vygotsky, Benjamin S. Bloom, Ervin-Tripp, S.,…; thứ tư, hướng nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em từ góc độ ngôn ngữ học như: F. Saussure, E. Sapir, N. Chomsky, J. Lacan, R. Jakobson, s. Pinker, J. Searle, L. Strauss, Otto Beverly,… 1.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có một số hướng nghiên cứu sau: thứ nhất, nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em từ góc độ tâm lí học như: Tuyên bố của Hội quốc liên về quyền trẻ em; Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (1989), Pháp lệnh về bảo vệ và giáo dục trẻ em,… Các nhà nghiên cứu tiêu biểu: Đỗ Thị Xuân, Nguyễn Đức Minh, Phạm Cốc, Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong, Hồ Ngọc Đại,…; thứ hai, nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em từ góc độ văn học như: Lã Thị Bắc Lý, Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thị Đài Trang,…; thứ ba, nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em từ góc độ ngôn ngữ học như: Trịnh Thị Hà Bắc, Bùi Thị Thanh, Bùi Minh Yến,… Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về đặc điểm xưng hô và hành động ngôn ngữ của trẻ em qua bộ truyện “Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi”.
  6. 4 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Một số vấn đề lý thuyết về giao tiếp tương tác và ngôn ngữ học xã hội tương tác 1.2.1.1. Giao tiếp và giao tiếp tương tác Trong phạm vi luận án, chúng tôi tán đồng với tác giả Diệp Quang Ban: Giao tiếp là những cái vốn có trong thông điệp ngôn ngữ được thể hiện qua bình diện nội dung và bình diện biểu hiện dưới hình thức của thông điệp bằng ngôn ngữ. Mỗi nhân vật giao tiếp có thể hiểu tình huống, ngữ cảnh và bản thân những người trao đổi lời với nhau tự thể hiện mình. 1.2.1.2. Sự kiện giao tiếp Sự kiện giao tiếp (Specch event) do D.Hymes đề xuất: là đơn vị miêu tả cơ bản trong nghiên cứu giao tiếp ngôn ngữ, gồm 8 thành tố, được viết tắt bằng 8 chữ cái tiếng Anh: S.P.E.A.K.I.N.G (1/ Chu cảnh/ thoại trường; 2/ Người tham dự; 3/ Mục đích; 4/ Chuỗi hành vi; 5/ Phương thức; 6/ Phương tiện; 7/ Chuẩn tương tác và chuẩn giải thích; 8/ Loại thể). Trong giao tiếp không quy định cả 8 nhân tố trên cùng xuất hiện nên cần xác định nhân tố chính và nhân tố phụ trong cuộc thoại. 1.2.1.3. Sự phân tầng trong giao tiếp Ngôn ngữ được coi là một phản chiếu của xã hội, một phương tiện đo lường về bản sắc và cách thức văn hóa của cộng đồng giao tiếp cũng như từng cá nhân. Do đó, việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp phụ thuộc vào phân tầng xã hội. Việc phân loại xã hội dựa trên tuổi tác, giới tính, quyền lực, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập, khu vực địa lí, tôn giáo, ... chi phối giao tiếp ngôn ngữ của con người. 1.2.2. Lý thuyết về xưng hô và hành động ngôn ngữ 1.2.2.1. Lý thuyết về xưng hô Xưng hô là “tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau”. Một trong những nhân tố góp phần làm nên tính đa dạng về cách xưng hô trong giao tiếp của người Việt là sự phong phú về từ ngữ xưng hô của tiếng Việt. Theo Nguyễn Văn Khang (1999), trong tiếng Việt có 13 kiểu xưng hô. Lê Thanh Kim (2002) dựa trên cơ sở các khuôn mẫu xưng hô để đối chiếu với cách xưng hô trong tiếng Việt và đưa ra mức độ sử dụng các khuôn mẫu xưng hô. 1.2.2.2. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ - Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, hành động ngôn ngữ (Speech Acts) “Khi chúng ta nói năng là khi chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc người) Sp2 trong ngữ cảnh C”. Trong phạm vi luận án, chúng tôi sử dụng thuật ngữ và nội dung về “hành động ngôn ngữ” của tác giả Đỗ Hữu Châu.
  7. 5 - Phân loại các hành động ngôn ngữ: Trong lịch sử nghiên cứu HĐNN có rất nhiều nhà ngôn ngữ dành sự quan tâm tìm hiểu. Có thể khu biệt các nghiên cứu thành hai hướng phân loại HĐNN gồm: hướng phân loại động từ nói năng (đại diện là J. L. Austin) và hướng phân loại theo HĐNN (đại diện là J. R. Searle). Trong phạm vi luận án, chúng tôi sử dụng cách phân loại HĐNN của J. R. Searle để tiến hành nghiên cứu. Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi: Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “phát ngôn ngữ vi là phát ngôn – sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này thực hiện một cách trực tiếp, chân thực”. Biểu thức ngữ vi là “những thể thức nói năng đặc trưng cho một hành động ở lời”. Động từ ngữ vi: Những động từ nói năng được dùng đúng với chức năng ngữ vi được gọi là động từ ngữ vi. Động từ nói năng chỉ được dùng làm động từ ngữ vi khi: Trong phát ngôn động từ được dùng ở ngôi thứ nhất; Bổ ngữ của động từ ngữ vi ở ngôi thứ hai; Phải được dùng ở thì hiện tại; Thể chủ động; Thức thực hiện và không có các yếu tố đi kèm. Những động từ nói năng không được dùng đúng với chức năng ngữ vi thì không phải là động từ ngữ vi. 1.2.3. Một số vấn đề về ngôn ngữ trẻ em 1.2.3.1. Một số vấn đề lí luận về trẻ em Dựa theo các văn bản pháp quy có tính chất quốc tế và quốc gia về Bảo vệ và chăm sóc trẻ em như: Công ước quốc tế về quyền trẻ em các năm 1925, 1959, 1968, 1989, 1991 xác định: trẻ em có độ tuổi dưới 18; Căn cứ theo Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 14 tháng 11 năm 1979 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành, tại Điều 1 quy định: “Trẻ em nói trong Pháp lệnh này gồm các em từ mới sinh đến 15 tuổi”; theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 và 2004, tại Điều 1: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi” và căn cứ theo đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, chúng tôi xác định: trẻ em là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển của cơ thể con người trong vòng đời. Giai đoạn trẻ em không phải đồng nhất trong một khoảng thời gian mà có sự phân kì theo sự phát triển của tâm sinh lí. Gắn với từng giai đoạn này, trẻ có những đặc điểm về tâm lí và sinh lí riêng. 1.2.3.2. Một số lí luận về tác phẩm văn học và văn học dành cho thiếu nhi “Văn học là nghệ thuật sử dụng lời văn, bài văn (nói, viết) vào mục đích nghệ thuật”. Dựa vào đặc trưng thể loại, có thể chia tác phẩm văn học thành 3 thể loại: tự sự (văn xuôi), trữ tình (thơ), kịch. Nhân vật trẻ em: Nhân vật trẻ em trong tác phẩm văn học trước hết đó là những đứa trẻ được nhà văn miêu tả, khắc hoạ trong các sáng tác văn học
  8. 6 dành cho thiếu nhi. Thông qua nhân vật trẻ em, nhà văn thể hiện tính cách, số phận trẻ em trong đời sống văn hóa, xã hội, lịch sử, đồng thời, phản ánh những quy luật của đời sống và của trẻ thơ trong cuộc sống. Ngôn ngữ nhân vật: Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Ngôn ngữ nhân vật là một phương tiện quan trọng được nhân vật sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật”. 1.2.3.3. Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi “Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi” bao gồm 131 truyện ngắn của 93 nhà văn mà tên tuổi của họ còn lưu dấu trên văn đàn Việt Nam và trong lòng độc giả. Tập truyện gồm 5 quyển mang đến những khung trời ấu thơ với nhiều gam màu đan xen nhau qua nhiều giai đoạn lịch sử với những khoảng sáng hay tối vẫn toát lên những giá trị nhân văn cao đẹp mà trường tồn muôn thuở. 1.3. Cách tiếp cận của luận án 1) Trẻ em được xác định có độ tuổi từ 0 đến 15 tuổi. Dựa theo đặc điểm tâm lí, lứa tuổi và bậc học mỗi độ tuổi tham gia, xác lập 3 độ tuổi gồm: từ 0 đến 5 tuổi (ứng với bậc học mầm non); từ 6 đến 11 tuổi (ứng với bậc học tiểu học) và từ 12 đến 15 tuổi (ứng với bậc THCS). 2) Coi ngôn ngữ của trẻ em (trong bộ truyện “Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi”) là biến thể ngôn ngữ trong sử dụng để chỉ ra đặc trưng ngôn ngữ của trẻ em và tìm hiểu sự vận động ngôn ngữ của trẻ em trong lứa tuổi từ 4 đến 15 tuổi. 3) Từ cách phân lập trên, xác định 2 môi trường tương tác chính của trẻ em là: trong gia đình và ngoài xã hội. Đồng thời, trong từng môi trường giao tiếp, xác định chủ đề giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, vai giao tiếp, xưng hô, HĐNN để làm rõ đặc điểm ngôn ngữ trẻ em. 4) Việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật trẻ em được triển khai trên hai hướng chính: xưng hô và HĐNN dưới sự chi phối của các nhân tố như: đối tượng giao tiếp, chủ đề giao tiếp, mục đích giao tiếp,... Tách ngôn ngữ trẻ em để tìm hiểu không có nghĩa là tách chúng ra khỏi các biến xã hội - văn hóa như: tuổi tác, giới tính, vùng văn hóa, năng lực nhận thức,… mà tìm hiểu chúng là một tổng thể tương tác lẫn nhau. 1.4. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, chúng tôi đã làm rõ hai vấn đề chính: Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu về các công trình có liên quan đến đề tài ở các nội dung: 1) Tình hình nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ trẻ em; 2) Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ trong truyện ngắn. Thứ hai, xác lập cơ sở lí luận cho đề tài gồm: 1) Lý thuyết về giao tiếp tương tác và ngôn ngữ học xã hội tương tác (giao tiếp, giao tiếp tương tác, sự kiện giao tiếp của D.Hymes, sự phân tầng xã hội trong ngôn ngữ); 2) Một số vấn đề về xưng hô và HĐNN; 3) Một số vấn đề lí luận về trẻ em,
  9. 7 tác phẩm văn học, văn học dành cho thiếu nhi và “Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi”. Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TRẺ EM TRONG GIAO TIẾP GIA ĐÌNH (QUA BỘ TRUYỆN “TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HAY VIỆT NAM DÀNH CHO THIẾU NHI”) 2.1. Dẫn nhập 1/ Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi gồm 131 truyện ngắn với 585 nhân vật (có tên và không tên) và 47 nhóm nhân vật. Khu biệt 585 nhân vật xác định xác định nhân vật trẻ em (336 nhân vật và 33 nhóm). Kết quả phân loại thể hiện thế giới nhân vật đa dạng; 2/ Trong tương tác giao tiếp, trẻ em có 3 phạm vi tương tác: gia đình, nhà trường và cộng đồng. Tuy nhiên, dưới tác động của các tiêu chí về quan hệ huyết thống và quan hệ xã hội có thể chia phạm vi tương tác giao tiếp của trẻ em thành 2 phạm vi: gia đình và xã hội; 3/ Khảo sát 131 truyện ngắn, phân loại 683 cuộc thoại, chúng tôi xác định: 325 cuộc thoại trong gia đình giữa nhân vật trẻ em - người lớn và trẻ em - trẻ em, 358 cuộc thoại ngoài xã hội giữa nhân vật trẻ em - người lớn và trẻ em - trẻ em; 4/ Trong gia đình, quan hệ huyết thống và vị thế của các nhân vật chịu sự chi phối mạnh mẽ của các quy định về văn hóa gia đình; 2.2. Chủ đề và vai giao tiếp của trẻ em trong giao tiếp gia đình 2.2.1. Chủ đề giao tiếp của trẻ em trong giao tiếp gia đình Tiến hành phân loại 325 cuộc thoại, luận án xác định 221 cuộc thoại giữa trẻ em - người lớn, 104 cuộc thoại giữa trẻ em - trẻ em. Trong tương tác giao tiếp của trẻ em trong gia đình, chúng tôi ghi nhận có 7 nhóm chủ đề giao tiếp. Trong tương tác gia đình, trẻ em tương tác với người lớn và trẻ em (anh/chị) thường xoay quanh các chủ đề sinh hoạt đời thường, giáo dục kĩ năng, học tập,... Các chủ đề xoay quanh các câu chuyện thường ngày từ ăn, ở, mặc,… đến các câu chuyện giáo dục về truyền thống gia đình, sự kiện hoặc trải nghiệm, về ước mơ, khát khao và khát vọng của gia đình. Thông qua các chủ đề bước đầu thể hiện văn hóa giao tiếp trong gia đình của người Việt. 2.2.2. Vai giao tiếp Trong phạm vi gia đình, chúng tôi nhận thấy: trẻ em chỉ thiết lập một cặp vai duy nhất là cặp vai trên – vai dưới, trong đó: vai trên là người lớn hoặc là anh/ chị so với vai dưới là trẻ em (em). Dưới tác động của tiêu chí quan hệ huyết thống và phân cấp trên cây phả hệ, trẻ em thiết lập hai cặp vai trên – vai dưới, trong đó: vai dưới (trẻ em) - vai trên (ông, bà, bố, mẹ, bác, chú, cô, dì, cậu,…và anh/chị). Ngoài ra, trong quan hệ huyết thống quy định về vị thế của các thành viên nên kết quả phân loại không ghi nhận cặp vai ngang của trẻ em.
  10. 8 Cặp vai con – bố/ mẹ có 108/325 cuộc thoại, chiếm 33,23%. Chẳng hạn: tôi – bố trong Đêm thơm; … Cặp vai em - anh/ chị có 98/325 cuộc thoại, chiếm 30,15%. Cặp vai ông bà – cháu có 67/325 cuộc thoại, chiếm 20,62%. Cặp vai cháu - bác/ cô/ dì/ chú/ mợ… có 52/325 cuộc thoại, chiếm 16,0%. 2.3. Đặc điểm xưng hô của trẻ em trong giao tiếp gia đình 2.3.1. Tần số xuất hiện các từ ngữ xưng hô của trẻ em trong gia đình Chúng tôi tiến hành khảo sát và phân loại 325 cuộc giao tiếp của trẻ em theo tiêu chí từ ngữ xưng hô trong gia đình và theo các cặp vai trên – vai dưới (ông bà – cháu; bác/ chú/ cô/ cậu/ dì,… - cháu; bố/mẹ - con và anh/ chị - em). Kết quả ghi nhận các kiểu xưng hô của trẻ em trong các cặp vai ở phạm vi gia đình như sau: - Trong giao tiếp gia đình, số lượng các từ ngữ dùng để xưng hô của trẻ em (vai dưới) - người lớn (vai trên) có sự chênh lệch nhau. Nguyên nhân: thứ nhất, trẻ em thường chủ động nói và có xu hướng hỏi thông tin, đề đạt nguyện vọng,… với người lớn. Thứ hai, người lớn thường trả lời trẻ em bằng các lời giải thích, động viên,… Thứ ba, trong giao tiếp gia đình, xưng hô của trẻ em và người lớn chịu sự quy định về văn hóa gia đình, quan hệ huyết thống theo tầng bậc. Trong tương tác giao tiếp giữa trẻ em - người lớn, các từ ngữ xưng hô cũng có sự chênh lệch nhau về các kiểu xưng hô và số lượng từ ngữ trong từng kiểu. Cụ thể: trẻ em khi giao tiếp với người lớn sử dụng 6 kiểu xưng hô - số lượt từ ngữ: khi xưng sử dụng 532/1212 lượt, chiếm 43,89%; khi hô sử dụng 680/1212 lượt, chiếm 56,11%. Người lớn khi tương tác với trẻ em sử dụng 7 kiểu xưng hô với các từ ngữ xưng hô chênh lệch nhau, trong đó: khi xưng sử dụng 6 kiểu (không sử dụng kiểu xưng hô bằng tên) và khi hô sử dụng 7 kiểu. Kiểu xưng hô bằng danh từ thân tộc chiếm số lượt lớn nhất. - Các từ ngữ xưng hô được sử dụng nhiều nhất trong tương tác xưng hô giữa trẻ em và người lớn trong gia đình gồm: con, cháu, ông, bà, bố/ ba, mẹ/ má trong cả xưng và hô. Trong giao tiếp gia đình người Việt, các từ xưng hô kể trên tạo thành cặp xưng hô của trẻ em - người lớn theo tương quan bậc thế hệ trong quan hệ huyết thống. Cụ thể: trẻ em sẽ xưng “cháu” và hô gọi “ông”, “bà” với những người trên mình 2 đời và là người trực tiếp sinh ra bố hoặc mẹ. Cặp từ xưng hô “con” – “bố”, “mẹ” là cặp xưng hô cốt lõi trong giao tiếp gia đình người Việt và thể hiện quan hệ huyết thống cách nhau 1 thế hệ. Cách xưng hô này thể hiện tình cảm yêu thương, gắn kết, quan tâm giữa cách thành viên trong gia đình. 2.3.2. Cách xưng hô của trẻ em trong giao tiếp gia đình 2.3.2.1. Cách xưng hô của cháu - ông/bà Khảo sát 325 cuộc thoại thuộc giao tiếp gia đình giữa trẻ em (con/
  11. 9 cháu/ em) với người lớn, chúng tôi phân loại được 67/325 cuộc thoại giữa cháu và ông, bà. Trong quan hệ này, cháu giữ vai dưới, ông/ bà giữ vai trên dưới sự tác động của quan hệ huyết thống. Giao tiếp giữa cháu – ông/ bà thường xuất hiện trong gia đình tam đại đồng đường hoặc tứ đại đồng đường; đồng thời, phù hợp và phản ánh văn hóa gia đình – gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống, cha mẹ thường ở với các con trai để các con chăm sóc, phụng dưỡng. Tương tác giao tiếp của cháu – ông bà chủ yếu trong phạm vi gia đình và gắn với các chủ đề giao tiếp như: sinh hoạt đời thường, giáo dục kĩ năng,… Kiểu xưng hô bằng danh từ thân tộc chỉ xuất hiện 2 từ xưng hô “cháu”, “con” trong tương tác của cặp vai này. Đây là cách xưng thông thường trong giao tiếp của trẻ với người lớn trong gia đình. Ngoài ra, trong một số trường hợp, ông/ bà “mắng” cháu vì chưa làm tròn một việc được giao hoặc nhờ vả thì ông/bà sẽ dùng đại từ nhân xưng (mày) để hô/ gọi cháu. Tuy nhiên, từ “mày” trong hoàn cảnh này không mang tính đe dọa cháu cao mà thường chỉ là lời nhắc, mắng “yêu”. Trong một số gia đình, vai dưới (cháu) có thể dùng từ xưng hô “con” để xưng với ông bà. Từ “con” trong tương tác xưng hô này thể hiện sự nâng vai của “cháu”. Khi cháu hoặc ông bà sử dụng các xưng hô này thường thể hiện “mức độ thân mật” cao, thường gắn với những hoàn cảnh và chủ đề có tính “đặc biệt”. 2.3.2.2. Cách xưng hô của con - bố/mẹ Trong giao tiếp gia đình, tương tác giao tiếp giữa con – bố mẹ diễn ra thường xuyên và chiếm số lượng lớn nhất 108/325 cuộc thoại, chiếm 30,15%. Đây cũng là cặp tương tác giao tiếp thể hiện rõ nhất mối tương quan huyết thống rõ nét và sự đa dạng trong cách xưng hô. Con khi xưng hô với bố/ mẹ chủ yếu dùng kiểu xưng hô bằng danh từ thân tộc: xưng “con” và hô/ gọi “bố” (“ba”/ “cha”/ “thầy”/ “cậu”), mẹ (“me”/ “má”/ “mợ”, “u”) – tạo thành cặp xưng hô “con” – “bố/ mẹ…”. Như vậy, sự đa dạng trong từ ngữ hô gọi đối tượng bố/ mẹ thể hiện đặc trưng văn hóa vùng miền, thời đại lịch sử và đặc trưng văn hóa gia đình rõ nét. Đó là các từ như: bố/ ba/ cha/ thầy/ cậu, mẹ/ me/ má/ mợ/ u, ba mẹ/ bố mẹ, thầy me,… [28] - Con cũng ước cô ấy đến đây? Con ước có được không, mẹ? - Sao lại không? Nhưng bây giờ con phải ngoan, phải chăm học. Khi nào cần, mẹ sẽ bảo con cách gọi. Cô hiện đến được ngay. [Nàng tiên Đảo Ngọc, NL 1, tr. 10] Trong giao tiếp, kiểu xưng hô bằng sự kết hợp khác chiếm vị trí thứ hai. Cách xưng hô này lại phản ánh rõ nhất thái độ, tình cảm,… của con và cha mẹ. Đó là các từ ngữ như: lũ trẻ, trẻ con, cả lớp, người mình, người ta,... Cách xưng hô này thể hiện đặc trưng của lứa tuổi gắn với những sắc thái tình cảm được thể hiện theo chiều hướng: có thể là thân mật hóa, kéo gần khoảng cách nhưng cũng có kéo dãn
  12. 10 khoảng cách với thái độ suồng sã, coi thường. Kiểu xưng hô bằng sự kết hợp khác thường thể hiện màu sắc cá nhân và tình cảm một cách thân mật và gần gũi. Trong kiểu xưng hô này thường có thể kết hợp các từ chỉ mối quan hệ: Bé, con gái, em con, thằng, con, …; tên riêng: Nê, Thắm, Thanh…; các từ chỉ chức danh, đặc điểm, tình cảm,… như: tổ trưởng, đành hanh,…. 2.3.2.3. Cách xưng hô của cháu - bác/chú/cô/dì/ cậu,… Tương tác giao tiếp của trẻ em với bác/chú/cô/dì/ cậu,… là tương tác rộng và không liên tục. Trong quan hệ dòng họ, trẻ em (vai dưới) cách 1 thế hệ với bác/ chú/ cô/ dì/ cậu,…Xét ở phạm vi rộng, tương tác cặp vai này xuất hiện rất ít và mức độ tương tác không cao. Đặc biệt, xuất hiện cặp vai “cháu – bác” dù không có quan hệ huyết thống nhưng do “đồng cảm hoàn cảnh” mà bác đã nhận cháu là người thân. Nói cách khác, thấy thương cảm trước hoàn cảnh côi cút, khó khăn mà “bác” đã nhận “cháu” là người nhà và gắn bó với nhau bằng thức tình cảm ruột thịt. Cặp từ ngữ xưng hô “cháu” – “bác” được xác lập dựa trên tuổi tác và dần hướng tới quan hệ “gia đình” giữa bố - con. 2.3.2.4. Cách xưng hô của em - anh/chị Trong gia đình, em với anh/ chị thuộc cùng một thế hệ và cùng 1 bậc trên cây phả hệ. Tuy nhiên dưới tác động của văn hóa gia đình về vai vế và tuổi tác thì trẻ em có sự phân vai vị thế em – anh/ chị rõ nét. Theo đó, vai em luôn có tuổi ít hơn vai anh/ chị. Trong ngữ liệu khảo sát, chúng tôi không ghi nhận trường hợp vai em có tuổi lớn hơn vai anh/chị. Tuy nhiên, trẻ em trong cặp vai em – anh/ chị phân thành hai xu hướng: 1/ em (trẻ em – vai dưới) và anh/ chị (thanh niên (có độ tuổi trên 16)– vai trên); 2/ em (vai dưới – trẻ em ít hơn 3 tuổi so với vai trên) và anh/ chị (vai trên – trẻ em nhiều hơn 3 tuổi so với vai dưới). a) Em (trẻ em – vai dưới) – anh/ chị (thanh niên – độ tuổi trên 16): Quan hệ giữa em (trẻ em – vai dưới) – anh/ chị (thanh niên – độ tuổi trên 16) là quan hệ cùng hàng và có những nét tương đồng về đặc trưng tâm lí. Do cùng “hàng” nên, em và anh/ chị trong tương tác giao tiếp thường bị các yếu tố thân hữu chi phối mạnh. Đặc biệt, sự vi phạm tương quan vai trong những hoàn cảnh và chủ đề giao tiếp nhất định sẽ dẫn đến sự chuyển vai giữa các nhân vật. b) Em (vai dưới – trẻ em ít hơn 3 tuổi so với vai trên) - anh/ chị (vai trên – trẻ em nhiều hơn 3 tuổi so với vai dưới): Trong giao tiếp gia đình, em và anh/ chị chênh lệch nhau 3 tuổi trở lên khá phổ biến trong gia đình người Việt. Cặp tương tác này không có nhiều chênh lệch về tâm lí, tư duy nên rất dễ “rời vai” và sử dụng từ ngữ xưng hô trong tương tác giao tiếp đa dạng. Cụ thể, trong một cuộc thoại, trẻ em có thể sử dụng nhiều kiểu xưng hô và cặp xưng hô “mày” – “tao” là một trong những cặp xưng
  13. 11 hô xuất hiện khá nhiều và thường trong các chủ đề về sinh hoạt đời thường, trò chơi trẻ thơ. 2.4. Đặc điểm hành động ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp gia đình 2.4.1. Tần số xuất hiện các hành động ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp gia đình Khảo sát 131 truyện ngắn, xác định và khu biệt 325 cuộc thoại, chúng tôi khảo sát các nhóm HĐNN được trẻ em sử dụng trong tương tác với người lớn trong phạm vi gia đình. Trong giao tiếp gia đình, trẻ em sử dụng 5 nhóm HĐNN với 51 HĐ và 1770 lượt được sử dụng và có sự chênh lệch nhau về số lượng các HĐNN trong giao tiếp. Cụ thể: nhóm Điều khiển (hỏi, yêu cầu, cầu xin, nhờ, ,…) có số lượng HĐ và số lượt xuất hiện nhiều nhất (17 HĐ với 752 lượt xuất hiện); nhóm Biểu cảm (nhớ, yêu, muốn, mừng, khen,…) có 14 HĐ với 402 lượt xuất hiện; nhóm Cam kết (hứa, thề, xin lỗi, cho, tặng, khẳng định, phủ định,…) có 13 HĐ với 359 lượt xuất hiện; nhóm Tái hiện có 5 HĐ (tả/miêu tả, thuật/ tường thuật, kể,…) với 221 lượt; nhóm Tuyên bố có số lượng HĐ và số lượt xuất hiện thấp nhất 2 HĐ – tuyên bố, đề bạt với 36 lượt xuất hiện. Bên cạnh các HĐ trực tiếp, các HĐNN gián tiếp cũng được trẻ em sử dụng trong giao tiếp gia đình. - Trong giao tiếp gia đình, trẻ em sử dụng các nhóm HĐ điều khiển, biểu cảm và cam kết chiếm ưu thế. Đặc biệt, một số HĐ thuộc các nhóm điều khiển như: hỏi, yêu cầu/ đề nghị, nhờ, , đòi,…; nhóm HĐ biểu cảm như: thương, nhớ, yêu, sợ,… hoặc nhóm HĐ điều khiển như hỏi, xin, nhờ, đòi,… có số lượng lớn hơn. Nhóm tuyên bố và đề bạt ít xuất hiện. - Số lượng các HĐNN trong từng nhóm có sự chênh lệch nhau rất lớn, chẳng hạn: Nhóm HĐ Điều khiển với các HĐ như: hỏi, hồi đáp hỏi, yêu cầu/ đề nghị, khuyên, xin/ cầu xin, nài, nhờ, mời,… xuất hiện với số lượng rất lớn. Nhóm Tái hiện bao gồm các HĐ như: thuật/ tường thuật; tả/ miêu tả; kể;.... Các HĐ Tái hiện xuất hiện khi trẻ em trình bày một vấn đề có tính chất “quan trọng, nghi thức", trong tình huống trẻ đang tự đặt mình vào "trách nhiệm" của người công dân. Nhóm HĐ Điều khiển xuất hiện với số lượng HĐ lớn nhất. Trong nhóm HĐ Điều khiển, HĐ hỏi xuất hiện với số lượt lớn nhất thể hiện tâm lí “thích khám phá” và mong muốn tìm hiểu các hiện tượng. Lí giải bước đầu sự chênh lệch về số lượng HĐ trong các nhóm HĐ ngôn ngữ như sau: Thứ nhất, trẻ em trong quá trình phát triển có sự chuyển biến mạnh về thể chất, sinh lí và tâm lí. Thứ hai, trẻ em dần hình thành cho mình tư cách cá nhân/ vị thế xã hội cho riêng mình. Cùng với sự tiếp nhận các tri thức từ gia đình, nhà trường đến hoạt động vui chơi ngoài xã hội đã khiến trẻ hình thành nên “tính cách” của riêng mình. Thứ ba, do đặc trưng tâm lí lứa tuổi 4-15 nêu trẻ em thường mong muốn tìm
  14. 12 hiểu, khám phá, nêu các ý kiến cá nhân, thuật tả, giải thích,… 2.4.2. Khảo sát trường hợp: Nhóm hành động điều khiển của trẻ em trong giao tiếp gia đình Chúng tôi đã thực hiện xác định việc sử dụng các HĐNN trong nhóm HĐ điều khiển của trẻ em trong giao tiếp gia đình. - Các HĐNN có sự chênh lệch nhau trong số lượt xuất hiện. HĐ hỏi có số lượt lớn nhất 184/752 lượt, chiếm 24,47%. Đây là HĐ chiếm ưu thế tuyệt đối trong các nhóm HĐ được trẻ em sử dụng trong giao tiếp gia đình. - Một số HĐ như cấm, đe dọa, cản,… xuất hiện với số lượng rất thấp vì đây là các HĐ có tính khiến cao. Nguyên nhân chênh lệch của các HĐ thuộc nhóm HĐ Điều khiển như sau: 1/ trong tương tác gia đình, trẻ em thuộc vai dưới so với người lớn là vai trên. Vì vậy, các HĐ Điều khiển có tính cầu vì thế xuất hiện với tần số rất cao; 2/ trẻ em trong tương tác giao tiếp gia đình sử dụng HĐ điều khiển có tính khiến. Khi sử dụng các HĐ có tính khiến thường gắn với tình huống đặc biệt, trẻ mong muốn hoặc hờn dỗi khi muốn có một điều gì hoặc vật gì đó; 3/ các HĐ trung tính xuất hiện với số lượng rất lớn. Đặc biệt, HĐ hỏi có 184 lượt, chiếm 24,47%. 2.4.2.1. Khảo sát cụ thể: Hành động hỏi a. Mục đích của hành động hỏi: 1/ thu thập thông tin; 2/ thể hiện thái độ thăm dò, ngạc nhiên; 3/ thể hiện yêu cầu, mong muốn. b. Các thành phần của hành động hỏi gồm: người hỏi (SP1), động từ ngữ vi; đối tượng tiếp nhận hành động hỏi (SP2); nội dung hỏi (P). c. Các mô hình hành động hỏi Chúng tôi tiến hành khảo sát, phân loại các HĐ hỏi theo tiêu chí: có động từ ngữ vi hay không có động từ ngữ vi để chỉ ra mô hình cấu trúc, giá trị sử dụng của các HĐ này. Do kết quả khảo sát không ghi nhận ngữ liệu có HĐ hỏi được thực hiện bằng động từ ngữ vi nên tạm thời chúng tôi chưa tìm hiểu. Trong phạm vi nghiên cứu HĐ hỏi của trẻ em trong tương tác gia đình, chúng tôi đi sâu tìm hiểu HĐ hỏi không có động từ ngữ vi. Luận án tổng hợp được một số biểu thức ngôn ngữ của HĐ hỏi như sau: Dạng 1: Khuyết CN (BTNVTM), ĐTNV; có BN1 + BN2 Các biến thể của HĐ hỏi ở dạng 1 gồm: Dạng 1a: BN1 là ngôi thứ nhất; Dạng 1b: BN1 là ngôi thứ hai; Dạng 1c: BN1 là ngôi thứ ba Dạng 2: Khuyết CN (BTNVTM), ĐTNV, khuyết BN1; có BN2
  15. 13 2.5. Tiểu kết chương 2 1. Trong giao tiếp gia đình, các chủ đề giao tiếp của trẻ em thường là các chủ đề: sinh hoạt đời thường, giáo dục kĩ năng và trò chơi trẻ thơ. Trẻ em thiết lập duy nhất cặp vai dưới – vai trên (trẻ em – người lớn, trẻ em – trẻ em) dưới sự chi phối của tiêu chí phân cấp vị thế trong họ hàng (cây phả hệ) và tiêu chí tuổi tác. Trẻ em ở vai dưới so với người lớn/ anh chị em của trẻ (ở vai trên). 2. Trong giao tiếp gia đình, trẻ em sử dụng 6 kiểu xưng hô và có sự khác biệt, chênh lệch nhau. Kiểu xưng hô bằng danh từ thân tộc là kiểu xưng hô có số lượng lớn nhất. Kiểu xưng hô bằng sự kết hợp khác được sử dụng nhiều thứ hai, thể hiện sự quan sát, tình cảm, thái độ,... và sự phát triển về mặt tư duy ngôn ngữ của trẻ em,... Đặc biệt, cặp từ xưng hô: “con” - “bố/ mẹ”, “cháu”- “ông/ bà”, “em” - “anh/ chị” được xác định là “tâm”. Trong giao tiếp, xưng hô của trẻ em có sự linh hoạt và phản ánh tâm lí hồn nhiên, ngây thơ và đôi khi pha chút khuôn phép, câu nệ và cứng nhắc. Hai đặc điểm nổi bật trong xưng hô của trẻ em trong gia đình: 1/ Xưng hô theo quy định về phân tầng vị thế trong quan hệ huyết thống trong gia đình; 2/ Xưng hô kéo gần khoảng cách theo hướng “rời vai” nhằm thân mật hóa quan hệ tương tác. 2. Trong giao tiếp gia đình, để đạt hiệu quả giao tiếp, trẻ em sử dụng linh hoạt các HĐNN. Theo khảo sát, trẻ em sử dụng 5 nhóm HĐNN (Tái hiện, Điều khiển, Cam kết, Biểu cảm và Tuyên bố) và số lượng chênh lệc nhau. Nhóm HĐ Điều khiển xuất hiện với số lượng và số lượt cao nhất. Nghiên cứu sâu HĐ Điều khiển, chúng tôi nhận thấy HĐ hỏi là HĐ được sử dụng với số lượt lớn (184/752 lượt, chiếm 24,47%) và được thực hiện đa dạng. Thông qua các HĐ hỏi, phản ánh tâm lí tò mò, thích khám phá của trẻ em về những sự vật hiện tượng và thể hiện nhu cầu của cá nhân trước thực tiễn một cách dễ thương, hồn nhiên và vô tư nhất. Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TRẺ EM TRONG GIAO TIẾP NGOÀI XÃ HỘI (QUA BỘ TRUYỆN “TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HAY VIỆT NAM DÀNH CHO THIẾU NHI”) 3.1. Dẫn nhập 1. Giao tiếp xã hội (nhà trường và cộng đồng) của trẻ em là một trong hai phạm vi giao tiếp phản ánh mối quan hệ đa chiều cũng như các đặc trưng quan hệ. Trong tương tác xã hội, các nhân tố xã hội như: địa vị xã hội, tuổi tác, giới tính, trình độ chuyên môn, thái độ, … tác động trực tiếp đến giao tiếp của trẻ em; 2. Khảo sát 131 truyện ngắn,
  16. 14 chúng tôi xác định 683 cuộc thoại của trẻ em và phân loại được 358 cuộc thoại của trẻ em với các đối tượng khác ngoài xã hội. Dựa theo tiêu chí tuổi tác, chúng tôi xác định trẻ em tương tác giao tiếp ngoài xã hội với hai đối tượng chính là: người lớn và trẻ em.; 3. Giao tiếp ngoài xã hội phản ánh mức độ “mở rộng” quan hệ tương tác và sự “trưởng thành” của trẻ em. 4. Khu biệt tương tác giao tiếp, chúng tôi tiến hành tìm hiểu tương tác của trẻ em - người lớn và trẻ em - trẻ em trên các phương diện: chủ đề giao tiếp, vai giao tiếp, xưng hô và HĐNN. 5. So sánh đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em trong giao tiếp gia đình và giao tiếp ngoài xã hội nhằm chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong giao tiếp. 3.2. Chủ đề và vai giao tiếp của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội 3.2.1. Chủ đề giao tiếp Khảo sát 358 cuộc thoại của trẻ em trong xã hội, chúng tôi xác định 202 cuộc thoại giữa trẻ em - người lớn và 156 cuộc thoại giữa trẻ em - trẻ em. Dựa vào các môi trường tương tác, chúng tôi xác định và phân chia thành 2 phạm vi trẻ em tương tác gồm: nhà trường và cộng đồng. Trên cơ sở phân loại cuộc thoại, phạm vi tương tác của trẻ em, tiến hành phân loại chủ đề giao tiếp theo cặp vai giao tiếp: 1/ người lớn – trẻ em; 2/ trẻ em – trẻ em. - Trong 202 cuộc thoại giữa trẻ em - người lớn, luận án xác định 2 phạm vi tương tác giao tiếp chủ yếu của trẻ em và gắn với từng phạm vi tương tác này là các nhóm chủ đề nhất định như: 1/ Tương tác giữa trẻ em và thầy cô giáo trong nhà trường có 98 cuộc thoại và phân loại thành 3 nhóm chủ đề tương tác gồm 3 nhóm: học tập; giáo dục kĩ năng; giúp đỡ và chia sẻ khó khăn. 2/ Tương tác giữa trẻ em - người lớn trong cộng đồng có 104 cuộc thoại và phân loại thành 4 nhóm chủ đề: học tập, lao động kiếm sống, giúp đỡ mọi người, trò chơi. - Phân loại 156 cuộc thoại trong tương tác giao tiếp của trẻ em - trẻ em, chúng tôi xác định 2 phạm vi tương tác của trẻ em - trẻ em gồm: nhà trường và cộng đồng. Trong nhà trường, trẻ em - trẻ em tương tác với nhau với 4 nhóm chủ đề giao tiếp. Trong cộng đồng, trẻ em - trẻ em tương tác với nhau xung quanh 4 nhóm chủ đề. 3.2.2. Vai giao tiếp Khảo sát 358 cuộc thoại của trẻ em ngoài xã hội, chúng tôi xác định 202 cuộc tương tác giữa trẻ em - người lớn và 156 cuộc tương tác giữa trẻ em - trẻ em. Các cặp vai này thiết lập thành 2 cặp vai chính: cặp vai dưới – vai trên (trẻ em – người lớn; trẻ em – trẻ em (chênh lệch nhau hơn 3 tuổi)) và cặp vai ngang (trẻ em – trẻ em/ bạn bè). Kết quả như sau: 1/ tương tác giao tiếp của trẻ em ngoài xã hội thiết lập 2 cặp vai chính: cặp vai dưới – vai trên và cặp vai ngang. Cặp vai dưới – vai trên được cụ thể hóa bởi các cặp vai: học sinh – thầy/ cô giáo; cháu – ông, bà, bác, chú, cô,…; em – anh, chị; 2/ cặp vai dưới - vai trên giữa trẻ em -
  17. 15 người lớn ngoài xã hội được thiết lập quan hệ dựa trên các nhân tố vị thế xã hội, tuổi tác, mức độ thân quen,…; 3/ cặp vai ngang bạn bè giữa trẻ em và trẻ em xuất hiện ở cả 2 phạm vi tương tác: nhà trường và cộng đồng. Cặp vai ngang của nhân vật trẻ em và nhân vật trẻ em chỉ xuất hiện trong trường hợp các nhân vật có cùng độ tuổi; cùng sở thích, nguyện vọng và đồng thuận trở thành bạn bè. 3.3. Đặc điểm xưng hô của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội 3.3.1. Tần số xuất hiện các từ ngữ xưng hô của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội 3.3.1.1. Tần số xuất hiện các từ ngữ xưng hô của trẻ em - người lớn trong giao tiếp ngoài xã hội Trong tương tác ngoài xã hội, trẻ em thiết lập cặp vai dưới (trẻ em) và vai trên (người lớn) và cụ thể bằng các cặp vai: học sinh – thầy/ cô giáo; cháu - bác/ chú/ cô/ cậu/ dì,…; em - anh/ chị. - Trong giao tiếp ngoài xã hội, từ ngữ xưng hô của trẻ em (vai dưới) và người lớn (vai trên) có sự chênh lệch nhau. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch nhau không quá lớn. Các kiểu từ ngữ xưng hô được trẻ em sử dụng trong xưng và hô với người lớn có sự chênh lệch nhau về số lượng. Cụ thể: khi xưng, trẻ em sử dụng 7 kiểu xưng hô và trong từng kiểu số lượng từ ngữ xưng hô khi xưng và khi hô có sự chênh lệch nhau. Cụ thể: Kiểu xưng hô bằng sự kết hợp khác được sử dụng với số lượng lớn nhất – khi xưng (147/1274 lượt, chiếm 11,54%) và khi hô (209/1274 lượt, chiếm 16,41%); bằng đại từ nhân xưng chiếm số lượng lớn thứ hai - khi xưng có 134/1274 từ ngữ, chiếm 10,52%, khi hô 169/1274 từ ngữ, chiếm 13,27%; Khuyết vắng xưng hô - khi xưng 95/1274 lượt, chiếm 7,46%, khi hô 118/1274 lượt, chiếm 9,26%; bằng danh từ thân tộc - khi xưng 61/1274 lượt, chiếm 4,79% và khi hô 176/1274 lượt, chiếm 13,81 %); bằng chức danh - khi xưng 17/1274 lượt, chiếm 1,33%; khi hô 43/1274 lượt, chiếm 3,38%; bằng tên – khi xưng (5/1274 lượt, chiếm 0,39%) và khi hô (21/1274 lượt, chiếm 1,65%). - Các từ ngữ xưng hô được sử dụng nhiều nhất trong tương tác giao tiếp ngoài xã hội giữa trẻ em và người lớn như: cháu, em, con, chúng cháu, thầy giáo, bác, chú, anh, chị,… Điều này phù hợp với vị thế và phân vai trong giao xã hội cũng như trong giao tiếp của trẻ em. 3.3.1.2. Tần số xuất hiện các từ ngữ xưng hô của trẻ em - trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội Trong tương tác ngoài xã hội, trẻ em - trẻ em thiết lập cặp vai ngang (cặp vai bạn bè). Kết quả khảo sát và phân loại các từ ngữ xưng hô của trẻ em trong tương quan cặp vai bạn bè như sau: Trong tương tác xã hội, trẻ em sử dụng 7 kiểu xưng hô và các kiểu xưng hô này có sự chênh lệch nhau rất lớn.
  18. 16 Cặp vai ngang bạn bè của trẻ em xuất hiện trong cả hai phạm vi: nhà trường và cộng đồng. Tuy nhiên, trong từng phạm vi này, dưới tác động của các nhân tố: giới tính, mức độ quen biết, tình cảm thân sơ, địa vị trong lớp học/ cộng đồng,… mà tương tác của trẻ sử dụng các kiểu xưng hô với các cặp từ xưng hô điển hình khác nhau. Các từ ngữ xưng hô xuất hiện nhiều nhất trong cặp vai bạn bè là: tớ, mình, cậu, bạn, chúng mình, chúng ta, tao, mày… Các từ ngữ xưng hô này chủ yếu thuộc kiểu xưng hô bằng đại từ nhân xưng và bằng sự kết hợp khác. Sự xuất hiện của các từ xưng hô trên với số lượng lớn thể hiện sự khẳng định cá nhân của trẻ em trong tương quan giao tiếp với bạn bè trong nhà trường và ngoài cộng đồng. Nếu như trong phạm vi nhà trường cặp xưng hô: “tớ” – “bạn”/ “cậu” được sử dụng nhiều nhất dưới sự chi phối của các quy định, quy tắc trong nhà trường cũng như tình cảm yêu thương, trân trọng của lứa tuổi học sinh thì trong phạm vi cộng đồng cặp xưng hô “mày” – “tao” lại xuất hiện nhiều nhất. Cặp xưng hô “mày” – “tao” có thiên hướng sử dụng thân mật, suồng sã và thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ của trẻ em. 3.3.2. Đặc điểm xưng hô của trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội 3.3.2.1. Cách xưng hô học sinh – thầy giáo/ cô giáo Tương tác giữa học sinh với thầy/ cô giáo không chỉ xuất hiện trong phạm vi nhà trường mà còn xuất hiện ngoài phạm vi cộng đồng (ngoài giờ lên lớp). Kết quả khảo sát ghi nhận 62/358 cuộc thoại giữa học sinh - thầy giáo/ cô giáo và các chủ đề tương tác từ các chủ đề học tập, giáo dục kĩ năng cho đến giúp đỡ và chia sẻ khó khăn. Trong tương quan giao tiếp, học sinh giữ vai dưới và thầy giáo/ cô giáo giữ vai trên. Quan hệ quyền lực chi phối giao tiếp giữa học sinh và thầy cô giáo. Tuy nhiên, quan hệ thân hữu luôn có xu hướng thay thế. Trong tương tác giao tiếp với thầy giáo/ cô giáo, trẻ em giữ vai trò là học sinh và sử dụng 5 kiểu xưng hô: bằng danh từ thân tộc, bằng từ khác, bằng sự kết hợp khác, bằng từ chỉ chức danh và khuyết vắng từ xưng hô. Kiểu xưng hô bằng danh từ thân tộc được trẻ em sử dụng nhiều nhất. Các danh từ thân tộc xuất hiện với tần số cao là “em” và “con”. Đây cũng chính là hai từ xưng hô được quy định trong xưng hô trong trường hợp – “em” hoặc do “sự đồng thuận” giữa học sinh và thầy cô giáo – “con”. 3.3.2.2. Cách xưng hô cháu – ông/ bà Cách xưng hô của cháu - ông/ bà trong tương tác xã hội của trẻ em được thiết lập dựa trên nhân tố tuổi tác và thể hiện sự kính trọng, tôn trọng và biết ơn với người có tuổi. Ông/ bà cách cháu 2 thế hệ. Trong giao tiếp ngoài xã hội với ông/ bà, trẻ em sử dụng 4 kiểu xưng hô: danh từ thân tộc (cháu, ông, bà, con, ông bà,…), đại từ nhân xưng (ta, chúng ta, mình, …), từ khác (lão…), sự kết hợp khác (ông Hai, ông
  19. 17 Sáu, lão bán chim,…) và khuyết vắng xưng hô. Các từ ngữ xưng hô thuộc các kiểu xưng hô mà trẻ em sử dụng trong tương tác giao tiếp với ông bà không đa dạng về từ ngữ nhưng số lượt lặp lại cao. Kiểu xưng hô bằng danh từ thân tộc gồm các từ: cháu, chúng cháu, con, ông, bà, cụ. Từ “cháu” xuất hiện với tần số cao thể hiện sự tư duy về vị thế của trẻ em, nhận diện vị thế của người đối diện và mối quan hệ liên nhân của trẻ với người lớn. Cặp xưng hô “cháu” – “ông”, “chúng cháu” – “ông” xuất hiện với số lượt cao và thể hiện rõ đặc trưng cách xưng hô của cháu với ông bà trong giao tiếp xã hội. Bên cạnh kiểu xưng bằng “cháu”, trẻ em cũng sử dụng kiểu xưng hô kết hợp khác trong tương tác giao tiếp với ông bà như: cụ Hai/ ông Hai, ông Sáu, bà Sáu, ông này, ông Lão Đá, bà ấy, … Đáp lại cách xưng hô của cháu, vai ông bà tùy thuộc vào hoàn cảnh, chủ đề giao tiếp, mức độ thân sơ, … sử dụng đa dạng kiểu xưng hô như: bằng danh từ thân tộc trong xưng - “ông”/ “bà”/ “ông bà” và hô bằng một trong các kiểu: bằng danh từ thân tộc (cháu, con, chị em); bằng danh tên (Bé); bằng sự kết hợp khác (con giun không mắt, mấy cháu, thằng Còn/ cháu Còn,…); Xưng bằng đại từ nhân xưng (ta, chúng ta, tao ) – hô bằng các kiểu: bằng tên (Mèo mướp/ mèo Mướp, Lười,…); bằng sự kết hợp khác (hai con, thằng Hùng/ thằng Lười/ chú Lười, con Mướp,…) 3.3.2.3. Cách xưng hô cháu – bác/ cô/ chú/ dì/ cậu,… Tương tác giao tiếp ngoài xã hội giữa trẻ em (cháu) với bác/ cô/ chú/,… thiết lập nên cặp vai dưới – vai trên với cháu thuộc vai dưới và bác/ cô/ chú/,… thuộc vai trên. Khoảng cách vai giữa cháu và bác/ cô/ chú/ dì/ cậu,…là 1 thế hệ - chênh lệch tuổi tác từ 10 tuổi trở lên. Cặp vai điển hình trong tương tác giữa cháu và bác/ cô/ chú/… và cặp từ xưng hô thường xuất hiện ở cặp vai này là cặp: xưng - “cháu” và hô – “bác”/ “cô”/ “chú”,… Tuy nhiên, trong tương tác giao tiếp ngoài xã hội, tùy vào chủ đề giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và nội dung giao tiếp, cách xưng hô của cháu với bác/ cô/ chú,... có sự linh hoạt trong kết hợp các kiểu xưng hô. Một số biểu thức xưng hô điển hình của cặp vai này như: “thằng + tên riêng” là cách xưng hô mà nhân vật trẻ em “mượn” lời để diễn tả bản thân rõ hơn để trả lời. Cách xưng hô bằng kết hợp khác được thể hiện với một số biểu thức như: biểu thức “Danh từ thân tộc” + “tên” (bác Cu Muôn, bác Cừ, bác Nhã,…); biểu thức xưng hô Danh từ thân tộc + công việc; Danh từ thân tộc + công việc + vị trí địa lí; từ chỉ chức danh + vị trí (chú bộ đội, anh du kích, cô đỡ đẻ của đảo, tiên gốc gạo,...) cũng là cách xưng hô thường thấy của trẻ em khi hô gọi bác/ chú/ cô,… Các từ xưng hô này là cách xưng hô mang tính miêu tả để định danh đối tượng.
  20. 18 3.3.2.4. Cách xưng hô em – anh/chị Trong tương tác ngoài xã hội, trẻ em trong tương quan với anh/ chị là ở vai dưới so với anh/ chị là vai trên. Cặp vai này xác lập vị thế vai trên tiêu chí tuổi tác. Vì vậy, mức độ chênh lệch độ tuổi giữa em với anh/ chị không quá 10 tuổi. Dưới tác động của nhân tố hoàn cảnh, chủ đề giao tiếp, văn hóa cộng đồng,… trẻ em thường “khiêm nhường” và hô gọi người đối diện theo hướng tôn vai lên một bậc. Đây cũng là nguyên tắc giao tiếp xã giao trong cộng đồng. Trẻ em trong giao tiếp ngoài xã hội sử dụng đa dạng các kiểu xưng hô. Tuy nhiên, tùy vào mức độ thân quen, tình cảm, thái độ,… mà cách xưng hô có sự khác nhau. Kiểu xưng hô bằng danh từ thân tộc (em, anh, chị, anh chị,…) được sử dụng nhiều nhất với các cặp từ xưng hô như “anh” – “em”. Kiểu xưng hô bằng đại từ nhân xưng (ta, chúng ta, mình, chúng mình,…) được sử dụng trong hoàn cảnh có tính quy thức, chủ đề thuộc về chiến đấu chống kẻ thù chung. Kiểu xưng hô bằng tên (Trường Đại, Thủy, Tâm, Khếnh,…) được trẻ em sử dụng trong xưng với anh/ chị nhưng thường xuất hiện đầu cuộc thoại nhằm giới thiệu tên và thường đi kèm với biểu thức “Em tên là…/ Em là…”. Khi hô gọi, chỉ xuất hiện duy nhất một trường hợp vai em gọi tên anh (Sơn) sau lời giải thích. Biểu thức xưng hô “Danh từ thân tộc + tên riêng” xuất hiện với số lượng lớn trong cách hô gọi của trẻ em. Chẳng hạn: anh Bát, anh Huề, chú Tâm, chị Gái, anh Trung,…) Kiểu xưng hô bằng chức danh không được trẻ em sử dụng khi xưng nhưng được sử dụng khi hô. Điều này tuân thủ theo quy tắc xưng hô ngoài xã hội dưới sự tác động tiêu chí địa vị xã hội – nghề nghiệp (bộ đội, bác sĩ,…) quy định. Khuyết vắng xưng hô cũng là kiểu xưng hô được sử dụng trong tương tác của em với anh/ chị. 3.3.2.5. Cách xưng hô của trẻ em trong tương quan vai bạn bè Cặp vai bạn bè là cặp vai ngang giữa trẻ em cùng tuổi hoặc trong cùng độ tuổi. Đây là cặp vai duy nhất của trẻ em thiết lập quan hệ giao tiếp ngang nhau và không chịu sự tác động của tiêu chí tuổi tác, vị thế trong gia đình cũng như các quy tắc xã hội khiến cặp vai phân lập thành cặp vai trên – vai dưới. Đồng thời, đây là cặp vai duy nhất không chịu sự chế định và quy định của quan hệ quyền lực theo trục phân cấp (quan hệ huyết thống, địa vị xã hội, tuổi tác,…). Cặp vai này xuất hiện ở hai hoàn cảnh lớn: nhà trường và ngoài cộng đồng. Khi xưng, trẻ em sử dụng cả 6 kiểu xưng hô: bằng tên (khỉ cái, khỉ đột, Việt gian,…); bằng đại từ nhân xưng (tôi, tớ, chúng tớ, tao, mình, chúng mình, ta,…); bằng từ khác (bạn, đàng mình, người ta, bồ/ các bồ, bọn này,…); bằng sự kết hợp khác (bạn Bé, chị em chúng mình, chị Minh, nhóm mình, Người yêu nước, Phe tướng cướp Bảy Lì, phe tụi tao, thiện xạ bắn bắn vịt, nhóm Tứ quái này, Đội ta, …); bằng từ chỉ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2