Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm làm rõ đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt, từ đó khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa ngữ nghĩa và kết trị của nhóm tính từ này trong sự hiện thực hóa ngôn ngữ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ KẾT TRỊ CỦA NHÓM TÍNH TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM VỀ LƢỢNG CỦA SỰ VẬT TRONG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HÀ NỘI - 2020
- Luận án đƣợc hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS LÊ THỊ LAN ANH 2. GS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP Phản biện 1: GS.TS Đinh Văn Đức Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Văn Khang Viện Ngôn ngữ học Phản biện 3: GS.TS Đỗ Việt Hùng Trường ĐHSP Hà Nội Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp trƣờng tại: Vào hồi .......... giờ ......phút, ngày .... tháng .... năm 2020 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN I. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Nghiên cứu kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng trong tiếng Việt,(2016), Đề tài NCKH Cấp Cơ sở, Trường Đại học Hồng Đức. II. CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC 1. Nguyễn Thị Thanh Hương (2013), Đặc điểm tính từ chỉ lượng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 8 /2013, tr 43-46. 2. Nguyễn Thị Thanh Hương (2016), Kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong Truyện Kiều – Nguyễn Du, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức, số 31, tr. 125-134. 3. Nguyễn Thị Thanh Hương (2017), Sự chuyển nghĩa và thay đổi kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong Truyện Kiều – Nguyễn Du, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức - số đặc biệt, tr.124-131. 4. Nguyễn Thị Thanh Hương (2017), Kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, số 4 (48), tr. 54 - 60. 5. Nguyễn Thị Thanh Hương (2017), Kết trị và sự thay đổi kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng trong tiếng Việt, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, số 6 (50), tr. 21- 27. 6. Nguyễn Thị Thanh Hương (2019), Sự chuyển nghĩa của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt, Hội thảo ngữ học toàn quốc 2019, tr.287-296.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Cũng như ở các ngôn ngữ khác, tính từ là từ loại có số lượng lớn và chiếm vị trí quan trọng trong tiếng Việt. Ngoài những tiểu loại tính từ chỉ đặc điểm khác, nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật đóng một vai trò không nhỏ làm nên sự phong phú và đa dạng của tính từ nói riêng và từ loại tiếng Việt nói chung. 1.2. Lí thuyết kết trị là một trong những lí thuyết quan trọng về ngữ pháp của ngôn ngữ học hiện đại. Lí thuyết này đem đến một hướng tiếp cận mới, tiếp cận cú pháp theo đường hướng ngữ nghĩa, chức năng. Nó góp phần giải quyết những vấn đề cần yếu đối với ngữ pháp tiếng Việt, đặc biệt là mối quan hệ giữa ngữ nghĩa và ngữ pháp trong sự hiện thực hóa ngôn ngữ. 1.3. Sau khi ra đời, lí thuyết kết trị đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu ngữ pháp, nghiên cứu đặc điểm từ loại của nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trên thế giới đã có khá nhiều công trình vận dụng lí thuyết kết trị nghiên cứu một cách có kết quả hệ thống từ loại mà đầu tiên và trước hết là động từ. Nằm trong trào lưu chung của ngôn ngữ học thế giới, ở Việt Nam, những năm gần đây lí thuyết kết trị đã nhanh chóng được vận dụng trong một số công trình nghiên cứu. Nhưng với nhóm TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt dưới ánh sáng của lí thuyết kết trị thì chưa có một công trình khoa học chuyên sâu nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề: Đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt làm đề tài nghiên cứu trong luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị của nhóm TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt, từ đó khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa ngữ nghĩa và kết trị của nhóm tính từ này trong sự hiện thực hóa ngôn ngữ. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Xây dựng khung lí thuyết làm cơ sở cho việc triển khai đề tài: Lí thuyết kết trị, lí thuyết ngữ nghĩa và lí thuyết về TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt. - Phân tích và mô tả đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị của nhóm TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt khi dùng với nghĩa gốc. - Phân tích và mô tả sự phát triển nghĩa và thay đổi kết trị của nhóm TTCĐĐVL trong tiếng Việt.
- 2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và phạm vi nguồn ngữ liệu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị của TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt trong 55 nguồn ngữ liệu ở hai loại hình văn bản thuộc hai phong cách khác nhau: khoa học và nghệ thuật. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án áp dụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: Phương pháp miêu tả kết hợp với phương pháp phân tích cú pháp; thủ pháp mô hình hóa, so sánh và thống kê, phân loại. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về mặt lí luận Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngữ nghĩa và kết trị của nhóm TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt. Thông qua việc nghiên cứu, luận án thêm một bước làm rõ hơn lí thuyết về kết trị và ngữ nghĩa trong sự tương tác lẫn nhau. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án cũng góp thêm tiếng nói minh chứng cho sự tiến bộ của đường hướng nghiên cứu ngữ pháp hiện đại: ngữ pháp gắn liền với ngữ nghĩa. 5.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ là những đóng góp thiết thực trong công việc nghiên cứu và học tiếng Việt, cụ thể như: giúp những người nghiên cứu về cú pháp và ngữ nghĩa có được cái nhìn sâu sắc hơn về tính từ; góp phần vào việc phân tích, giải thích ngữ nghĩa của tính từ trong việc biên soạn từ điển, sách dạy tiếng Việt cho người Việt Nam và người nước ngoài. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và nguồn ngữ liệu khảo sát luận án gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tính hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết; Chương 2: Đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt khi dùng với nghĩa gốc; Chương 3: Sự phát triển ngữ nghĩa và thay đổi kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về nghĩa và kết trị của từ 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu về nghĩa của từ Trên thế giới, việc nghiên cứu nghĩa của từ đã được các nhà ngôn ngữ học đặc biệt quan tâm. Người đầu tiên phải kể đến là Michel Bréal - với công trình: “Essai de Sémantique (Science des signification, 1877), tiếp đến F.de Saussure (1916), C.K. Ogden và I.A. Richards (1923), G. Stern (1931), V.A. Zveginxev (1957), S. Ullmann (1962), John Lyons (1977).... Bên cạnh đó, G. Lakoff, M. Johnson, M. Turner, C. Fillmore, V. Evans, M. Green ... cũng quan tâm và nghiên cứu nghĩa dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận. Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học đã tiếp thu chọn lọc những thành tựu nghiên cứu về nghĩa của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới. Ở góc độ ngôn ngữ học truyền thống, người nghiên cứu sớm nhất và có nhiều công trình về lí thuyết nghĩa của từ là Đỗ Hữu Châu (1998), tiếp đó là Nguyễn Thiện Giáp (2005), Lê Quang Thiêm (2008), Đỗ Việt Hùng (2014)… Ở góc độ ngôn ngữ học tri nhận, các tác giả như: Nguyễn Đức Tồn, Lý Toàn Thắng, Trần Văn Cơ, Nguyễn Văn Hiệp… cũng nghiên cứu về nghĩa của từ, đặc biệt sự chuyển nghĩa của từ. Dù dưới góc độ khác nhau song về cơ bản các nhà nghiên cứu đều đưa ra quan niệm về nghĩa của từ, các thành phần nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ… 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về kết trị của từ Trên thế giới, lí thuyết kết trị được nghiên cứu trên nhiều cấp độ với nhiều quan điểm khác nhau. Đầu tiên phải kể đến L. Tesnière với cuốn Elément de Syntax structurale (Các yếu tố của cấu trúc cú pháp) (1969) đã đưa ra cách hiểu về kết trị của động từ và phân biệt chu tố và diễn tố. Tiếp đến S.D. Kasnelson (1973) đã làm rõ cách hiểu kết trị và phân biệt kết trị với khả năng tham gia vào các mối quan hệ cú pháp. N.I. Tjapkina (1980) và A.M. Mukhin (1987) đã mở rộng khái niệm kết trị của động từ hơn. M.D. Stepanova (1988) lại mở rộng khái niệm kết trị từ cấp độ từ sang các cấp độ và các bình diện khác của ngôn ngữ. …. Ở Việt Nam, các nhà Việt ngữ học nhanh chóng vận dụng lý thuyết kết trị vào nghiên cứu tiếng Việt. Đầu tiên phải kể đến Cao Xuân Hạo (2006) với công trình “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng”. Một trong những người tiên phong vận dụng linh hoạt lí thuyết kết trị của L. Tesnière vào nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam là Nguyễn
- 4 Văn Lộc (1995). Đinh Văn Đức (2015) đã đặt vấn đề nghiên cứu từ loại tiếng Việt theo đường hướng nghiên cứu của Chức năng luận và quan tâm trước nhất đến lí thuyết kết trị. Bên cạnh đó phải kể đến: Nguyễn Thị Quy (1995), Nguyễn Văn Hiệp và Lâm Quang Đông (2008), Lê Thị Lan Anh (2014), Nguyễn Mạnh Tiến (2016) … 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về nghĩa và kết trị của tính từ tiếng Việt Tính từ là một từ loại cơ bản của tiếng Việt. Vì vậy, tính từ chủ yếu được xem xet dưới góc nhìn ngữ pháp về các phương diện: ý nghĩa ngữ pháp, khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp. Tuy nhiên, cũng có những công trình đề cập đến ngữ nghĩa của tính từ; mối quan hệ giữa ngữ nghĩa và kết trị của một số nhóm tính từ cụ thể như: Chu Bích Thu (1996), Nguyễn Thị Dự (2004), Lê Xuân Bình (2009), Nguyễn Quỳnh Thu (2013), Trần Ái Chin (2014), Nuyễn Thị Huyền (2018)… Qua tổng quan tình hình nghiên cứu về nghĩa và kết trị của từ nói chung và tính từ tiếng Việt nói riêng, có thể thấy ngữ nghĩa và kết trị của từ và tính từ đã giành được nhiều sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học. Tuy nhiên, nghiên cứu nhóm TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và kết trị có lẽ chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ nhất. 1.2. Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài 1.2.1. Khái quát về nghĩa của từ 1.2.1.1. Nghĩa của từ và sự phát triển ngữ nghĩa của từ từ góc độ cấu trúc luận a. Quan niệm về nghĩa của từ Khái niệm “nghĩa của từ” là một trong những khái niệm quan trọng của ngôn ngữ và được các nhà nghiên cứu quan tâm. Có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về nghĩa của từ, tuy nhiên, tựu trung lại, có thể đề cập đến ba nhóm quan trọng. Ở luận án này, chúng tôi tán thành nhóm quan niệm coi nghĩa của từ là một thực thể tinh thần. Đó là sự hiểu biết của con người về những sự vật, hiện tượng … mà từ biểu thị. b. Các thành phần nghĩa của từ Khi nói đến ý nghĩa của từ, chúng ta cần phải hiểu đó là một tập hợp những thành phần nghĩa sau: Ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa biểu thái và ý nghĩa ngữ pháp. Đây là những ý nghĩa của từ trong hệ thống - vốn có tính ổn định, lập thành nghĩa hạt nhân của từ. Còn trong hoạt động hành chức, từ luôn gây ra những ý nghĩa khác, không có tính ổn định là nghĩa liên hội. c. Hiện tượng nhiều nghĩa và chuyển nghĩa của từ Hiện tượng nhiều nghĩa là hiện tượng ngữ nghĩa trong đó một từ (một vỏ ngữ âm) có chứa từ hai nghĩa trở lên và mỗi nghĩa tương ứng với một hoặc một số sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.
- 5 Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là việc một nghĩa của từ được hình thành dựa trên một nghĩa đã có của từ đó. Việc chuyển nghĩa của từ luôn được thực hiện qua phương thức chuyển nghĩa. Theo một số nhà nghiên cứu, có hai phương thức chuyển nghĩa của từ: ẩn dụ và hoán dụ. 1.2.1.2. Một số khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận liên quan đến nghĩa và sự phát triển ngữ nghĩa của từ a. Ý niệm, ý niệm hóa, ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm Ý niệm là kết quả, là sản phẩm của hoạt động tri nhận của con người về thế giới xung quanh cũng như chính bản thân mình qua tương tác với thế giới. Ý niệm có thể được biểu hiện bằng ngôn từ cũng có thể không. Ý niệm hóa là hoạt động tri nhận để hình thành nên những ý niệm, gồm nhiều quá trình tinh thần khác nhau. Ẩn dụ ý niệm là các ánh xạ có tính hệ thống giữa hai miền ý niệm: miền nguồn và miền đích. Bản chất của ẩn dụ ý niệm là ở sự cấu trúc hóa và cảm nhận những hiện tượng loại này trong cách diễn giải của các hiện tượng loại khác. Nó có tính một chiều, là động lực thúc đẩy cho miền đích và miền nguồn mang lại những ý nghĩa (tri thức) bổ sung đôi khi khá chi tiết và gây ấn tượng. Hoán dụ ý niệm là một quá trình tri nhận trong đó một thực thể ý niệm (phương tiện) cung cấp sự tiếp nhận tinh thần đến một thực thể ý niệm khác (đích) trong cùng một miền hoặc cùng một mô hình tri nhận lý tưởng. b. Phạm trù và phạm trù hóa Phạm trù là khái niệm khoa học phản ánh những thuộc tính và mối quan hệ chung, cơ bản nhất của các hiện tượng. Trong ngôn ngữ học tri nhận, phạm trù là một trong những hình thái nhận thức của tư duy con người, cho phép khái quát hóa kinh nghiệm để phân loại các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Phạm trù hóa là một quá trình tinh thần phức tạp nhằm phân loại các sự vật hiện tượng mà sản phẩm của nó là các phạm trù tri nhận. c. Miền, miền nguồn và miền đích Miền là một thực thể ý niệm được sử dụng trong lí thuyết ẩn dụ ý niệm và những hướng tiếp cận liên quan tới chiếu xạ ý niệm. Miền ý niệm có cấu trúc tri thức tương đối phức tạp có liên quan đến các phương diện thống nhất trong kinh nghiệm, là tập hợp các ý niệm có mối quan hệ gắn bó với nhau. Miền nguồn bao gồm một tập hợp các thực thể ngôn từ, các thuộc tính, các quá trình và các quan hệ, được liên kết ngữ nghĩa và dường như được lưu trữ cùng nhau trong tâm trí. Miền đích có xu hướng trừu tượng và rút ra cấu trúc của mình từ miền nguồn thông qua liên kết ẩn dụ hay “ẩn dụ ý niệm”.
- 6 1.2.2. Khái quát về kết trị của từ 1.2.2.1. Khái niệm kết trị Dựa trên quan điểm về khái niệm kết trị của các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước, kết trị là khả năng của từ kết hợp vào mình những thành tố cú pháp giúp hiện thực hóa đặc trưng ngữ nghĩa của từ. 1.2.2.2. Khái niệm tham tố và phân loại tham tố a. Khái niệm tham tố Tham tố là những thành tố hiện thực hóa đặc trưng ngữ nghĩa của từ trung tâm, có thể đảm đương một chức vụ ngữ pháp nhất định trong câu. b. Phân loại tham tố Trong luận án này, chúng tôi dùng cặp thuật ngữ: tham tố bắt buộc và tham tố không bắt buộc. Tham tố bắt buộc là loại tham tố cần thiết để cho từ có được mức độ hoàn chỉnh tối thiểu về nghĩa mà không cần có sự hỗ trợ của ngữ cảnh. Tham tố này chịu sự chi phối chặt chẽ vào đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của từ, thường chỉ có mặt ở từng loại từ nhất định. Sự xuất hiện của tham tố bắt buộc là do nghĩa của từ trung tâm đòi hỏi. Tham tố không bắt buộc là loại tham tố có thể có mặt hay vắng mặt cạnh từ trung tâm nhưng vẫn phải do từ trung tâm cho phép. Đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp của tham tố này vẫn chịu sự chi phối của từ trung tâm. 1.2.2.3. Nguyên tắc và thủ pháp xác định kết trị a. Nguyên tắc xác định kết trị Các tham tố với tư cách là đơn vị ngữ pháp được đặc trưng bởi hai mặt: mặt ý nghĩa và hình thức ngữ pháp. Vì vậy, kết trị nói chung và tham tố nói riêng sẽ được xác định cả về mặt nội dung (chức năng nghĩa) và cả về mặt hình thức (ngữ pháp) của từ. b. Thủ pháp xác định kết trị Khi xác định kết trị của từ, có nhiều thủ pháp nhưng một thủ pháp đơn giản nhưng hữu hiệu nhất là thủ pháp đặt câu hỏi. Đây là thủ pháp dựa vào cấu trúc ngữ nghĩa của từ trung tâm đặt câu hỏi để tìm ra các tham tố xoay quanh từ đó. Hay nói cách khác, chúng ta dùng chính từ trung tâm để đặt câu hỏi tìm ra các tham tố. Như vậy, từ trung tâm sẽ có mặt ở tất cả các câu hỏi tìm tham tố. Câu trả lời cho các câu hỏi đó chính là các tham tố của từ. Mỗi câu hỏi sẽ giúp chúng ta xác định một ô trống cần hoặc có thể lấp đầy, tương đương với một tham tố. 1.2.2.4. Mối quan hệ giữa ngữ nghĩa và kết trị của từ Ngữ nghĩa và thuộc tính kết trị của từ luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, ngữ nghĩa luôn giữ vai trò chi phối kết trị, tức ngữ nghĩa của từ quy định sự hiện thực hóa kết trị của từ trong hoạt động hành chức. Ngược lại, thông qua mô
- 7 hình kết trị thuộc tính ngữ nghĩa vốn có của từ được bộc lộ. Đây chính là căn cứ để khẳng định rằng ở mọi ngôn ngữ, cơ sở cuối cùng của sự liên kết cú pháp là nhân tố ngữ nghĩa. Tính quy định của mặt nghĩa đối với kết trị thể hiện ở chỗ mỗi kiểu kết trị thường chỉ gắn với kiểu ý nghĩa từ vựng - ngữ pháp của từ. Vì kết trị phụ thuộc chặt chẽ vào nghĩa của từ nên sự thay đổi nghĩa từ vựng - ngữ pháp của từ luôn kéo theo sự thay đổi kết trị của nó. Tiểu kết Nhóm TTCĐĐVL của sự vật là một trong những nhóm từ trung tâm, cơ bản của mọi ngôn ngữ. Đây là nhóm từ có nhiều đặc điểm phức tạp đã thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã xác lập một số khái niệm lí thuyết cơ bản về ngữ nghĩa, kết trị. Những vấn đề lí thuyết này sẽ được vận dụng để làm sáng tỏ đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị của nhóm TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt khi dùng với nghĩa gốc và phát triển nghĩa. Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ KẾT TRỊ CỦA NHÓM TÍNH TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM VỀ LƢỢNG CỦA SỰ VẬT TRONG TIẾNG VIỆT KHI DÙNG VỚI NGHĨA GỐC 2.1. Khái quát về tính từ chỉ đặc điểm về lƣợng của sự vật trong tiếng Việt 2.1.1. Quan niệm về tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt Dựa trên những quan niệm của các nhà nghiên cứu, trong luận án này, chúng tôi quan niệm: TTCĐĐVL là những tính từ định lượng sự vật (dài, ngắn, cao, thấp, nông, sâu…) và biểu thị số lượng sự vật (đông, vắng, nhiều, ít, đầy, đủ…). 2.1.2. Tiêu chí nhận diện Từ quan niệm về TTCĐĐVL của luận án và tiêu chuẩn phân định từ loại, chúng tôi đưa ra bộ tiêu chí để nhận diện nhóm tính từ này như sau: 2.1.2.1. Về ý nghĩa Nhóm TTCĐĐVL có ý nghĩa định lượng sự vật về kích thước, trọng lượng, khoảng cách, nhiệt lượng và biểu thị số lượng sự vật trong thực tế khách quan. Đây là ý nghĩa ngữ pháp khái quát và là một tiêu chí quan trọng chi phối những đặc điểm trong hoạt động ngữ pháp của nhóm tính từ này. 2.1.2.2. Về khả năng kết hợp Giống như các nhóm tính từ khác, TTCĐĐVL có khả năng làm thành tố trung tâm trong cụm từ chính phụ. Thành tố phụ trước của TTCĐĐVL thường là các phụ
- 8 từ chỉ mức độ. Thành tố phụ sau của TTCĐĐVL rất đa dạng về cấu tạo, từ loại, ý nghĩa …. Trong đó, thành tố phụ sau chỉ lượng xuất hiện sau TTCĐĐVL là dấu hiệu đặc trưng nhất giúp phân biệt nhóm tính từ này với các nhóm tính từ khác. 2.1.2.3. Về chức vụ ngữ pháp Là một tiểu nhóm nằm trong tính từ nên TTCĐĐVL cơ bản có chức vụ ngữ pháp trong câu giống như tính từ nói chung. Chúng có khả năng làm vị ngữ trực tiếp, làm định ngữ (mở rộng, bổ sung nghĩa cho danh từ). 2.1.3. Phân loại tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt Luận án cho rằng: TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt gồm hai nhóm: Nhóm tính từ định lượng sự vật (định lượng về kích thước, trọng lượng, khoảng cách, nhiệt lượng …) như: nặng, nhẹ, dài, ngắn, rộng, hẹp, nông, sâu, cao, thấp, nóng, lạnh, xa, gần .... và nhóm tính từ biểu thị số lượng sự vật như: nhiều, ít, đông, vắng, đầy, thưa… 2.1.4. Danh sách tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt Luận án đã khảo sát 55 nguồn ngữ liệu với 2045 câu trong hai loại văn bản: VBKH và VBNT. Chúng tôi thấy: Tiếng Việt có 31 TTCĐĐVL của sự vật (cao, rộng, dài, ngắn, dày, mỏng, nhiều, ít, thưa, vắng, đông, đủ….). Dựa vào đặc điểm cấu tạo, chúng đều là từ đơn và có bản chất từ vựng – ngữ pháp quy định những yếu tố có tính chất bắt buộc tạo thành kết trị. 2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lƣợng của sự vật khi dùng với nghĩa gốc Dựa trên những gợi ý quan trọng của các nhà nghiên cứu và kết quả khảo sát 55 nguồn ngữ liệu, đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt sẽ được chúng tôi xem xét theo hai nhóm: nhóm định lượng sự vật (định lượng kích thước, trọng lượng, nhiệt lượng, khoảng cách…) và nhóm biểu thị số lượng sự vật. 2.2.1. Ngữ nghĩa nhóm tính từ định lượng sự vật 2.2.1.1. Ngữ nghĩa nhóm tính từ định lượng kích thước sự vật Kích thước là toàn thể nói chung những đại lượng (như chiều dài, chiều rộng, chiều cao, chiều sâu …) xác định độ lớn của một vật. Vì vậy, nhóm tính từ định lượng kích thước sự vật theo các chiều kích khác nhau như: chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu, chiều dày … Ngữ nghĩa chung của nhóm tính từ này là biểu thị chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu… của sự vật. Tiêu biểu là các tính từ cơ bản sau: cao, thấp, ngắn, dài, rộng, nông, sâu, cao vút, sâu hoắm, dài ngoẵng, thâm thấp.... Ví dụ: Tấm ván dài 2 mét, rộng 1 mét, dày 5 centimét. (Hoàng Phê – Từ điển tiếng Việt)
- 9 2.2.1.2. Ngữ nghĩa nhóm tính từ định lượng trọng lượng sự vật Trọng lượng là từ dùng để chỉ khối lượng của một vật cụ thể nào đó. Với cách hiểu như vậy: nặng, nhẹ, nhẹ bỗng, nhè nhẹ, nhẹ nhẹ, nặng trĩu, nặng trịch, nặng nề… là các tính từ định lượng trọng lượng sự vật. Ngữ nghĩa của nhóm tính từ này là biểu thị khối lượng của sự vật. Ví dụ: Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn. (Nguyễn Khắc Phi - Ngữ văn 6) 2.2.1.3. Ngữ nghĩa nhóm tính từ định lượng nhiệt lượng sự vật Nhiệt lượng là số lượng nhiệt năng, thường được tính bằng calori. Tiêu biểu cho nhóm tính từ này là các tính từ: nóng, lạnh, ấm, mát, nóng ran, lành lạnh, lạnh ngắt, âm ấm, man mát, nong nóng, lạnh buốt … Trong đó, cặp tính từ nóng và lạnh đại diện nhóm và xuất hiện với tần số cao. Ngữ nghĩa của nhóm tính từ là biểu thị nhiệt lượng của sự vật. Ví dụ: Lượng trở lại vùng rừng miền Tây Quảng trị lần này vào giữa tháng mưa to nhất, không khí bao giờ cũng lạnh xuống đến mười độ. (Nguyễn Minh Châu – Dấu chân người lính) 2.2.1.4. Ngữ nghĩa nhóm tính từ định lượng khoảng cách sự vật Khoảng cách là khoảng chia cách giữa hai vật. Tiêu biểu là các tính từ: xa, gần, xa xa, xa tít, xa tắp, xa xôi, xa lắc, xa thẳm, gần gần… Trong đó, cặp tính từ xa và gần xuất hiện nhiều và đại diện cho nhóm. Ngữ nghĩa của nhóm tính từ này là biểu thị khoảng cách của sự vật. Ví dụ: Con ngựa phi rất nhanh, nếu đường xá tốt có thể phi tới hơn trăm cây số một giờ, bước nhảy của nó xa tới 4 mét. (Nguyễn Huy Thiệp – Tuyển tập truyện ngắn) 2.2.2. Ngữ nghĩa nhóm tính từ biểu thị số lượng sự vật Bên cạnh ngữ nghĩa nhóm tính từ định lượng sự vật, TTCĐĐVL còn có nhóm ngữ nghĩa thứ hai biểu thị số lượng của sự vật. Số lượng là con số biểu thị có nhiều hay có ít. Tiêu biểu cho nhóm tính từ này là các tính từ: đầy, vơi, đủ, thiếu, ít, nhiều, đông, vắng, thưa, to, nhỏ, thưa thớt, đông đủ, vơi vơi, nho nhỏ…. Chúng có nghĩa chung là biểu thị số lượng sự vật. Tuy nhiên, các sự vật được nói đến ở đây là các sự vật tồn tại trong một tập hợp không phải là các sự vật tồn tại cá thể. Ví dụ: Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sang hơn. (Tuyển tập Tự lực văn đoàn, tập 3)
- 10 TTCĐĐVL Định lượng Biểu thị số lượng Định Định Định Định lượng lượng lượng lượng kích trọng khoảng nhiệt thước lượng cách lượng Hình 2.1. Sơ đồ ngữ nghĩa của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt khi dùng với nghĩa gốc 2.3. Đặc điểm kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lƣợng của sự vật khi dùng với nghĩa gốc 2.3.1. Mô hình kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật khi dùng với nghĩa gốc Dựa trên những nguyên tắc và thủ pháp xác định kết trị, chúng tôi xác định mô hình kết trị của nhóm TTCĐĐVL của sự vật như sau: Tham tố chỉ lượng Tham tố chỉ sự Tham tố chỉ vật mang đặc TTCĐĐVL mức độ, sắc điểm về lượng thái của đặc điểm Tham tố chỉ sự so sánh Hình 2.2. Mô hình kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt khi dùng với nghĩa gốc
- 11 Khi dùng với nghĩa gốc, mô hình kết trị của nhóm TTCĐĐVL gồm bốn tham tố xoay quanh tính từ hạt nhân: (1) Tham tố chỉ sự vật mang đặc điểm về lượng, (2) Tham tố chỉ lượng, (3) Tham tố chỉ mức độ, sắc thái của đặc điểm, (4) Tham tố chỉ sự so sánh. Trong đó, tham tố chỉ sự vật mang đặc điểm về lượng là tham tố bắt buộc, ba tham tố còn lại là tham tố không bắt buộc. 2.3.2. Đặc điểm các tham tố của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật khi dùng với nghĩa gốc 2.3.2.1. Tham tố chỉ sự vật mang đặc điểm về lượng a. Về nội dung Loại tham tố này bổ sung, hiện thực hóa ý nghĩa chỉ sự vật mang đặc điểm về lượng do TTCĐĐVL biểu thị. Đó là những sự vật ở dạng vật chất mà con người có thể tri giác được. Qua khảo sát 2045 câu, trong đó 1224 câu có chứa TTCĐĐVL được dùng với nghĩa gốc từ 55 nguồn ngữ liệu, kết quả như sau: Số Tham tố chỉ sự lần Tỷ lệ Stt vật mang đặc Ví dụ xuất % điểm về lượng hiện 1 Đồ vật hoặc Căn phòng rộng 12 mét vuông, cửa ở các vật thể giữa, hai bên kê hai cái giường nhỏ, đầu nhân tạo giường mỗi người có một cái tủ đựng sách 381 31% vở, quần áo. (Nguyễn Huy Thiệp - Tuyển tập truyện ngắn) 2 Các hiện tượng Vực sâu khoảng hơn trăm mét, dưới tự nhiên lòng vực là một con suối cạn khô. (Nguyễn 326 27% Huy Thiệp - Tuyển tập truyện ngắn) 3 Con người Con nặng ba cân hai anh ạ. 218 18% (Lê Lựu - Hai nhà) 4 Động vật Con bạch tuộc này dài 18m (kể cả tua miệng), mắt có đường kính 30cm, giác ở 162 13% tua miệng to bằng chiếc mũ … (Nguyễn Quang Vinh - Sinh học 7) 5 Thực vật Cỏ cao hơn thước liễu gầy vài phân. 137 11% (Nguyễn Du - Truyện Kiều) Bảng 2.1. Thống kê tham tố chỉ sự vật mang đặc điểm về lượng khi nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật dùng với nghĩa gốc
- 12 b. Về hình thức * Vị trí Khi được hiện thực hóa trong câu, vị trí của tham tố chỉ sự vật mang đặc điểm về lượng thường là vị trí đứng trước TTCĐĐVL, đây có thể coi là vị trí phổ biến của nó. Khảo sát trên ngữ liệu, chúng tôi không ghi nhận có trường hợp nào tham tố này thay đổi vị trí. Tham tố chỉ sự vật mang đặc điểm về lượng TTCĐĐVL * Từ loại Tham tố chỉ sự vật mang đặc điểm về lượng có thể do danh từ, đại từ biểu hiện. * Cấu tạo Tham tố chỉ sự vật mang đặc điểm về lượng có thể được cấu tạo từ một từ hoặc một ngữ danh từ. 2.3.2.2. Tham tố chỉ lượng a. Về nội dung Tham tố chỉ lượng tạo nên ý nghĩa về số lượng cụ thể cho TTCĐĐVL của sự vật. Nhờ nó mà đặc điểm về lượng của sự vật trong thực tế khách quan có thể “lượng hóa”. Ví dụ: Vạc Phổ Minh: Đúc bằng đồng vào thời Trần Nhân Tông, đặt tại sân chùa Phổ Minh (Tức Mạc, ngoại thành Nam Định). Vạc sâu 4 thước 1,6 m), rộng 10 thước ( nặng trên 7 tấn. (Trần Ngọc Thêm – Cơ sở văn hóa Việt Nam) b. Về hình thức * Vị trí: Vị trí phổ biến của tham tố chỉ lượng có thể đứng trước hoặc đứng sau TTCĐĐVL. Trong đó, vị trí đứng sau là cơ bản, xuất hiện với tần số cao. Tham tố chỉ sự vật mang đặc TTCĐĐVL Tham tố chỉ lượng điểm về lượng * Từ loại Tham tố chỉ lượng do số từ chỉ số lượng xác định, số từ chỉ số lượng phỏng định, không chính xác, danh từ đơn vị biểu hiện. * Cấu tạo Tham tố chỉ lượng được cấu tạo từ một từ kết hợp với danh từ đơn vị (khoa hoc, dân gian, tự nhiên), một tổ hợp số từ cụ thể (nhóm số từ): phụ từ + số từ + danh từ đơn vị khoa học.
- 13 2.3.2.3. Tham tố chỉ mức độ, sắc thái của đặc điểm a. Về nội dung Tham tố chỉ mức độ, sắc thái của đặc điểm bổ sung ý nghĩa mức độ, sắc thái cho TTCĐĐVL của sự vật, giúp cho lượng của sự vật được thể hiện cụ thể hơn, có tính gợi hình, gợi tả hơn. Ví dụ: Khi triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét. (Phan Ngọc Liên - Lịch sử 6) b. Về hình thức * Vị trí: Với tư cách là bổ sung ý nghĩa cho tính từ, tham tố chỉ tố chỉ mức độ, sắc thái của đặc điểm thường đứng trước và sau tính từ, kết hợp trực tiếp với tính từ trung tâm. Trong đó, vị trí đứng sau là cơ bản và phổ biến. Tham tố chỉ sự vật mang đặc TTCĐĐVL Tham tố chỉ mức độ, sắc thái điểm về lượng của đặc điểm * Từ loại Hình thức cơ bản của tham tố chỉ mức độ, sắc thái của đặc điểm do tính từ biểu hiện. * Cấu tạo Hầu hết, tham tố chỉ mức độ, sắc thái của đặc điểm thường được cấu tạo từ một từ láy hoặc một từ ghép. 2.3.2.4. Tham tố chỉ sự so sánh a. Về nội dung Tham tố chỉ sự so sánh bổ sung ý nghĩa mức độ, sắc thái hoặc tăng thêm thông tin chi tiết cho tính từ hạt nhân. Ví dụ: Đầu nặng và nóng như chõ xôi. (Hà Minh Đức - Tuyển tập Tô Hoài, tập 1) b. Về hình thức * Vị trí Với tư cách là bổ ngữ, bổ sung ý nghĩa cho tính từ nên vị trí phổ biến của tham tố chỉ sự so sánh luôn đứng sau tính từ, kết hợp gián tiếp với tính từ trung tâm bằng các từ chỉ quan hệ so sánh: như, bằng, hơn, là…. Tham tố chỉ sự vật mang đặc điểm TTCĐĐVL Tham tố chỉ sự so sánh về lượng * Từ loại Tham tố chỉ sự so sánh do một danh từ hoặc một ngữ danh từ biểu hiện.
- 14 * Cấu tạo Xét về cấu tạo, tham tố chỉ sự so sánh có dạng cấu tạo sau: một từ, một cụm từ. 2.3.3. Khả năng hiện diện của các tham tố trong câu 2.3.3.1. Khả năng hiện diện đầy đủ Khả năng hiện diện đầy đủ là trường hợp tất cả các tham tố trong cấu trúc kết trị của nhóm TTCĐĐVL của sự vật khi dùng nghĩa gốc đều được hiện thực hóa trong câu. Thực tế khảo sát 55 nguồn ngữ liệu cho thấy, trong 1224 câu chứa TTCĐĐVL khi dùng nghĩa gốc, khả năng các tham tố hiện diện đầy đủ không xuất hiện. 2.3.3.2. Khả năng hiện diện không đầy đủ Khả năng hiện diện không đầy đủ là trường hợp khuyết một hoặc một số tham tố trong cấu trúc kết trị. a. Khuyết tham tố chỉ sự vật mang đặc điểm về lượng Về mặt lí thuyết, đây là tham tố bắt buộc phải hiện diện trong câu. Tuy nhiên, dưới sự chi phối của ngữ cảnh, vẫn có trường hợp tham tố này bị khuyết nhằm những dụng ý nhất định, thường diễn ra ở văn bản nghệ thuật. Ví dụ: Tôi bắn được con gấu này ở trong Xốp Cốp. Nặng 137 cân. (Nguyễn Huy Thiệp - Tuyển tập truyện ngắn) b. Khuyết tham tố chỉ lượng Vì đây là tham tố không bắt buộc nên chúng có thể không xuất hiện trong câu. Ví dụ: Trên khoáy, chùm tóc hoa roi dài lòng thòng như cái đuôi đỏ của con ngựa bạch. (Hà Minh Đức - Tuyển tập Tô Hoài, tập 1) c. Khuyết tham tố chỉ mức độ, sắc thái của đặc điểm và tham tố chỉ sự so sánh Nếu như hiện tượng vắng khuyết tham tố chỉ sự vật mang đặc điểm về lượng là rất ít và không phổ biến thì hiện tượng vắng khuyết tham tố chỉ mức độ, sắc thái của đặc điểm và tham tố chỉ sự so sánh diễn ra khá phổ biến, nhằm những mục đích nhất định. Ví dụ: Sáng ngày mắt thầy Phó trũng sâu và râu thì dài ra đến một xăng ti mét (Nhiều tác giả - Truyện ngắn hay) d. Khuyết tham tố chỉ lượng; tham tố chỉ mức độ, sắc thái của đặc điểm và tham tố chỉ sự so sánh Trong những trường hợp này, các tham tố không bắt buộc không xuất hiện chỉ duy nhất tham tố bắt buộc là tham tố chỉ sự vật mang đặc điểm về lượng xuất hiện cùng với tính từ trung tâm. Hiện tượng này diễn ra khá phổ biến. Ví dụ: Bây chừ biển rộng trời cao (Tố Hữu - Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chi Minh)
- 15 Tiểu kết Qua khảo sát 55 nguồn ngữ liệu, chúng tôi thấy: Tiếng Việt có 31 TTCĐĐVL của sự vật. Chúng đều là từ đơn, vừa mang những đặc điểm của tính từ nói chung vừa mang những đặc điểm riêng có tính khu biệt. Về ngữ nghĩa, nhóm TTCĐĐVL có ý nghĩa định lượng sự vật và biểu thị số lượng sự vật trong thực tế khách quan. Về kết trị, do sự chi phối của đặc trưng ngữ nghĩa, nhóm TTCĐĐVL của sự vật luôn đòi hỏi có 4 tham tố. Mỗi loại tham tố đều mang những đặc điểm nội dung và hình thức khác nhau. Sự hiện diện của các tham tố trong câu diễn ra linh hoạt và hết sức đa dạng. Chƣơng 3 SỰ PHÁT TRIỂN NGỮ NGHĨA VÀ THAY ĐỔI KẾT TRỊ CỦA NHÓM TÍNH TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM VỀ LƯỢNG CỦA SỰ VẬT TRONG TIẾNG VIỆT 3.1. Sự phát triển ngữ nghĩa của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lƣợng của sự vật trong tiếng Việt 3.1.1. Khát quát về sự phát triển ngữ nghĩa theo quan niệm của ngôn ngữ học tri nhận Sự phát triển nghĩa của từ là hiện tượng mang tính phổ quát ở mọi ngôn ngữ, xuất phát từ chính nhu cầu giao tiếp của con người và có động lực từ con người. Bản chất của sự phát triển nghĩa chính là sự phát triển ý niệm, gắn với quá trình ý niệm hóa, là sự phóng chiếu từ miền ý niệm này sang miền ý niệm khác và cấu trúc ngữ nghĩa thực chất là sự ngoại hiện của cấu trúc ý niệm. Quá trình phát triển nghĩa của từ có thể diễn ra theo nhiều phương thức khác nhau. Qua khảo sát 55 nguồn ngữ liệu, chúng tôi thấy: Sự phát triển ngữ nghĩa của nhóm TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt trước hết là sự chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ ý niệm và hơn nữa là sự mở rộng phạm trù. Từ kết quả khảo sát 821/2045 câu chứa TTCĐĐVL được dùng với nghĩa chuyển, luận án sẽ trình bày các hướng phát triển ngữ nghĩa của nhóm TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt như sau: 3.1.2. Các hướng phát triển ngữ nghĩa của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt 3.1.2.1. Nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng chuyển sang biểu thị con người a. Nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng chuyển sang biểu thị tính cách của con người Theo quan niệm của người Việt, tính cách con người là phạm trù trừu tượng, vô hình nên người Việt thường dùng đặc điểm về lượng để tri nhận tính cách của mình.
- 16 Dựa trên ẩn dụ ý niệm TÍNH CÁCH LÀ MỘT VẬT THỂ CÓ ĐẶC ĐIỂM VỀ LƯỢNG, nhóm TTCĐĐVL phát triển nghĩa biểu thị tính cách của con người. Ví dụ: Giọng ông bác sĩ vẫn lạnh như kem: - Tùy gia đình. (Nhiều tác giả - Truyện ngắn hay) b. Nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng chuyển sang biểu thị trí tuệ, sự hiểu biết và tài năng của con người Dựa trên ẩn dụ TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT VÀ TÀI NĂNG LÀ VẬT THỂ CÓ ĐẶC ĐIỂM VỀ LƯỢNG, nhóm TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt có khả năng phát triển nghĩa biểu thị các khái niệm thuộc về hoạt động tư duy, trí tuệ, hiểu biết của con người. Đây đều là những khái niệm mang tính trừu tượng. Ví dụ: Mưu cao chẳng bằng chí dày. (Tục ngữ - Ca dao Việt Nam) c. Nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng chuyển sang biểu thị đặc điểm tâm lí - tình cảm của con người Dựa trên ẩn dụ ý niệm TÌNH CẢM LÀ MỘT VẬT THỂ CÓ ĐẶC ĐIỂM VỀ LƯỢNG, nhóm TTCĐĐVL của sự vật được mở rộng nghĩa vượt khỏi giới hạn chỉ đặc điểm về lượng của sự vật chuyển sang diễn tả cung bậc tình cảm, đời sống tinh thần, đời sống nội tâm bên trong của con người. Đây là một sự chuyển di khá xa và khác biệt về bản chất (từ phạm trù vật chất sang phạm trù tinh thần), là nghĩa chuyển phong phú nhất và chiếm ưu thế với số lượng lớn. Ví dụ: Tình sâu nghĩa nặng trời xuân thắm. (Nguyễn Bính - Nguyễn Bính toàn tập) d. Nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng chuyển sang biểu thị cuộc đời, số phận của con người Cũng như thời gian, suy nghĩa và tình cảm, CUỘC ĐỜI VÀ SỐ PHẬN NHƯ MỘT VẬT THỂ CÓ ĐẶC ĐIỂM VỀ LƯỢNG. Dựa trên ẩn dụ ĐỜI NGƯỜI NHƯ MỘT VẬT THỂ CÓ CHIỀU KÍCH, nhóm TTCĐĐVL phát triển nghĩa để biểu thị cuộc đời, số phận của con người. Ví dụ: Cún đã chết. Cuộc đời thật ngắn ngủi, cuộc đời của kẻ chưa được thành người. (Nguyễn Huy Thiệp - Tuyển tập truyện ngắn) 3.1.2.2. Nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng chuyển sang biểu thị thời gian Bởi hiệu lực của ẩn dụ THỜI GIAN LÀ MỘT VẬT THỂ CÓ ĐẶC ĐIỂM VỀ LƯỢNG nên nhóm TTCĐĐVL của sự vật có khả năng phát triển nghĩa để biểu thị thời gian, từ không gian chuyển sang thời gian, từ cụ thể chuyển sang trừu tượng. Ví dụ:
- 17 Quá khứ dài là mái tóc em đen. (Xuân Quỳnh - Thơ Xuân Quỳnh) 3.1.2.3. Nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng chuyển sang biểu thị tính cách, tâm trạng của vật thể, hiện tượng tự nhiên Trong ý niệm VẬT THỂ, HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN LÀ THỰC THỂ CÓ TÍNH CÁCH, TÂM TRẠNG, các thuộc tính của miền nguồn đặc điểm về lượng được dùng để tri nhận về miền đích tính cách, tâm trạng. Theo đó, nhân cách hóa được cho là một loại ẩn dụ ý niệm. Ví dụ: Rừng vô tình, vô cảm, thản nhiên, lạnh lùng, tàn nhẫn. Rừng muôn đời là thế. Thiên nhiên muôn đời là thế: vô tình, vô cảm, thản nhiên, lạnh lùng, tàn nhẫn. (Nguyễn Huy Thiệp - Tuyển tập truyện ngắn) Con người Thời gian TTCĐĐVL Tính cách, tâm trạng của vật thể, hiện tượng tự nhiên Hình 3.1. Sơ đồ các hướng phát triển ngữ nghĩa của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt 3.2. Sự thay đổi kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lƣợng của sự vật trong tiếng Việt 3.2.1. Sự thay đổi mô hình kết trị Khảo sát 55 nguồn ngữ liệu, chúng tôi thấy: mô hình kết trị của nhóm TTCĐĐVL thay đổi và nội dung ý nghĩa, hình thức của mỗi loại tham tố cũng có sự biến đổi nhất định.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 96 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn