intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản hành chính tiếng Việt từ góc độ dụng học

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

141
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án thực hiện nghiên cứu nhằm hướng đến mục đích làm sáng tỏ một số đặc điểm của ngôn ngữ hành chính trên phương diện dụng học như: hành vi ngôn ngữ, ngữ cảnh chi phối tới cách thức sử dụng hành vi ngôn ngữ và mô hình, cách thức lập luận... để từ đó giúp cho việc định hướng trong việc sử dụng ngôn ngữ khi soạn thảo văn bản hành chính. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản hành chính tiếng Việt từ góc độ dụng học

1.<br /> VIỆN HÀN LÂM<br /> <br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> KHẢM<br /> ĐỖ THỊ THANH NGA<br /> <br /> NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH<br /> TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ DỤNG HỌC<br /> <br /> Chuyên ngành: Ngôn ngữ học<br /> Mã số<br /> <br /> : 62.22.02.40<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIỄN SĨ NGÔN NGỮ HỌC<br /> PGS.<br /> <br /> HÀ NỘI, 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. VŨ THỊ SAO CHI<br /> 2. TS. ĐỖ THỊ HIÊN<br /> <br /> Phản biện 1: GS.TS. Đỗ Việt Hùng<br /> Phản biện 2: GS.TS. Đinh Văn Đức<br /> Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Văn Tình<br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học<br /> viện tại: Học viện khoa học xã hội<br /> <br /> Vào hồi ...... giờ, ngày ....... tháng ...... năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Học viện Khoa học xã hội<br /> <br /> DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN<br /> QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br /> 1) Đỗ Thị Thanh Nga (2012), “Một vài trao đổi về việc dùng từ trong văn bản<br /> quản lí nhà nước”, Tạp chí NCKH trường ĐHSPII (Số 18/2012).<br /> 2) Đỗ Thị Thanh Nga (2012), “Những yêu cầu khi dùng từ Hán Việt trong văn<br /> bản hành chính”, Tạp chí Ngôn ngữ (số 6/2012).<br /> 3) Đỗ Thị Thanh Nga (2015),“Ngôn ngữ văn bản quy phạm pháp luật từ góc<br /> nhìn cấu trúc câu”, Hội thảo khoa học Quốc tế 2015 - Viện Ngôn ngữ học (Viện Hàn<br /> lâm khoa học xã hội Việt Nam).<br /> 4) Vũ Thị Sao Chi, Đỗ Thị Thanh Nga (2016), “Đặc điểm hành vi ngôn ngữ tái<br /> hiện trong văn bản hành chính”, Tạp chí ngôn ngữ (số 2/2016)<br /> 5) Đỗ Thị Thanh Nga (2016), “Hành vi ngôn ngữ và việc thực hiện hành vi ngôn<br /> ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật”, Tạp chí Di sản (số 3/2016).<br /> 6) Vũ Thị Sao Chi, Đỗ Thị Thanh Nga (2016), “Đặc điểm cấu trúc lập luận trong<br /> văn bản tờ trình”, Tạp chí Ngôn ngữ (số 3/2016).<br /> 7) Đỗ Thị Thanh Nga (2016) “Chỉ dẫn lập luận trong văn bản hành chính tiếng<br /> Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (số 5/2016).<br /> 8) Đỗ Thị Thanh Nga (2016), “Cách trình bày luận cứ lập luận trong văn bản<br /> quản lí nhà nước”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (số 6/2016).<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br /> Văn bản hành chính tiếng Việt (VBHC) là loại văn bản được sử dụng trong hoạt<br /> động quản lí, tổ chức và điều hành xã hội để truyền đạt thông tin quản lí như các quy<br /> định, quyết định, mệnh lệnh, ý kiến trao đổi, giao dịch, cam kết, thỏa thuận về công<br /> việc…, thực hiện sự giao tiếp giữa các cơ quan, tổ chức, công dân với đối tác liên<br /> quan trên cơ sở pháp lí. Do đó, việc truyền tải thông tin trong VBHC phải đảm bảo sự<br /> chính xác, rõ ràng, chặt chẽ. Để biểu đạt thông tin trong VBHC, ngôn ngữ đóng vai<br /> trò rất quan trọng. Ngôn ngữ VBHC đã được quan tâm từ nhiều phía: Nhà nước, chủ<br /> thể soạn thảo, đối tượng tiếp nhận và các nhà nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu đã<br /> phần nào làm sáng tỏ đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ hành chính hoặc yêu cầu về cách<br /> sử dụng ngôn ngữ trong VBHC nhằm đạt hiệu quả giao tiếp.<br /> Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về ngôn ngữ<br /> VBHC trên phương diện dụng học. Chúng tôi cho rằng, lí thuyết dụng học - lí thuyết<br /> nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với người dùng nếu được soi chiếu vào VBHC<br /> thì sẽ làm sáng tỏ được nhiều nội dung của ngôn ngữ VBHC như: sẽ thấy được trong<br /> VBHC, hành vi ngôn ngữ nào là hành vi chủ đạo, các phương tiện ngôn ngữ được sử<br /> dụng để thực hiện hành vi đó như thế nào…; hoặc lập luận được tổ chức như thế nào,<br /> có khác biệt gì so với lập luận đời thường để đạt hiệu quả giao tiếp hành chính…<br /> Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Nghiên cứu ngôn ngữ trong<br /> văn bản hành chính tiếng Việt từ góc độ dụng học” làm đề tài nghiên cứu.<br /> 2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> 2.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Thực hiện đề tài này, luận án hướng đến mục đích làm sáng tỏ một số đặc điểm<br /> của ngôn ngữ hành chính trên phương diện dụng học như: hành vi ngôn ngữ<br /> (HVNN), ngữ cảnh chi phối tới cách thức sử dụng HVNN và mô hình, cách thức lập<br /> luận… để từ đó giúp cho việc định hướng trong việc sử dụng ngôn ngữ khi soạn thảo<br /> VBHC.<br /> <br /> 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Luận án đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:<br /> - Hệ thống hóa các vấn đề nằm trong lí thuyết đại cương của dụng học về<br /> HVNN, lập luận... và một số vấn đề lí thuyết cơ bản về VBHC để làm cơ sở lí luận<br /> cho nghiên cứu của đề tài.<br /> - Khảo sát các HVNN có trong VBHC, xác định HVNN chủ đạo trong VBHC.<br /> Nghiên cứu trường hợp: Hành vi ngôn ngữ tái hiện (HVTH) trong VBHC.<br /> - Nhận diện, phân loại các dạng lập luận trong VBHC; xác định, miêu tả cấu<br /> trúc, quan hệ lập luận, hiệu lực lập luận trong VBHC; các chỉ dẫn lập luận (tác tử, kết<br /> tử) thường dùng trong VBHC. Khảo sát lập luận trong thể loại tờ trình (TTr).<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NGỮ LIỆU<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là ngôn ngữ VBHC tiếng Việt hiện đại trên<br /> phương diện dụng học.<br /> 3.2 Phạm vi nghiên cứu<br /> Độ bao phủ của lí thuyết dụng học rất rộng, gồm nhiều nội dung như: hội thoại,<br /> quy chiếu và chỉ xuất, hành vi ngôn ngữ, nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn và lập luận.<br /> Do đối tượng nghiên cứu của luận án là ngôn ngữ trong VBHC – ngôn ngữ được sử<br /> dụng trong giao tiếp gián tiếp bằng văn bản viết với yêu cầu khắt khe về sự chính<br /> xác, tường minh, không dung chứa nghĩa hàm ẩn, cho nên phạm vi nghiên cứu được<br /> chúng tôi giới hạn, tập trung vào hai phương diện chính yếu là HVNN (nghiên cứu<br /> trường hợp HVTH) và lập luận.<br /> Để đảm bảo tính hiện đại, thời sự, nguồn ngữ liệu khảo sát được chúng tôi lựa<br /> chọn là một số thể loại VBHC của các cơ quan, tổ chức từ cấp Trung ương đến địa<br /> phương được ban hành từ năm 2005 đến nay. Số lượng là 129 VBHC (1067 trang<br /> A4) thuộc các thể loại: Hiến pháp, luật, nghị định, thông tư, chỉ thị, quyết định, báo<br /> cáo, tờ trình, biên bản, công văn, hợp đồng, đơn và một số loại giấy như giấy giới<br /> thiệu, giấy xác nhận...<br /> 4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA<br /> LUẬN ÁN<br /> Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận án sử dụng phương pháp<br /> luận duy vật biện chứng và phối hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó có một<br /> số phương pháp cơ bản sau: phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích diễn ngôn,<br /> thủ pháp thống kê và thủ pháp so sánh.<br /> 5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN<br /> Thông qua việc nghiên cứu ngôn ngữ trong VBHC tiếng Việt từ góc độ dụng<br /> học, luận án đã xác định hành vi điều khiển (HVĐK) và HVTH là hai HVNN chủ đạo<br /> trong VBHC tiếng Việt. Do đặc điểm và hoàn cảnh sử dụng nên hành vi tuyên bố<br /> (HVTB), hành vi cam kết (HVCK) xuất hiện với tần số thấp hơn. Riêng hành vi biểu<br /> cảm (HVBC) rất ít được sử dụng do đặc trưng của VBHC quy định.<br /> Khảo sát trường hợp HVTH trong VBHC, luận án đã chỉ ra được: Dấu hiệu để<br /> nhận diện HVTH; đưa ra khái niệm HVTH trong VBHC; chỉ ra đặc điểm biểu thức<br /> ngữ vi, phát ngôn ngữ vi của HVTH trong VBHC; phân loại HVTH trong VBHC và<br /> đặc biệt là xác định được ngữ cảnh sử dụng HVTH trong VBHC.<br /> Về phương diện lập luận, luận án đã chỉ ra những điểm riêng biệt của lập luận<br /> trong VBHC là luôn dùng luận cứ pháp lí (LCPL) và luận cứ thực tế (LCTT) để làm<br /> cơ sở lập luận; lập luận trong VBHC có sự hồi chiếu, liên kết với các văn bản bên<br /> ngoài và với những sự việc, vấn đề của thực tế quản lí, thực tế hoạt động có liên quan<br /> tới cơ quan, đơn vị, tổ chức. Luận án xác định được mô hình lập luận trong VBQPPL,<br /> VBCB và trong VBHC thông thường; chỉ ra cách trình bày luận cứ để có kết luận<br /> tường minh cho VBHC. Kết luận trong VBHC phải đúng quy định về pháp lí, phù<br /> hợp thực tiễn thì văn bản mới có tính khả thi. Luận án xác định được các loại tác tử,<br /> <br /> 2<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2