Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ đặc điểm của sự tình phát ngôn trong tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt của các vị tố, các tham thể trong sự tình phát ngôn tiếng Anh và tiếng Việt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH MINH SỰ TÌNH PHÁT NGÔN TRONG TIẾNG ANH, ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 9.22.20.24 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2020
- Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: GS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP Hướng dẫn 2: PGS.TS HOÀNG TUYẾT MINH Phản biện 1: PGS.TS LÂM QUANG ĐÔNG Phản biện 2: PGS.TS LÊ VĂN THANH Phản biện 3: PGS.TS VŨ THỊ THANH HƢƠNG Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Vào hồi: ….. giờ …… phút, ngày …. tháng …. năm 20… Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam. 2
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Việc nghiên cứu các loại sự tình trong tiếng Anh nói chung được một số tác giả theo hướng chức năng quan tâm nghiên cứu, như: S. Dik (1997), W.L. Chafe (1981), M.A.K Halliday (1985, 1994), M.A.K Halliday và M.I.M Matthiessen (2004), C. Cobuild (1990), G. Thompson (1996, 2004)... Các công trình nghiên cứu trước đây đã đưa ra được mô hình chung của sự tình phát ngôn nói chung như số lượng các thành tố trong sự tình phát ngôn, vị trí các thành tố trong sự tình phát ngôn. Tuy nhiên, sự tình phát ngôn trong tiếng Anh vẫn chưa quan tâm nghiên cứu sâu nên còn nhiều vấn đề mới được đưa ra mà chưa được giải quyết sâu, như vấn đề về vị tố phát ngôn, vấn đề các tham thể và chu cảnh của sự tình phát ngôn, sự giống và khác nhau giữa sự tình phát ngôn tiếng Anh và sự tình phát ngôn tiếng Việt... Ở Việt Nam, công trình nghiên cứu sự tình phát ngôn trong tiếng Việt được nhiều tác giả bàn đến như Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn Thị Quy (1995), Diệp Quang Ban (2012), Hoàng Văn Vân (2005). Ngoài ra, sự tình phát ngôn tiếng Việt còn là đề tài của một số luận văn luận án, tiêu biểu là Lê Thị Thơm (2012). Trong luận án này, tác giả đã cung cấp một bức tranh tổng quát về sự tình phát ngôn trong tiếng Việt từ góc nhìn ngữ nghĩa - ngữ pháp - ngữ dụng. Như vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu sự tình phát ngôn tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt, dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của loại sự tình này trong hai ngôn ngữ. 1.2. Là kiểu sự tình có vai trò quan trọng và xuất hiện nhiều trong giao tiếp cũng như trong một số loại hình văn bản, sự tình phát ngôn tiếng Anh cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay. Trong sử dụng và giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường, giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định các vị tố phát ngôn, cấu trúc ngữ nghĩa của các tham thể. Vì vậy, việc nghiên cứu tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt là việc làm cần thiết trong quá trình dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam, trong đó có vấn đề nghiên cứu các loại sự tình từ góc độ so sánh đối chiếu. Chính vì các lí do trên, chúng tôi lựa chọn “Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt” dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng làm đối tượng nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ đặc điểm của sự tình phát ngôn trong tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt của các vị tố, các tham thể trong STPN tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn của NPCNHT. 1
- Để đạt được các mục đích trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau: Khảo sát cơ sở lý luận về NPCNHT theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới và ở Việt Nam để từ đó xác lập khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài. Khảo sát, thống kê, phân loại và miêu tả đặc trưng của các vị tố, các tham thể trong sự tình phát ngôn tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn của NPCNHT. So sánh đối chiếu để tìm ra những tương đồng và khác biệt của các vị tố, các tham thể trong sự tình phát ngôn tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn của NPCNHT. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là vị tố, tham thể và các chu cảnh trong sự tình phát ngôn tiếng Anh và sự tình phát ngôn tiếng Việt. Phạm vi nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm ngữ nghĩa và đặc điểm ngữ dụng của các vị tố và các tham thể trong sự tình phát ngôn tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt. Tư liệu của luận án được thu thập từ 2411 câu chứa sự tình phát ngôn tiếng Anh trong 08 tác phẩm văn học Anh - Mỹ, bao gồm: The thorn birds (Colleen Mccullough); Harry Potter and the Philosopher’s Stone (J. K. Rowling); Harry Potter Chamber of and the Secrets (J. K. Rowling); Harry Potter and the Prisoner of Azkaban (J. K. Rowling); Harry Potter and the Goblet of Fire (J. K. Rowling); Harry Potter and the Order of the Phoenix (J. K. Rowling); Gone with the wind (Margaret Mitchell) và If Tomorrow Comes (Sidney Sheldon) (1985). Bản dịch tiếng Việt của tác phẩm The thorn birds mà chúng tôi lựa chọn là bản dịch "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" của Phạm Mạnh Hùng. Tuyển tập Harry Potter chúng tôi lựa chọn các bản dịch của Lý Lan. Tiểu thuyết Gone with the wind chúng tôi chọn bản dịch của Dương Tường. Tiểu thuyết If Tomorrow Comes chúng tôi chọn bản dịch của Nguyễn Bá Long. Tư liệu tiếng Việt được chúng tôi thu thập từ các tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Cô gái đến từ hôm qua (Nguyễn Nhật Ánh); Tuyển tập Nam Cao; Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan; Tuyển tập truyện ngắn Chu Lai; Tuyển tập truyện ngắn Vũ Trọng Phụng; Truyện ngắn nữ đặc sắc Việt Nam từ 1986 đến nay và Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án - Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng khi miêu tả các đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của các vị tố, tham thể và chu cảnh trong Sự tình phát ngôn tiếng Anh, và Sự tình phát ngôn tiếng Việt. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa sự tình phát ngôn tiếng 2
- Anh và sự tình phát ngôn tiếng Việt và qua chỉ ra các đặc điểm đặc trưng của sự tình phát ngôn trong hai ngôn ngữ này. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các thủ pháp sau: - Thủ pháp phân tích thành tố nghĩa: Thủ pháp này được dùng để phân tích các thành tố nghĩa biểu hiện của sự tình phát ngôn tiếng Anh và các tham thể, đặc biệt là phân tích đặc điểm của động từ nói năng với vai trò là vị tố của sự tình phát ngôn tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt. - Thủ pháp thống kê phân loại: Thủ pháp này được sử dụng để thống kê các loại các vị tố, các tham thể và phân loại các loại này trong sự tình phát ngôn tiếng Anh và tiếng Việt. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đã chỉ ra các đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của vị tố, các tham thể và chu cảnh trong Sự tình phát ngôn tiếng Anh, đối chiếu với Sự tình phát ngôn tiếng Việt. Những kết quả nghiên cứu này có thể góp phần vào việc giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường và góp phần tìm hiểu thêm về văn hóa của người Anh trong giao tiếp 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận: Luận án làm sáng tỏ các đặc điểm của sự tình phát ngôn tiếng Anh và tiếng Việt trên các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ những tương đồng và khác biệt trong sự tình phát ngôn tiếng Anh và tiếng Việt ở các bình bình diện nói trên. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể áp dụng vào trong quá trình giảng dạy STPNTA và STPNTV, giúp giáo viên có cơ sở để giảng dạy các đặc trưng CTNP và CTNBH của các phát ngôn tiếng Anh và tương đương của chúng trong tiếng Việt 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên sự tình phát ngôn và cơ sở lí thuyết của luận án; Chương 2: Đặc điểm vị tố trong sự tình phát ngôn tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt; Chương 3: Đặc điểm các tham thể trong sự tình phát ngôn tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt 3
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu sự tình phát ngôn 1.1.1. Tình hình nghiên cứu sự tình phát ngôn trên thế giới Ngữ pháp chức năng (NPCN) là một hướng tiếp cận mới của ngôn ngữ học cuối thế kỷ XX. Ngữ pháp chức năng đã nghiên cứu các quy tắc chi phối hoạt động của ngôn ngữ trên các bình diện hình thức và nội dung trong mối liên hệ có tính chức năng thông qua việc quan sát cách sử dụng ngôn ngữ. Các loại sự tình nói chung là một trong những trọng tâm nghiên cứu của NPCN. Các tác giả tiêu biểu như: M.A.K. Halliday (1985, 1994); S.C Dik, Simon (1989, 1997, 2005); A. Siewierska (1991); Alice Caffarel (2006), T.Givón (1984, 1990), J.R. Martin & et al (1985, 1997), S.C Dik (1997, 2005)...Dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng hệ thống, M.A.K Halliday (1985), (1994), (2004) đã phân chia các sự tình thế giới thành ba miền chính: thế giới vật chất, thế giới tinh thần và thế giới các mối quan hệ trừu tượng. Tương ứng với chúng là sáu kiểu quá trình: quá trình vật chất (material process), quá trình hành vi (behavoiral process), quá trình tinh thần (mental process), quá trình quan hệ (relational process), quá trình tồn tại (existential process) và quá trình phát ngôn (verbal process) (trong luận án của chúng tôi, chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ sự tình phát ngôn). 1.1.2. Tình hình nghiên cứu sự tình phát ngôn trong nước Trong Việt ngữ học, ngữ pháp chức năng được nghiên cứu trong các công trình tiêu của các tác giả Cao Xuân Hạo (1991, 2004)); Nguyễn Thị Quy (1995); Diệp Quang Ban (2012), Hoàng Văn Vân (2005)... Cụ thể hơn và chuyên biệt hơn, nghiên cứu về Sự tình phát ngôn, trong tiếng Việt có thể kể đến một số luận văn, luận án, tiêu biểu là Sự tình phát ngôn tiếng Việt (Lê Thị Thơm (2012)). Luận án trên đã cung cấp một bức tranh tổng quát về sự tình phát ngôn trong tiếng Việt từ góc nhìn ngữ nghĩa - ngữ pháp - ngữ dụng. Đây là cơ sở để chúng tôi đối chiếu với STPN tiếng Anh. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào đề cập chuyên sâu toàn diện dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng về Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, cũng như đối chiếu sự tình phát ngôn giữa tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của loại sự tình này trong hai ngôn ngữ. Đây chính là nhiệm vụ mà chúng tôi đặt ra trong luận án này. 1.2. Cơ sở lí thuyết liên quan đến luận án Trong phần này, chúng tôi trình bày một số cơ sở lí thuyết liên quan đến luận án là: 1/ Ngữ pháp chức năng với vấn đề ba bình diện của câu; 4
- 2/Khái quát về sự tình và sự tình phát ngôn; 3/Khái quát về ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Ngữ pháp chức năng cho rằng ba bình diện của câu là ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng mặc dù được phân giới với nhau một cách rạch ròi nhưng lại có mối quan hệ biện chứng và tương tác với nhau. Vì vậy, theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, các hiện tượng ngôn ngữ phải được quan tâm nghiên cứu trên cả ba bình diện này. Luận án xác định, sự tình phát ngôn tiếng Anh bao gồm vị tố và 4 thực thể tham gia, Phát ngôn thể (PNT), Tiếp ngôn thể (TNT), Đích ngôn thể (ĐNT) và Ngôn thể (NT). Các thành tố này, có thể kết hợp và xuất hiện đầy đủ trong một phát ngôn, cũng có thể bị tỉnh lược đi trong những ngữ cảnh cụ thể. Trong cấu trúc nghĩa thì VT là thành tố làm nên đặc trưng của sự tình phát ngôn, diễn đạt nội dung trong giao tiếp. Các tham thể trong sự tình phát ngôn có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện. PNT là thực thể có khả năng phát ra lời nói, thông thường là người. TNT là tham thể tiếp nhận phát ngôn, là người tiếp nhận một lời nói. ĐNT là cái đích để hành động phát ngôn hướng tới. NT là nội dung của phát ngôn. Vị tố trong sự tình phát ngôn có khả năng kết hợp với các từ chỉ cách thức nói năng, đặc biệt là các từ chỉ âm thanh, tiếng động. 5
- CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM VỊ TỐ TRONG SỰ TÌNH PHÁT NGÔN TIẾNG ANH, ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT 2.1. Khái quát về vị tố phát ngôn trong sự tình phát ngôn tiếng Anh 2.1.1. Đặc trưng của vị tố tiếng Anh Động từ nói năng có đặc trưng sau: Thứ nhất, động từ nói năng kết hợp dễ dàng với từ ngữ chỉ cách thức nói năng. Thứ hai, động từ nói năng tiếng Anh thường đi cùng với PNT và TNT/ĐNT; phân biệt với NT bằng dấu phẩy (,) và đặt trong ngoặc kép (“”) hoặc bằng dấu hai chấm (:). Thứ ba, động từ nói năng tiếng Anh là một trong 5 thành phần tạo nên cấu trúc của sự tình phát ngôn. Thứ tư, tùy thuộc vào các điều kiện sử dụng, động từ nói năng có thể dùng trong hai chức năng là miêu tả và ngôn hành. 2.1.2. Phân loại vị tố phát ngôn trong sự tình phát ngôn tiếng Anh Nhóm thứ nhất: Vị tố phát ngôn được biểu thị bằng động từ nói năng chính danh. Trong nhóm này, chúng tôi chia động từ nói năng chính danh thành 5 nhóm là động từ nói năng tham gia biểu thị, gọi tên hành động nói năng tái hiện; động từ nói năng chính danh tham gia biểu thị, gọi tên hành động nói năng điều khiển; động từ nói năng chính danh tham gia biểu thị, gọi tên hành động nói năng kết ước; động từ nói năng chính danh tham gia biểu thị, gọi tên hành động nói năng tuyên bố; động từ nói năng chính danh tham gia biểu thị, gọi tên hành động nói năng biểu lộ. Nhóm thứ hai: Vị tố phát ngôn được biểu thị bằng động từ nói năng không chính danh (Vị tố phát ngôn do các đơn vị ngôn ngữ được dùng với nghĩa chuyển chỉ sự nói năng, thực chất trong trường hợp này chúng đã được dùng theo nghĩa hoán dụ: lấy cách thức nói năng và hành động vật lý, tâm lí kèm lời thay cho hành động nói năng). Trong nhóm này, chúng tôi tiến hành khảo sát các tiểu nhóm cụ thể là: Vị tố phát ngôn tiếng Anh được biểu thị bằng từ chỉ cách thức nói năng; Vị tố trong sự tình phát ngôn tiếng Anh được biểu thị bằng động từ chỉ hành động vật lý, tâm lý kèm theo lời nói; Vị tố phát ngôn tiếng Anh được biểu thị bằng động từ chỉ tiếng kêu của động vật 6
- 2.2. Đặc điểm của vị tố phát ngôn trong sự tình phát ngôn tiếng Anh Bảng 2.1: Phân loại vị tố phát ngôn trong sự tình phát ngôn tiếng Anh Số Tỷ lệ Vị tố phát ngôn tiếng Anh ĐTNN tiêu biểu lần (%) Vị tố phát ĐTNN chính inform (báo), tell (kể), 1296 53.7 ngôn tiếng danh tham gia remind (nhắc), report (thông Anh được biểu thị, gọi tên báo), say (nói)… biểu thị HĐNN tái hiện bằng động ĐTNN chính Order (chỉ bảo, ra lệnh); 450 18.6 từ nói năng danh tham gia command (chỉ huy); Implore, chính danh biểu thị, gọi tên command (ra lệnh); direct HĐNN điều (yêu cầu), order (chỉ bảo, ra khiển lệnh); Request (yêu cầu), say (nói)… ĐTNN chính Swear (thề), assure (cam 66 2.7 danh tham gia đoan), assert (quả quyết), biểu thị, gọi tên pledge (cam kết), promise HĐNN kết ước (hứa), refuse (từ chối), say (nói)… ĐTNN chính pronounce (tuyên bố), accuse 25 1.0 danh tham gia (buộc tội), proclaim ( tuyên biểu thị, gọi tên cáo), announce (công bố), HĐNN tuyên say (nói)… bố ĐTNN chính console (an ủi), argue (cãi), 152 6.3 danh tham gia criticize (chê), mock (chế biểu thị, gọi tên giễu), abuse (chửi), nag (chì HĐNN biểu chiết), shout (gào), scold cảm (mắng), scream (hét), sound (kêu), praise (khen), squeak (rít lên), complain (than), reprimand (trách), extol (tán dương), say (nói)… Vị tố phát Vị tố phát ngôn Whisper (thì thầm), grumble 232 9.6 ngôn tiếng tiếng Anh được (càu nhàu), soft (dịu dàng, Anh được biểu thị bằng từ nhẹ nhàng), mutter (lẩm biểu thị chỉ cách thức bẩm), drawl (lè nhè)… bằng động nói năng 7
- từ nói năng Vị tố trong sự Think (suy nghĩ), sigh (thở 108 4.4 không tình phát ngôn dài), laugh (cười to), shrug chính danh tiếng Anh được (nhún vai), stare (nhìn chằm biểu thị bằng chằm), beam (cười rạng rỡ), động từ chỉ stroke (xoa tay), hesitate hành động vật (lưỡng lự), clap (vỗ vai), lý, tâm lý kèm surmise (phỏng đoán), nod theo lời nói (gật đầu), eye (quan sát)… Vị tố phát ngôn Bark (sủa, quát tháo), bleat 82 3.7 tiếng Anh được (be be), cackle (lốp bốp), biểu thị bằng chirp (chim chíp), cluck (cục động từ chỉ cục), coo (gù, thủ thỉ), growl tiếng kêu của (gầm gừ), hiss (huýt, xuỵt), động vật purr (kêu rừ rừ), roar (gầm, rống), snarl (gầm gừ)… Tổng số 2411 100.0 2.2.1. Vị tố phát ngôn trong sự tình phát ngôn tiếng Anh 2.2.1.1. Vị tố phát ngôn tiếng Anh được biểu thị bằng động từ nói năng chính danh 1/ Vị tố phát ngôn tiếng Anh được thể hiện bằng động từ nói năng nhóm tái hiện Như bảng 2.1, qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 1296/2411 lần xuất hiện Vị tố phát ngôn tiếng Anh được thể hiện bằng động từ nói năng nhóm tái hiện, chiếm 53.7%. Trong tiếng Anh, mang đậm đặc trưng của ĐTNN biểu thị, gọi tên HĐNN tái hiện phải kể đến các động từ say (nói), told (nói), inform (báo), tell (kể), remind (nhắc), report (thông báo),… (những động từ có nội dung/ tính chất nhắc lại). Đây là những động từ tự bản thân nó nghiêng nhiều về sự tái hiện, trình bày. Xét về đặc điểm ngữ pháp, có thể thấy, động từ nói năng nhóm tái hiện nói riêng, động từ nói năng thuộc sự tình phát ngôn nói chung có những đặc điểm như sau: Về vị trí: Vị trí thường gặp nhất của vị tố là sau PNT và trước TNT/ĐNT. Trong nhiều trường hợp, động từ nói năng nhóm tái hiện còn đứng ở cuối câu. Trong trường hợp này thường khuyết TNT/ĐNT. Về chức năng: Xét về phương diện cú pháp, vị ngữ là yếu tố chính của câu, vì vậy nó quy định chức vụ cú pháp và cương vị cú pháp của các thành tố khác trong câu. Yếu tố có quan hệ chặt chẽ nhất với vị ngữ (do động từ nói năng đảm nhiệm) là chủ ngữ (thường do PNT đảm nhiệm). Yếu 8
- tố chịu sự chi phối của vị ngữ là bổ ngữ (thường do TNT/ĐNT và NT đảm nhiệm). Ngoài ra, trong câu còn có thể xuất hiện các thành phần khác do sự quy định của ngữ cảnh tình huống là đề ngữ và trạng ngữ (thường do chu cảnh đảm nhiệm). Về đặc điểm ngữ nghĩa: Một trong những đặc điểm phân biệt sự tình phát ngôn với các loại sự tình khác là bản chất của các mối quan hệ khác nhau trong quá trình phát ngôn. Sự tình phát ngôn như đã nói ở trên, bao gồm PNT, NT, TNT/ĐNT và vị tố phát ngôn. Các thành tố của sự tình phát ngôn có mối quan hệ với nhau. Đối với nhóm động từ nói năng nhóm tái hiện, về cấu trúc nghĩa, các vị tố phát ngôn mang nghĩa tái hiện thường có cấu trúc như sau: 1/ PNT cho rằng NT mà mình biết là đúng 2/ PNT cho rằng TNT/ĐNT chưa biết / biết chưa đầy đủ về NT 3/ PNT cho rằng, NT là có lợi. 4/ PNT cho rằng TNT/ĐNT muốn biết nội dung NT 5/ PNT nói NT cho TNT/ĐNT Một trong những đặc điểm quan trọng của sự tình phát ngôn nói chung, sự tình phát ngôn tiếng Anh nói riêng còn là đặc điểm đồng định vị chặt chẽ giữa quá trình phát ngôn với chu cảnh chỉ vấn đề. I'll tell him about the baby. (If Tomorrow Comes, tr.61) (Tôi sẽ nói với anh ấy về đứa trẻ) I tell him about the baby PNT STPN TNT Chu cảnh vấn đề Trong ví dụ trên, NT about the baby đồng thời cũng là chu cảnh chỉ vấn đề. Như vậy, chu cảnh chỉ vấn đề có quan hệ với quá trình phát ngôn, là thành phần tương đương của NT. Trong tiếng Anh, các chu cảnh chỉ vấn đề thường được diễn đạt bằng các giới từ như about (về), concerning (liên quan đến), with reference to (liên quan đến).. Một đặc điểm quan trọng mà sự tình phát ngôn khác các loại sự tình khác, chính là tiềm năng phóng chiếu. Giống với quá trình tinh thần, quá trình phát ngôn cũng có tiềm năng phát triển thành cú phức thông qua khả năng phóng chiếu. Tuy nhiên, quá trình tinh thần phóng chiếu ý tưởng, tư duy thì quá trình phát ngôn phóng chiếu lời nói. Trong một phát ngôn, bao gồm một cú phóng chiếu thuộc quá trình phát ngôn và cú được phóng chiếu có thể thuộc bất kì một sự tình nào. "I'm--- I'm Tracy Whitney," She said. (If Tomorrow Comes, tr.55) (Cô ấy nói, tôi là Tracy Whitney) “Madame went out this morning," Pickens, the butler, said. (If Tomorrow Comes, tr.210) 9
- (Quản gia Picken nói, “Sáng nay Madam đã đi ra ngoài” Amy said, "I love you, Tracy. Will you be my mother?" (If Tomorrow Comes, tr.99) (Amy nói, “Tracy, con yêu cô. Cô sẽ là mẹ của con chứ?) I'm--- I'm Tracy Whitney She said Sự tình quan hệ PNT STPN Madame went out this morning Pickens, said the butler Sự tình hành động vật chất PNT STPN Amy said I love you, Tracy. Will you be my mother? PNT STPN Sự tình tinh thần 2/ Vị tố phát ngôn tiếng Anh được thể hiện bằng động từ nói năng nhóm điều khiển Như bảng 2.1, qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 450/2411 lần xuất hiện Vị tố phát ngôn tiếng Anh được thể hiện bằng động từ nói năng điều khiển, chiếm 18.6%. Trong tiếng Anh, vị tố thuộc nhóm này gồm các từ sau: Implore (yêu cầu); command (ra lệnh); direct (yêu cầu), order (chỉ bảo, ra lệnh)... Xét về đặc điểm ngữ pháp, động từ nói năng nhóm điều khiển có những đặc điểm như sau: Về vị trí: Vị trí thường gặp nhất của vị tố là sau PNT (làm chủ ngữ) và trước TNT/ĐNT (làm bổ ngữ). Trong trường hợp khuyết TNT/ĐNT, động từ nói năng nhóm điều khiển đứng ở cuối câu. Về chức năng: Vị tố phát ngôn làm vị ngữ trong câu, vì vậy nó quy định chức vụ cú pháp và cương vị cú pháp của các thành tố khác trong câu như chủ ngữ (thường do PNT đảm nhiệm), bổ ngữ (thường do TNT/ĐNT và NT đảm nhiệm). Xét về đặc điểm ngữ nghĩa, vị tố phát ngôn được thể hiện bằng động từ nói năng nhóm điều khiển trong tiếng Anh thường có cấu trúc nghĩa như sau: 1/ PNT cho rằng mình có thể nói NT với TNT/ĐNT. 2/ PNT cho rằng TNT/ĐNT cần/muốn biết NT 3/ PNT nói PNT muốn TNT/ĐNT thực hiện NT 4/ PNT cho rằng TNT/ĐNT sẽ thực hiện những điều PNT nói 3/ Vị tố phát ngôn tiếng Anh được thể hiện bằng động từ nói năng nhóm kết ước (commissives) Như bảng 2.1, qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 66/2411 lần xuất hiện Vị tố phát ngôn tiếng Anh được thể hiện bằng động từ nói năng 10
- nhóm kết ước, chiếm 2.7%. Tham gia biểu thị, gọi tên hành động nói năng kết ước trong tiếng Anh là các động từ như thề (swear), cam đoan (assure), quả quyết (assert), cam kết (pledge), hứa (promise)… Xét về đặc điểm ngữ pháp, động từ nói năng nhóm kết ước có những đặc điểm như sau: Về vị trí: Giống như các động từ nói năng khác thuộc sự tình phát ngôn, vị trí thường gặp nhất của vị tố nhóm kết ước là sau PNT (làm chủ ngữ) và trước TNT/ĐNT (làm bổ ngữ). Về chức năng: Vị tố phát ngôn làm vị ngữ trong câu, vì vậy nó quy định chức vụ cú pháp và cương vị cú pháp của các thành tố khác trong câu như chủ ngữ (thường do PNT đảm nhiệm), bổ ngữ (thường do TNT/ĐNT và NT đảm nhiệm). Xét về đặc điểm ngữ nghĩa, vị tố phát ngôn nhóm kết ước thường có cấu trúc như sau: 1/ PNT cho rằng TNT/ĐNT đang nghĩ về NT 2/ PNT cho rằng TNT/ĐNT không chắc về NT 3/ PNT nghĩ rằng mình cần/phải làm cho TNT/ĐNT tin NT 4/ PNT khẳng định NT với TNT/ĐNT 4/ Vị tố phát ngôn tiếng Anh được thể hiện bằng động từ nói năng nhóm tuyên bố Như bảng 2.1, qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 25/2411 lần xuất hiện Vị tố phát ngôn tiếng Anh được thể hiện bằng động từ nói năng nhóm tuyên bố, chiếm 1.0%. Tham gia biểu thị, gọi tên Hành động nói năng (HĐNN) tuyên bố trong tiếng Anh là các động từ như pronounce (tuyên bố), accuse (buộc tội), proclaim (tuyên cáo), announce (công bố),… Xét về đặc điểm ngữ pháp, thì động từ nói năng nhóm tuyên bố có những đặc điểm như sau: Về vị trí: Vị tố nhóm tuyên bố có thể có hai vị trí là cuối câu; giữa câu; sau PNT và trước TNT/ĐNT. Vị trí sau PNT, trước TNT/ĐNT là vị trí đầy đủ nhất đối với một vị tố phát ngôn. Về đặc điểm ngữ nghĩa: Đối với nhóm ĐTNN nhóm tuyên bố, về cấu trúc nghĩa, các vị tố phát ngôn thường có cấu trúc nghĩa như sau: 1/ PNT cho rằng TNT/ĐNT muốn PNT nói NT 2/ PNT nói cho TNT/ĐNT về NT 3/ PNT muốn TNT/ĐNT nghĩ về NT 4/ PNT cho rằng sau khi NT được nói thì nội dung NT đã được thực hiện 11
- 5/ Vị tố phát ngôn tiếng Anh được thể hiện bằng động từ nói năng nhóm biểu lộ (biểu cảm) Như bảng 2.1, qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 152/2411 lần xuất hiện Vị tố phát ngôn tiếng Anh được thể hiện bằng động từ nói năng nhóm biểu cảm, chiếm 6.3%. Trong tiếng Anh, tham gia biểu thị, gọi tên HĐNN biểu lộ là các động từ như console (an ủi), argue (cãi), criticize (chê), mock (chế giễu), abuse (chửi), nag (chì chiết), shout (gào), scold (mắng), scream (hét), sound (kêu), praise (khen), squeak (rít lên), complain (than), reprimand (trách), extol (tán dương)… Xét về đặc điểm ngữ pháp, có thể thấy, động từ nói năng nhóm biểu lộ có những đặc điểm như sau: Về vị trí: Khác với các động từ thuộc nhóm khác, động từ nói năng nhóm biểu lộ không cần TNT/ĐNT. Vì thế, động từ nói năng nhóm biểu lộ chỉ cần đứng trước hoặc sau PNT. Về chức năng: Vị tố làm vị ngữ trong câu. Vị ngữ có khả năng quy định chức vụ cú pháp và cương vị cú pháp của các thành tố khác trong câu. Vì thế, vị ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với chủ ngữ và có mối liên hệ với các thành phần khác như bổ ngữ, trạng ngữ) Về đặc điểm ngữ nghĩa: Đối với động từ nói năng nhóm biểu lộ, về cấu trúc nghĩa, thường có cấu trúc như sau: 1/ PNT có cảm xúc về NT 2/ PNT muốn thể hiện cảm xúc của mình 3/ PNT nói cảm xúc với TNT/ĐNT 2.2.1.2. Vị tố phát ngôn tiếng Anh được thể hiện bằng động từ nói năng không chính danh 1/ Vị tố phát ngôn tiếng Anh được biểu thị bằng từ chỉ cách thức nói năng Như bảng 2.1, qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 232/2411 lần xuất hiện Vị tố phát ngôn tiếng Anh được biểu thị bằng từ chỉ cách thức nói năng, chiếm 9.6%. 2/ Vị tố trong sự tình phát ngôn tiếng Anh được biểu thị bằng động từ chỉ hành động vật lý, tâm lý kèm theo lời nói Như bảng 2.1, qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 108/2411 lần xuất hiện Vị tố trong sự tình phát ngôn tiếng Anh được biểu thị bằng động từ chỉ hành động vật lý, tâm lý kèm theo lời nói, chiếm 4.4%. Động từ chỉ hành động vật lý, tâm lý kèm theo lời nói là những từ chỉ hoạt động do con người thực hiện. Nhưng không phải động từ chỉ hành động vật lý, tâm lý nào cũng có khả năng được dùng vị tố trong sự tình phát ngôn. Để trở thành vị tố trong sự tình phát ngôn thì những động từ vật lý hoặc tâm lý có những điều kiện, thuộc tính và đặc trưng gần với động từ nói 12
- năng. Về cơ bản, các động từ chỉ hành động vật lý, tâm lý có những đặc trưng sau: Theo chúng tôi, nhóm động từ hành động vật lý có thể chia thành các nhóm sau: 1/Động từ miêu tả hành động đưa đến những sự biến đổi về vật lý; 2/ Những động từ của cơ thể đi kèm với phát ngôn sigh (thở dài), laugh (cười to), stroke (xoa tay), beam (cười rạng rỡ), urmise (phỏng đoán), …) 3/ Vị tố phát ngôn tiếng Anh được biểu thị bằng động từ chỉ tiếng kêu của động vật Như bảng 2.1, qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 82/2411 lần xuất hiện Vị tố phát ngôn tiếng Anh được biểu thị bằng động từ chỉ tiếng kêu của động vật, chiếm 3.7%. Trong thực tế, các động từ miêu tả tiếng kêu của con vật có thể phân thành bốn tiểu loại là nhóm động từ miêu tả âm thanh côn trùng, miêu tả âm thanh điểu (chim), miêu tả âm thanh thú, và miêu tả âm thanh ngư (cá). Trong 4 tiểu loại đó thì tiếng kêu của chim và thú có thể được dùng với nghĩa chuyển chỉ sự nói năng của con người. Xét về cơ chế chuyển nghĩa, âm thanh của các loài chim trong thực tế thường là những âm thanh cao, nhẹ, có vần điệu và giai điệu. Những đặc điểm tích cực này được dùng để diễn tả việc nói năng nhỏ nhẹ, trầm bổng, thể hiện tình cảm dương tính của PNT. Âm thanh loài chim trong tiếng Anh có các từ như: coo, gurg…Khác với âm thanh của các loài chim thường nhỏ nhẹ, trầm bổng; âm thanh mà các con vật thuộc họ nhà thú phát ra có thể là những âm thanh nặng, mạnh và dữ dội hơn. Chính vì vậy, nếu âm thanh của loài chim thường dùng để thể hiện tình cảm dương tính của con người thì ngược lại âm thanh loài thú diễn tả tình cảm âm tính của con người, chủ yếu của PNT. Vì vậy, những HĐNN kiểu này thường thể hiện lịch sự âm tính, PNT không được trân trọng. 2.2.2. Vị tố phát ngôn trong sự tình phát ngôn tiếng Việt Trong phần này, chúng tôi trình bày đặc điểm của vị tố phát ngôn tiếng Việt được biểu thị bằng động từ nói năng chính danh (Vị tố phát ngôn tiếng Việt được thể hiện bằng động từ nói năng nhóm tái hiện); Vị tố phát ngôn tiếng Việt được thể hiện bằng động từ nói năng nhóm điều khiển; Vị tố phát ngôn tiếng Việt được thể hiện bằng động từ nói năng nhóm kết ước; Vị tố phát ngôn tiếng Anh được thể hiện bằng động từ nói năng nhóm tuyên bố; Vị tố phát ngôn tiếng Việt được thể hiện bằng động từ nói năng nhóm biểu lộ (biểu cảm) và Vị tố phát ngôn tiếng Việt được thể hiện bằng động từ nói năng không chính danh (Vị tố phát ngôn tiếng; Vị tố trong sự tình phát ngôn tiếng Việt được biểu thị bằng động từ chỉ hành động vật lý, tâm lý 13
- kèm theo lời nói; Vị tố phát ngôn tiếng Việt được biểu thị bằng động từ chỉ tiếng kêu của động vật) 2.2.3. Đối chiếu vị tố của sự tình phát ngôn tiếng Anh và sự tình phát ngôn tiếng Việt 2.2.3.1. Những điểm giống nhau Giữa động từ nói năng tiếng Anh và động từ nói năng tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng nhau. Về cơ bản, số lượng và tên gọi các nhóm và tiểu nhóm của động từ nói năng tiếng Anh có sự tương ứng với tiếng Việt. Tiếng Việt và tiếng Anh đều có đầy đủ 5 nhóm động từ nói năng chính danh, trong từng tiểu nhóm nhỏ cũng có sự tương thích như vậy. Qua khảo sát cũng cho thấy, vị trí của động từ nói năng trong sự tình phát ngôn thường là sau PNT trước TNT/ĐNT. Tuy nhiên, đối với động từ nói năng nhóm kết ước và biểu cảm, thường không cần TNT đi cùng, vì thế vị trí của động từ nói năng thường là cuối câu hoặc sau PNT. Một trong những đặc điểm quan trọng của sự tình phát ngôn nói chung là đặc điểm đồng định vị chặt chẽ giữa quá trình phát ngôn với chu cảnh chỉ vấn đề. Đặc điểm này có cả sự tình phát ngôn tiếng Anh và sự tình phát ngôn tiếng Việt. Một đặc điểm quan trọng khác phân biệt sự tình phát ngôn với các loại sự tình khác, chính là tiềm năng phóng chiếu. Trong một phát ngôn, bao gồm một cú phóng chiếu thuộc quá trình phát ngôn và cú được phóng chiếu có thể thuộc bất kì một sự tình nào. Phóng chiếu trong sự tình phát ngôn có thể thuộc một trong hai hình thức là trích nguyên và thông báo lại. Qua khảo sát cho thấy, có động từ có thể phóng chiếu được cả hai hình thức nhưng có động từ chỉ được phóng chiếu ở một trong hai hình thức. Qua khảo sát cũng cho thấy, vị trí của động từ nói năng trong sự tình phát ngôn thường là sau PNT, trước TNT/ĐNT. Tuy nhiên, đối với động từ nói năng nhóm kết ước và biểu cảm, thường không cần TNT đi cùng, vì thế vị trí của động từ nói năng thường là cuối câu hoặc sau PNT. Một trong những đặc điểm quan trọng của sự tình phát ngôn nói chung là đặc điểm đồng định vị chặt chẽ giữa quá trình phát ngôn với chu cảnh chỉ vấn đề. Đặc điểm này có cả sự tình phát ngôn tiếng Anh và sự tình phát ngôn tiếng Việt. Một đặc điểm quan trọng khác phân biệt sự tình phát ngôn với các loại sự tình khác, chính là tiềm năng phóng chiếu. Trong một phát ngôn, bao gồm một cú phóng chiếu thuộc quá trình phát ngôn và cú được phóng chiếu có thể thuộc bất kì một sự tình nào. Phóng chiếu trong sự tình phát ngôn có thể thuộc một trong hai hình thức là trích nguyên và thông báo lại. Qua khảo sát cho thấy, có động từ có thể phóng chiếu được cả hai hình thức nhưng có động từ chỉ được phóng chiếu ở một trong hai hình thức. 14
- Về đặc điểm vị trí: Trong STPNTA và STPNTV có đặc điểm giống nhau khi có cả PNT và TNT thì động từ nói năng thường xuất hiện sau PNT và trước TNT/ĐNT hoặc đứng sau PNT, trước that trong tiếng Anh hoặc rằng trong tiếng Việt. Về chức năng: Trong tiếng Anh và tiếng Việt, vị tố thường làm vị ngữ trong câu, có mối quan hệ chặt chẽ với chủ ngữ và bổ ngữ. Về đặc điểm ngữ nghĩa: Sự tình phát ngôn tiếng Anh và tiếng Việt, bao gồm PNT, NT, TNT/ĐNT và vị tố phát ngôn. Các thành tố của sự tình phát ngôn có mối quan hệ với nhau. 2.2.3.2. Những điểm khác nhau Sự tình phát ngôn có vị tố là động từ nói năng chính danh trong tiếng Anh chiếm tỷ lệ ít hơn so với tiếng Việt (trong tiếng Anh là 82.3%, tiếng Việt là 83,6%), nhưng sự tình phát ngôn có vị tố phát ngôn được biểu hiện bằng động từ nói năng không chính danh chiếm tỷ lệ cao hơn (trong tiếng Anh là 17.7%; tiếng Việt là 16.4%). Điều này cho thấy, người Anh đa dạng trong việc sử dụng các từ ngữ không chính danh hơn người Việt, trong khi đó người Việt lại có xu hướng sủ dụng nhiều động từ nói năng chính danh hơn người Anh. Về đặc điểm ngữ pháp, động từ nói năng TA và động từ nói năng TV đều có khả năng kết hợp với các thành phần đứng trước và sau nó. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, động từ nói năng có thể kết hợp với các thành phần đứng trước hoặc đứng sau đó tạo nên một cụm động từ, còn trong tiếng Anh, động từ nói năng chỉ kết hợp với các thành phần đứng sau mới tạo thành cụm động từ. Trong kết hợp với PNT, vị tố trong tiếng Việt chỉ có thể đứng sau PNT, không có trường hợp vị tố đứng trước PNT. Nhưng trong tiếng Anh, vị tố có thể đứng trước hoặc sau PNT. Vị tố trong tiếng Anh có thể đứng trước PNT, nhất là trong trường hợp không có TNT/ĐNT đi kèm (said Harry, said Hermione, said Ron...). Khi có các từ ngữ khác đi kèm để cụ thể hóa động từ, thì động từ làm vị tố có thể đứng trước hoặc sau PNT (Hagrid called back happily , Lão Hagrid đáp trả vui vẻ; said Ron quietly Ron lặng lẽ nói...) Ngoài ra vị tố trong tiếng Anh còn có thể đứng sau PNT (Uncle Vernon said hoarsely, Dượng Vernon nói một cách hoảng loạn; she said, Bà nói; Sirius said, Sirius nói) hoặc đứng giữa PNT và TNT/ĐNT (We've asked Charles, Chúng tôi yêu cầu Charles ; he told Tracy, ông ta nói với tracy, the policeman told her, viên cảnh sát bảo cô ấy...). Vị tố trong tiếng Việt, chỉ có thể đứng sau PNT trong cả hai trường hợp có hoặc không có TNT (Tôi nói, tôi nói với cô ấy...); không có trường hợp đứng sau PNT. 15
- Về hình thức thể hiện: Nội dung NT trong tiếng Anh thường được phân biệt với Vị tố bằng dấu phẩy. Còn trong tiếng Việt, nội dung NT thường được phân biệt với các thành phần khác bằng dấu hai chấm. Vì thế, vị trí của động từ nói năng trong tiếng Anh có thể có vị trí ở ngay sau NT. Điều này không có trong vị tố phát ngôn tiếng Việt. 2.3. Tiểu kết Qua nghiên cứu, khảo sát, động từ nói năng trong tiếng Anh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Đối với các Vị tố phát ngôn được biểu thị bằng động từ nói năng chính danh, chiếm tỷ lệ cao nhất là động từ nói năng chính danh tham gia biểu thị, gọi tên hành động nói năng tái hiện. Đối với mỗi nhóm động từ nói năng có một nội dung cơ bản khác nhau, do vậy cũng sử dụng các động từ nói năng khác nhau. Nội dung cơ bản mà các động từ nói năng nhóm tái hiện phải thực hiện là thông báo những hiểu biết về những việc đã, đang hoặc sẽ xảy ra trong hiện thực. Những động từ thuộc nhóm kết ước này có chung nét nghĩa cam đoan làm đúng những điều đã hứa, khẳng định sẽ làm việc gì đó theo nội dung đã thỏa thuận, đã cam đoan. Hành động nói năng nhóm tuyên bố thường được thực hiện trong một nghi thức trang trọng. Bên cạnh Sự tình phát ngôn có động từ nói năng chính danh, có những sự tình phát ngôn có vị tố phát ngôn là những động từ nói năng không chính danh. Đó là những từ ngữ mặc dù không phải là động từ nói năng chính danh trong sự tình phát ngôn nhưng được dùng có ý nghĩa chỉ sự nói năng, các từ chỉ cách thức nói năng, động từ hành động vật lí và động từ chỉ tiếng kêu của động vật. Các động từ nói năng chính danh và không chính danh được khảo sát chỉ mang tính điển hình, chỉ được khảo sát trong phạm vi không nhiều các tác phẩm văn học, vì thực tế, khó có thể liệt kê đầy đủ và miêu tả đầy đủ tất cả các động từ nói năng này, nhất là các động từ nói năng không chính danh. Qua tìm hiểu các động từ nói năng không chính danh cũng cho thấy người Việt và người Anh rất tinh tế, phong phú và linh hoạt trong giao tiếp. Tùy vào ngữ cảnh, tâm trạng mà lựa chọn các động từ nói năng phù hợp. 16
- CHƢƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM THAM THỂ TRONG SỰ TÌNH PHÁT NGÔN TIẾNG ANH, ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT 3.1. Khái quát về tham thể trong cấu trúc sự tình phát ngôn tiếng Anh Dạng đầy đủ, câu biểu hiện STPN tiếng Anh có cấu trúc: PNT – VTPN - TNT (ĐNT) - NT hoặc NT - PNT- VTPN - TNT Tuy nhiên, có thể có các dạng rút gọn sau: PNT + VTPN; NT + VTPN + TNT/ ĐNT; PNT + VTPN + NT; VTPN +/- TNT/ ĐNT +/- NT 3.2. Đặc điểm của các tham thể trong sự tình phát ngôn tiếng Anh và tiếng Việt 3.2.1. Đặc điểm của các tham thể trong sự tình phát ngôn tiếng Anh Tham thể cơ sở: Ngôn thể: Thứ nhất, về mặt ngữ nghĩa: NT trong sự tình phát ngôn có thể thuộc tất cả các loại sự tình khác nhau trong thế giới kinh nghiệm. Nét đặc trưng cơ bản của sự tình phát ngôn tiếng Anh chính là khả năng ngônthể bao được tất cả các loại hình sự tình khác. Nội dung của ngôn thể trong sự tình phát ngôn có thể đề cập đến tất cả các loại hình sự tình trong thế giới kinh nghiệm. Các loại sựtình khác đều có khả năngđược đề cập, phản ánh, trong sự tình phát ngôn với vai trò là ngôn thể. Về bản chất, sự tình phát ngôn là sự tình “kép” gồm sự tình phát ngôn và sự tình X nào đó (thuộc ngôn thể). Đặctrưng nàychỉ có ở STPN Thứ hai, về ngữ pháp: Xét về hình thức từ ngữ: NT trong sự tình phát ngôn tiếng Anh có thể được biểu hiện là từ, ngữ, câu, đoạn. Xét về vai trò ngữ pháp trong câu: Phát ngôn được thực hiện bao giờ cũng có “cái được nói ra” là NT. NT luôn đi cùng nội dung phát ngôn là VT, “điều mà VT muốn thể hiện”. Vì vậy, xét về mặt ngữ pháp, NT bổ sung ý nghĩa cho VT, giữ vai trò là bổ ngữ trong câu. Thứ ba, về ngữ dụng (xét về chức năng biểu thị hoạt đông nói năng) NT có thể biểu thị các hành động phát ngôn sau: Hành động biểu lộ, Hành động thông tin, thông báo, Hành động thỉnh cầu, hành động hỏi, hành động hứa, hành động thề...Thứ tư, về vị trí: Trong tiếng Anh, trật tự thông thường của NT là đứng ở vị trí trước PNT hoặc đầu câu. Phát ngôn thể: Xét về phương diện nghĩa: PNT trong trong STPN có thể quy thành 2 nhóm chính là: 1/ Nhóm các từ ngữ dùng gọi tên trực tiếp/ thay thế và từ ngữ xưng gọi; 2/ Nhóm các từ ngữ được dùng với nghĩa chuyển hoán dụ. Về cấu tạo, PNT có thể là từ, cụm từ. Về vị trí, PNT có thể đứng vị trí đầu, giữa hoặc cuối trong cấu trúc sự tình. Về ngữ pháp, PNT 17
- thường làm chủ ngữ trong câu hoặc vế câu. Về nghĩa phạm trù, PNT thương là người. Đích ngôn thể và tiếp ngôn thể: Xét về phượng diện ngữ nghĩa, TNT và ĐNT thường là người. Xét về phạm trù số: Nếu PNT chủ yếu là một người, thì ĐNT và TNT lại đa dạng về số lượng. TNT/ ĐNT có thể là một người, cũng có thể là nhiều người. Về vị trí, khác với các tham thể khác có vị trí độc lập, rõ ràng trong cấu trúc của STPN thì TNT và ĐNT lại xuất hiện rất linh hoạt trong cấu trúc sự tình. 3.2.2. Đặc điểm của các tham thể trong sự tình phát ngôn tiếng Việt Trong phần này, chúng tôi trình bày những đặc điểm của ngôn thể, phát ngôn thể, đích ngôn thể/tiếp ngôn thể trong sự tình phát ngôn tiếng Việt. 3.3. Đối chiếu tham thể của sự tình phát ngôn tiếng Anh và sự tình phát ngôn tiếng Việt 3.3.1. Những điểm giống nhau Sự tình phát ngôn tiếng Anh và Sự tình phát ngôn tiếng Việt đều có các tham thể là PNT, TNT/ĐNT, NT. Ngoài ra, trong cả hai STPN đều có thêm các thành phần mở rộng khác. NT trong STPNTA và STPNTV có thể thuộc tất cả các loại sự tình khác nhau trong thế giới kinh nghiệm, nghĩa là nội dung của ngôn thể trong sự tình phát ngôn có thể đề cập đến tất cả các loại hình sự tình trong thế giới kinh nghiệm. Sự tình phát ngôn trong cả tiếng Anh và tiếng Việt đều là sự tình “kép” gồm sự tình phát ngôn và sự tình X nào đó. Sự tình X này thuộc về ngôn thể được thể hiện trong ngôn thể. Như vậy, ngôn thể có thể thuộc sự tình vật chất, có thể thuộc sự tình quan hệ, có thể thuộc sự tình tinh thần, cũng có thể là sự tình phát ngôn. Ngôn thể có thể được biểu hiện bằng từ, ngữ, câu, đoạn; có thể biểu hiện nhiều hành động nói năng khác nhau như hành động biểu lộ, hành động thông báo, hành động hỏi, hành động thỉnh cầu, hành động hứa, hành động thề... Về vị trí, NT trong cả 2 STPN đều có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong câu như ở đầu phát ngôn, giữa phát ngôn hoặc cuối phát ngôn. PNT trong STPNTA và STPNTV đều cấu tạo là từ hoặc cụm từ. Về phương diện từ loại, PNT trong hai STPN này thường được cấu tạo là một đạ từ hoặc một danh từ. Ngoài ra, PNT còn có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong câu biểu hiện STPN; và làm chủ ngữ trong câu. Xét về phương diện nghĩa, PNT trong trong STPNTA và STPNTV có thể là các từ ngữ dùng gọi tên trực tiếp/ thay thế và từ ngữ xưng gọi; hoặc các từ ngữ được dùng với nghĩa chuyển hoán dụ. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn