BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC HUẾ<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC<br />
<br />
TRẦN BÌNH TUYÊN<br />
<br />
VĂN CHÍNH LUẬN<br />
NGUYỄN ÁI QUỐC -HỒ CHÍ MINH<br />
TỪ GÓC NHÌN LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN<br />
<br />
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học<br />
Mã số: 62.22.02.40<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
NGÔN NGỮ HỌC<br />
<br />
Huế, 2017<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS.TS. Trương Thị Nhàn<br />
2. TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
Phản biện 2:<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại<br />
học Huế họp tại Thành phố Huế.<br />
vào hồi ………giờ……. ngày… tháng<br />
<br />
năm 2017<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc Gia<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Phân tích diễn ngôn là một trong những hướng nghiên cứu ngôn ngữ<br />
mới theo hệ hình chức năng luận: nghiên cứu ngôn ngữ trong giao tiếp,<br />
trong quá trình sử dụng; nhấn mạnh đến chức năng và tính mục đích của<br />
các hình thức ngôn ngữ trong quá trình hành chức. Bên cạnh đó, chúng<br />
tôi nhận thấy văn chính luận nói chung và văn chính luận Nguyễn Ái Quốc<br />
– Hồ Chí Minh nói riêng có những yếu tố phù hợp với hướng nghiên cứu<br />
của phân tích diễn ngôn (tính mục đích trong lựa chọn và sử dụng ngôn<br />
ngữ, mối quan hệ giữa ngữ cảnh với ngôn ngữ, sự tác động của ngôn ngữ<br />
đối với người tiếp nhận…) nhưng chưa được tiếp cận. Với những lý do<br />
trên, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài nghiên cứu Văn chính luận<br />
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý thuyết phân tích diễn ngôn.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
– Làm sáng tỏ đặc điểm diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc –<br />
Hồ Chí Minh từ quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday về<br />
phương diện ngữ vực.<br />
– Góp phần chứng minh ngôn ngữ như một thực thể của xã hội, có<br />
mối quan hệ biện chứng với các yếu tố bên ngoài ngôn ngữ.<br />
– Góp phần vào việc phân tích những tác phẩm văn chính luận nói<br />
chung và văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong nhà trường.<br />
3. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:<br />
– Nghiên cứu lý thuyết:<br />
+ Xác lập khung lý thuyết áp dụng cho phương pháp phân tích diễn ngôn<br />
nhằm xác định những bước khảo sát, phân tích cụ thể và những nội dung<br />
trọng tâm mà luận án hướng tới;<br />
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và nghiên cứu tổng quan làm cơ sở<br />
cho việc nghiên cứu.<br />
– Khảo sát, thu thấp ngữ liệu.<br />
– Từ khung lý thuyết áp dụng và những vấn đề lý luận đã được xác<br />
định, luận án tiến hành khảo sát, phân tích ngữ liệu một cách có hệ thống<br />
trên các phương diện đặc trưng về Trường, Không khí và Cách thức.<br />
– Rút ra những nhận xét tổng quát về vấn đề nghiên cứu.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
– Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm văn chính luận<br />
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua các đặc trưng về Trường, đặc trưng<br />
về Không khí và đặc trưng về Cách thức.<br />
<br />
2<br />
– Luận án sử dụng 13 tác phẩm tiêu biểu được in trong Hồ Chí Minh<br />
tuyển tập (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002) làm ngữ liệu để khảo sát<br />
vì đây là những ngữ liệu có tính chính danh và phổ biến nhất hiện nay.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
5.1. Phương pháp thu thập ngữ liệu<br />
5.2. Phương pháp phân tích ngữ liệu<br />
5.2.1. Phương pháp phân tích diễn ngôn: Tập trung sử dụng khung lý<br />
thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday để phân tích các đặc<br />
điểm ngôn ngữ văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh nhằm<br />
làm rõ các phương diện: đặc trưng về Trường, đặc trưng về Không khí và<br />
đặc trưng về Cách thức.<br />
5.2.2. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các thủ pháp nghiên cứu như thủ<br />
pháp miêu tả định lượng, thủ pháp miêu tả định tính.<br />
6. Ý nghĩa/đóng góp của luận án<br />
6.1. Về lý luận<br />
Luận án góp phần khẳng định thêm giá trị của phương pháp phân<br />
tích diễn ngôn: không chỉ quan tâm đến hệ thống cấu trúc ngôn ngữ mà<br />
còn quan tâm đến các chức năng của ngôn ngữ; xem xét đối tượng nghiên<br />
cứu trong tính tổng thể, ngôn ngữ hành chức, ngôn ngữ hoạt động, tương<br />
tác xã hội hay việc sử dụng ngôn ngữ; qua đó chứng minh ngôn ngữ như<br />
một thực thể của xã hội, có mối quan hệ biện chứng với xã hội.<br />
6.2. Về thực tiễn<br />
– Việc phân tích đặc điểm ngôn ngữ xét theo quan điểm của<br />
Halliday về các chức năng ngôn ngữ cũng như đặt ngôn ngữ trong mối<br />
quan hệ với các yếu tố của tình huống giao tiếp cụ thể sẽ giúp làm<br />
sáng tỏ đặc điểm văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trên<br />
các phương diện: đặc trưng về Trường, Không khí và Cách thức; qua đó<br />
góp phần làm phong phú thêm hướng nghiên cứu cũng như những đặc<br />
điểm ngôn ngữ văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.<br />
– Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần nâng cao hiệu<br />
quả tiếp nhận văn bản chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong<br />
chương trình Ngữ văn phổ thông.<br />
– Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc<br />
dạy và học văn bản chính luận nói chung và sự nghiệp văn chương của<br />
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh nói riêng trong chương trình Ngữ văn<br />
phổ thông.<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu<br />
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết phân tích diễn ngôn<br />
1.1.1.1. Về lý thuyết phân tích diễn ngôn<br />
<br />
3<br />
a. Những nghiên cứu ở nước ngoài<br />
Những tác giả đầu tiên đề cập đến Phân tích diễn ngôn là Harris<br />
(1952), Mitchell (1957), Sinclair và Couthard (1975, 1977). Năm 1975,<br />
trong công trình Logic and conversation (Lôgích và hội thoại), Grice đã<br />
phác thảo lý thuyết về hàm ngôn (theory of implicature). Đến năm 1983,<br />
Brown và Yule trong Discourse Analysis (Phân tích diễn ngôn) đã<br />
nghiên cứu phân tích diễn ngôn một cách cụ thể cả về khái niệm, phương<br />
pháp và những cơ sở lý thuyết của việc phân tích diễn ngôn. Bên cạnh đó<br />
còn có các nhà ngôn ngữ khác có những nghiên cứu chuyên sâu về Phân<br />
tích diễn ngôn như Levinson (1983), Halliday (1985), Nunan (1997),…<br />
b. Ở Việt Nam<br />
Thời kỳ đầu, khi đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ vượt khỏi câu để<br />
hướng đến đối tượng văn bản, tiêu biểu có các tác giả như Trần Ngọc<br />
Thêm (1985), Diệp Quang Ban (1998, 2002),… đã bước đầu nghiên cứu<br />
các vấn đề liên quan đến giao tiếp, phân tích diễn ngôn và cấu tạo của văn<br />
bản. Ở giai đoạn tiếp theo, các tác giả như Nguyễn Thiện Giáp (2000),<br />
Đỗ Hữu Châu (2001) đã đề cập đến các vấn đề ngữ dụng học. Đặc biệt, với<br />
sự xuất hiện của những công trình của hai nhà nghiên cứu Nguyễn Hòa<br />
(Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lý luận và phương pháp – 2003,<br />
Phân tích diễn ngôn phê phán, lý luận và phương pháp – 2006) và<br />
Diệp Quang Ban (Giao tiếp, diễn ngôn và văn bản – 2012), phân tích diễn<br />
ngôn mới thực sự được giới thiệu một cách cụ thể và có hệ thống.<br />
– Ngoài những tác giả đã nêu ở trên, chúng ta cũng cần nhắc đến một<br />
số tác giả khác như Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn Đức Dân (1996, 1998),<br />
Hoàng Phê (2003),... Những tác giả này, trong những công trình của<br />
mình, cũng đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến diễn ngôn và phân<br />
tích diễn ngôn ở những góc độ khác nhau.<br />
1.1.1.2. Về thực tiễn vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu<br />
các thể loại diễn ngôn trong tiếng Việt. Ở Việt Nam có nhiều công trình ứng<br />
dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu cụ thể với hai xu<br />
hướng: sử dụng cứ liệu ngôn ngữ trong các văn bản chính trị - xã hội và<br />
sử dụng cứ liệu là ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học.<br />
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về văn chính luận NAQ – HCM<br />
a. Trên thế giới<br />
Những công trình cơ bản mang tính khái quát, tập trung nghiên cứu<br />
về hình tượng của tác giả cũng như tư tưởng, nội dung và nghệ thuật nói<br />
chung, chưa có những bài viết thực sự chuyên sâu về vấn đề ngôn ngữ.<br />
Tiêu biểu là các tác giả: N. I. Niculin (Nga), U. Bớcset (Úc), Apđen<br />
Malếch Khalin (Cộng hòa Ả Rập thống nhất), Saclơ Phuôc-ni-ô (Pháp),…<br />
b. Ở Việt Nam<br />
b1. Những nghiên cứu chung về ngôn ngữ văn chính luận Nguyễn Ái Quốc<br />
– Hồ Chí Minh. Chịu ảnh hưởng của khuynh hướng cấu trúc, các công<br />
<br />