intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:305

104
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án muốn góp phần khắc phục những điểm “bất cập” của các hướng tiếp cận truyền thống, dựa trên văn bản thuần túy. Sự bổ sung hướng tiếp cận này có tác dụng làm tăng thêm tính khoa học cho truyền thống nghiên cứu VHDG ở nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Huỳnh Vũ Lam NGHIÊN CỨU TRUYỆN DÂN GIAN KHMER  NAM BỘ DƯỚI GÓC NHÌN BỐI CẢNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM 
  2. Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Vũ Lam NGHIÊN CỨU TRUYỆN DÂN GIAN KHMER  NAM BỘ DƯỚI GÓC NHÌN BỐI CẢNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM  Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số :   62.22.01.21
  3. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1.TS. Hồ Quốc Hùng 2. PGS. TS. Phan Thị Thu Hiền Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2015
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án này là công trình nghiên cứu thực   sự  của cá nhân, được thực  hiện  dưới  sự   hướng  dẫn  khoa  học   của  TS  Hồ Quốc Hùng và PGS. TS. Phan Thu Hiền. Các   số  liệu, những kết luận nghiên cứu   được   trình   bày   trong   luận   án  này là trung thực. Có một phần kết quả  nghiên cứu   trong luận án này đã được công bố  trong các bài báo khoa học của   tôi, còn lại các nội dung khác chưa từng được công bố  dưới bất cứ   hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tác giả  Huỳnh Vũ Lam
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa  Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt  BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                                                         .....................................................................      1  BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                                                         .....................................................................      2  MỤC LỤC                                                                                                           .......................................................................................................      5  DẪN NHẬP                                                                                                         .....................................................................................................      1  1. Lí do chọn đề tài                                                                                         .....................................................................................      1  2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu                                                                ............................................................      3  3. Lịch sử vấn đề                                                                                            ........................................................................................      4 3.1. Nghiên cứu VHDG theo bối cảnh ở Việt Nam – những ứng dụng   khởi đầu                                                                                              .........................................................................................      4  3.2. Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam Bộ ­ cái nhìn tổng quan 13      3.2.1. Các công trình về văn hóa                                                      .................................................       13  3.2.2. Các công trình về VHDG.                                                      ..................................................       15  4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu                                                           .......................................................       24  5. Phương pháp nghiên cứu                                                                          ......................................................................       28  6. Đóng góp của luận án                                                                               ...........................................................................       31  7. Bố cục của luận án                                                                                  ..............................................................................       32  NỘI DUNG                                                                                                        ....................................................................................................       35 Chương 1  TỔNG QUAN VỀ LÍ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG TRONG  NGHIÊN CỨU TRUYỆN DÂN GIAN DƯỚI GÓC NHÌN   BỐI CẢNH                                                                                      ..................................................................................       35
  6.  1.1. Nghiên cứu truyện dân gian theo văn bản ­ những điều nhìn lại         35 ....       1.1.1. Văn bản truyện dân gian nghiên cứu theo hướng ngữ văn             ........       37  1.1.2. Văn bản truyện dân gian nghiên cứu theo type và motif                 ............       43 1.2. Nghiên cứu folklore trong bối cảnh – khuynh hướng mới  ở phương    Tây.                                                                                                        ...................................................................................................       48  1.2.1. Chuyển hướng trong định nghĩa về folklore                                   ..............................       48 1.2.2. Sự đa dạng trong hướng tiếp cận bối cảnh trong nghiên cứu   folklore                                                                                              ..........................................................................................       55 1.2.3. Một cách hiểu về tiếp cận bối cảnh trong nghiên cứu Văn học   dân gian                                                                                             .........................................................................................       63 1.3. Nghiên cứu truyện dân gian trong bối cảnh – những vấn đề  về   phương pháp tiếp cận                                                                          ......................................................................       74  1.3.1. Sự thay đổi trong thu thập và ghi chép tư liệu                                ............................       74  1.3.2. Sự thay đổi trong nghiên cứu thể loại                                             .........................................       79  1.3.3. Sự thay đổi trong cách kiến giải                                                      .................................................       83  Tiểu kết                                                                                                      ..................................................................................................       88 Chương 2  KHÔNG GIAN VĂN HÓA TỘC NGƯỜI VÀ NHỮNG VẤN   ĐỀ VỀ TRUYỆN DÂN GIAN KHMER NAM BỘ                     .................       90  2.1. Không gian văn hoá tộc người Khmer Nam Bộ                                   ...............................       90  2.1.1. Đặc trưng tộc người và đặc điểm cư trú.                                       ...................................       91  2.1.2. Nét riêng trong tín ngưỡng và phong tục                                         .....................................       95 2.2. Những vấn đề  về  phân loại truyện dân gian Khmer Nam Bộ  trong   nghiên cứu truyền thống                                                                    ................................................................       104  2.2.1. Phân loại theo đặc tính hình thức                                                  ..............................................       104  2.2.2. Phân loại theo chức năng lí giải lễ hội                                         ....................................       113
  7. 2.3. Một cách hiểu về  thể  loại truyện dân gian Khmer Nam Bộ  dưới    góc nhìn bối cảnh                                                                               ..........................................................................       122  Tiểu kết                                                                                                    ................................................................................................       133 Chương 3  XÂY DỰNG CÁC CÔNG CỤ GHI NHẬN TRUYỆN DÂN   GIAN KHMER NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH                       ...................       137  3.1. Kết cấu bối cảnh kể chuyện dân gian Khmer Nam Bộ                    ................       137  3.1.1. Các yếu tố tạo bối cảnh kể chuyện                                             ........................................       137  3.1.2. Một số bối cảnh kể chuyện dân gian Khmer Nam Bộ                 .............       139 3.2. Việc tổ  chức một cuộc điền dã để  ghi nhận truyện kể  trong bối    cảnh                                                                                                     .................................................................................................       144  3.2.1. Quan niệm ghi chép điền dã theo nghiên cứu truyền thống          144 .....       3.2.2. Chọn bối cảnh và chuẩn bị ghi chép                                             .........................................       148 3.2.3. Cách ghi chép trong nghiên cứu truyện dân gian trong bối cảnh                                                                                                        149 .....................................................................................................     3.3. Mô hình bản ghi chép dùng trong điền dã thu thập truyện dân gian   Khmer Nam Bộ                                                                                   ...............................................................................       156   Tiểu kết                                                                                                   ...............................................................................................       175 Chương 4  MỘT CÁCH KIẾN GIẢI TRUYỆN DÂN GIAN KHMER   NAM BỘ DƯỚI GÓC NHÌN BỐI CẢNH                                 .............................       178  4.1 Cách thức kiến giải truyện dân gian trong bối cảnh                         .....................       178 4.2. Kiến giải truyện kể trong bối cảnh có sự kích thích ngẫu nhiên                                                                                                        182 .....................................................................................................      4.2.1. Phân tích các yếu tố bối cảnh                                                        ....................................................       183  4.2.2. Mô tả diễn ngôn kể chuyện                                                          ......................................................       185
  8.  4.2.3. Ý nghĩa của sự kiện kể chuyện                                                     .................................................       188 4.3. Kiến giải truyện kể trong bối cảnh thương thảo của các thành viên    cộng đồng                                                                                           ......................................................................................       192  4.3.1. Phân tích các yếu tố bối cảnh                                                        ....................................................       193  4.3.2. Mô tả diễn ngôn kể chuyện                                                          ......................................................       197  4.3.3. Ý nghĩa của sự kiện kể chuyện                                                     .................................................       200  4. 4. Kiến giải truyện kể trong bối cảnh lễ hội                                       ..................................       207  4.4.1. Phân tích các yếu tố bối cảnh                                                        ....................................................       207  4.4.2. Mô tả diễn ngôn kể chuyện                                                          ......................................................       211  4.4.3. Ý nghĩa của sự kiện kể chuyện                                                     .................................................       215  Tiểu kết                                                                                                    ................................................................................................       217  KẾT LUẬN                                                                                                      ..................................................................................................       220  DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ                                   ...............................       224  TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                              ..........................................................................       227  I. Tiếng Việt                                                                                               ...........................................................................................       227  II. Tiếng nước ngoài                                                                                   ...............................................................................       242  PHỤ LỤC                                                                                                        ....................................................................................................       246  1. Sự tích lễ vào năm mới (Chol Chnam Thmay) của người Khmer     ..  247      2. Sự tích bông cau trong lễ cưới của dân tộc khmer                             .........................       252  3. Bốn anh tài                                                                                            ........................................................................................       256  4. Các câu chuyện xung quanh bàn rượu                                                 .............................................       265  5. Sự tích địa danh Chằng Ré                                                                   ...............................................................       272 6. Những câu chuyện trong buổi thương thảo chuẩn bị đám cưới theo   truyền thống                                                                                   ...............................................................................       275  7. Truyện kể trong lễ cúng trăng (Ooc om booc)                                    ................................       293
  9. DANH MỤC CÁC  KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT VHDG : Văn học dân gian KHXH&NV :  Khoa học xã hội và Nhân văn KHTN : Khoa học tự nhiên ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long Nxb. :  Nhà xuất bản xb. : xuất bản tr. :  trang Tp. HCM : thành phố Hồ Chí Minh HN. : Hà Nội
  10. 1 DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Nghiên cứu VHDG Việt Nam đã có bề dày lịch sử, nhất là sau năm  1945, và đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Trong đó nổi bật là những  công trình khảo sát thể loại văn học dân gian  ở các vùng miền trong nước   và các công trình lí thuyết đi sâu vào tổ chức, cấu trúc thể loại. Đối với lĩnh   vực nghiên cứu truyện dân gian, có thể thấy những kết quả đạt được chủ  yếu dựa trên hệ  thống phương pháp tiếp cận truyền thống theo lối ngữ  văn, nghĩa là khảo sát qua văn bản. Tuy vậy, những phương pháp tiếp cận   theo văn bản truyền thống đối với VHDG ngày càng cho thấy nhiều “bất  cập”, mà một trong những điều còn thiếu thuyết phục là chưa chỉ  ra được  cấu tạo tác phẩm VHDG trong môi trường sinh hoạt cụ thể để  thấy được   những nguyên tắc hình thành và phát triển của nó trong lịch sử. Bởi lẽ bản   chất của tác phẩm VHDG chính là kết quả  tương tác giữa yếu tố  truyền  thống với sinh hoạt đời sống trong bối cảnh cụ  thể.  Ở  đó, người ta vận  dụng truyền thống vào hoàn cảnh thực tại, qua tác phẩm, để sản sinh, tiếp  nhận và lưu truyền vốn tri thức của dân tộc mình. Do vậy, việc tìm một  hướng đi khác để  góp phần bổ  sung cho hệ  thống phương pháp tiếp cận   tác phẩm VHDG hiện có là việc làm cần thiết. Để   hỗ   trợ   cho   cách   nghiên   cứu   truyền   thống   như   đã   nói,   việc   nghiên cứu truyện dân gian theo vùng văn hoá và tộc người là một hướng   tiếp cận khoa học. Trên thực tế   ở  Việt Nam, nhiều người đã thực hiện  theo hướng này và khai mở  được một số  vấn đề  mới trong thời gian gần  đây, trong đó có VHDG của người Khmer Nam Bộ. Mặc dù vậy, những  
  11. 2 công trình sưu tầm trước đây khi thực hiện thường ghi lại văn bản, đặc  điểm về  người kể, địa điểm, thời gian ghi nhận là chính. Các luận văn,  luận án và cả  những công trình khoa học khác thường cũng chỉ  dừng lại ở  góc độ  hệ  thống các văn bản, bổ  sung thêm tư  liệu ở địa phương và khảo   sát dưới góc độ  thi pháp. Công bằng mà nói, khi vận dụng yếu tố văn hoá  vùng và tộc người hay khảo sát theo phương pháp nhân học văn hóa, một   số công trình cũng đã bước đầu khảo sát sự diễn hoá của tác phẩm VHDG   trong những môi trường văn hoá cụ thể. Cách làm này đã mang đến một số  nhận thức có ý nghĩa khoa học đáng ghi nhận. Nhưng vận dụng lí thuyết   nhân học văn hoá tiến tới quy chuẩn và quy phạm hóa tác phẩm VHDG   trong sinh hoạt thực tại vẫn là một thách đố  cho công tác nghiên cứu hiện  nay theo khuynh hướng này.  Ở  một góc nhìn khác, lí thuyết nghiên cứu  folklore trong bối cảnh du nhập vào Việt Nam tương đối muộn nên việc   nghiên cứu lí thuyết và vận dụng vào thực tế vẫn còn chỗ bất cập. Vì vậy,  nghiên cứu truyện kể  dân gian Khmer trong bối cảnh còn giúp cho giới  khoa học có thêm những góc nhìn khác về đời sống của loại hình này cũng   như những ưu điểm và giá trị mà nó mang lại. Người Khmer  ở  Nam Bộ  đã cộng cư  với người Việt trong nhiều  thế kỉ với những mối quan hệ tiếp biến tương hỗ về mặt văn hóa lẫn kinh  tế. Nét đặc thù văn hóa của người Khmer Nam Bộ  là một môi trường có  khả năng nuôi dưỡng và cung cấp khí quyển cho VHDG tiếp tục phát triển.   Trong văn hóa của người Khmer, nhiều khía cạnh của môi trường sinh hoạt  và lao động vẫn còn tương thích và giúp các thể loại VHDG phát triển. Hay   nói cách khác, sinh hoạt văn hóa độc đáo đã giúp người Khmer lưu giữ một   bầu không khí có khả  năng tồn tại và phát triển cho các loại hình văn hóa  dân gian, trong đó có VHDG. Vì vậy, nghiên cứu truyện dân gian Khmer 
  12. 3 Nam Bộ dưới góc nhìn bối cảnh sẽ giúp cho việc nhìn nhận đúng bản chất   của tác phẩm VHDG trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Để  hiểu hơn về tộc người Khmer, ngoài việc tìm hiểu các giá trị văn hóa qua di   sản vật thể hữu hình thì việc tìm hiểu các yếu tố phi vật thể có chức năng  lí giải những sự kiện xã hội vốn có cội rễ từ văn hóa là điều cần thiết. Từ  đó, chúng ta có thể  hiểu rõ hơn về  tâm lí dân tộc Khmer và có những  ứng  xử phù hợp về văn hóa cũng như những chính sách kinh tế. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Từ  việc tiếp cận, phân tích, đối chiếu và hệ  thống hóa các lí  thuyết nghiên cứu folklore trên thế giới cũng như sự vận dụng ở Việt Nam   theo   hướng   xem   VHDG   là   một   quá   trình,   luận   án   đề   xuất   một   hướng   nghiên cứu truyện kể dân gian trong bối cảnh và thực nghiệm khảo sát trên  nguồn truyện dân gian Khmer Nam Bộ. Với cách làm này, luận án muốn   góp phần khắc phục những điểm “bất cập” của các hướng tiếp cận truyền  thống, dựa trên văn bản thuần túy. Sự  bổ  sung hướng tiếp cận này có tác   dụng làm tăng thêm tính khoa học cho truyền thống nghiên cứu VHDG  ở  nước ta. 2.2. Qua việc tổ  chức thực nghiệm phương pháp tiếp cận truyện  dân gian Khmer Nam Bộ  dưới góc nhìn bối cảnh, luận án đưa ra một số  nguyên tắc tiếp cận tác phẩm truyện dân gian đặt trong môi trường sống  cụ thể. Để thấy được hiệu quả của phương thức tiếp cận mới, luận án sẽ  thực hiện phân tích, đối chiếu và rút ra những khái quát về  hệ  thống lí  thuyết, những dự báo về khả năng ứng dụng, các phương pháp tiếp cận và  các kĩ thuật thu nhận từ  thực tế. Trên cơ  sở  hướng phân tích các yếu tố 
  13. 4 ngoài văn bản, luận án hi vọng tiến tới quy phạm hóa các quy trình cho  công tác nghiên cứu theo hướng này. 3. Lịch sử vấn đề 3.1. Nghiên cứu VHDG theo bối cảnh  ở  Việt Nam – những  ứng d ụng   khởi đầu  Ở Việt Nam, từ đầu thập niên 60 của thế kỉ trước, việc nghiên cứu   VHDG có lưu ý đến hoàn cảnh diễn xướng hay bối cảnh văn hóa xuất phát  từ tính chất nguyên hợp của tác phẩm đã được xác định như là một yếu tố  thuộc bản chất của văn học dân gian. Trong các tài liệu về  phương pháp  nghiên cứu văn hóa dân gian của Đinh Gia Khánh [], Chu Xuân Diên []  Nguyễn Đổng Chi [] và một số học giả khác [] trong thập niên 60 của thế  kỉ XX, “nguyên hợp” cơ bản được lưu ý như  là yếu tố  thuộc tính khi xem   xét sự sản sinh, lưu hành và phát triển của VHDG; đồng thời nó cũng được   đề cập đến như một nguyên tắc khi vận dụng các phương pháp vào nghiên  cứu thể loại. Tuy nhiên vai trò thật sự của tính nguyên hợp chưa thật sự chi  phối hoàn toàn việc nghiên cứu VHDG vì các hướng nghiên cứu vẫn cơ  bản dựa trên phương pháp tiếp cận ngữ  văn qua văn bản. Trong bối cảnh  đó, có một vài đột phá đáng lưu ý: trong giáo trình Văn học dân gian Việt   Nam [], các tác giả đã có những phân tích về tính nguyên hợp, tính tập thể,   môi   trường   sinh   hoạt   của   VHDG,   tính   nhiều   chức   năng,   phương   thức   truyền miệng, mối quan hệ  giữa truyền thống và  ứng tác của VHDG, …   Trong những đặc điểm ấy, quá trình hình thành, phát triển và thể hiện một  tác phẩm VHDG được hệ  thống hóa bằng một nhãn quan rất khoa học và  hiện đại. Theo đó, VHDG được sáng tác bằng một cơ chế và phương pháp   khác với văn học viết, được phổ biến bằng một cách thức gắn liền với đời  
  14. 5 sống sinh hoạt và lao động, và được tồn tại trong một hình thức có tính  nguyên hợp nhiều yếu tố. Do đó VHDG vừa có đặc tính nghệ  thuật lẫn  đặc tính xã hội rất đậm nét. Có những lúc, dựa trên nguyên hợp, việc lí  tưởng hóa các yếu tố  bên ngoài văn bản được đẩy lên thành những nhận  định theo kiểu “nếu ví các diễn xướng phônclo như cá thì môi trường sẽ là  nước. Cá ra khỏi nước, cá chết” hay “loại trừ khâu diễn xướng, tác phẩm  VHDG chỉ còn là cái xác không hồn”,…. [dẫn theo , tr.359]. Trên cơ sở tính  nguyên hợp, các phương pháp như: hệ  thống, tổng hợp, nghiên cứu liên   ngành, loại hình học trong VHDG … đều được xem như  những cách thức  tiếp cận có hiệu quả. Tuy vậy, về cơ bản, tất cả các yếu tố  bên ngoài và   bối cảnh văn hóa rộng lớn của VHDG vẫn không phải là đối tượng nghiên   cứu chính của VHDG, cái quan trọng vẫn là văn bản. Vì theo Chu Xuân   Diên: Bởi vì xét bản chất của văn học dân gian, xét thành phần  chủ thể trong văn học dân gian thì cái hồn lại chính là ngôn từ dù   nó được bộc lộ ra bằng ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết. Và như  vậy thì việc nghiên cứu văn bản văn học của tác phẩm văn học   dân gian không phải là nghiên cứu cái xác không hồn mà chính là   nghiên cứu cái hồn tồn tại trong thể xác của nó [, tr.316]. Luận điểm vừa nêu trở  thành một nguyên tắc cơ  bản cho khuynh  hướng nghiên cứu chính trong suốt thế kỉ XX ở Việt Nam.  Việc xem xét bối cảnh như một phần không tách rời việc thể hiện  tác phẩm  VHDG, hoặc xem hành  động kể  một câu chuyện là một  đối   tượng nghiên cứu thì chỉ  mới bắt đầu vào những năm 60 của thế  kỉ  XX ở  Hoa Kì và các nước phương Tây. Ở Việt Nam, hướng tiếp cận này bắt đầu 
  15. 6 vào những năm cuối của thế  kỉ  XX qua một số  công trình giới thiệu lí  thuyết. Theo thời gian, những phác họa ban đầu của bức tranh nghiên cứu  theo hướng này dần dần hiện ra như sau. Trong hai năm 1999 và 2000, Nguyễn Thị  Hiền đã công bố  hai bài  viết có tính chất gợi mở cho hướng nghiên cứu bối cảnh:  Quan niệm mới   về folklore và quá trình văn bản hóa folklore ở Hoa Kì [] và Một số phương   pháp nghiên cứu folklore ở phương Tây []. Qua những phân tích sơ lược và  những nhận định bước đầu của tác giả, người đọc đã được tiếp cận một  cách khá rõ ràng và cụ thể về quan điểm nghiên cứu folklore  như một quá   trình của ngành folklore Hoa Kì. Trong bài viết, tác giả đã giới thiệu những  quan điểm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học có ảnh hưởng lớn đến nền   văn hóa dân gian Hoa Kì đương  đại như  Richard M. Dorson, Dan Ben­ Amos,   Alan   Dundes,   Richard   Bauman,   Robert   Goerges   ….   Theo   đó,   sự  chuyển hướng cốt lõi của nghiên cứu folklore thế giới đã chuyển từ nghiên  cứu văn bản, xem folklore là sản phẩm đã hoàn thành, tĩnh tại trên văn bản  sang  nghiên cứu diễn xướng và bối cảnh,  xem folklore là quá trình, là sự  giao tiếp nghệ  thuật.  Ở  đấy, mối quan hệ  giữa tiếp cận văn bản và tiếp  cận diễn xướng được các nhà folklore học quan niệm rằng: “khái niệm về  phương pháp tiếp cận diễn xướng mới có một ngụ ý sâu xa về văn bản hóa  diễn xướng”[, tr.92]. Năm 2001, trong hội thảo khoa học Một thế kỉ sưu tầm, nghiên cứu   văn hóa, văn nghệ dân gian, Chu Xuân Diên đã đề cập đến việc nghiên cứu   VHDG theo hướng tiếp cận bối cảnh như một vấn đề  phương pháp luận  qua bài viết Nhìn lại một vài quan điểm lí thuyết và phương pháp nghiên   cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam. Trong bài viết này, với một sự phân tích 
  16. 7 cụ thể và đưa ra sự đánh giá thực tiễn, tác giả không chỉ nhìn nhận lại các  phương hướng và phương pháp nghiên cứu Văn hóa dân gian ở nước ta mà   còn đề xuất cách tiếp cận liên ngành đối với VHDG. Với cách tiếp cận liên  ngành, theo ông, việc tìm đến các phương pháp của các ngành dân tộc học,  xã hội học hay nhân học là điều cần thiết: Trong cách tiếp cận như thế thì rõ ràng một vấn đề như văn  bản văn học dân gian chẳng hạn không còn đơn giản chỉ  là vấn  đề “một cái xác không hồn”, vấn đề nghiên cứu bối cảnh của văn  bản văn học dân gian không chỉ đơn thuần là dựng lại “không khí  sinh động” để “tạo nên một cái duyên, cái phong cách” của nó, mà  thực chất là một vấn đề phương pháp luận có liên quan chặt chẽ  với những vấn đề  phương pháp luận của nhiều phân ngành khoa   học xã hội và nhân văn khác như  ngôn ngữ  học xã hội, dân tộc   học lời nói (ethnography of speaking), …[, tr.115, 116]. Năm 2005, với nỗ lực của nhiều nhà nghiên cứu, dịch thuật và học  giả nước ngoài, Viện nghiên cứu Văn hóa xuất bản hai quyển sách có tính   “kinh điển” về  lí thuyết và phương pháp cho giới nghiên cứu folklore  ở  Việt Nam:  Folklore thế  giới – những công trình nghiên cứu cơ  bản  và  Folklore   –   một   số   thuật   ngữ   đương   đại  do   Ngô   Đức   Thịnh   và   Frank  Proschan chủ biên. Trong lời nói đầu của các quyển sách, tính kinh điển đã  thể  hiện khá rõ ràng trong sự  bộc bạch mong muốn cung cấp cho người   đọc các bài viết về  nghiên cứu folklore thế  giới  ở  hai chiều: quá khứ với  những công trình đã in dấu thời gian và  đương đại  với những công trình  hứa hẹn cho tương lai.
  17. 8 … bao gồm các bài viết đã hình thành nên quá trình tiến triển  và phát triển folklore trong hai thế  kỉ  qua và những bài viết đại  diện cho những khuynh hướng nghiên cứu mới mẻ  và hứa hẹn   nhất mới xuất hiện trong vài thập kỉ gần đây [, tr.7].  Với các tiêu chí lựa chọn vừa khoa học vừa thực tiễn, hai quyển   sách đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn khái quát và cơ  bản về  bức  tranh nghiên cứu folklore trên thế  giới. Vốn được tuyển chọn có giới hạn  và có mục tiêu rõ ràng, những lí thuyết và thuật ngữ  trong đó không chỉ  mang   đến   cho   độc   giả   sự   hiểu   biết   hệ   thống   về   những   phương   pháp   truyền thống mà còn giới thiệu một cách đa dạng những hướng đi mới,  nhiều tiềm năng. Trong phần thứ  4 và 5 của quyển   Folklore thế  giới –   những công trình nghiên cứu cơ  bản,  các nhà biên soạn đã giới thiệu 14  công  trình  có   giá   trị   lí   thuyết  quan  trọng,  trong  đó   tập  trung  nhiều  vào  hướng coi trọng thực tiễn, sự  kiện diễn xướng,   giao tiếp nghệ thuật,  và  tính quá trình  của folklore. Những bài viết  ấy đã cung cấp một hệ  thống phương pháp quan trọng cho hướng tiếp cận theo bối cảnh và diễn   xướng. Năm   2006,   Trần   Thị   An   đã   giới   thiệu   hướng   nghiên   cứu   của  folklore Hoa Kì qua bài viết Nghiên cứu Văn học dân gian ở  Hoa Kì ­ một   số quan sát bước đầu []. Tác giả không chỉ khái quát về lịch sử nghiên cứu   folklore  ở  Hoa Kì với những sự  thay đổi trong mối quan hệ  với các ngành  khoa học kế  cận mà còn chỉ  ra sự  thay đổi cơ  bản hướng tiếp cận trong  nghiên cứu folklore. Theo đó, thay đổi quan trọng nhất là định hướng từ  folklore tư  liệu  (folklore­as­materials) sang folklore giao tiếp (folklore­as­ communication),   từ   cách   tiếp   cận  lấy   văn   bản   làm   trung   tâm  (text­
  18. 9 centered)   đến  lấy   bối   cảnh   làm   trung   tâm  (context­centered).   Những  chuyển đổi đó đã dẫn đến sự  thay đổi về  thuật ngữ  và những cách hiểu   mới về  VHDG so với truyền thống như  là:  nghệ  thuật ngôn từ  (verbal  art),  hành   vi   ngôn   từ  (verbal   behaviour),  cách   thức   nói  (the   way   of  speaking) và  nghệ  thuật ngôn từ  như  là sự  diễn xướng   (verbal art as  performance). Phần kết luận bài viết vừa là một sự  nhận xét có tính đúc  kết vừa là những gợi ý cho những vận dụng mới ở Việt Nam:   Nghiên cứu và giảng dạy folklore  ở  Hoa Kì hiện nay, vì  vậy, chủ  yếu hướng  tới các  trường hợp cụ  thể  (case study)  trong bối cảnh diễn xướng cụ thể mà không đi sâu phân tích các  văn bản như là những đối tượng độc lập. Các trường hợp nghiên  cứu cụ thể này được dựa hoàn toàn vào những  điều tra dân tộc   học (ethnography investigation) công phu và sự kết hợp lí thuyết   liên ngành mà nhân học hiện nay đang là một đại diện tiêu biểu,   ở đó, kiến thức về văn hoá học, dân tộc học và ngôn ngữ học trở  nên những  điều kiện tối cần thiết với các nhà folklore học [,  tr.96]. Sau đó hai năm, với bài viết  Nghiên cứu VHDG từ  góc độ  type và   motif – những khả thủ và bất cập [], Trần Thị An tiếp tục bổ sung và làm  rõ hơn một số vần đề  cho hướng nghiên cứu bối cảnh. Với mục tiêu đánh   giá lại phương pháp nghiên cứu văn học theo hướng tiếp cận ngữ văn, vốn  lấy ngữ học cấu trúc làm nền tảng và phương pháp so sánh làm bệ  đỡ, tác  giả  không những chỉ  ra những  ưu điểm và tính chất quốc tế  của hướng   tiếp cận cấu trúc và thi pháp học mà còn cho thấy rõ những nhược điểm  của hướng nghiên cứu type và motif qua các tập tra cứu đồ sộ trên toàn thế 
  19. 10 giới. Để  khắc phục những nhược điểm đó, theo tác giả, hướng tiếp cận  diễn xướng là một phương cách thay thế  có tính thực tiễn và nhiều triển   vọng. Năm 2011, trong bài viết Nghiên cứu VHDG và vấn đề  văn bản [],  Hồ  Quốc Hùng, trên cơ  sở  nhận xét về  những hạn chế  của việc văn bản   hoá tác phẩm VHDG ở Việt Nam, đã đề xuất một góc nhìn "cần phải xem   tác phẩm VHDG dưới góc độ hành động ngôn từ chứ không chỉ dừng lại ở  quan niệm yếu tố  ngôn ngữ  thuần tuý trong văn bản". Bài viết tuy không   nói rõ về định hướng nghiên cứu theo bối cảnh và môi trường diễn xướng   nhưng cách đặt vấn đề  lại tiếp cận với hướng nghiên cứu theo góc độ  hành động ngôn từ ­ một định hướng của việc nghiên cứu mà chúng tôi vừa  dẫn  ở  trên. Theo đó,  hành động ngôn từ  là loại hành động nặng về  tính  biểu diễn và tác động.  Cần phải xác định lại rằng văn bản VHDG là sự  chuyển   thể từ diễn ngôn sang văn bản. Cho nên một diễn ngôn chỉ tương  đương với một trạng thái hành ngôn. Diễn ngôn VHDG chỉ  là  trạng thái hành động ngôn từ  cụ  thể  của cá nhân hình thành từ  tương tác với cộng đồng [, tr.44]. Nhận   định   này   tiệm   cận   với  lí   thuyết   hành   động   ngôn   từ  trong  nghiên cứu văn học của J.L.Austin [, tr.32], một trong những nền tảng quan  trọng của ngữ  dụng học và là cơ  sở  có tính nền tảng cho hướng tiếp cận   bối cảnh trong nghiên cứu VHDG. Đi theo một hướng gần với nghiên cứu bối cảnh, Tăng Tấn Lộc  trong công trình viết về  đồng dao Vĩnh Long có một phần tiếp cận   diễn   xướng đồng dao  trong đời sống sinh hoạt. Theo tác giả, khái niệm “diễn 
  20. 11 xướng” vừa là một loại hình nghệ  thuật nguyên hợp của folklore vừa là  một quá trình của đời sống folklore và cũng là “hình thức giao tiếp nghệ  thuật của cộng đồng” [, tr.83]. Trong phần tìm hiểu diễn xướng đồng dao,  tác giả cho rằng có 02 loại diễn xướng: không gắn với trò chơi và có gắn   với trò chơi. Luận văn đã bước đầu tiếp cận với thể  loại đồng dao đặt  trong một bối cảnh cụ  thể  để  phát hiện ra những nét mới trong cách  ứng   dụng của người dân  ở  một địa phương. Luận văn này đã có những phân   biệt bước đầu về  khái niệm diễn xướng và  ứng dụng nó trong các loại   hình có khả năng biểu diễn. Đầu năm 2015, trong hội thảo về học giả ­ nhà văn Nguyễn Đổng  Chi, Hồ Quốc Hùng [] đã công bố một bài viết về phương pháp nghiên cứu  và tư duy khoa học qua công tác sưu tầm và nghiên cứu VHDG của cây đại  thụ  trong làng folklore học Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả  đã phân  tích và đánh giá cao phương pháp sưu tầm điền dã của Nguyễn Đổng Chi   và chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa sưu tầm, phân loại và nghiên cứu trong   nghiên cứu VHDG. Nhiều luận điểm của bài viết cho thấy, quan niệm của  Nguyễn Đổng Chi nhìn tác phẩm như “một sự vận động”, “thu lượm bằng   hết những gì nghe và thấy một cách chính xác, khách quan” đã phản ánh  cách nhìn của ông tiệm cận với phương pháp của trào lưu bối cảnh dù thời   điểm  ấy  trào lưu bối cảnh của Mỹ  chưa ra đời  [, tr.111]. Dù còn nhiều  điểm khác biệt về  nguyên tắc tiếp cận, nhưng bài viết đã hé lộ  những   hướng đi của các học giả Việt Nam, mà tiêu biểu là Nguyễn Đổng Chi, có   bước   tương   đồng  với   thế   giới   về  tiếp  cận bối cảnh  trong  nghiên cứu  folklore. Chỉ có điều, cách suy nghĩ đó chỉ dừng lại ở cá nhân mà chưa phát   triển thành trào lưu rộng rãi như phương Tây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2