Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm làm sáng tỏ một số đặc điểm của cặp thoại thông báo hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh trên phương diện cấu tạo và ngữ nghĩa. Đồng thời hướng đến việc chỉ ra một số đặc trưng văn hóa ứng xử của người Nghệ Tĩnh khi hiện thực hoá cặp thoại này. Từ đó, định hướng việc sử dụng hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp một cách có cơ sở lý thuyết và thực tiễn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ LY NA CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG THÔNG BÁO - HỒI ĐÁP TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NGHỆ TĨNH Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 92 22 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2020
- Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Đỗ Thị Kim Liên 2. PGS. TS. Hoàng Trọng Canh Phản biện 1. ....................................................... ....................................................... Phản biện 2. ....................................................... ....................................................... Phản biện 3. ....................................................... ...................................................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại học Vinh Vào hồi ..... giờ ngày ..... tháng .....năm 2020. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm Tư liệu - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh” vì những lí do sau: 1.1. Cặp thoại là đơn vị có cấu trúc quan trọng bậc nhất trong tổng thể hệ thống cấu trúc hội thoại, có khả năng biểu hiện đầy đủ và tập trung các đặc trưng cơ bản của quan hệ tương tác. Do đó, lựa chọn đối tượng nghiên cứu là hành động thông báo và hồi đáp trong sự tương tác ở các cặp thoại đối ứng là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học. Và những điều rút ra từ đó sẽ có sức thuyết phục hơn so với khảo sát từng hành động độc lập trong chuỗi lời nói. 1.2. Cặp hành động thông báo - hồi đáp là một trong những cặp hành động lời nói phổ biến trên thế giới và cả trong tiếng Việt. Tuy nhiên, tuỳ vào hoàn cảnh giao tiếp, vai giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp cũng như văn hoá ứng xử mà cặp thoại chứa hành động ngôn ngữ thông báo - hồi đáp cũng có nhiều cách thức khác nhau, với những biểu hiện hết sức phong phú. Do đó, việc nghiên cứu bản chất của hành động thông báo - hồi đáp; các phương tiện thể hiện chúng; ngữ nghĩa và tác nhân quyết định hiệu quả của hành động thông báo - hồi đáp… là những vấn đề có quan hệ chặt chẽ và hết sức cần thiết. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu những vấn đề nói trên về cặp thoại thông báo - hồi đáp một cách hệ thống và toàn diện. 1.3. Trong thực tế đời sống, người dân ở ba miền Bắc, Trung, Nam khi giao tiếp với nhau, không phải ai cũng dùng tiếng Việt toàn dân như một thứ ngôn ngữ văn hóa chung, mà có hiện tượng người dân ở mỗi vùng nói thứ ngôn ngữ mang màu sắc địa phương của vùng đó. Cũng là hành động thông báo - hồi đáp, nhưng người ở vùng phương ngữ Nghệ Tĩnh có cách thức thực hiện không hoàn toàn giống với người ở các vùng phương ngữ Nam Bộ, Bắc Bộ. Vì vậy, qua cách hiện thực hoá hành động thông báo - hồi đáp của người Nghệ Tĩnh (cách thức thể hiện, phương tiện thể hiện, ngữ nghĩa), chúng ta sẽ nhận thấy những nét đặc trưng văn hóa riêng Nghệ Tĩnh. 1.4. Trong bức tranh Việt ngữ, phương ngữ Nghệ Tĩnh có một vị trí riêng, màu sắc riêng không thể lẫn lộn. Vì vậy, đặt vấn đề nghiên cứu cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh, chúng tôi không chỉ nhằm làm sáng tỏ cấu tạo; ngữ nghĩa và tác nhân quyết định hiệu quả của hành động thông báo - hồi đáp trên bình diện dụng học, mà còn làm sáng tỏ những nét văn hóa trong giao tiếp của con người ở vùng đất này. 1
- 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ một số đặc điểm của cặp thoại thông báo hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh trên phương diện cấu tạo và ngữ nghĩa. - Đồng thời hướng đến việc chỉ ra một số đặc trưng văn hóa ứng xử của người Nghệ Tĩnh khi hiện thực hoá cặp thoại này. Từ đó, định hướng việc sử dụng hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp một cách có cơ sở lí thuyết và thực tiễn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ: - Điểm lại lịch sử vấn đề, hệ thống hoá những vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài, đó là những vấn đề lí luận làm cơ sở phù hợp cho việc đi sâu phân tích các chương chính 2, 3, 4. - Phân tích, miêu tả để chỉ ra cấu tạo, ngữ nghĩa của cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh. - Rút ra những đặc trưng văn hóa - ngôn ngữ của người Nghệ Tĩnh qua cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh mà chúng tôi thống kê được. 4. Phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 4.1. Phạm vi nghiên cứu - Hành động thông báo có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo khảo sát của chúng tôi, hành động thông báo trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh chủ yếu được thực hiện trực tiếp, ít xuất hiện hình thức gián tiếp. Do đó, luận án chỉ tập trung xem xét cách thực hiện hành động thông báo trực tiếp tức hành động thông báo có những dấu hiệu tường minh. - Nội hàm khái niệm thông báo rất rộng, có thể do nhiều động từ ngữ vi biểu thị. Những động từ ngữ vi được sử dụng phổ biến nhất để thực hiện hành động thông báo là: thông báo, thông cáo, thông tin, báo... Nhưng trong luận án này, hành động thông báo được chúng tôi xem xét với tư cách là một hành động ngôn trung giúp người nói thực hiện được ý đồ, ý định cung cấp thông tin tới người nghe và hành động thông báo do động từ “thông báo” gọi tên. Những sự tình do động từ “thông báo” biểu thị là những sự tình chưa xảy ra nhưng chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai gần. - Luận án chỉ xem xét cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh trên hai phương diện cấu tạo và ngữ nghĩa. Từ đó, chúng tôi 2
- 3 hướng đến chỉ ra một số đặc trưng văn hoá - ngôn ngữ của người Nghệ Tĩnh khi hiện thực hoá cặp thoại này. Vấn đề so sánh, đối chiếu kết quả nghiên cứu cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh với cặp thoại này khi được thực hiện ở các vùng miền khác cần được thực hiện bằng một công trình khác có quy mô lớn hơn. 4.2. Nguồn ngữ liệu - Luận án sử dụng 1210 cặp thoại tương ứng với 2420 lời thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp. Địa điểm mà chúng tôi tiến hành khảo sát, thu thập ngữ liệu là hai địa bàn Nghệ An và Hà Tĩnh. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát tư liệu ở ba vùng: thành phố, nông thôn và miền biển. Cụ thể, ở Nghệ An, chúng tôi khảo sát 8 huyện: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Nghi Lộc, Cửa Lò, Diễn Châu, Quỳnh Lưu và thành phố Vinh; ở Hà Tĩnh, chúng tôi khảo sát 8 huyện: Nghi Xuân, Thị xã Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Thành phố Hà Tĩnh. - Cách thu thập ngữ liệu: Bằng cách ghi âm, ghi chép trực tiếp trong suốt thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi thu được 1210 cặp thoại tương ứng với 2420 lời thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp. Sau đó, tất cả các cặp thoại được chuyển thành văn bản Word. Trong từng chương của luận án, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà chúng tôi lựa chọn ngữ liệu phù hợp với những vấn đề liên quan. 5. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp điều tra điền dã Chúng tôi tiến hành thu thập ngữ liệu bằng hai cách: ghi âm và ghi chép trực tiếp các cuộc thoại trong cuộc sống hàng ngày của những đối tượng được khoanh vùng nghiên cứu là người Nghệ Tĩnh; phân biệt đối tượng theo những tiêu chí sau: a) Giới tính: nam - nữ; b) Quan hệ: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, người mua kẻ bán…; c) Độ tuổi: từ 17, 18 tuổi trở lên; d) Hoàn cảnh phát ngôn: các cuộc giao tiếp tự nhiên diễn ra trong gia đình và ngoài xã hội; đ) Nội dung phát ngôn: là những nội dung diễn ra trong cuộc sống như tình cảm gia đình, bạn bè, công việc… b. Phương pháp miêu tả Phương pháp này được vận dụng để miêu tả từ ngữ liệu đã thống kê được, sau đó phân tích cấu trúc, cách thức, sự tương tác của các cặp thoại có hành động thông báo - hồi đáp của người Nghệ Tĩnh, đồng thời tổng hợp lại quá trình nghiên cứu để từ đó đưa ra những kết luận mang giá trị thực tiễn phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án. 3
- 4 c. Phương pháp phân tích diễn ngôn Phương pháp này được chúng tôi gắn những tham thoại cụ thể với những nhân tố liên quan như: không gian, thời gian, nhân vật giao tiếp đặt trong các tình huống, ngữ cảnh khác nhau, từ đó nhận ra đúng nội dung ngữ nghĩa mà vai giao tiếp hướng tới, qua đó rút ra vai trò của hành động thông báo - hồi đáp trong hành chức. 5.2. Thủ pháp nghiên cứu a. Thủ pháp thống kê, phân loại Thủ pháp này được sử dụng để thống kê các dạng cấu tạo, ngữ nghĩa của cặp thoại thông báo - hồi đáp, sau đó phân loại thành các nhóm nhỏ phục vụ cho từng mục đích nghiên cứu cụ thể. b. Thủ pháp mô hình hoá Chúng tôi sử dụng thủ pháp này để cụ thể hoá các mô hình cấu tạo của tham thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh. 6. Đóng góp của luận án Khác với những tác giả khác chỉ nghiên cứu về hành động thông báo được sử dụng độc lập, do một vai giao tiếp - vai trao - sử dụng, còn với đề tài của chúng tôi, có thể xem đây là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu cặp tham thoại chứa hành động thông báo trao - hồi đáp do hai vai (cả vai trao và vai đáp riêng) sử dụng gắn với ngữ cảnh, đặt trong quan hệ tương tác khi giao tiếp của người Nghệ Tĩnh trên tư liệu điều tra điền dã. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung Luận án được triển khai thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài Chương 2: Cấu tạo cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh Chương 3: Ngữ nghĩa cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh Chương 4: Một số đặc trưng văn hoá ngôn từ của người Nghệ Tĩnh qua cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp 4
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Điểm lại lịch sử nghiên cứu về hành động động ngôn ngữ, có thể thấy, vấn đề hành động ngôn ngữ với tư cách là một trong những trụ cột của Ngữ dụng học hiện đại đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm gần 50 năm và khẳng định là một hướng tiếp cận ngôn ngữ mới trong giao tiếp. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Ngữ dụng học, trong đó có hành động ngôn ngữ cũng đã dành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, tập trung vào 2 hướng chính: hướng nghiên cứu lí thuyết và hướng ứng dụng lí thuyết hành động ngôn ngữ vào nghiên cứu các hành động ngôn ngữ cụ thể trong tiếng Việt. 1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài 1.2.1. Lí thuyết hội thoại 1.2.1.1. Khái niệm hội thoại Hội thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp, trong một hoàn cảnh nhất định, giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định. 1.2.1.2. Cấu trúc hội thoại a. Cuộc thoại Cuộc thoại là đơn vị bao trùm nhất của hội thoại, bao gồm một số cặp trao đáp tạo nên, có sự thống nhất về đề tài diễn ngôn, hình thức biểu đạt và ngữ cảnh. b. Đoạn thoại Đoạn thoại là một đoạn của cuộc thoại do một hoặc một số cặp thoại liên kết với nhau về đề tài và về đích có tính hoàn chỉnh bộ phận để có thể cùng các đoạn thoại khác làm cho cuộc thoại thành công. c. Cặp thoại (cặp trao đáp) Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất. Thông thường, một cặp thoại gồm có: một tham thoại có chức năng dẫn nhập và một tham thoại có chức năng hồi đáp. d. Tham thoại Tham thoại là đơn vị trực tiếp cấu thành cặp thoại. Nó là đơn vị đơn thoại. Tham thoại có thể trùng, lớn hơn hoặc nhỏ hơn lượt lời. 5
- 6 1.2.2. Lí thuyết về hành động ngôn ngữ 1.2.2.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ Hành động ngôn ngữ là một dạng hành động đặc biệt của con người, chỉ có ở con người. Hành động ngôn ngữ gắn liền với hành động nói năng của con người, là hành động mang tính xã hội. 1.2.2.2. Điều kiện thực hiện hành động ngôn ngữ Ở đây, chúng tôi dựa vào bốn điều kiện của Searle để làm cơ sở tìm hiểu cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh. 1.2.2.3. Phân loại hành động ngôn ngữ J.R. Searle là người hoàn chỉnh cách phân loại hành động ở lời. Tác giả phân loại các hành vi tại lời thành 5 nhóm lớn. Trong đó hành động thông báo thuộc nhóm tái hiện. 1.2.2.4. Hành động ngôn ngữ trực tiếp và gián tiếp Hành động ngôn ngữ trực tiếp là hành động được thực hiện đúng với đích ở lời, có sự tương ứng giữa cấu trúc bề mặt với hiệu lực mà nó gây nên. Hành động ngôn ngữ gián tiếp là hành động trong đó người nói thực hiện một hành động ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết về ngôn ngữ chung cho hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành động khác. 1.2.2.5. Động từ ngữ vi Động từ ngữ vi là động từ mà khi sử dụng nó, ta đồng thời thực hiện hành động mà động từ đó gọi tên. 1.2.2.6. Biểu thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi Biểu thức ngữ vi là những thể thức nói năng đặc trưng cho một hành vi ở lời, là dấu hiệu ngữ pháp - ngữ nghĩa của các hành vi ở lời. Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn mà khi người ta nói chúng thì đồng thời người ta cũng thực hiện luôn cái việc biểu thị trong phát ngôn. 1.2.3. Hành động ngôn ngữ thông báo 1.2.3.1. Khái niệm hành động thông báo Theo J.L.Austin, hành động thông báo nằm trong nhóm trình bày (expositives); J.R.Searle (1977), xếp hành động thông báo vào nhóm tái hiện (representatives); còn A.Wierzbica (1987), hành động “thông báo” được bà vào nhóm thông tin (Inform). Quan điểm của tác giả luận án về hành động thông báo trong tiếng Việt như sau: Thông báo là hành động mà trong một ngữ cảnh nhất định, người phát ngôn Sp1 cung cấp thông tin gây hiệu lực đối với người tiếp nhận Sp2 về nội dung sự tình. 6
- 7 Theo Đại từ điển tiếng Việt, động từ “thông báo” có nghĩa: I đgt. Báo cho mọi người biết: thông báo cho các cán bộ trong cơ quan biết. II dt. Bản thông báo: thông báo của nhà trường - đọc thông báo viết ở bảng tin [tr.1524]. Trong luận án, chúng tôi dùng nghĩa I. 1.2.3.2. Điều kiện sử dụng a. Điều kiện nội dung mệnh đề: Là một sự tình đang được nói đến; có thể được đánh giá theo tiêu chuẩn đúng - sai logic. b. Điều kiện chuẩn bị: 1) Hiểu biết của người nói Sp1 về sự tình sẽ cung cấp; gây hiệu lực với người nghe Sp2; 2) Người nói không chắc rằng người nghe biết nội dung thông tin nếu người nói không nói ra. c. Điều kiện chân thành: Sp1 thực sự chân thành mong muốn Sp2 tiếp nhận thông tin; Sp2 có tâm thế sẵn sàng tiếp nhận nội dung thông báo. d. Điều kiện căn bản: Khi đưa ra nội dung thông báo, người nói phải chịu trách nhiệm về những điều mình nói ra và phải nói như thế nào để nhằm dẫn Sp2 tin tưởng vào nội dung sự tình Sp1 cung cấp. 1.2.3.3. Cơ sở nhận diện hành động thông báo - hồi đáp Để nhận diện cặp hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp nói chung trong đó có giao tiếp của người Nghệ Tĩnh, chúng ta có thể dựa vào: - Dựa vào việc người nói Sp1 sử dụng động từ ngữ vi “thông báo” trong phát ngôn thông báo; người nghe Sp2 có phản ứng hồi đáp bằng ngôn ngữ. - Dựa vào các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời - IFIDs: sử dụng các yếu tố dẫn nhập trong thành phần mở rộng của tham thoại thông báo; sử dụng các từ ngữ chỉ nơi chốn, thời gian cụ thể sự tình diễn ra trong phát ngôn thông báo; sử dụng các tiểu từ tình thái gắn với nội dung mệnh đề. 1.2.4. Khái quát về Nghệ Tĩnh và phương ngữ Nghệ Tĩnh 1.2.4.1. Khái quát về Nghệ Tĩnh Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử văn hoá Nghệ Tĩnh đã tạo cho người Nghệ những đặc trưng tâm lí, cốt cách riêng và điều này cũng được thể hiện trong cách sử dụng ngôn ngữ trong đó có việc hiện thực hoá cặp thoại thông báo - hồi đáp. 1.2.4.2. Phương ngữ Nghệ Tĩnh a. Khái niệm phương ngữ Phương ngữ là tiếng nói riêng của một vùng lãnh thổ, một khu vực địa phương. Phương ngữ là biến thể của ngôn ngữ toàn dân, chúng có nét khác biệt so với ngôn ngữ toàn dân về các mặt ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp và cách 7
- 8 hành chức. b. Phương ngữ Nghệ Tĩnh Cái riêng, sự khác biệt của phương ngữ Nghệ Tĩnh so với các vùng miền khác được thể hiện trên cả ba phương diện: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. 1.3. Tiểu kết chương 1 Qua những nội dung đã trình bày ở trên, chúng tôi rút ra môt số tiểu kết như sau: a. Điểm lại ý kiến của những tác giả trong và ngoài nước về hành động ngôn ngữ nói chung trong đó có hành động thông báo, chúng tôi nhận thấy hành động thông báo trong tiếng Việt có được đề cập đến nhưng còn riêng lẻ, chưa xuất hiện thành cặp tương tác trao - đáp, nhất là ở phương ngữ Nghệ Tĩnh. b. Để tìm hiểu đặc điểm của cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh, chúng tôi trình bày một số vấn đề về lí thuyết giao tiếp; lí thuyết hội thoại; lí thuyết hành động ngôn từ; vài nét về Nghệ Tĩnh và phương ngữ Nghệ Tĩnh làm tiền đề lí thuyết quan trọng cho luận án. c. Một số vấn đề lí thuyết cơ bản liên quan đến hành động trao - đáp trong hội thoại cũng được trình bày: khái niệm hành động ngôn ngữ, các loại hành động ngôn ngữ, phân loại hành động ở lời, điều kiện sử dụng hành động ở lời, phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi, động từ ngữ vi và các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời... d. Kế thừa quan điểm của một số tác giả đi trước về giao tiếp, các nhân tố giao tiếp, các đơn vị hội thoại, quan hệ liên cá nhân trong hội thoại, luận án hướng đến chỉ rõ sự chi phối của mối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại, sự phụ thuộc vào các nhân tố giao tiếp như: nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, cách thức giao tiếp... đối với việc thực hiện và tiếp nhận hành động thông báo. đ. Luận án cũng đề cập đến cơ sở để nhận diện cặp hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp nói chung và của người Nghệ Tĩnh làm cơ sở để chúng tôi đi sâu phân tích, mô tả cấu tạo, ngữ nghĩa của chúng ở chương 2, chương 3. 8
- 9 Chương 2 CẤU TẠO CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG THÔNG BÁO - HỒI ĐÁP TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NGHỆ TĨNH 2.1. Cấu tạo của cặp thoại và tham thoại 2.1.1. Cấu tạo của cặp thoại Các cặp thoại chứa hành động ngôn ngữ thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh đa dạng, linh hoạt về kết cấu. Tuy nhiên, do kết quả tư liệu, chúng tôi chỉ đi vào phân tích cặp thoại có hai tham thoại: tham thoại trao chứa hành động thông báo và tham thoại hồi đáp chứa các hành động đáp lại hành động thông báo. 2.1.2. Cấu tạo của tham thoại Qua thống kê cấu tạo tham thoại dẫn nhập thông báo và tham thoại hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh, chúng tôi thấy: Tham thoại dẫn nhập thông báo có 2 dạng: a) Tham thoại chỉ có hành động thông báo đứng độc lập và b) Tham thoại có hành động thông báo và các thành phần phụ đi kèm. Tham thoại hồi đáp cũng có 2 dạng: a) 1 hành động và b) 2 hoặc nhiều hơn 2 hành động. 2.2. Thống kê và mô tả cấu tạo cặp thoại thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh 2.2.1. Cấu tạo của tham thoại trao chứa hành động thông báo 2.2.2.1. Thống kê định lượng Trong 1210 cặp thoại ngữ liệu thu thập được, tham thoại chứa hành động thông báo trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh xuất hiện dưới 2 dạng: (1) Tham thoại thông báo có hành động thông báo đứng độc lập xuất hiện 325/1210 lần, chiếm 26,86%; (2) Tham thoại thông báo có hành động thông báo và các thành phần phụ đi kèm xuất hiện 885/1210 lần, chiếm 73,14%. 2.2.2.2. Mô tả hành động thông báo và thành phần phụ đi kèm a. Hành động thông báo Biểu thức ngữ vi (BTNV) thông báo được thể hiện ở hai dạng: nguyên cấp và tường minh. Mô tả hành động thông báo đứng độc lập chính là mô tả các thành tố cấu tạo nên BTNV thông báo tường minh và nguyên cấp. BTNV thông báo tường minh ở dạng đầy đủ gồm 4 thành tố: động từ ngữ vi thông báo (kí hiệu là Đg); người nói - chủ thể thông báo (kí hiệu là Sp1); người nghe - đối tượng tiếp nhận nội dung thông báo (kí hiệu là Sp2); nội dung mệnh đề - nội dung thông báo: thông tin nhất định về người hay sự vật, sự việc, hiện tượng được Sp1 nói đến (kí hiệu là P). Tùy vào tình huống giao tiếp, quan hệ liên cá nhân, thành tố Sp1 và Sp2 có thể vắng mặt. 9
- 10 Mô hình đầy đủ của BTNV thông báo tường minh được xác định như sau: ± Sp1 + Đg ± Sp2 + P (Chú thích: + luôn xuất hiện; ± có thể xuất hiện hoặc có thể không) Chúng tôi nhận thấy BTNV thông báo nguyên cấp ứng với thành tố nội dung mệnh đề - nội dung thông báo của BTNV thông báo tường minh. Vì có sự trùng lặp như vậy nên khi phân tích cấu tạo của BTNV thông báo tường minh, chúng tôi coi việc mô tả các đặc điểm của thành tố nội dung mệnh đề - nội dung thông báo, cũng chính là mô tả các đặc điểm của BTNV thông báo nguyên cấp. b. Mô tả hành động đi kèm hành động thông báo b1) Thống kê định lượng Trong 885 tham thoại có thành phần phụ đi kèm hành động chủ hướng thông báo xuất hiện 2 dạng: (1) Tham thoại thông báo có một thành phần phụ (587/885 lần, chiếm 66,33%) và (2) Tham thoại chứa nhiều thành phần phụ (298/885 lần, chiếm 33,67%). b2) Đặc điểm các nhóm thành phần phụ đi kèm hành động thông báo trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh b2(1) Thành phần phụ có chức năng dẫn nhập, thu hút sự tập trung, chú ý của người nghe SP2 vào nội dung thông báo như: hành động hô gọi (này/ nì, ê, Huệ này/ nì, mi ơi…); hành động hỏi (Biết/ nghe/ hay tin chi (gì) chưa?); hành động đánh giá (Có tin/ tin + A (vui/buồn/ hot/ nóng/ khẩn cấp...) + đây (này, nè, nhé...)!”, hoặc A!); hành động điều khiển (Chú ý nghe đầy này!, Cả lớp trật tự!…). b2(2) Thành phần phụ là cụm từ liên kết vừa có vai trò dẫn nhập vào hành động chủ hướng thông báo vừa có chức năng nối kết tham thoại thông báo với các tham thoại khác trong toàn bộ cuộc thoại. Chẳng hạn: trước hết, đầu tiên, kết thúc... b2(3) Thành phần phụ có chức năng chú thích, bổ sung, làm rõ hơn thông tin trong nội dung thông báo: thông tin bổ sung, chú thích về thời gian, địa điểm diễn ra sự việc, hiện tượng, hoạt động được nói tới trong nội dung thông báo; thông tin chú thích, nói rõ thêm về đối tượng được đề cập đến trong nội dung thông báo. b2(4) Thành phần phụ là hành động xác tín đi kèm khẳng định tính chân thực của nội dung thông báo như: chính xác một trăm phần trăm, tuyệt đối chính xác... b2(5) Thành phần phụ là hành động giải thích đi kèm nêu lí do, nguyên nhân của sự việc, hiện tượng được nói tới trong nội dung thông báo. b2(6) Thành phần phụ là hành động biểu cảm đi kèm để bày tỏ cảm xúc, thái độ, sự đánh giá đối với sự vật, sự việc, hiện tượng được nói đến trong nội dung 10
- 11 thông báo. Kiểu cấu trúc thường gặp là: “A quá đi mất!”; “A thế không biết!”, “A ghê!” ... (A thường là từ ngữ bộc lộ tâm trạng như: vui, thích, buồn, chán,...). b2(7) Thành phần phụ là hành động cầu khiến đi kèm có chức năng định hướng hành động của người tiếp nhận nội dung thông báo. b2(8) Thành phần phụ là hành động đi kèm có chức năng liên nhân, thể hiện phép lịch sự xã giao khi đưa ra nội dung thông báo như: khen ngợi, khích lệ, cảm ơn, chúc mừng hay an ủi, động viên... b2(9) Thành phần phụ có chức năng kết thúc tham thoại như: thế nhé, rứa ung nghe (thế ông nhé)… c. Liên kết giữa hành động thông báo và thành phần phụ đi kèm hành động thông báo trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh Nếu thành phần phụ đi kèm là các hành động phụ thuộc thì đương nhiên các hành động đó sẽ liên kết trực tiếp, chặt chẽ với nhau và với hành động thông báo. Chúng thực hiện vai trò giải thích, trình bày sự tình có ảnh hưởng, liên quan. Còn nếu thành phần phụ đi kèm là các thành phần mở rộng thì các thành phần này có quan hệ khá độc lập, riêng rẽ với nhau. Chúng đều liên kết với hành động thông báo, tuy vậy mỗi thành phần thể hiện một thông tin khác nhau, phụ thuộc vào hành động thông báo một cách độc lập và thực hiện chức năng chủ yếu là chức năng liên nhân. 2.2.2. Cấu tạo của tham thoại hồi đáp cho tham thoại trao chứa hành động thông báo 2.2.2.1. Thống kê định lượng Ứng với 1210 tham thoại trao chứa hành động thông báo thì có 1210 tham thoại hồi đáp tương ứng, trong đó: tham thoại hồi đáp có nhiều hành động xuất hiện 753 lần, chiếm 62,23%; tham thoại hồi đáp có một hành động xuất hiện 457 lần, chiếm 37,77%. 2.2.2.2. Mô tả cấu tạo của tham thoại hồi đáp trong quan hệ tương tác với tham thoại thông báo a. Cấu tạo của tham thoại hồi đáp chỉ có một hành động đứng độc lập Chúng gồm 6 dạng sau: 1/ Hồi đáp cho hành động thông báo là hành động đồng ý, đồng tình; 2/ Hồi đáp cho hành động thông báo là các hành động lịch sự cảm ơn, chúc mừng...; 3/ Hồi đáp cho hành động thông báo là hành động biểu cảm; 4/ Hồi đáp cho hành động thông báo là hành động nhận xét, đánh giá; 5/ Hồi đáp cho hành động thông báo là hành động xác tín; 6/ Hồi đáp cho hành động thông báo là hành động cầu khiến. b. Cấu tạo của tham thoại hồi đáp gồm nhiều hành động Tham thoại hồi đáp nhiều hành động xuất hiện hai dạng: dạng tham thoại hồi đáp có hai hành động và dạng tham thoại hồi đáp có ba hành động. Trong đó, người 11
- 12 Nghệ Tĩnh chủ yếu sử dụng dạng hồi đáp 2 hành động với 679/753 lần, chiếm 90,17%; dạng hồi đáp 3 hành động chỉ xuất hiện 74/753 lần, chiếm 9,83%. b1. Hồi đáp cho tham thoại thông báo có hành động thông báo đứng độc lập: Chúng thường bao gồm các dạng sau: 1/ Hồi đáp bằng cách sử dụng các tình thái từ biểu thị sự đồng tình, đồng ý và hành động cảm ơn; 2/ Hồi đáp bằng cách sử dụng các tình thái từ biểu thị sự đồng tình, đồng ý và hành động xác tín;3/ Hồi đáp bằng các từ ngữ bộc lộ thái độ, tình cảm của Sp2 về nội dung thông báo của Sp1 và hành động đi kèm giải thích lí do cho thái độ, tình cảm đó; 4/ Hồi đáp bằng các từ ngữ biểu thị hành động xin phép và hành động đi kèm giải thích lí do cho thái độ, tình cảm đó. b2. Hồi đáp cho tham thoại thông báo có hành động thông báo và thành phần phụ đi kèm: b2(1) Tham thoại hồi đáp gồm hai hành động Tham thoại hồi đáp gồm hai hành động có các dạng sau đây: Tham thoại hồi đáp cho hành động thông báo là hành động đồng tình, đồng ý và hành động cảm ơn; Tham thoại hồi đáp cho hành động thông báo là hành động bộc lộ, ứng xử và hành động đi kèm giải thích; Tham thoại hồi đáp cho hành động thông báo là hành động ứng xử/ bộc lộ; bộc lộ kết hợp hành động bộc lộ/ ứng xử/ điều khiển. b2(2) Dạng tham thoại hồi đáp gồm ba hành động Chúng gồm các dạng kết hợp sau: tham thoại hồi đáp cho hành động thông báo gồm: hành động đồng ý + hành động cảm ơn + hành động hứa; tham thoại hồi đáp cho hành động thông báo là sự kết hợp của ba hành động: trình bày + hứa + cảm ơn; tham thoại hồi đáp cho hành động thông báo là sự kết hợp của ba hành động: đồng ý + giải thích + hứa; tham thoại hồi đáp cho hành động thông báo là sự kết hợp của ba hành động: biểu cảm + trình bày + cầu khiến. 2.3. Tiểu kết chương 2 Từ những vấn đề trình bày trên, chúng tôi rút ra một số kết luận cơ bản sau: a. Việc đi sâu nghiên cứu cấu tạo cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh có vai trò quan trọng giúp chúng ta thấy được nhu cầu giao tiếp của người Nghệ Tĩnh là luôn muốn thể hiện, trao đổi thông tin với nhau theo lối nói đặc trưng “xứ Nghệ” (gồm sự thêm bớt thành tố hoặc tỉnh lược), nhất là những người thân, người quen biết, có quan hệ gần gũi thông qua sự tương tác. b. Tham thoại có mục đích thông báo trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh thường có cấu tạo gồm hai dạng: 1) chỉ có hành động thông báo, 2) hành động thông 12
- 13 báo kết hợp hành động đi kèm. Dạng tham thoại chỉ có hành động thông báo có lõi là một biểu thức ngữ vi tường minh hoặc nguyên cấp. Mô hình cấu tạo của biểu thức ngữ vi thông báo tường minh đầy đủ gồm 4 thành tố: chủ thể thực hiện hành động thông báo Sp1, động từ ngữ vi, đối tượng tiếp nhận hành động thông báo Sp2 và nội dung mệnh đề; tùy ngữ cảnh giao tiếp mà Sp1 và Sp2 (hoặc cả Sp1 và Sp2) đều có thể bị tỉnh lược. Dạng tham thoại có hành động thông báo và các thành phần phụ đi kèm được chúng tôi mô tả là sự mở rộng của BTNV thông báo bao gồm tham thoại thông báo có một thành phần phụ và tham thoại thông báo có nhiều thành phần phụ đi kèm. c. Ứng với 1210 tham thoại trao chứa hành động thông báo thì có 1210 tham thoại hồi đáp tương ứng. Tham thoại hồi đáp cho tham thoại trao chứa hành động thông báo trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh có thể được cấu tạo từ một hành động hoặc nhiều hành động, trong đó, dạng hồi đáp nhiều hành động được người Nghệ Tĩnh sử dụng nhiều hơn. Chúng tạo thành các cặp tương tác: (1) tham thoại trao chứa hành động thông báo đứng độc lập - tham thoại đáp gồm một hành động; (2) tham thoại trao chứa hành động thông báo đứng độc lập - tham thoại đáp gồm nhiều hành động; (3) tham thoại trao chứa hành động thông báo có thành phần phụ đi kèm - tham thoại đáp gồm một hành động; (4) tham thoại trao chứa hành động thông báo có thành phần phụ đi kèm - tham thoại hồi đáp gồm nhiều hành động. Trong đó, dạng hồi đáp nhiều hành động đáp lại tham thoại trao chứa hành động thông báo và thành phần phụ đi kèm xuất hiện nhiều nhất trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh. 13
- 14 Chương 3 NGỮ NGHĨA CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG THÔNG BÁO - HỒI ĐÁP TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NGHỆ TĨNH 3.1. Khái niệm ngữ nghĩa trong ngôn ngữ 3.1.1. Ý kiến của các tác giả đi trước Cho đến nay, việc nghiên cứu ngữ nghĩa trong ngôn ngữ đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm, tập trung vào 4 hướng chính: nghiên cứu ngữ nghĩa theo hướng truyền thống; nghiên cứu ngữ nghĩa theo hướng tâm lý học; nghiên cứu ngữ nghĩa theo hướng ngữ dụng; nghiên cứu ngữ nghĩa học theo hướng tri nhận. 3.1.2. Phân biệt nghĩa, ý nghĩa, ngữ nghĩa Nghĩa là cái trừu tượng tồn tại trong mọi cấp độ của ngôn ngữ. Ý nghĩa là mặt nội dung của từ được biểu thị qua vỏ vật chất của từ. Còn ngữ nghĩa là toàn bộ nội dung của ngôn ngữ mà người nói hướng tới người nghe, gắn với các tầng chức năng. 3.2. Các nhân tố chi phối ngữ nghĩa của cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh 3.2.1. Quan hệ liên cá nhân Mỗi cặp thoại chứa hành động ngôn ngữ thông báo - hồi đáp được thực hiện đều thể hiện quan hệ liên cá nhân người nói - người nhận. Qua tham thoại, chúng ta nhận thấy đặc trưng giới tính, cương vị xã hội, tuổi tác, thứ bậc của các nhân vật hội thoại. 3.2.2. Trạng thái tâm lí tích cực hoặc tiêu cực của người thông báo và người nhận thông báo Trạng thái tâm lí, tình cảm khác nhau thì hồi đáp cũng khác nhau. Thông thường nếu nội dung thông báo tích cực thì hồi đáp nhận được là hồi đáp tích cực; còn nếu nội dung thông báo tiêu cực thì hồi đáp nhận được là hồi đáp tiêu cực. 3.2.3. Ngữ cảnh Ngữ cảnh giúp chúng ta hiểu đúng nội dung giao tiếp, giúp chúng tôi xác định cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp một cách cụ thể, chính xác. 3.3. Thống kê, mô tả ngữ nghĩa của cặp thoại chứa hành động ngôn ngữ thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh 3.3.1. Thống kê định lượng các tiểu nhóm ngữ nghĩa của tham thoại trao thông báo và tham thoại hồi đáp 3.3.1.1. Thống kê định lượng các tiểu nhóm ngữ nghĩa của tham thoại trao Theo tiêu chí chủ thể của nội dung thông tin, ngữ nghĩa của hành động thông báo trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh được chia thành ba nhóm: 1/ Nhóm thông tin liên 14
- 15 quan đến cả Sp1 và Sp2 với 561 cặp thoại, chiếm 46,36%; 2/ Nhóm thông tin liên quan đến Sp2 với 437 cặp thoại, chiếm 36,12% và 3/ Nhóm thông tin thuộc về Sp1 có 212 cặp thoại, chiếm 17,52%. Theo tiêu chí tính chất của thông tin, ngữ nghĩa của hành động thông báo trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh được chia thành hai nhóm: 1/ Những thông tin mang tính tích cực xuất hiện 495 lần, chiếm 40,915; 2/ Những thông tin mang tính tiêu cực xuất hiện nhiều hơn 715 lần, chiếm 59,09 %. Theo tiêu chí đề tài, ngữ nghĩa của hành động thông báo trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh được chia thành hai nhóm: 1/ Những thông tin hành chính công vụ xuất hiện 552, chiếm 45,62% và 2/ Những thông tin về đời sống thường nhật xuất hiện nhiều hơn 658, chiếm 54,38%. 3.3.1.2. Thống kê định lượng các tiểu nhóm ngữ nghĩa của tham thoại đáp Có 4 nhóm ngữ nghĩa hồi đáp cho hành động thông báo ở tham thoại trao trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh: 1/ Dạng hồi đáp thể hiện tình cảm cảm xúc, cách ứng xử được Sp2 sử dụng nhiều nhất với 534/1210, chiếm 44,13%; 2/ Dạng hồi đáp thể hiện thái độ đồng ý, đồng tình với 470/1210 lượt, chiếm 38,78%; 3/ Dạng hồi đáp thể hiện thái độ phủ định, không đồng tình với 114/1210 lần, chiếm 9,49%; 4/ Dạng hồi đáp biểu thị thái độ ngờ vực, không tin tưởng vào hành động thông báo ở lời trao, xuất hiện ít nhất với 92/1210 lần, chiếm 7,61%. 3.3.2. Mô tả các tiểu nhóm ngữ nghĩa của cặp tương tác trao - đáp chứa hành động thông báo - hồi đáp 3.3.2.1. Theo tiêu chí chủ thể của nội dung thông tin a. Thông báo nội dung thông tin liên quan đến người nói Trong trường hợp này thì người nói là chủ thể của tin tức được thông báo. Người nghe thường là những người có mối quan hệ mật thiết, gần gũi với Sp1. Các thông tin liên quan đến cá nhân người nói rất đa dạng từ học hành, công việc, sự nghiệp, thành tích, khen thưởng đến cưới hỏi, ma chay, đời sống tình cảm… b. Thông báo nội dung thông tin liên quan đến người nghe Trong trường hợp này, Sp1 là người biết/ chứng kiến những sự kiện, sự tình có liên quan đến Sp2. Sp1 phải nói cho Sp2 biết để Sp2 có sự chuẩn bị trước về mặt tâm lí hoặc có hành động trong tương lai phù hợp. Sp1 thường là những người có vị thế cao hơn Sp2, những tin tức được cung cấp chủ yếu liên quan đến lĩnh vực hành chính, công vụ. c. Thông báo nội dung thông tin liên quan đến cả người nói và người nghe Những thông tin thuộc về cả Sp1 và Sp2 thường là những tin tức thuộc phạm 15
- 16 vi giao tiếp ngoài xã hội. Mặt khác, nội dung thông tin trong nhóm ngữ nghĩa này cũng có thể là các tin tức thuộc về người thứ ba (Sp3) nhưng có liên quan đến Sp1 và Sp2. 3.3.2.2. Theo tiêu chí tính chất của nội dung thông tin a. Nội dung thông tin mang tính tích cực Những thông tin mang tính tích cực là những thông tin đem lại những lợi ích nhất định cho chủ thể. Lợi ích này có thể là vật chất (tiền, vật có giá trị) hoặc tinh thần (được khen thưởng, được nghỉ học…). b. Nội dung thông tin mang tính tiêu cực Thông tin mang tính tiêu cực là những thông tin gây tổn hại về vật chất hay gây ra những trạng thái tâm lí không mấy dễ chịu cho chủ thể. 3.3.2.3. Theo tiêu chí đề tài a. Thông báo chứa nội dung thông tin về hành chính công vụ a1) Nội dung thông tin hành chính công vụ liên quan đến tập thể: Trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, những thông tin hành chính công vụ chủ yếu liên quan đến tập thể, được sử dụng 484/552 lần, chiếm 87,68%. a2) Những thông tin hành chính công vụ liên quan đến cá nhân Những thông tin này xuất hiện không nhiều, chỉ 68/552 lần, chiếm 12,32%, chủ yếu liên quan đến công việc thuộc phạm vi giao tiếp nhà trường hoặc công sở. Sp1 thông báo cho Sp2 để Sp2 tiếp nhận thông tin và chủ động thực hiện. b. Những thông tin về đời sống thường nhật Khảo sát 1210 tham thoại trao chứa hành động thông báo trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh, chúng tôi thấy ngữ nghĩa của nhóm thông tin này chiếm ưu thế: xuất hiện 658/1210 lần, chiếm 54,38%, chủ yếu là những thông tin thuộc về đời sống cá nhân như công việc, tình cảm, cưới xin, ma chay, hiếu hỉ, tiền bạc, mua sắm, học tập, vui chơi… 3.4. Tiểu kết chương 3 Từ những vấn đề đã trình bày, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: a. Về các nhân tố chi phối đặc điểm ngữ nghĩa hành động thông báo, chúng tôi xác định gồm 3 nhân tố: quan hệ liên nhân; trạng thái tâm lý của người thông báo và người nhận thông báo và ngữ cảnh. Qua các nhân tố này, chúng tôi nhận thấy tần số xuất hiện và khả năng hành chức của hành động thông báo trong các quan hệ vai thông báo, vai tiếp lời có vị thế, tuổi tác, giới tính khác nhau biểu hiện mức độ đậm nhạt khác nhau. Quan hệ thân cận gồm 11 nhóm, trong đó: quan hệ đồng nghiệp, 16
- 17 quan hệ người học - người học, quan hệ hàng xóm láng giềng, quan hệ bạn bè và quan hệ huyết thống xuất hiện nhiều nhất. Quan hệ thân cận được chúng tôi xem xét trên hai phương diện: giới tính và vị thế, thứ bậc, tuổi tác. Xét trên phương diện giới tính, nữ giới sử dụng hành động thông báo nhiều hơn nam giới. Họ cũng có những cách thức lựa chọn ngôn ngữ, cách tổ chức phát ngôn để biểu đạt nội dung ngữ nghĩa thông báo phù hợp với tính cách, tâm lí của mình. Trên phương diện vị thế, thứ bậc, tuổi tác, chúng tôi xác lập thành 3 nhóm: nhóm trên - dưới (người thông báo có vị thế cao hơn người được thông báo); nhóm ngang hàng (người thông báo và người nhận thông báo có vị thế ngang bằng nhau) và nhóm dưới - trên (người thông báo có vị thế thấp hơn người nhận thông báo). Tương ứng với mỗi kiểu quan hệ và trạng thái tâm lí, người Nghệ Tĩnh có cách sử dựng từ xưng hô, kiểu cấu tạo và lựa chọn nội dung thông báo phù hợp. b. Ngữ nghĩa cặp thoại trao chứa hành động thông báo rất đa dạng, bao gồm những nội dung từ gia đình đến khối xóm, công sở, trường học, chợ búa, bệnh viện. Dựa vào các tiêu chí khác nhau, chúng tôi đã xếp hành động thông báo vào các nhóm ngữ nghĩa khác nhau. Theo tiêu chí chủ thể của nội dung thông tin, ngữ nghĩa của hành động thông báo gồm 3 nhóm: các thông tin thuộc về Sp1, các thông tin thuộc về Sp2, các thông tin thuộc về cả Sp1 và Sp2. Theo tiêu chí tính chất của thông tin, ngữ nghĩa của hành động thông báo gồm hai nhóm: các thông tin mang tính tích cực và các thông tin mang tính tiêu cực. Theo tiêu chí đề tài, ngữ nghĩa của hành động thông báo cũng gồm hai nhóm: các thông tin mang tính hành chính công vụ và các thông tin về đời sống thường nhật. c. Về ngữ nghĩa của hành động hồi đáp đặt trong sự tương tác với hành động thông báo (tham thoại trao): Dựa vào đích tác động của hành động thông báo và cách thức tiếp nhận thông báo của Sp2, chúng tôi chia ngữ nghĩa của hành động hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh thành 4 nhóm: a/ Hồi đáp thể hiện cảm xúc, cách ứng xử của Sp2; b/ Hồi đáp thể hiện thái độ đồng tình; c/ Hồi đáp thể hiện thái độ không đồng tình, phủ định, bác bỏ và d/ Hồi đáp thể hiện thái độ ngờ vực, không tin tưởng. Với các thông tin thuộc phạm vi công sở, khối xóm, tham thoại hồi đáp chỉ xuất hiện 3 dạng: hồi đáp thể hiện cảm xúc, cách ứng xử của Sp2; hồi đáp thể hiện thái độ đồng tình; hồi đáp thể hiện thái độ không đồng tình, không chấp nhận, phủ định, bác bỏ. Trong 3 dạng đó, người Nghệ Tĩnh chủ yếu sử dụng hai dạng hồi đáp: đồng tình để đáp lại các thông tin thuộc phạm vi công sở, khối xóm và bộc lộ cảm xúc, cách ứng xử để đáp lại để đáp lại các thông tin trong đời sống thường nhật. 17
- 18 Chương 4 MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA NGÔN TỪ CỦA NGƯỜI NGHỆ TĨNH QUA CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG THÔNG BÁO - HỒI ĐÁP 4.1. Khái quát về văn hóa và ngôn ngữ 4.1.1. Khái niệm văn hóa Văn hóa là một hệ thống tất cả những giá trị vật chất và tinh thần mang tính biểu tượng do con người tạo ra qua quá trình đấu tranh sinh tồn và phát triển. Văn hóa được tạo ra bởi cộng đồng người theo từng nơi cư trú và làm cho cộng đồng người đó có những đặc trưng riêng biệt. 4.1.2. Quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy, văn hóa 4.1.2.1. Quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy Ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ mật thiết. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người, nó vừa là hình thức tồn tại, là phương tiện vật chất để biểu đạt tư duy, vừa là công cụ của hoạt động tư duy. Ngôn ngữ tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành và phát triển tư duy. 4.1.2.2. Quan hệ giữa ngôn ngữ với văn hóa Giữa văn hóa và ngôn ngữ có mối quan hệ qua lại chặt chẽ. Ngôn ngữ là một trong những thành phần đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào và ngược lại, chính trong ngôn ngữ, người ta thấy đặc điểm của một nền văn hóa dân tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất. 4.2. Những nét đặc trưng văn hóa của người Nghệ Tĩnh qua cặp thoại thông báo - hồi đáp 4.2.1. Người Nghệ Tĩnh ưa cách nói trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề 4.2.1.1. Về phía người trao Thứ nhất, người Nghệ Tĩnh chủ yếu sử dụng hành động thông báo trực tiếp, ít sử dụng cách thông báo gián tiếp. Khi muốn thông báo sự tình gì, họ thường đi thẳng vào vấn đề, không vòng vo, quanh co. Thứ hai, khi thông báo, người Nghệ Tĩnh sử dụng các từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc nhằm trực tiếp bày tỏ tình cảm, thái độ với Sp2 hoặc với nội dung thông báo: khi bày tỏ tình cảm với Sp2, người Nghệ Tĩnh thường sử dụng các tổ hợp từ xưng hô trìu mến, thân mật như: chồng yêu, chị yêu, em gái yêu quý, bố yêu…; khi bày tỏ thái độ đối với nội dung mệnh đề, người Nghệ Tĩnh thường sử dụng các yếu tố cho thấy tính chất của thông tin như: tin buồn, tin vui, tin hót, tin giật gân… 4.2.1.2. Về phía người đáp: 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 287 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 265 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 195 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 117 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 169 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn