Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Con người Trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX
lượt xem 5
download
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm làm rõ những đặc trưng của mẫu hình con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ ở một giai đoạn đặc biệt của lịch sử dân tộc, xác định những đóng góp có ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ của văn học nhà nho Nam Bộ qua việc thể hiện con người trung nghĩa, từ đây đề xuất một số vấn đề về nghiên cứu và tiếp nhận văn học nhà nho ở một vùng miền có nhiều đặc điểm riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Con người Trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX
- MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Văn học nhà nho là bộ phận cơ ban va quan tr ̉ ̀ ọng, hàng đầu trong lịch sử văn học Việt Nam thơi trung đ ̀ ại (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX). Bô phân văn hoc nay hiên con ̣ ̣ ̣ ̀ ̣ ̀ ̀ ́ ̀ ưa được tim hiêu, nghiên c nhiêu vân đê ch ̀ ̉ ưu ho ́ ặc có được tìm hiểu, nghiên cứu nhưng chưa hẳn đã sát, đúng với bản chất của nó. Chẳng hạn, ngay phạm trù Nho gia (nhà nho) ở Việt Nam có phải chỉ giới hạn trong “cộng đồng” những người tôn thờ học thuyết Khổng Mạnh?; nhà nho Việt Nam cũng như văn học nhà nho Việt Nam có gì khác biệt so với nhà nho và văn học nhà nho Trung Quốc?; Cũng là nhà nho Việt Nam nhưng tùy theo từng vùng miền (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ) mà trong sáng tác của họ có những điểm khác biệt nhau?, đâu là mô hình chung và đâu là những biến thức từ mô hình chung?, v.v... Thiết nghĩ, mọi tìm hiểu, nghiên cứu về văn học nhà nho Việt Nam ở từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử, ở từng vùng miền khác nhau của đất nước đều ít nhiều có thể góp phần trả lời cho các câu hỏi trên. 1.2. Văn học nhà nho Nam Bộ mà chúng tôi đề cập ở đây chỉ bộ phận văn học phát triển trong bối cảnh đặc biệt của lịch sử dân tộc nửa sau thế kỷ XIX giai đoạn mà Nam Bộ nói riêng, Việt Nam nói chung phải đối mặt với sự xâm lược của thực dân Pháp. Việc đi sâu nghiên cưu văn h ́ ọc nhà nho không chỉ xuất phát từ nhưng bi ân cua qua ̃ ́̉ ̉ ́ khư ch ́ ưa co ĺ ơi giai thoa đang ma con h ̀ ̉ ̉ ́ ̀ ̀ ướng tới việc tim kiêm, xây đăp nh ̀ ́ ́ ưng gia tri tinh ̃ ́ ̣ ̣ ̣ ̀ ương lai. Văn hoc nha nho Nam Bô thân cho hiên tai va t ̀ ̣ ̀ ̣ ở giai đoan n ̣ ửa sau thê ky XIX có ́ ̉ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Ngoai nh ̀ ưng điêm chung ̃ ̉ ̉ ̣ cua văn hoc nha nho, văn h̀ ọc nhà nho Nam Bộ con co nh ̀ ́ ưng đăc điêm riêng do nhiêu ̃ ̣ ̉ ̀ nguyên nhân tac đông b ́ ̣ ởi bôi canh lich s ́ ̉ ̣ ử, xa hôi, văn hoa vung mi ̃ ̣ ́ ̀ ền,… Còn nhiêu vân đề ́ ̀ ̉ ̣ cua văn hoc nha nho Nam Bô ch ̀ ̣ ưa được đi sâu tìm hiểu nghiên cứu, trong đó có vấn đề con người trung nghĩa. 1.3. Con người bao giờ cũng là đối tượng chính yếu, đối tượng trung tâm của văn học. Thành công hay đóng góp của văn học cho lịch sử văn hóa xã hội loài người, trước hết phải là ở sự tìm hiểu, khám phá con người, ở cái nhìn và sự lý giải về con người. Đành rằng ở từng tác giả văn học đều có những nét riêng trong tìm hiểu, khám phá về con người nhưng cùng một loại hình tác giả và loại hình văn học, nhất là cùng một bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội, có thể tìm thấy mẫu số chung (hay những nét chung) về một dạng thái con người chủ đạo trong văn học. Dạng thái con người chủ đạo ấy trong văn học nhà nho Nam Bộ giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX là con người trung nghĩa. Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX vừa mang tính phức tạp của lịch sử, vừa mang nét đặc thù của vùng miền. Đây là vấn đề đòi hỏi phải có cái nhìn hệ thống, bao quát, chuyên sâu với những khảo sát, phân tích xác thực để xác định đúng bản chất và ý nghĩa xã hội thẩm mỹ sâu sắc của nó. Con người trung nghĩa trở thành hình tượng thẩm mỹ có sức khái quát lớn, là mẫu hình con người có cái đẹp và sức sống riêng của vùng đất Nam Bộ. Cho đến nay, nhìn chung đây vẫn là vấn đề mới, chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng. 1
- 1.4. Trong chương trình Ngữ văn ở trung học phổ thông và các trường đại học, văn học Việt Nam chiếm dung lượng lớn mà phần văn học yêu nước của các nhà nho cuối thế kỷ XIX là một bộ phận hết sức quan trọng, đặc biệt là văn học nhà nho Nam Bộ. Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa giúp cho việc tìm hiểu văn học nhà nho nói chung, văn học nhà nho Nam Bộ nói riêng được tốt hơn. Nghiên cứu văn học nhà nho và con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX còn có ý nghĩa quan trọng thiết thực trong thực tiễn giáo dục hiện nay, nhất là đối với việc tìm kiếm mẫu hình con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới trên cơ sở biết tiếp thu những giá trị truyền thống. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX, luận án nhằm chỉ ra, làm rõ những đặc trưng của mẫu hình con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ ở môt giai đoan đăc biêt cua lich s ̣ ̣ ̣ ̣ ̉ ̣ ử dân tôc̣ ; xác định những đóng góp có ý nghĩa xã hội thẩm mỹ của văn học nhà nho Nam Bộ qua việc thể hiện con người trung nghĩa; từ đây đề xuất một số vấn đề về nghiên cứu và tiếp nhận văn học nhà nho ở một vùng miền có nhiều đặc điểm riêng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đề ra, luận án thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau: 2.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và nêu cơ sở lý thuyết của đề tài. 2.2.2. Xác định vai trò, vị trí của văn học nhà nho Nam Bộ trong lịch sử văn học dân tộc giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. 2.2.3. Khảo sát, phân tích, luận giải con người trung nghĩa với các dạng thái và đặc điểm của nó trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. 2.2.4. Khảo sát, phân tích, chỉ ra những nét chính, nổi bật trong phương thức thể hiện của văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Cuối cùng rút ra một số kết luận về con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ và đề xuất một số vấn đề nghiên cứu có liên quan. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận án là Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ̣ ́ ̣ ̉ Luân an tâp trung tim hiêu, nghiên c ̀ ưu con ng ́ ươi trung nghĩa trong văn h ̀ ọc nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Bộ phận văn hoc ̣ này rât phong phu va cung đây ph ́ ́ ̀ ̃ ̀ ưc tap, ́ ̣ ̀ ̉ ́ ̉ ̀ ̣ do nhiêu kiêu tac gia nha nho thuôc nhiêu khuynh h ̀ ương t ́ ư tưởng khac nhau ́ , viêt́ băng ̀ ̉ ̣ và ngôn ngữ khác nhau. Quan tâm tât ca, nh nhiêu thê loai ̀ ́ ̉ ưng luân an tâp trung vao sáng ̣ ́ ̣ ̀ tác của các tac gia nhà nho vi ́ ̉ ết bằng chữ Hán, chữ Nôm (tiêu biêu nh ̉ ư: Phan Thanh Giản, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Phan Văn Trị, Nguyễn Hữu Huân, Nhiêu Tâm, Học Lạc,...). Về văn ban sang tac cua cac nha nho ̉ ́ ́ ̉ ́ ̀ Nam Bô ̣ ở giai đoan n ̣ ửa sau thê ky XIX, luân án d ́ ̉ ̣ ựa vao cac tai liêu: ̀ ́ ̀ ̣ Thơ văn yêu nươć nửa sau thê ky XIX ́ ̉ (1858 1900); Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX do Bảo Định Giang biên soạn, Ca Văn Thỉnh giới thiệu; Nguyễn Đình Chiểu toàn tập do Ca Văn 2
- Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang biên khảo và chú giải; Thơ văn Phan Thanh Giản do Phan Thị Minh Lễ, Chương Thâu biên soạn; Bộ sưu tập Lương Khê Thi văn thảo do chính Phan Thanh Giản và các con trai của ông sưu tầm, biên tập và khắc in; Tác phẩm Nguyễn Thông do Cao Tự Thanh Đoàn Lê Giang biên soạn nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày mất của Nguyễn Thông; Phan Văn Trị cuộc đời và tác phẩm do Nguyễn Khắc Thuần, Nguyễn Quảng Tuân sưu tâm, biên soan; ̀ ̣ Di cảo thơ trào phúng Nhiêu Tâm do Nguyễn Xuân Hoanh sưu tâm, biên soan. Nhiêu tai liêu khac co th ̀ ̣ ̀ ̀ ̣ ́ ́ ơ văn cua nha ̉ ̀ nho Nam Bô ṇ ửa sau thê ky XIX nh ́ ̉ ư: Văn học miền Nam Lục tỉnh, tập 3 với chủ đề Văn học Hán Nôm thời kháng Pháp và thuộc Pháp do Nguyễn Văn Hầu biên soạn. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, luận án sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp liên ngành: Phương pháp liên ngành giúp cho việc huy động các nguồn tri thức khác nhau (về văn hóa, lịch sử, chính trị, xã hội, nhân học, văn học) nhằm tham chiếu, soi tỏ, phục vụ cho vấn đề được tập trung nghiên cứu (con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX). Phương pháp lịch sử: Phương pháp này giúp trình bày vấn đề (quan niệm trung nghĩa và con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ) trong tiến trình vận động và phát triển của nó, đồng thời dùng để tái diễn những nét lớn của bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội ảnh hưởng đến văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Phương pháp thông diễn học: Phương pháp này được áp dụng, giúp giải thích các thuật ngữ, quan niệm trung nghĩa, con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Phương pháp thống kê miêu tả: Phương pháp này được vận dụng nhằm thống kê, miêu tả, trình bày những nội dung cụ thể, chi tiết của văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX liên quan đến con người trung nghĩa. Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này dùng để phân tích và tổng hợp các yếu tố qua tác phẩm và hệ thống các tác phẩm, nhằm làm rõ những đặc điểm của con người trung nghĩa và sự thể hiện con người trung nghĩa của các nhà nho Nam Bộ trong văn học nửa sau thế kỷ XIX. Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp này dùng để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt, sự đa dạng và thống nhất trong quan niệm (về trung nghĩa và con người trung nghĩa) của các tác giả nhà nho cùng vùng miền (Nam Bộ) cũng như khác vùng miền (Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ). Phương pháp loại hình: Phương pháp này vận dụng tiêu chí loại hình (loại hình tác giả, loại hình tác phẩm, loại hình văn học) để nhìn vấn đề theo hệ “cộng đồng giá trị”. Phương pháp cấu trúc hệ thống: Phương pháp này được dùng để xâu chuỗi, hệ thống vấn đề nghiên cứu và nhìn chúng trong tính cấu trúc chỉnh thể... 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 3
- 6.1. Luận án là công trình nghiên cứu về con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX với cái nhìn tập trung và hệ thống. 6.2. Với vấn đề được nghiên cứu, luận án cố gắng bao quát, phác thảo bức tranh văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX từ diện mạo đến đường hướng vận động, phát triển và vai trò, vị trí của nó trong lịch sử văn học dân tộc. 6.3. Luận án là công trình đi sâu khảo sát, phân tích, xác định những đặc điểm nổi bật của con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX, từ đây góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề phức tạp, không dễ lĩnh hội về nội dung, tư tưởng của bộ phận văn học này. 6.4. Luận án chỉ ra, xác định và làm rõ những đặc điểm chủ yếu trong phương thức thể hiện con người trung nghĩa của văn học nhà nho Nam Bộ giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. 6.5. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nói riêng, văn học nhà nho nói chung ở môt giai đoan đăc biêt cua lich s ̣ ̣ ̣ ̣ ̉ ̣ ử dân tôc: giai đoan n ̣ ̣ ửa sau thê ky XIX. ́ ̉ 7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được triển khai trong bốn chương: Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài Chương 2. Cơ sở hình thành và vai trò, vị thế của văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX trong lịch sử văn học dân tộc Chương 3. Đặc điểm của con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX Chương 4. Phương thức thể hiện con người trung nghĩa của văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Vấn đề nghiên cứu văn học nhà nho và văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX 1.1.1.1. Về văn học nhà nho trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại nói chung Văn học nửa sau thế kỷ XIX là một giai đoạn văn học có vai trò, vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn học, trong đó có đê câp văn hoc Nam B ̀ ̣ ̣ ộ nửa sau thế kỷ XIX. Vì vậy có bao nhiêu công trình nghiên cứu về văn học thời kỳ này, thì dường như có bấy nhiêu công trình đề cập văn học nhà nho, hoặc ở dạng khái quát, văn học sử; hoặc ở dạng đi sâu vào từng tác giả, tác phẩm cụ thể. Trước hết, có thể thấy có các công trình nghiên cứu của Trần Trọng Kim, Phan Bội Châu, Ngô Tất Tố, Đào Duy Anh, Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn 4
- Hiến Lê, Giản Chi, Nguyễn Duy Cần, Bùi Văn Nguyên,… nghiên cứu văn học Nho giáo, văn học nhà nho càng được chú ý hơn. Công trình của Dương Quảng Hàm nói về sự ảnh hưởng của văn hóa Tàu, chữ nho. Trong những năm 1945 1954, có thể kể thêm một số công trình của Nghiêm Toản, Nguyễn Tường Phượng Bùi Hữu Sủng, Phạm Thế Ngũ, Thanh Lãng đã khẳng định sự tồn tại văn học nhà nho và có những nhận định đánh giá văn học nhà nho. Từ sau Cách mạng tháng Tám đến đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, đáng chú ý là công trình của Trần Văn Giàu nghiên cứu Nho giáo trên phương diện tư tưởng chứ chưa nhấn mạnh vai trò Nho giáo tới đời sống văn học. Trong những năm gần đây, giới nghiên cứu quan tâm nhiều về loại hình nhà nho, tiêu biểu như Nguyễn Khắc Viện, Trần Đình Hượu, Quang Đạm. Đặc biệt Trần Đình Hượu quan tâm đến mối quan hệ giữa văn học và Nho giáo với nhiều nhận định sâu sắc. Từ sau ngày thống nhất đất nước, việc nghiên cứu văn học sử có những thay đổi lớn, đem lại cái nhìn mới và góp thêm tiếng nói phong phú và đa dạng về văn học nửa sau thế kỷ XIX. Về văn học nửa sau thế kỷ XIX có thể kể tên một số nhà nghiên cứu tiêu biểu như: Nguyễn Lộc, tập thể tác giả Đại học Sư phạm I, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Nguyễn Văn Thịnh, Trần Nghĩa, Đoàn Lê Giang, Kiều Thu Hoạch, Cao Tự Thanh,... Các tác giả bàn về văn học nhà nho, nghiên cứu về Nho giáo, nêu sơ lược về nguồn gốc, lịch sử hình thành cũng như quan niệm, tư tưởng và cách nghĩ của hai loại hình nhà nho chính thống. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã giải quyết được các vấn đề cơ bản mang tính lý thuyết của văn học nhà nho từ góc nhìn xã hội học lịch sử và văn hóa. Các nhà nghiên cứu đã xác lập được một số điểm quan trọng mang tính lý luận về văn học nhà nho nói chung. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề cụ thể cần phải được nghiên cứu thêm. ́ ̀ ́ ̀ ̣ ̣ Cac bai viêt đê câp vân đê văn hoc nha nho Vi ́ ̀ ̀ ệt Nam noi chung, tr ́ ước hết có thể kể đến: “Quan niệm văn học của một số nhà nho Việt Nam” (1963) của Nguyễn Đức Vân; “Tìm hiểu thiên đạo quan của triều đình và của các nhà nho trong thời Nguyễn” (1969) của Trần Văn Giàu; “Thử tìm hiểu quan niệm “Thi dĩ ngôn chí” của nhà Nho” (1973) của Trần Lê Sáng; “Tính chất phản kháng trong thơ văn bình dân Nam Kỳ thời Pháp thuộc” (1974) của Long Điền; “Mối quan hệ giữa cái tôi nhà nho và thực tại trong văn chương thời cổ” (1994) của Trần Nho Thìn; “Sự công phá bên trong của đạo đức nhân dân đối với đạo đức nho giáo ở một tác phẩm văn học cụ thể: Lục Vân Tiên” (1994) của Nguyễn Đình Chú;… Các bài viết trên đề cập tình hình nghiên cứu văn học của các nhà nho, quan niệm văn học của nhà nho, cái tôi nhà nho, đạo đức nhân dân đối với đạo đức Nho giáo, văn chương yêu nước của nhà nho trung nghĩa, sự hình thành, phát triển và kết thúc của loại hình tác giả nhà nho,… 5
- Về cac công trình, bai viêt c ́ ̀ ́ ủa tác giả nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam như: The Birth of Vietnam (1983) và A History of the Vietnamese (2013) của K.M. Taylor, được nhìn từ góc độ thân phận con người để nghiên cứu và viết lại lịch sử Việt Nam, đê câp con ng ̀ ̣ ười Việt Nam. Một số công trình khác nghiên cứu về Nho học, văn học nửa sau thế kỷ XIX như: Rethinking confucianism, Past and Present in China, Japan, Korea, and Vietnam (2002) của BA. Elman, JB. Duncan, H. Ooms bàn về nho học ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam từ quá khứ đến hiện đại; A Mid19 Century Southern Literature “L th ục Vân Tiên”, and the Anti French Resistance của Choi Byung Wook tìm hiểu về văn học nửa sau thế kỷ XIX có đề cập Lục Vân Tiên và cuộc kháng chiến chống Pháp; Etudesur la littérature annamite poesies et chants populaires của E. Villard nghiên cứu về văn học An Nam, trong đó có phân tích truyện Lục Vân Tiên;… Tuy tình hình nghiên cứu cả ở trong và ngoài nước về văn học nhà nho khá đa dạng, sôi nổi nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Vì thế, luận án này có thể coi là công trình đầu tiên tiếp cận vấn đề trên theo hướng chuyên sâu và hệ thống. 1.1.1.2. Về văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX Trong các công trình nghiên cứu, các tác giả đề cập văn học nhà nho nói chung, trong đó có văn học nhà nho Nam Bộ. Hầu hết các công trình đều khẳng định vai trò, vị trí của các nhà nho Nam Bộ đối với sự phát triển văn học dân tộc. Về loai công trinh đi sâu nghiên c ̣ ̀ ứu thơ văn của nhà nho Nam Bộ có Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX do Bảo Định Giang biên soạn, Ca Văn Thỉnh giới thiệu. Ca Văn Thỉnh cho rằng: “Thơ văn Nam Bộ phản ánh đặc tính của nhân dân Nam Bộ: thơ văn đầy nhiệt tình yêu nước, tinh thần đấu tranh vì nghĩa cả, vì nước, vì dân”; “Thấy việc nghĩa phải làm, trước nạn ngoại xâm có nghĩa là phải cứu nước cứu nhà, dù phải hy sinh tính mạng cũng không lùi bước”… Bảo Định Giang trong tiểu luận Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX có giới thiệu các danh nhân văn học nửa sau thế kỷ XIX, để phổ biến di sản tinh thần của tiền nhân cho những thế hệ sau. Về Nguyễn Đình Chiểu, có Nguyễn Đình Chiểu Về tác gia và tác phẩm do Nguyên Ngoc Thiên tuy ̃ ̣ ̣ ển chọn các bài nghiên cứu, phê bình tiểu luận, trích đoạn chương sách từ những công trình nghiên cứu tiêu biểu. Có những bài viết tiếp cận tác phẩm từ góc độ truyền thống văn hóa, mối quan hệ giữa đạo đức và thẩm mỹ, thế giới quan, hình tượng thời gian, chữ dân và nước, giá trị nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật,… Đối với tác giả Nguyễn Thông, co:́ Nguyễn Thông con người và tác phẩm do Ca Văn Thỉnh va B ̀ ảo Định Giang trich dich và gi ́ ̣ ơi thiêu. Khi đánh giá con ng ́ ̣ ười và tác phẩm của Nguyễn Thông, các nhà nghiên cứu đều cho rằng Nguyễn Thông có nhiều đóng góp trên nhiều lĩnh vực. Về Phan Thanh Giản và một số nhà nho khác, có Chân dung Phan Thanh Giản của Nguyễn Duy Oanh; Ky yêu ̉ ́ Hôi thao khoa hoc vê Phan Thanh Gian ̣ ̉ ̣ ̀ ̉ ; Nhận thức thêm một bước về thân thế, sự nghiệp, cuộc đời của Phan Thanh Giản đã tìm hiểu rõ hơn thân thế, sự nghiệp cũng như nhận thức, đánh giá sâu thêm về Phan Thanh Giản; Nguyễn Hữu Huân nhà yêu nước kiên cường, nhà thơ bất khuất do Phạm Thiều chủ biên, Cao Tự Thanh, Lê Minh Đức khảo luận, dịch và sưu tầm… Cũng rất cần phải kể đến các bài viết khác đề cập các tác giả văn học nhà nho Nam Bộ… Việc nghiên cứu văn học nhà 6
- nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX có ý nghĩa tích cực về mặt quan điểm, phương pháp nghiên cứu,… góp phần làm rõ hơn những giá trị văn học nhà nho Nam Bộ và đóng góp của các tác giả vào quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc. Những thành tựu đã có trong tìm hiểu, nghiên cứu, đặc biệt trong sưu tầm, tập hợp, biên dịch, biên soạn tư liệu về văn học nhà nho Nam Bộ là rất đáng khẳng định. Đấy là thuận lợi lớn cho người đến sau trong tiếp cận văn học nhà nho Nam Bộ ở một giai đoạn vào loại phức tạp nhất. 1.1.2. Vấn đề nghiên cứu con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX 1.1.2.1. Về khái niệm trung nghĩa, tư tưởng trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX Tuy chưa lấy con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX làm đối tượng nghiên cứu, nhưng khái niệm trung nghĩa, mẫu hình con người trung nghĩa đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước. Có thể thấy khái niệm trung nghĩa, tư tưởng trung nghĩa,… được đề cập trong các công trình với các ý kiến đáng chú ý. Lê Trí Viễn có bài “Màu sắc Miền Nam trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu”; Nguyễn Trung Hiếu có bài “Cái nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu và tấm lòng ý chí Việt Nam”; E. Hoeffel có bài “Đức trung, hiếu, tiết, nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu”; Hà Huy Giáp có bài “Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ lớn yêu nước, chống xâm lăng, một tâm hồn vằng vặc nhân nghĩa, một tấm gương kiên trung và bất khuất”; Vũ Đức Phúc có bài “Đạo nho và các nhân vật trí thức trong sáng tác Nguyễn Đình Chiểu”; Trần Ngọc Vương có bài “Những đặc điểm mang tính quy luật của sự phát triển văn học nhìn nhận qua sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu”;... Năm 1961 ở Hà Nội, cuốn Thơ văn Nguyễn Thông do Ca Văn Thỉnh, Bảo Định Giang giới thiệu, Lê Thước, Phạm Khắc Khoan dịch. Tác giả Cao Tự Thanh và Đoàn Lê Giang trong cuốn Tác phẩm Nguyễn Thông đã nhận định: “tiếng thơ Nguyễn Thông đã cất lên như tiếng lòng tha thiết,... rơi vào nghịch cảnh nhưng vẫn giữ vẹn tấm lòng son sắt với quê hương”. Có thể tìm thấy những thông tin về Nguyễn Thông qua sách Nguyễn Thông con người và tác phẩm của Ca Văn Thỉnh Bảo Định Giang;... Các tác giả nghiên cứu thơ văn Nguyễn Thông trên phương diện cuộc đời và tác phẩm, còn vấn đề con người trung nghĩa trong thơ văn của Nguyễn Thông chưa được làm rõ. Tiếp theo, có bài viết, về Phan Văn Trị: “Trăm năm vẫn sáng ngời đạo nghĩa” của Đặng Duy Khôi; về Nhiêu Tâm: “Thơ trào phúng ở miền Nam” (1957), “Đỗ Minh Tâm một nhà thơ trào phúng” (1958) của Thái Bạch; “Nhà thơ trào phúng của miền Nam” (1957) của Nguyễn Tử Năng; “Một ít tư liệu về Nhiêu Tâm nhà thơ trào phúng đất Nam Kỳ thời cận đại” (2013) của Phan Mạnh Hùng; về Học Lạc: “Học Lạc nhà thơ trào phúng miền Nam” (1957) của Nguyễn Tử Năng; “Học Lạc Thi sĩ trào phúng của miền Nam nước Việt” (2008) của Lê Minh Quốc;... Ngoài ra, còn khá nhiều bài biết nghiên cứu, đánh giá giá trị thơ văn của một số nhà nho Nam Bộ khác như Trương Định, Bùi Hữu Nghĩa,... C ác nhà nghiên cứu đều khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của các nhà nho Nam Bộ trong nền văn học nước nhà. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. 7
- Cũng đánh giá về văn học giai đoạn này, gần đây có một số luận án Tiến sĩ văn học nghiên cứu về văn học nhà nho. Nhìn chung các luận văn, luận án tuy có nhắc đến vấn đề trung nghĩa, con người trung nghĩa trong văn học nhà nho, nhưng đấy chưa phải là vấn đề trung nghĩa, con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX con là ̀ vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về nhiều mặt, cần được nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống. Luân an nghiên c ̣ ́ ưu ́ Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX vơi t́ ư cach la môt vân đê chuyên biêt. ́ ̀ ̣ ́ ̀ ̣ 1.1.2.2. Về mẫu hình con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX Có thể thấy mẫu hình con người trung nghĩa được đề cập trong các công trình với các ý kiến đáng chú ý của Phạm Văn Đồng, Cao Tự Thanh, Đoàn Lê Giang... Các tác giả Lê Trí Viễn, Phan Côn, Nguyễn Đình Chú, Huỳnh Lý, Lê Hoài Nam,… trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam cho rằng nhân vật chính trong thơ văn yêu nước chống Pháp là “người chiến sĩ nhân dân”, “thể hiện lòng trung với nước, với dân”; “vì nghĩa quên mình”. Ca Văn Thỉnh trong “Lời mở đầu” tiểu luận Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX nói đến con người trung nghĩa yêu nước: “thấy việc nghĩa phải làm, trước nạn ngoại xâm có nghĩa là phải cứu nước cứu nhà, dù phải hy sinh tính mạng cũng không lùi bước”. Nguyễn Khắc Thuần, Nguyễn Quảng Tuân trong “Lời tựa” cuốn Phan Văn Trị cuộc đời và tác phẩm cũng nhắc đến “những tấm gương chiến đấu, hy sinh mẫu mực”... Các bài viết của một số tác giả nước ngoài như: A. Delvaux trong L’ambassade de Phan Thanh Gian en 1863 (1926) đã tìm hiểu con người Phan Thanh Giản; MW. McLeod trong Trương Định and Vietnamese AntiColonialism (1993) đề cập người anh hùng Trương Định và chủ nghĩa chống chủ nghĩa thực dân; cũng trong Lettre autographe de Legrand de la Liraye au sujet de la distribution des bằng cấp par Quản Định nói về người anh hùng Trương Định đã không theo lệnh ngưng chiến, lại còn giả truyền mật chỉ hay phát bằng cấp của triều đình để cổ vũ nhân dân kháng chiến. 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài 1.2.1. Các lý thuyết về nghiên cứu, tìm hiểu con người trong văn học Văn chương lấy con người làm đối tượng miêu tả, phản ánh, đặc biệt trong văn học trung đại phương Đông con người được quan niệm như “tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lý của tác phẩm”. Các lý thuyết nghiên cứu, tìm hiểu về con người trong văn học trung đại thường chú ý sự thay đổi tư duy và quan niệm thẩm mỹ về con người. Nhiều lý thuyết thời trung đại (tiêu biểu như Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo) khi đề cập đến con người, đều bàn đến các phạm trù: vô ngã, hữu ngã, bản ngã, tha nhân,... xem xét tính đa dạng và phong phú của con người trong mối quan hệ với chính trị, đạo đức. Văn chương Nho giáo chú trọng con người nghĩa khí, hành động vì nghĩa, xác lập mẫu hình lý tưởng nhân vật chính diện: sống theo ý thức bổn phận và trách nhiệm với vua, với nước, với các quan hệ ngũ luân. Con người trong văn chương nhà nho nói như Nguyễn Đình 8
- Chiểu là phải “năm phẩm rừng Nho săn sóc lấy” (năm phẩm chất: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Con người còn bị chi phối bởi một hệ thống tôn giáo, tâm linh, tín ngưỡng, đạo đức, luân lí. Cùng với mô hình con người vũ trụ và con người đạo đức là quan niệm về con người “đấng bậc”... Con người cá nhân phương Đông ở chiều sâu nhất là con người hướng thượng, hướng thiện, hướng tới cái thiêng liêng và siêu việt. Đó có thể là “mệnh”, “đạo”, “vô thượng”,… Tùy theo từng giai đoạn, thời kỳ văn học, con người có những đặc điểm khác nhau. Nói đến các lý thuyết về con người thời trung đại ở phương Đông, cũng cần nói đến thuyết “tính thiện”, “nhân trị”, “tính ác”, “lễ trị”; thuyết “thiên nhân tương cảm” và thuyết “tai dị”; thuyết “tam giáo đồng nguyên”, “tam giáo hợp nhất”,… Tất cả các lý thuyết đó đã ảnh hưởng đến việc xây dựng hình tượng con người trong văn học Việt Nam trung đại. 1.2.2. Nho giáo và sự ảnh hưởng, chi phối đến tư tưởng nhà nho và văn học nhà nho Văn chương trung đại thiên về chức năng tác động, truyền cảm hơn là phản ánh, vì ảnh hưởng bởi ba phạm trù chi phối: tâm, chí, đạo (“văn dĩ tải đạo”, “văn dĩ minh đạo”, “thi dĩ ngôn chí”), mang tính giáo huấn, bác học, cao quý, trang nhã, quy phạm,… Nho giáo từng bước ảnh hưởng sâu đậm đến thơ văn của tác giả nhà nho. Tiếp xúc với Nho học chính thống, ngay từ đầu các nhà nho sơ kỳ trung đại đã rất thấm những điều “Tử viết” và các quan điểm văn chương của Khổng Mạnh (các quan điểm về khả năng “hưng”, “quan”, “quần”, “oán” của thơ ca; các quan điểm về chức năng của văn học “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí”, …). Nhìn chung đại bộ phận nhà nho thích nghi với chính sách thân dân, tư tưởng dân vi quý. Họ đề cao nhân nghĩa, tôn trọng vương quyền, củng cố giềng mối đạo đức xã hội. Văn học nhà nho sử dụng những quan niệm định giá phẩm chất thơ ca rất phong phú như: chí, khí, tâm, đạo và thể hiện cảm hứng yêu nước, thân dân, nhân văn, đạo lý thông qua những hình tượng nhà nho (phẩm chất, cảnh ngộ). Có thể nói mẫu hình nam nhi chí với các chuẩn mực giá trị nghĩa, tiết,… là mẫu hình thẩm mỹ có sức hấp dẫn, khái quát lớn trong văn học nhà nho. Con người trong văn học trung đại từ đó mang đậm dấu ấn của quan niệm Nho giáo; con người sống không thể không theo những quy định chặt chẽ của ngũ luân (5 mối quan hệ cơ bản: Quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu) và ngũ thường (5 phẩm chất thường hằng: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín),… 1.2.3. Truyền thống tư tưởng của con người Việt Nam nói chung, Nam Bộ nói riêng Truyền thống tư tưởng của con người Việt Nam là yêu nước, anh dũng, cần cù, nhân đạo, thương người, vì nghĩa, thủy chung,… Đây là những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc được thể hiện chân thực, sinh động trong văn học. Cảm hứng yêu nước thể hiện ở nhiều khía cạnh, sắc thái, cung bậc khác nhau: ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, khát vọng xây dựng đất nước thanh bình, ý chí quyết chiến với kẻ thù, bảo vệ chủ quyền dân tộc,… Chủ nghĩa anh hùng phát triển trên cơ sở của chủ nghĩa yêu nước: Kiên trì, bất khuất, chịu đựng gian khổ, giành thắng lợi cuối cùng, đó là sự thống nhất của trí và dũng. Yêu nước và thương người hay nói bao quát hơn là yêu nước và nhân đạo thực sự là những tư tưởng lớn của con người Việt Nam. Những tư tưởng này rõ ràng cũng chi phối sâu sắc đến văn học nhà nho nói chung, văn học nhà nho Nam Bộ nói riêng. Cũng không khó để thấy rằng trong 9
- truyền thống tư tưởng, tinh thần của người Việt, ý thức vì nghĩa, khái niệm nghĩa cũng rất được chú trọng đề cao… 1.2.4. Một số lý thuyết về nghiên cứu phê bình văn học Hiện nay đã có nhiều lý thuyết về nghiên cứu phê bình văn học được giới thiệu và được ứng dụng vào nghiên cứu văn học ở Việt Nam (ngoài các lý thuyết Mácxít, có: hình thức luận, cấu trúc luận, hậu cấu trúc luận, liên văn bản, thuyết người đọc, phân tâm học,…). Chúng tôi đặc biệt chú trọng một số lý thuyết và phương pháp thích hợp, mang tính hữu hiệu: Huấn hỗ học, Thông diễn học, Loại hình học… Nghiên cứu văn học theo lý thuyết và phương pháp loại hình được giới nghiên cứu thế giới đề xuất và ứng dụng có hiệu quả từ những năm 70 của thế kỷ XX. Có thể kể đến các tác giả với các công trình tiêu biểu như: V.M. Girmunxki với Vấn đề nghiên cứu so sánh lịch sử các nền văn học; D.X. Likhachop với Bảy thế kỷ trong văn học Nga; M. Bakhtin với Tác giả và nhân vật trong hoạt động thẩm mỹ Vấn đề tác giả;... Ở nước ta, phương pháp nghiên cứu này cũng được nhiều học giả vận dụng và đạt được thành tựu đáng kể: Trương Tửu với Nhà nho tài tử Nguyễn Công Trứ; Trần Đình Hượu với Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại; Trần Ngọc Vương với Loại hình học tác giả văn học nhà nho tài tử và văn học Việt Nam ; Lê Văn Tấn với Hành trình nghiên cứu ngữ văn (viết chung với Nguyễn Thị Hưởng); Nguyễn Hữu Sơn với “Đặc điểm loại hình tác gia văn học trung đại”,… Các công trình cũng đã có những kiến giải về mối quan hệ cơ hữu giữa lịch sử văn hóa “thời trung đại” với tác gia văn học trung đại”, về loại hình văn học và loại hình tác giả văn học trung đại,… Trên cơ sở một số nguyên tắc trong nghiên cứu văn học theo phương pháp loại hình, Biện Minh Điền với công trình Loại hình văn học trung đại Việt Nam đã xác định những vấn đề cơ bản của loại hình văn học trung đại Việt Nam… Nhìn chung các công trình nghiên cứu tiếp cận vấn đề khá lý thú, đặc biệt là vận dụng phương pháp loại hình trong nghiên cứu văn chương nhà nho. Tiểu kết Chương 1 Văn học nhà nho nói chung và văn học nhà nho Nam Bộ nói riêng đã được giới nghiên cứu tiếp cận, tìm hiểu ở các mức độ nhất định. Nhìn chung các hướng nghiên cứu đều nhận thấy vai trò, ảnh hưởng của Nho giáo; của truyền thống tư tưởng dân tộc đến tư tưởng, quan niệm của nhà nho và văn học nhà nho. Quan niệm trung, nghĩa của các nhà nho Nam Bộ trong bối cảnh đặc biệt của lịch sử dân tộc cũng đã được ít nhiều chú ý. Các triết thuyết, lý thuyết về con người thời trung đại (trong đó có con người trung nghĩa) đã được một số nhà nghiên cứu có một vài đánh giá ở mức độ chung nhất trong các bài viết khái quát về văn học nửa sau thế kỷ XIX… Chừng ấy chưa đủ để làm nổi bật văn học nhà nho Nam Bộ và con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Nhưng đấy là những tiền đề quan trọng giúp tác giả luận án xác lập cơ sở lý thuyết của đề tài. Cũng trên cơ sở đó mà luận án có đường hướng và điều kiện đi sâu khảo sát con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc trên nhiều phương diện nhưng cũng hết sức phức tạp… Chương 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ VAI TRÒ, VỊ THẾ CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO NAM BỘ NỬA SAU THÊ KY XIX ́ ̉ 10
- TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC DÂN TỘC 2.1. Văn học Việt Nam nói chung và văn học nhà nho nói riêng giai đoan n ̣ ửa sau thế kỷ XIX 2.1.1. Văn học nửa sau thế kỷ XIX trong lịch sử văn học dân tộc ́ ̉ ̀ ́ ̉ 2.1.1.1. Bôi canh sinh thanh va phat triên ̀ Văn học nửa sau thế kỷ XIX là giai đoạn văn học có vai trò, vị trí đặc biệt trong lịch sử văn học dân tộc và cũng là giai đoạn cuối cùng chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến, thuộc loại hình văn học trung đại. Văn học giai đoạn này sinh thành và phát triển trong một bối cảnh đặc biệt: xã hội phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng toàn diện, lại có thêm sự xâm lăng của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Cuộc xâm lăng của thực dân Pháp đã tạo nên những xáo trộn, thay đổi chưa từng có đối với đời sống dân tộc, trong đó có văn học. Chưa bao giờ vận mệnh đất nước, sự tồn vong của dân tộc lại đặt ra gay gắt như vậy. Nhân dân tuy chưa phải là người nắm quyền lãnh đạo các phong trào chống Pháp nhưng họ tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh yêu nước, tiêu biểu cho khí phách, bản lĩnh của dân tộc. Nhiều phong trào yêu nước đã diễn ra khắp Nam Bộ, khích lệ mạnh mẽ tinh thần yêu nước chống xâm lược của nhân dân. Tuy các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng đã chứng tỏ được khí phách, bản lĩnh của con người Nam Bộ, nhà nho Nam Bộ. Các nhà nho yêu nước tham gia sáng tác, giãi bày những tình cảm trước cảnh nước mất, nhà tan, thể hiện nỗi niềm yêu nước, đề cao con người trung nghĩa… ̣ ̣ 2.1.1.2. Diên mao va các b ̀ ước phát triển Văn học giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX có diện mạo văn học khác so với văn học những giai đoạn trước. Trước hết đó là sự phát triển lực lượng sáng tác, chủ yếu là những nhà nho mang hệ tư tưởng nho gia, vừa chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến, vừa chịu sự chi phối của truyền thống tư tưởng, văn hóa dân tộc. Chủ thể trữ tình hình tượng tác giả hiện lên trong sáng tác với tư cách là con người hành động, ưu thời mẫn thế, sẵn sàng xả thân vì nghĩa. Đặc điểm nổi bật làm nên nét mới của văn học giai đoạn này chính là tính chất thời sự của nó, văn học theo sát tình hình chính trị, phục vụ cuộc đấu tranh chính trị và phản ánh những vấn đề trung tâm của thời đại. Văn học nhà nho đi sâu ngợi ca con người trung nghĩa với những phẩm chất, khí tiết anh hùng, bày tỏ lòng yêu nước sâu sắc với những lời lẽ thiết tha chân thành. Văn học nửa sau thế kỷ XIX chuyển biến về chủ đề và đề tài rất nhanh chóng, theo sát các biến cố chính trị để phản ánh kịp thời cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược… ̣ ́ ủa văn học nửa sau thế kỷ XIX trong lịch sử văn học dân tộc 2.1.1.3. Vi tri c Văn học nửa sau thế kỷ XIX có một vị trí, vai trò rất đặc thù trong lịch sử văn học dân tộc. Đây là giai đoạn văn học có vai trò khép lại một thời kỳ văn học được sáng tác dưới sự chi phối của ý thức hệ phong kiến. Những quy luật của văn học truyền thống vẫn còn phát huy tác dụng, mặc dù bị khúc xạ do điều kiện lịch sử mới nhưng nó mang nét đặc thù khác hẳn với các giai đoạn trước và sau đó, là bước chuyển mình chuẩn bị một số điều kiện cho sự thay đổi phạm trù văn học dân tộc. Văn học giai đoạn này có quy luật phát triển, diện mạo và đặc điểm riêng, có những đóng góp vào sự phát triển 11
- của lịch sử văn học dân tộc, thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc. Có thể nói việc xây dựng, khắc họa hình tượng con người yêu nước, chống xâm lược, chống nô dịch trong văn học nửa sau thế kỷ XIX là một bước phát triển của văn học, góp phần quan trọng thể hiện bản sắc và bản lĩnh dân tộc. 2.1.2. Văn học nhà nho giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX 2.1.2.1. Khái niệm về văn học nhà nho và phân loại kiểu tác giả nhà nho Ở Trung Quốc, các khái niệm “Nho giáo”, “Nho gia”, “Nho học”, đã được các nhà nghiên cứu cận hiện đại cắt nghĩa từ nhiều khía cạnh, khu biệt khá rõ... Nho giáo ảnh hưởng và chi phối đến văn học Việt Nam, cũng từ đây hình thành một loại hình tác giả nhà nho, một loại hình văn học văn học nhà nho. Chủ thể sáng tác văn học nhà nho là những tác giả chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, có thế “xuất” hay “xử”, “hành” hay “tàng”… Có thể chia nhà nho ra làm ba loại: nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật và nhà nho tài tử. Nhà nho đề cao các phẩm chất như: “tâm, chí, đạo, nghĩa, khí”. Văn chương nhà nho “về cơ bản đều dựa vào mô hình thẩm mỹ “nam nhi chí” và các chuẩn mực trung, hiếu, tiết, nghĩa để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện. Tuy văn học nhà nho vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc mô hình này nhưng phần lớn các nhà nho chân chính ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX lại nhìn các chuẩn mực giá trị của nó theo một logic “ngược”: nghĩa, tiết, hiếu, trung”. Văn học nhà nho nửa sau thế kỷ XIX nhấn mạnh tinh thần yêu nước chống thực dân xâm lược, chống sự thỏa hiệp, đầu hàng của triều đình phong kiến và ngợi ca tấm gương trung nghĩa hy sinh vì đất nước. 2.1.2.2. Nhưng đăc điêm n ̃ ̣ ̉ ổi bật cua văn h ̉ ọc nhà nho giai đoạn nửa sau thê ky ́ ̉ XIX Một trong những đặc điểm nổi bật của văn học nhà nho giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX là tinh thần yêu nước, chống xâm lược, chống đầu hàng, “chống cả triều lẫn Tây” một cách mạnh mẽ, quyết liệt. Đây là đặc điểm làm nên nét mới của dòng văn học yêu nước nói chung, văn học nhà nho yêu nước nói riêng. Trong bối cảnh đó, tư tưởng trung nghĩa luôn được đặt ra đối với các nhà nho nửa sau thế kỷ XIX. Theo thời gian và diễn biến lịch sử, nội dung của tư tưởng trung nghĩa có biến dịch, đổi thay. Trên phương diện hình thức nghệ thuật, hệ thống thi pháp cũng có những thay đổi quan trọng. 2.2. Văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX 2.2.1. Một số giới thuyết về văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX 2.2.1.1. Giới thuyết về vung Nam Bô va văn h ̀ ̣ ̀ ọc nha nho Nam Bô n ̀ ̣ ửa sau thế kỷ XIX Vùng đất Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX được chia thành các trấn thuộc phủ Gia Định, dưới thời vua Minh Mệnh được chia thành 6 tỉnh trực thuộc trung ương. Với truyền thống kiên cường, bất khuất và tinh thần lao động cần cù của người dân Nam Bộ, các thế hệ người dân Nam Bộ đã viết nên những trang sử hào hùng trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển vùng đất Nam Bộ. Khi triều đình nhà Nguyễn nhượng đất cho giặc, nhân dân Nam Bộ yêu nước đã đồng lòng đứng lên đấu tranh chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, bảo vệ vùng đất Nam Bộ. Con người Nam Bộ với tính cách cương trực, thẳng thắn, nghĩa hiệp, quyết hy sinh để giữ vững nền độc lập của nước nhà. 12
- Nhà nho Nam Bộ là nhà nho sinh ra và lớn lên trong môi trường Nam Bộ và chịu ảnh hưởng của văn hóa, văn học Nam Bộ. Sáng tác của họ giúp chúng ta hiểu hơn về một vùng đất có nhiều tấm gương gắn với địa danh cụ thể. Đó là những con người trung nghĩa như Trương Định, Phan Tòng, Phan Tam, Phan Ngũ, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực,... đã thúc đẩy quá trình phát triển văn học và cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta trước những biến động đặc biệt của lịch sử dân tộc. Văn học nhà nho Nam Bộ phát triển phong phú, rực rỡ trong giai đoạn đặc biệt của lịch sử dân tộc và đạt được nhiều thành tựu với những đỉnh cao như: Phan Thanh Giản, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Phan Văn Trị, Nguyễn Hữu Huân, Nhiêu Tâm, Học Lạc,… Các sáng tác của họ được đánh giá là những áng văn chương tiêu biểu, xuất sắc trong lịch sử văn học, xây dựng con người trung nghĩa đa dạng: người nông dân chân lắm tay bùn, người có học thức, người lãnh binh yêu nước… Tất cả đều có chung lý tưởng trung nghĩa, vì nhân dân, đất nước. 2.2.1.2. Vai trò của văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX Văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX có vai trò quan trọng đối với lịch sử văn học dân tộc, phản ánh phong trào đấu tranh của nhân dân chống Pháp xâm lược và bọn tay sai phong kiến bán nước bằng hình tượng nhân vật có thật gắn với những địa danh cụ thể. Thơ văn yêu nước Nam Bộ mang đặc tính của nhân dân Nam Bộ, ngợi ca phẩm chất, khí tiết người Nam Bộ. Văn học nhà nho Nam Bộ tiếp thu truyền thống tư tưởng dân tộc và đưa vào văn học những yếu tố mới phù hợp với giai đoạn đấu tranh chống xâm lược, “ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân”. 2.2.2. Các khuynh hướng tư tưởng và nghệ thuật trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX Có thể nói đến các khuynh hướng tư tưởng, nghệ thuật cơ bản trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX: Khuynh hướng văn học yêu nước chống Pháp, khuynh hướng văn học hiện thực trào phúng, khuynh hướng văn học mang màu sắc trữ tình lãng mạn, khuynh hướng văn học “vọng ngoại”, “thân Pháp” (Khuynh hướng này, trước đây thường được/ bị gọi là “khuynh hướng nô dịch”, chúng tôi tạm dùng từ “vọng ngoại” thay cho “nô dịch”, vì nhận thấy từ “nô dịch” quá nặng nề). Khuynh hướng văn học yêu nước chống Pháp được xem là khuynh hướng chủ đạo, phát triển rộng khắp với một lực lượng sáng tác đông đảo chủ yếu là những lãnh tụ và quần chúng nghĩa quân các phong trào chống Pháp, có người làm quan trong triều đình, có người là trí thức có tên tuổi, có người thuộc tầng lớp dưới của xã hội,… Họ sáng tác mọi lúc, mọi nơi, có khi trên chiến trận quyết chiến với quân thù, ngay cả trước lúc hy sinh. Điểm chung nổi bật ở các sáng tác là đều thể hiện tinh thần yêu nước, chiến đấu quên mình vì nghĩa lớn đối với đất nước, nhân dân. Chủ thể sáng tác là các tác giả thuộc loại nhà nho hành đạo, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia phong trào chiến đấu chống Pháp, họ sáng tác vừa để giãi bày nỗi lòng yêu nước, vừa kêu gọi động viên chống Pháp xâm lược. Lực lượng sáng tác của khuynh hướng văn học này đông đảo, nhiều thành phần, góp phần cổ vũ công cuộc đánh giặc cứu nước, động viên, khích lệ mọi người tham gia chiến đấu. 13
- Khuynh hướng văn học hiện thực trào phúng ra đời, phát triển trong bối cảnh triều đình phong kiến ngày càng nhượng bộ đầu hàng và Pháp đã chiếm toàn bộ Nam Kỳ, tiến hành khai thác thuộc địa. Khuynh hướng văn học này thể hiện sự phản tỉnh, trào phúng và phủ định thực tại; bày tỏ nỗi đau gắn với tiếng cười trước thực tại trớ trêu, vừa đáng cười vừa đáng khóc; vạch trần những luận điệu hèn nhát, bac nh ̣ ược của bọn vua quan vô trách nhiệm cùng bè lũ Việt gian bán nước băng nh ̀ ững sáng tác châm biếm sâu sắc. Khuynh hướng văn học hiện thực trào phúng có sự đa dạng, phong phú hơn về thể loại, đề tài, chủ đề, có sự vận dụng linh hoạt các bút pháp, giọng điệu và ngôn ngữ. Trong văn học nhà nho Nam Bộ, cũng có thể nói đến một số khuynh hướng khác: khuynh hướng (ít nhiều) “thoát ly” hiện thực, khuynh hướng “vọng ngoại”, “thân Pháp”. Mặt tích cực của các tác giả trong khuynh hướng này là ý thức cầu tiến, muốn cải cách văn học dân tộc theo hướng hiện đại, gắn với mô hình phương Tây. 2.2.3. Vấn đề con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX 2.2.3.1. Tinh ph ́ ưc tap c ́ ̣ ủa vấn đề va cac h ̀ ́ ương nhân th ́ ̣ ưc nghiên c ́ ứu “Trung nghĩa” là chỉ đức tính, tấm lòng con người vì trung, nghĩa của văn thân yêu nước đối với vua, lòng trung thành đối với quốc gia, xã tắc. Các nhà nho Nam Bộ đã vận dụng chữ trung vào việc giải quyết những vấn đề của đời sống. Họ không đứng trên lập trường của giai cấp thống trị mà đứng trên lập trường của nhân dân, cải biến chữ trung làm cho nó mới mẻ, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. Quan niệm về con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ không phải không phức tạp. Đạo trung quân rất cần thiết, nhưng vua phải được mọi người tôn thờ, vua phải thống nhất với nước. Con ngươì được nhìn trong môi quan hê ly t ́ ̣ ́ ưởng trung quân, ly t́ ưởng ai quôc, g ́ ́ ắn với lợi ich c ́ ủa dân tôc̣ ̀ ̣ va công đông. T ̀ rung nghĩa gắn liền với nợ nước tình nhà, trong lúc nước nhà gặp nguy biến thì trung với vua phải có điều kiện, vua phải thống nhất với nước, yêu nước thương dân. Tính phức tạp trong nhận thức vấn đề là vấn đề trung quân ái quốc, nhân cách đạo đức, sự lựa chọn của con người đặt trong khuôn khổ của Nho giáo phong kiến hay đứng trước bài toán của lịch sử dân tộc, vùng miền Nam Bộ,… Mọi hướng lựa chọn đều không dễ dàng, thuận chiều. ̉ ́ ̉ 2.2.3.2. Ban chât cua vân đê con ng ́ ̀ ười trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thê ky XIX ́ ̉ Không thể không thấy tính phức tạp của vấn đề con người trung nghĩa để hiểu hơn về bản chất con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ. Có thể nhìn con người trung nghĩa trong văn học nhà nho từ nhiều góc nhìn khác nhau, từ nhiều mối liên hệ khác nhau, mang những nét tiêu biểu của vùng miền Nam Bộ: yêu nước, suy nghĩ và hành động quyết liệt “ngay chúa” nhưng cũng dám “nghịch thần” khi lịch sử đòi hỏi và cho phép. Nhưng lắt léo, mâu thuẫn đầy phức tạp trong nhận thức, tư tưởng và hành động của con người trung nghĩa, ngày nay hậu thế có thể khó thấu hiểu, không ít trường hợp, người trung nghĩa hoàn toàn bế tắc khi phải đi giữa hai yêu cầu “ái quốc” và “trung quân”… ̃ ̉ ệc nghiên cứu vân đê con ng 2.2.3.3. Y nghia cua vi ́ ́ ̀ ười trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thê ky XIX ́ ̉ 14
- Con người trung nghĩa và sự biểu hiện con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Văn học nhà nho Nam Bộ xây dựng con người trung nghĩa có tác dụng cổ vũ tinh thần yêu nước, giúp nhân dân nhận thức đầy đủ hơn về tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến cứu nước. Con người trung nghĩa là sự kết tinh những giá trị tinh thần của kẻ sỹ Nam Bộ. Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ thực sự là hình tượng đẹp, là mẫu hình nhân cách đáng trân trọng nhưng không dễ tiếp cận, thấu hiểu đối với hậu thế,… Tiểu kết Chương 2 Văn học nửa sau thế kỷ XIX là giai đoạn cuối cùng của văn học Việt Nam trung đại, hình thành và phát triển trong bối cảnh với nhiều sự kiện đặc biệt chi phối. Lực lượng sáng tác văn học thuộc nhiều tầng lớp nhưng chủ yếu là nhà nho, mang hệ tư tưởng nho gia, chịu sự chi phối ý thức của hệ phong kiến và truyền thống tư tưởng dân tộc. Trong cuộc chiến đấu chống Pháp xâm lược, hầu hết họ đứng về phía nhân dân, về phía chính nghĩa, họ được kích thích bởi nhiệt tình yêu nước, “nhà văn cũng là chiến sĩ”, dùng ngòi bút như một vũ khí để chống giặc cứu nước. Hiện thực kháng chiến chống Pháp, ý thức dân tộc chính là ngọn nguồn cho sự phong phú của văn học. Có nhiều tác giả xuất hiện, không những tiêu biểu cho văn học Nam Bộ, mà còn tiêu biểu chung cho văn học cả nước. Văn học theo sát tình hình, phục vụ cuộc đấu tranh chính trị và phản ánh những vấn đề trung tâm của thời đại: phong trào đấu tranh của nhân dân dưới ngọn cờ khởi nghĩa của các lãnh binh và nghĩa sĩ; tố cáo tội ác của giặc và kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp xâm lược. Văn học đi sâu thể hiện con người trung nghĩa với những phẩm chất, khí tiết cao đẹp, bày tỏ lòng yêu nước sâu sắc với những lời lẽ thiết tha chân thành. Các nhà nho khắc họa mẫu hình con người trung nghĩa, ca ngợi những tấm gương yêu nước, “nghịch chỉ” triều đình, chống lại Pháp xâm lược và bọn tay sai phong kiến phản quốc. Vấn đề con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX là vấn đề phức tạp, phải có hướng nhận thức nghiên cứu mới, một mặt có thể đứng từ quan điểm hiện đại để nhìn nhận nó, nhưng mặt khác phải có quan điểm lịch sử đúng đắn mới có thể đánh giá đúng thực chất, bản chất của vấn đề. Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI TRUNG NGHĨA TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO NAM BỘ NỬA SAU THẾ KỶ XIX 3.1. Quan niệm về trung nghĩa và con người trung nghĩa 3.1.1. Quan niệm về trung nghĩa, con người trung nghĩa trong học thuyết Nho giáo và Nho giáo triều Nguyễn Quan niệm trung, nghĩa có một vị trí quan trọng trong học thuyết Nho giáo với tư cách là học thuyết chính trị đạo đức… Trung là đạo trung quân, trung với vua của bề tôi, thường mang tính biện chứng, biến dịch và hàm chứa nhiều nội dung. Trong Ngũ luân, quan hệ vua tôi được biểu thị bằng chữ trung, nhấn mạnh vào nghĩa vụ của bề tôi đối với vua. Quan niệm trung gắn liền với nghĩa và đi từ nhận thức đến hành động. Nó 15
- không chỉ đơn giản là một quy phạm đạo đức, mà còn được pháp chế hóa thành quy tắc ứng xử xã hội, dưới dạng các luật tục bất thành văn hoặc thành văn. Gắn trung với nghĩa thành trung nghĩa, trở thành phạm trù vừa mang tính nghĩa vụ chính trị, vừa là bổn phận đạo đức của con người, để ổn định trật tự xã hội, quản lý con người, tập trung quyền lực của giai cấp phong kiến. Quan niệm trung nghĩa thời Hán bị thần bí hóa. Theo đó trung có nghĩa vâng mệnh trời, trung với vua, với trời; trái mệnh vua thì trời bắt phạt, bởi thế ai cũng phải vâng mệnh trời. Chính việc thần bí hóa làm cho trung biến thành phương tiện phục vụ cho giai cấp phong kiến, gia tăng tính cứng nhắc, chuyên quyền trong xử lý các mối quan hệ xã hội. Trong Nho giáo Việt Nam, nghĩa được đặt nhiều hơn trong mối quan hệ khái niệm kép: trung nghĩa, hiếu nghĩa, lễ nghĩa. Các nhà nho Việt Nam đã kết hợp trung và nghĩa với nhau, tạo nên những nét khác biệt, hành động trung nghĩa đều thống nhất vì lẽ phải, tập thể, cộng đồng, Tổ quốc. 3.1.2. Quan niệm về trung nghĩa và con người trung nghĩa trong truyền thống tư tưởng dân tộc Quan niệm trung nghĩa và con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ không thoát ly khỏi những giá trị truyền thống tư tưởng của dân tộc, mà ngược lại được xây dựng trên nền tảng giá trị truyền thống ấy. Theo Trần Văn Giàu, đó là: “yêu nước, cần cù, anh dũng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa”. Các truyền thống ấy đã góp phần hình thành thế ứng xử của con người trung nghĩa, là thói quen hình thành lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống tư tưởng dân tộc góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người trung nghĩa, con người giàu lòng nhân ái, nhân đạo, sống có tình, có nghĩa. Các nhà nho đã vận dụng sáng tạo phạm trù “trung”, “nghĩa” của Nho giáo để thích ứng với đời sống đương thời, hội nhập với tư tưởng truyền thống dân tộc, đi theo con đường xuyên qua môi trường ý thức nhân dân. Khi hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền và bị thống trị bởi quân xâm lược, văn học thể hiện tinh thần chống đối, bất hợp tác, bày tỏ cảm xúc, giãi bày tâm sự đối với thời cuộc. Con người trung nghĩa trở thành hình tượng thẩm mỹ trung tâm trong văn chương nhà nho với các phẩm chất, tính cách: cương trực, thẳng thắn, trung nghĩa, yêu nước. Quan niệm trung nghĩa trong truyền thống tư tưởng dân tộc đặt nước cao hơn vua, được xác lập trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước gắn bó chặt chẽ với lòng thương dân, nhân ái của dân tộc. 3.1.3. Quan niệm về trung nghĩa và con người trung nghĩa trong văn học Việt Nam trung đại Văn học Việt Nam trung đại thời kỳ đầu chịu ảnh hưởng của Phật giáo, quan niệm trung nghĩa trong văn học Thiền tông không phong phú bằng thơ văn của các nhà nho sau này. Nho giáo ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống xã hội, văn hóa, đặc biệt là văn học, ảnh hưởng đến quan niệm xây dựng con người trong văn học. Con người được xây dựng theo hình mẫu người lý tưởng, với tinh thần “thiên nhân hợp nhất”, “nhân nghĩa”, “thân dân”, “đạo đức”, “tình cảm”. Trung trở thành cảm hứng chủ đạo nổi bật, thống nhất với tinh thần yêu nước. Văn học nhà nho giai đoạn này nói nhiều đến “nhân, nghĩa, trung hiếu, tiết liệt”… Từ cuối thế kỷ XV, thơ văn đề cập con người trung, nghĩa bớt đi những hồn nhiên ban đầu. Chữ trung phần nhiều 16
- được sử dụng như một cách thức để ngợi ca nhà vua, nhấn mạnh vào nhiệm vụ của bề tôi đối với vua. Từ thế kỷ XVI trở đi, quan niệm trung, nghĩa có màu sắc khác hơn, có sự rạn nứt từng bước về tư tưởng trung quân. Con người lựa chọn thái độ sống cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước: xả thân vì nước nhiều hơn là trung với một ông vua bất chính. Các vua nhà Nguyễn sau này đòi hỏi bề tôi phải trung nhiều hơn với mình. Khi lịch sử dân tộc có sự thay đổi quan trọng ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX, quan niệm trung, nghĩa có ý nghĩa khác: hướng đến nhân dân, đất nước nhiều hơn; con người trung nghĩa được khắc họa đa dạng hơn. 3.1.4. Tư tưởng trung nghĩa và nhận thức về con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX Tư tưởng trung nghĩa, con người trung nghĩa được văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX nhận thức dựa trên tư tưởng yêu nước, tư tưởng trung quân ái quốc, tư tưởng vì nghĩa,… tạo nên sự thống nhất của vấn đề và các hướng nhận thức nghiên cứu. Văn học nhà nho Nam Bộ có xu hướng ít dùng chữ trung quân thuần túy mà nói nhiều đến tư tưởng trung nghĩa. Một số nhà nho nhận thấy trung quân không thể là con đường cứu nước, cứu dân được và đây cũng là tiền đề nhận thức dẫn đến hình thành tư tưởng trung nghĩa, con người trung nghĩa. Văn học nhà nho Nam Bộ thể hiện tinh thần trách nhiệm, lòng trung thành đối với nhân dân, đất nước; tập trung khắc họa con người trung nghĩa để động viên, khích lệ, cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân. Con người trung nghĩa trở thành hình tượng thẩm mỹ trung tâm của thời đại. Sự phát triển của tư tưởng trung nghĩa theo chiều hướng lành mạnh làm xuất hiện trong văn học hình tượng con người trung nghĩa: đấu tranh chống giặc ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn. 3.2. Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX giữa các mối quan hệ phức tạp 3.2.1. Con người trung nghĩa trong mối quan hệ lý tưởng trung quân Quan niệm “trung quân” trong văn học nhà nho hình thành dựa trên quan điểm của Nho giáo, tư tưởng trung quân có sự thống nhất, gắn liền với ái quốc, trung với vua cũng chính là yêu nước. Khi nhắc đến trung quân người ta nghĩ ngay đến tinh thần tôn quân tuyệt đối, phải biết nghĩa vua tôi, đạo cương thường. Văn học nhà nho Nam Bộ dĩ nhiên cũng chịu ảnh hưởng của tư tưởng trung quân của Nho giáo. Con người hành động theo đạo lý cương thường, ứng xử dựa trên quan điểm, học thuyết Nho giáo, biết vâng lệnh vua, mong muốn đem tài đức ra giúp nước, nhưng đòi hỏi vua phải yêu nước, thương dân. Con người trung nghĩa vẫn tâm niệm “sống thờ vua, thác cũng thờ vua”, nhưng với điều kiện vua thống nhất với nước… 3.2.2. Con người trung nghĩa trong mối quan hệ với lý tưởng ái quốc Khi lý tưởng trung quân rơi vào bế tắc, vấn đề đặt ra là bề tôi nhất thiết phải giữ chữ trung nữa không? Một số sáng tác văn học nhà nho không còn khẳng định lý tưởng trung quân mà chú ý khắc họa con người trung nghĩa trong mối quan hệ với lý tưởng ái quốc. Các nhà nho Nam Bộ đã kháng mệnh triều đình, dấy lên trào lưu tư tưởng mới, tách rời chuẩn mực “trung quân” của Nho giáo, nỗ lực thống nhất hóa lý tưởng của Nho giáo vào truyền thống tư tưởng của dân tộc. Con người trung nghĩa đặt yêu nước lên trên vua và ngày càng có nhiều sáng tác văn học nghiêng về lý tưởng ái quốc hơn. 17
- Các nhà nho Nam Bộ thay đổi cách nghĩ và tạo ra bước chuyển mới trong tư tưởng chính trị, chú trọng dân chủ, dân quyền. Điều đó cho thấy trong ý thức nhà nho, có sự rạn nứt lý tưởng trung quân, trung quân chuyển sang trung với nước với dân, gắn khái niệm “dân” với “nước”. 3.2.3. Con người trung nghĩa trong mối quan hệ với lợi ích dân tộc và cộng đồng Xét trong mối quan hệ với lợi ích dân tộc và cộng đồng, con người trung nghĩa biết đặt lợi ích dân tộc và cộng đồng lên trên hết, mọi ý nghĩ, hành động đều hướng về quyền lợi của cộng đồng, nhân dân. Sáng tác văn học của các nhà nho Nam Bộ đều gặp nhau trong khắc họa chân dung con người trung nghĩa. Đây là mẫu hình con người có thực trong đời sống nhân dân, thể hiện trách nhiệm đối với lịch sử dân tộc. Họ phản ứng lại với thực tại xã hội đương thời, chống lại sự xâm lược thực dân Pháp, nếm trải sâu sắc bi kịch của bản thân cũng như chứng kiến trang bi thương của dân tộc, biết hy sinh vì dân tộc và cộng đồng. Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ luôn đứng trước sự lựa chọn nhưng phần lớn đều chọn hướng ứng xử: lấy lợi ích của dân tộc và cộng đồng làm trên hết, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn. 3.2.4. Con người trung nghĩa trước các “bài toán” của lịch sử giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX Xã hội phong kiến Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng, tư tưởng chi phối xã hội lúc này vẫn còn là tư tưởng “trung quân”, nhưng “trung quân” mâu thuẫn với “ái quốc”. Vì vua đã không minh thì bề tôi/ nhà nho khó có thể giữ lòng trung. Giai cấp phong kiến đi vào con đường đầu hàng thì con người trung nghĩa thà chết chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ, đấu tranh chống giặc đến cùng. Có trường hợp phải tuẫn tiết để không bị rơi vào tay giặc, có người phải ẩn náu chờ thời. Tất cả họ đều có chung lý tưởng yêu nước, xả thân vì nghĩa cứu nước cứu dân. Con người trung nghĩa trong sáng tác của Nhiêu Tâm, Học Lạc phê phán sự ham danh lợi, chạy theo đồng tiền, lựa chọn con đường đứng về phía nhân dân, khẳng định tư tưởng yêu nước. Có nhiều sáng tác khác bày tỏ nỗi uất hận hoặc hô hào kêu gọi cùng nhau hy sinh vì chính nghĩa. Con người trung nghĩa chỉ biết hy sinh để báo đáp ơn nước, tỏ rõ khí phách của kẻ trượng phu, chẳng chùn bước trước nghịch cảnh. Đứng trước sự lựa chọn, họ ứng xử hợp tình, hợp lý. Con người trung nghĩa luôn gặp phải những khó khăn và mâu thuẫn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, có khi phải nghịch chỉ Nam triều, phải “tức mình mà chết”. 3.3. Con người trung nghĩa một hình tượng thẩm mỹ độc đáo, vừa mang vẻ đẹp của con người “Lục tỉnh”, vừa mang vẻ đẹp thời đại 3.3.1. Vẻ đẹp của lý tưởng và tâm hồn, nhân cách Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ, từng dạng thái có những điểm riêng, nhưng có điểm chung thống nhất là lý tưởng yêu nước, tâm hồn trong sáng và tính cách cương trực, dũng cảm, không màng danh lợi, vì nghĩa, quên thân, quyết đấu tranh không khoan nhượng đối với kẻ thù xâm lược. Khi vua biết đặt quyền lợi của đất nước, nhân dân lên trên hết thì họ trung thành với lý tưởng trung quân. Khi vua không còn là bậc minh quân, nhà nho đặt yêu nước lên trên lý tưởng trung quân, sẵn sàng hy sinh vì quyền lợi dân tộc. Không chỉ Nguyễn Đình Chiểu mà còn nhiều tác giả khác ở Nam Bộ hay ở 18
- các vùng miền khác rất yêu mến và ngợi ca con người trung nghĩa: sống, chết vì lý tưởng, đánh giặc cứu nước, tâm hồn trong sáng, yêu đời, yêu người, yêu quê hương, làng xóm; nhân cách cao đẹp, không hạ mình làm nô lệ. Đó là một hình tượng đẹp, biểu trưng cho phẩm chất con người Nam Bộ nói riêng và người Việt Nam nói chung: tất cả vì lợi ích của nhân dân, đất nước, sẵn sàng chiến đấu chống lại thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai bán nước. 3.3.2. Vẻ đẹp của bản linh và s ̃ ự lựa chọn ứng xử trước các thử thách lịch sử Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ luôn đứng trước những lựa chọn, thử thách khốc liệt, phải có bản lĩnh vững vàng mới giải quyết được chữ trung, nghĩa theo hướng tích cực, không để mình rơi vào ngu trung, bất nghĩa. Đặc biệt khi buộc phải lựa chọn, người trung nghĩa biết ứng xử một cách hợp lẽ nhất: buông sự sống quý giá của mình để vì điều nghĩa. Con người trung nghĩa ở vùng đất Nam Bộ luôn biết lựa chọn chính nghĩa, chọn hướng đi phù hợp với yêu cầu của giai đoạn lịch sử và nguyện vọng nhân dân. Các nhà nho Nam Bộ đã có sự chủ động lựa chọn các cách ứng xử, đáp ứng yêu cầu cuộc đấu tranh chống xâm lược, đáp ứng đòi hỏi dân tộc và sự phát triển văn học. 3.3.3. Sức khái quát nghệ thuật của mẫu hình con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX Con người trung nghĩa là một hình tượng thẩm mỹ trung tâm của văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Con người trung nghĩa trong văn học được biểu hiện rất đa dạng. Nếu nhìn theo giai tầng, thành phần xã hội thì có thể thấy, con người trung nghĩa xuất hiện trong nhiều tư cách khác nhau: người trí thức, kẻ sĩ, quan chức, lãnh tụ nghĩa quân, nông dân/ nhân dân,… Nếu nhìn theo chủ thể phát ngôn của văn bản sáng tác hoặc là nhân vật trong các sáng tác, không khó để thấy rằng con người trung nghĩa là hình tượng tác giả hiện thân của tác giả ngoài đời, đồng thời là nhân vật trữ tình trong tác phẩm. Con người được nhìn từ nhiều tư cách khác nhau: có khi là lãnh tụ nghĩa quân, có khi trong tư cách công dân/ người lính/ chiến sĩ/ nông dân, có khi trong tư cách bề tôi phận tôi con. Các nhà nho Nam Bộ tìm cách cho con người trung nghĩa tồn tại ở mọi khả năng, mọi hình thức có thể, hoặc qua nhân vật lịch sử, nhân vật ẩn sĩ, nhân vật có thật trong đời thường, hoặc ở nhiều dạng thái khác nhau của nhân vật trữ tình trong thơ, hay là đối tượng trữ tình hoặc được miêu thuật trong tác phẩm. Từ đó nhà nho khắc họa nhân cách, con người lý tưởng, những mẫu mực trung, nghĩa. Vậy là nhìn từ góc độ nào, tiêu chí nào (từ các thành phần, giai tầng trong xã hội; từ chủ thể phát ngôn của văn bản sáng tác; từ nhân vật trữ tình hay nhân vật được miêu tả trong tác phẩm,…) cũng có thể thấy thế giới nhân vật trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX hết sức phong phú, đa dạng; phong phú, đa dạng nhưng rất thống nhất ở vẻ đẹp trung nghĩa. Hoàn toàn có cơ sở để khẳng định: nói đến con người trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX, trước hết và bao quát nhất, phải nói đến con người trung nghĩa. Đây thực sự là hình tượng thẩm mỹ trung tâm, có sức khái quát nghệ thuật lớn, có ý nghĩa xã hội thẩm mỹ sâu sắc. Sức sống, 19
- sức hấp dẫn và khả năng trường tồn của văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX, trước hết và cơ bản là sự tỏa sáng của hình tượng thẩm mỹ trung tâm này: con người trung nghĩa. Tiểu kết Chương 3 Quan niệm trung nghĩa và con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ được hình thành từ nhiều tiền đề/ cơ sở khác nhau: từ ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo; từ truyền thống tư tưởng dân tộc, đặc biệt là tinh thần vì nghĩa của con người Nam Bộ; từ hiện thực cuộc kháng chiến chống xâm lăng, chống thỏa hiệp đầu hàng của miền đất Lục tỉnh Nam Bộ,… Tuy nhiên từ tất cả các tiền đề/ cơ sở đó, để có con người trung nghĩa trong văn học, nhân tố quyết định vẫn là các nhà nho nhà văn/ nhà thơ. Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX với tất cả vẻ đẹp của tư tưởng, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh và sự lựa chọn ứng xử trước các bài toán của đời sống và lịch sử, thực sự là hình tượng thẩm mỹ có sức khái quát lớn, vừa mang vẻ đẹp của con người Lục tỉnh, vừa mang vẻ đẹp của thời đại bấy giờ. Có thể thấy ý nghĩa và sức sống của mẫu hình con người này còn tác động mãi về sau, nhất là trong văn học yêu nước và cách mạng Việt Nam thế kỷ XIX. Các tác giả của văn học nhà nho Nam Bộ giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX, về cơ bản đều là các nhà nho hành đạo. Họ hành đạo với tinh thần đặt nghĩa nước lên trên hết; tinh thần cứu nước, cứu dân là động lực chính yếu giúp họ lựa chọn hướng trung quân cứu quốc đáp ứng yêu cầu của lịch sử giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. Các nhà nho yêu nước Nam Bộ đã nêu cao tư tưởng trung nghĩa trước những bước ngoặt của lịch sử, phải chống Tây, chống cả “thiên tử chiếu”, thực hiện cái nghĩa đáng làm, giám chịu trách nhiệm về sự tồn vong của dân tộc. Chương 4 PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CON NGƯỜI TRUNG NGHĨA TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO NAM BỘ NỬA SAU THẾ KỶ XIX 4.1. Sự lựa chọn thể loại 4.1.1. Các thể thơ Các nhà nho Nam Bộ sử dụng đa dạng các thể thơ, đặc biệt là thơ cổ phong, thơ Đường luật (bằng cả chữ Hán và chữ Nôm) và một số thể thơ khác, nói chung là các thể ngắn có cấu trúc nhỏ gọn, chặt chẽ, mang tính cập nhật, thời sự cao . Từ hai thể cơ bản (cổ phong và đặc biệt là Đường luật), các nhà nho Nam Bộ đã vận dụng linh hoạt theo nhiều dạng khác nhau: tứ tuyệt (ngũ ngôn, thất ngôn), bát cú (ngũ ngôn, thất ngôn), bài luật/ trường thiên (ngũ ngôn, thất ngôn),… để biểu đạt nội dung trung nghĩa, con người trung nghĩa. Thơ Đường luật là thể thơ mang tính quy phạm cao nhất, có thi pháp chặt chẽ nhất trong tất cả các thể thơ thời trung đại. Cả ba phương diện chức năng, nội dung và thi pháp của thể thơ Đường luật đều cho thấy tính nghiêm cẩn, chu chỉnh, ngay ngắn và cũng vì thế mà trở nên “sang trọng”, “cao cả”. Để biểu đạt nội dung trung nghĩa, con người trung nghĩa (nội dung nghiêm túc, hệ trọng), hẳn là các nhà nho rất có ý thức khi tìm đến thể thơ Đường luật. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn