intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa từ ngữ địa phương Nam Bộ (trong thơ ca dân gian Nam Bộ)

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

190
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích mà luận án hướng đến là chỉ ra các đặc trưng về mặt ngữ âm, từ vựng-ngữ nghĩa, độ sâu phân loại, cách định danh, giá trị biểu trưng… và cho thấy vai trò của từ địa phương (TĐP) trong thơ ca dân gian Nam Bộ (TCDGNB); qua đó, luận án cung cấp thêm tư liệu góp phần làm rõ đặc điểm TĐP của người Việt vùng NB nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa từ ngữ địa phương Nam Bộ (trong thơ ca dân gian Nam Bộ)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH     TRẦN ĐỨC HÙNG NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ ­ VĂN HÓA TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ (TRONG THƠ CA DÂN GIAN NAM BỘ) Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ Mã số: 62 22 0101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
  2. VINH ­ 2016 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Phương ngữ nói chung, từ ngữ đia pḥ ương nói riêng la môt trong nh ̀ ̣ ững  biểu hiện tính đa dang ̣  của ngôn ngữ dân tôc. Vì th ̣ ế nghiên cứu phương ngữ cũng  như  từ  địa phương,  ở  bình diện cấu trúc hệ  thống hay mặt hành chức đều là sự  cần thiết. Viêc nghiên c ̣ ưu t ́ ừ ngữ đia ph ̣ ương trong môt d ̣ ạng hoạt động cu thê là ̣ ̉   sáng tạo thơ  ca dân gian se gop phân lam sang to nh ̃ ́ ̀ ̀ ́ ̉ ưng vân đê li thuyêt vê ̃ ́ ̀ ́ ́ ̀  hoạt  động và vai trò của phương ngữ noi chung va t ́ ̀ ừ đia ph ̣ ương noi riêng. Ngoài ra, ́   kết quả nghiên cứu cụ thể của luận án con gop phân ̀ ́ ̀  làm rõ nét bưc tranh toan canh ́ ̀ ̉   của phương ngữ Việt và cho thấy sự sinh động đa dạng của ngôn ngữ dân tộc về  mặt biểu hiện. 1.2.  Cũng như  lịch sử  vùng đất Nam Bộ, phương ngữ  Nam Bộ  mới được   hình thành và phát  triển cách  đây hơn ba thế  kỉ. Về  nguồn gốc, từ  vựng  của   phương  ngữ  Nam Bộ  có nhiều từ  ngữ  xuất phát từ  vùng Trung Bộ. Tuy nhiên,  cùng với quá trình phát triển của lịch sử, các từ ngữ này đã dần tạo ra khác biệt ít  nhiều về  ngữ âm, từ  vựng, ngữ pháp so với ngôn ngữ  toàn dân và các vùng khác.   Sự  khác biệt  ấy không chỉ  góp thêm phần vào bức tranh đa dạng của ngôn ngữ  tiếng Việt mà còn tạo nên những nét đặc trưng văn hóa sông nước Nam Bộ trong   bức tranh đa sắc màu của văn hóa dân tộc. Vì vậy, từ  trước tới nay, phương ngữ  Nam Bộ  đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm không chỉ  từ  bình diện ngôn ngữ mà còn cả phương diện văn hóa. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn   đề  từ  địa phương Nam Bộ  trong thơ  ca dân gian, một dạng hành chức đặc thù ­   mang tính nghệ thuật của từ ngữ địa phương chưa được nghiên cứu theo cách tiếp  cận nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ  ­ văn hóa. Do đó, nghiên cứu từ  ngữ   địa  phương Nam Bộ trong thơ ca dân gian dưới góc nhìn ngôn ngữ ­ văn hóa để chỉ ra   những đặc trưng ngôn ngữ ­ văn hóa của từ ngữ địa phương Nam Bộ càng trở nên  cần thiết và hữu ích. 1.3. Nam Bộ  là vùng đất mới nhưng thơ ca dân gian Nam Bộ không những  rất đồ sộ về số lượng sáng tác, đa dạng về loại thể mà còn mang đặc trưng vùng  rõ nét. Tạo nên đặc trưng riêng về  ngôn ngữ  ­ văn hóa, nội dung nghệ  thuật của   thơ ca dân gian Nam Bộ, một phần quan trọng là do từ ngữ địa phương đã được sử  2
  3. dụng với số lượng lớn và chúng đã phát huy được vai trò sáng tạo nghệ thuật dân   gian của mình. Tuy nhiên, từ trước tới nay, việc tìm hiểu thơ ca dân gian Nam Bộ  ở phương diện ngôn ngữ nói chung, và đặc biệt là nghiên cứu từ ngữ địa phương  trong thơ ca dân gian Nam Bộ dưới góc nhìn của ngôn ngữ ­ văn hóa nói riêng vẫn  chưa được quan tâm đúng mức. Đó chính là một trong những lí do quan trọng để  chúng tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Với những lí do trên, chúng tôi chọn   “Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ  ­   văn hóa từ  ngữ  địa phương Nam Bộ  (trong thơ ca dân gian Nam Bộ)”  làm đề  tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích mà luận án hướng đến là chỉ  ra các đặc trưng về  mặt ngữ âm, từ  vựng ­ ngữ nghia, đ̃ ộ  sâu phân loại, cách định danh, gia tri biêu tr ́ ̣ ̉ ưng… và cho thấy  vai trò của từ địa phương (TĐP) trong thơ ca dân gian Nam Bộ (TCDGNB). Qua đó,  luận án cung cấp thêm tư liệu góp phần làm rõ đặc điểm TĐP của người Việt vùng  NB nói chung. Luận án sẽ  cố  gắng chỉ  ra những giá trị  riêng biệt trong sự  phân cắt, phản  ánh hiện thực và cách sử dụng từ ngữ của người Việt vùng Nam Bộ (NB), nêu rõ  những nét riêng trong tính cách cũng như những dấu ấn văn hóa của con người nơi  đây. Luận án đề ra 2 nhiệm vụ cơ bản: ̉ ­ Tông quan các v ấn đề lí thuyết liên quan đến ngôn ngữ ­ văn hóa (NN­VH)  ̉ TĐP, làm cơ sở cho việc phân tích từ ngữ đia ph cua  ̣ ương trong TCDGNB.  ­ Thống kê, phân loại, miêu tả và phân tích các tư liệu đã thu thập được để  xác   định  các   đặc   trưng   NN­VH   cuả   từ  ngữ   điạ   phương   NB   thể   hiện  trên  các  phương diện ngữ âm, ngữ nghia, đ ̃ ịnh danh, biêu tr ̉ ưng và vai tro ngh ̀ ệ thuật trong  sang tac ́ ́  thơ ca dân gian (TCDG). 3. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu Để  thực hiện đề  tài này, chúng tôi sử  dụng các phương pháp chủ  yếu  sau:  Phương pháp thống kê, phân loại; Phương pháp miêu tả; Phương pháp so sánh, đối  chiếu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc trưng NN­VH từ ngữ địa phương  NB (trong TCDGNB) trên tư liệu 1667 từ ngữ địa phương NB thống kê được. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khảo sát, nghiên cứu của đề  tài là từ  ngữ  địa phương NB có mặt   trong 6 cuốn sách quy mô nhất về sưu tập TCDG Nam Bộ: Văn học dân gian Bạc   Liêu; Ca dao ­ dân ca Nam Bộ; Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long; Văn   học dân gian Châu Đốc; Ca dao Đồng Tháp Mười; Ca dao ­ dân ca Nam kỳ  lục   3
  4. tỉnh. 5. Đóng góp của luận án Lần đầu tiên đặc trưng NN­VH của từ địa phương NB trong TCDGNB được  chỉ ra một cách hệ thống và vai trò của  TĐP đối với sáng tạo TCDGNB cũng được  làm rõ. Kết quả của luận án là tư liệu hữu ích cho nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa  NB và là tham khảo cần thiết đối với giảng dạy TCDG và địa phương học  ở  trường phổ thông; góp phần giữ gìn và phát huy gia tri văn hóa truyên thông, nh ́ ̣ ̀ ́ ững   nét đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của con người vùng đất phương Nam Tổ quốc.  6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở  đầu, Kết luận, Tai liêu tham khao ̀ ̣ ̉  và Phụ  lục Bảng từ  địa   phương được chú giải nghĩa, nôi dung chinh cua luân an g ̣ ́ ̉ ̣ ́ ồm có bôn ch ́ ương: Chương 1:  Tổng quan tình hình nghiên cứu và nhưng ti ̃ ền đề  lí thuyêt liên ́   quan đên đê tài ́ ̀ Chương 2:  Đăc tr ̣ ưng ngôn ngữ ­ văn hóa của từ  ngữ đia ph ̣ ương Nam Bộ   xét ở phương diên bi ̣ ến thể ngư âm và t ̃ ừ vựng ­ ngư nghĩa ̃ Chương 3:  Đăc tr ̣ ưng ngôn ngữ ­ văn hóa của từ ngữ đia ph ̣ ương Nam Bộ   xét ở phương diên đ ̣ ịnh danh Chương 4:  Đăc tṛ ưng ngôn ngữ ­ văn hóa của từ ngữ đia ph ̣ ương Nam Bộ   xét ở phương diên nghê thuât sáng tao th ̣ ̣ ̣ ̣ ơ ca dân gian. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU                                                                VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ ­ văn hoa cua t ́ ̉ ừ địa phương ở   Viêt Nam ̣ Phương ngữ (PN) tiếng Viêt, nh ̣ ất là vấn đề  ngữ âm, từ lâu đã có nhiều tác  giả nước ngoài và trong nước quan tâm nghiên cứu. Riêng hương nghiên c ́ ưu ng ́ ư ̃ ̃ ̉ TĐP găn v nghia cua  ́ ới văn hoa cua t ́ ̉ ừng vung g ̀ ần đây mới được chu y.  ́ ́ 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ ­ văn hoa cua t ́ ̉ ừ địa phương ở   vung Nam Bô ̀ ̣ PNNB đã được các tác giả: Nguyễn Kim Thản, Nguyên Đ ̃ ức Dương, Trân ̀  ̣ ̣ Thi Ngoc Lang, Nguyên Văn Ai, Lê Trung Hoa... quan tâm theo h ̃ ́ ướng thu thập vốn  từ  hoặc nghiên cứu sự  khác biệt về  từ  vựng ­ ngữ  nghĩa so với từ  toàn dân; gần   đây một số nhóm từ vựng PNNB được các tác giả như Lý Tung Hiêu, Huynh Công ̀ ́ ̀   Tin, Hô Xuân Tuyên...nghiên c ́ ̀ ứu theo hương NN­VH. ́   1.1.3. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ ­ văn hoa t́ ừ địa phương trong   thơ ca dân gian Nam Bộ 4
  5. Trong nhiêu năm tr ̀ ở lai đây,  ̣ một số nha nghiên c ̀ ưu cung đa tim hiêu ́ ̃ ̃ ̀ ̉  yếu tố  PN trong TCDGNB theo hai hướng: môt là ̣ , chú ý cac đăc điêm cua PN (Nguyên Thi ́ ̣ ̉ ̉ ̃ ̣  Phương Châm, Trần Phỏng Diều, Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Văn Nở, Trần Thi Di ̣ ễm   Thúy, Trần Minh Thương...); hai là, nghiên cứu một vài biểu hiện về ngôn ngữ và  văn hóa của TĐP (Trần Văn Nam, Bùi Thị  Tâm, Huỳnh Công Tín...). Nhìn chung,  ́ ơi điêm hiên tai, cho đên th ̀ ̉ ̣ ̣  đặc điểm ngôn ngữ  ­ văn hóa  TĐP  trong PNNB noí  chung va trong TCDGNB noi riêng  ̀ ́ chưa được nghiên cứu sâu và hệ thống; vai trò  của từ ngữ địa phương trong sáng tạo TCDG cũng như những giá trị  văn hóa của  nó thì vẫn chưa tác giả nào tập trung làm rõ. Do vậy, cần co môt s ́ ̣ ự nghiên cưu sâú   hơn, bao quat ́ và hệ thống hơn TĐP trong TCDGNB tư ph ̀ ương diên NN­VH. ̣    1.2. Những tiền đề lí thuyết liên quan đến đề tài 1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ ­ văn hóa 1.2.1.1. Từ ngôn ngữ đến ngôn ngữ thơ ca Theo F. de Saussure: “ngôn ngữ  là một hệ  thống dấu hiệu nhiều tầng được  người bản ngữ  chấp nhận, ghi nhớ, hiểu và sử  dụng trong khi giao tiếp với cộng   đồng”. Văn học nghệ  thuật là một dạng giao tiếp đại chúng nên chất liệu ngôn   ngữ được sử  dụng là ngôn ngữ tự  nhiên. Trong  TCDG, ngôn ngữ được sử dụng  có nguồn gốc dân dã, thê hiên ban chât  ̉ ̣ ̉ ́ bình dị, chất phác, hồn nhiên của người  dân lao động. Ngôn ngư găn liên v ̃ ́ ̀ ới đia ban c ̣ ̀ ư  tru va mang đăc tr ́ ̀ ̣ ưng văn hoá  ̉ ̣ cua công đông đo. ̀ ́ 1.2.1.2. Quan niệm về văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam a. Các quan niệm về văn hóa Sau khi trình bày quan niệm về  văn hóa cho tới nay chưa có sự  thống nhất  giữa các nhà nghiên cứu nước ngoài và trong nước là do nhiều nguyên nhân, dựa  trên các định nghĩa đã chọn nêu, để  thuận tiện cho việc thu thập và phân tích dư ̃ liệu khi nghiên cứu, chúng tôi quan niệm: Văn hóa là một hệ  thống tất cả  những   giá trị  vật chất và tinh thần mang tinh biêu t ́ ̉ ượng do con người tạo ra qua quá   trình đấu tranh sinh tồn và phát triển. Văn hóa được tạo ra bởi cộng đồng người   theo tưng n ̀ ơi cư  tru và làm cho c ́ ộng đồng người đó có những đặc trưng riêng   biệt. b. Các vùng văn hóa Việt Nam Sau khi nêu cách phân chia vùng văn hóa Việt Nam của các nhà nghiên cứu  và cho thấy tuy kết quả phân chia số lượng vùng văn hóa không giống nhau nhưng   phần đông các nhà khoa học đều xem Nam Bộ là một vùng văn hóa. Để làm cơ sở  cho việc nghiên cứu đề  tài, chúng tôi chấp nhận quan điểm  xem NB là một vùng  5
  6. văn hóa lớn. 1.2.1.3. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa Ngôn ngữ  và văn hóa có quan hệ  hữu cơ  với nhau. Mối quan hệ  này được   thể hiện ở 5 phương diện: Ngôn ngữ là bộ phận của văn hóa; Văn hóa vừa có tính   phổ quát vừa có tính đặc trưng hay tính nhân loại và tính đặc thù; Ngôn ngữ là một  phần của văn hóa; Ngôn ngữ  biến đổi chậm hơn văn hóa; Quá trình tiếp xúc với   các dân tộc khác dẫn đến sự thay đổi ít nhiều của văn hóa. Ngôn ngữ  vừa là thành tố  vừa là phương tiện biểu hiện văn hóa vì thế  n ôị   ̣ ́ ̀ dung luân an nay nghiên c ưu đ ́ ặc trưng văn hoa thê hiên ngay trong ban thân các t ́ ̉ ̣ ̉ ư ̀ ngữ đia ph ̣ ương. Dưới góc độ  NN ­VH, qua vốn từ  ngữ  địa phương NB, luận án  nêu và phân tích  những sự  khác biệt về  thói quen  ứng xử, thói quen tư  duy liên  tưởng của cộng đồng người dân địa phương NB so với các vùng địa phương khác. 1.2.2. Phương ngữ tiếng Việt và từ ngữ địa phương Nam Bộ 1.2.2.1. Phương ngữ và lịch sử nghiên cứu phương ngữ PN đã được các nhà văn hóa và các nhà khoa học trên thế  giới quan tâm   nghiên cứu từ  thời kỳ  Trung cổ.  Ở  Việt Nam , PN bắt đầu được đề  cập đến từ  những năm đầu thế  kỉ  XX, đến nay đã có nhiều học giả  và nhiều nhà ngôn ngữ  học quan tâm, nghiên cứu trên nhiều bình diện với quy mô khác nhau, như: Nguyễn  Trọng Hoàn, Bình Nguyên Lộc, Nguiễn Ngu Í,  Cao Xuân Hạo, Hoàng Thị  Châu,  Đinh Lê Thư, Hoàng Cao Cương, Võ Xuân Trang, Phạm Văn Hảo, Nguyễn Quang,  Nguyễn Quang Hồng, Nguyễn Đức Dương, Nguyễn Văn Ái, Trân Thi Ngoc Lang, ̀ ̣ ̣   Nguyễn Nhã Bản, Hoang Trong Canh, Nguy ̀ ̣ ễn Văn Nguyên, Huynh Công Tin… ̀ ́ 1.2.2.2. Các vùng phương ngữ tiếng Việt Ngoài  đặc điểm chung, mỗi vùng phương  ngữ  luôn có những  đặc trưng  riêng. Cho nên nghiên cứu phương ngữ  phải gắn với từng vùng phương ngữ  cụ  thể. Cho đến nay, ý kiến của các nhà nghiên cứu là không giống nhau  về số lượng,  ranh giới các vùng PN tiếng Việt. Có tác giả  chia PN Việt thành hai vùng, có tác   giả chia thành bốn vùng, có tác giả lại chia thành năm vùng,…Quan điểm chia PN  tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ  lớn  (PN Bắc (Bắc Bộ), PN Trung (Bắc   Trung Bộ) và PN Nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ) là cách chia được phần đông  tác giả thể hiện trong các nghiên cứu. Vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu trong luận  án liên quan đến một PN cụ thể là PNNB, thuộc vùng PN Nam. PNNB được hình  thành và phát triển cùng với tiến trình phát triển lịch sử 300 năm của vùng đất mới   Nam Bộ. 1.2.2.3. Khái niệm từ địa phương và từ ngữ địa phương Nam Bộ Về  khái niệm  từ  địa phương,  mỗi tác giả  có cách định nghĩa riêng nhưng   6
  7. giữa các tác giả đều thống nhất trên hai nét cơ  bản: Thứ  nhất,  từ  địa phương là   những từ bị hạn chế về phạm vi địa lí sử dụng;  Thứ hai, từ địa phương có sự khác   biệt nhất định về ngữ âm, từ vựng hay ngữ pháp so với ngôn ngữ toàn dân. Về khái niệm từ ngữ địa phương NB, chúng tôi xác định: từ ngữ địa phương   NB là những từ ngữ được người dân vung NB quen dùng, có s ̀ ự khác biệt nhất định   về âm, nghĩa hay ngữ pháp so với ngôn ngữ toàn dân. 1.2.3. Thơ ca dân gian với việc sử dụng từ ngữ địa phương 1.2.3.1. Vùng đất và con người Nam Bộ a. Khái quát về vùng đất Nam Bộ NB là một vùng đất cuối cùng phía Nam của Tổ  quốc, nằm chủ  yếu  ở  hạ  lưu của hai con sông Đồng Nai và Cửu Long. Về  địa lý tự  nhiên, NB được chia  thành hai khu vực lớn, bao gồm: các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Thành phố  Hồ  Chí   Minh và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Về tên gọi, mảnh đất NB đã có nhiều  tên gọi khác nhau qua các thời kì lịch sử. NB là địa bàn cư trú của nhiều tộc người   khác nhau, gồm Việt, Hoa, Chăm, Khmer nên văn hóa ­ tín ngưỡng  của mọi cộng  đồng đều có sự giao thoa lẫn nhau. b. Về con người Nam Bộ Con người NB là con người tứ chiếng bởi họ đến đây sinh tồn lập nghiệp từ  nhiều vùng đất khác nhau. Do hoàn cảnh lịch sử, địa lí, xã hội, cùng sống trong môi  trường sông nước đặc trưng, do đó, người Nam Bộ  có đặc trưng tính cách riêng.  Nói đên con ng ́ ươi NB là noi đên tinh cach: tr ̀ ́ ́ ́ ́ ọng nghĩa khinh tài, lạc quan, bộc  trực, thẳng thắn, hào phóng và hiếu khách... 1.2.3.2. Khái quát về thơ ca dân gian Nam Bộ Cùng với TCDG các vùng, TCDGNB cũng có các mảng chủ đề  chung mang  tính thống nhất làm thành dòng chảy của TCDG dân tộc .  Tuy nhiên, trong dòng  chảy chung và thống nhất  ấy, TCDGNB lại thể  hiện những sắc thái riêng mang  tính địa phương độc đáo. 1.2.3.3. Khái quát về từ ngữ địa phương trong thơ ca dân gian Nam Bộ TCDGNB là những câu hò bài hát được tạo ra trực tiếp trong lao động nên hơn bất  cứ sáng tạo nghệ thuật nào, TCDGNB sử dụng rất nhiều từ địa phương, những từ  ngữ  mà người lao động vốn quen dùng trong cuộc sống hàng ngày.  Từ  ngữ  địa phương  trong TCDGNB là từ  ngữ  của người lao động vùng sông nước đi mở  mang chinh   phục vùng đất mới nên luôn đầy sức sống, tác động mạnh vào mọi giác quan của  người nghe, mang đặc điểm ngôn ngữ ­ văn hóa của vùng. 1.3. Tiểu kết chương 1 7
  8. Trên đây là những tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lí thuyết   liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án. Chúng tôi vận dụng các cơ sở lí thuyết   này trong việc khảo sát, phân tích và lí giải các đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa, định   danh, biểu trưng cũng như vai trò của từ ngữ địa phương NB trong TCDG NB. 8
  9. Chương 2 ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ ­ VĂN HÓA TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ  XÉT Ở PHƯƠNG DIỆN BIẾN THỂ NGỮ ÂM VÀ TỪ VỰNG ­ NGỮ NGHĨA 2.1. Dẫn nhập Để tìm hiểu các phương diện của từ ngữ NB, chúng tôi khảo sát vốn từ ngữ  địa phương có trong 6 tác phẩm chính (xem mục 4). Tổng số từ ngữ thu được trong  các tác phẩm là 1667 đơn vị, với 16016 lần xuất hiện, trong đó có 1200 từ ngữ địa  phương, với 14852 lần xuất hiện và 467 từ  ngữ  chỉ  địa danh, với 1164 lần xuất  hiện. 2.2. Biến thể ngữ âm của từ địa phương Nam Bộ trong thơ ca dân gian 2.2.1. Thống kê định lượng Bảng 2.1. Lớp từ biến thể ngữ âm Biến thể  Biến thể âm đầu và thanh  Lớp từ  Biến thể  Biến thể  thanh  điệu hoặc vần và thanh  Tổng biến âm âm đầu vần điệu điệu Số  46 231 13 4 294 lượng Tỉ lệ % 15,6% 78,6% 4,4% 1,4% 100 2.2.2. Các dạng biến thể ngữ âm của từ địa phương Nam Bộ 2.2.2.1. Dạng biến thể phụ âm đầu của từ địa phương Nam Bộ Biến thể  phụ âm đầu xảy ra  ở  các cặp phụ  âm: s/x, r/d/gi, tr/ch; d/đ; kh/g;   l/nh; nh/c; v/ng; th/s,... 2.2.2.2. Dạng biến thể phần vần của từ địa phương Nam Bộ ­  Hiện tượng biến thể  có quan hệ  đối  ứng 1/1 gồm: biến thể   ở  âm chính,  biến thể ở âm cuối, âm đệm ­ âm chính, âm chính ­ âm cuối, cả âm đệm ­ âm chính ­   âm cuối.  ­ Hiện tượng biến thể  có quan hệ  đối  ứng 1/ hơn 1, như:  chơn ­ chưn ­   chân; doan ­ dươn ­ duyên; dìa ­ vìa ­ về; hạp ­ hiệp ­ hợp; ngãi ­ ngỡi ­ nghĩa...  2.2.2.3. Dạng biến thể thanh điệu của từ địa phương Nam Bộ Trong TCDGNB, thanh ngã phát âm thành thanh hỏi xuất hiện không nhiều.  song vẫn có cả  từ  biến âm rút gọn từ  các cụm từ   ở  ngôi thứ  ba, một hình thức  biến thêr rất điển hình của cách phát âm “thanh hỏi hóa” đặc trưng Nam Bộ: ổng/   ông ấy, bả/ bà ấy, trển/ trên ấy, bển/ bên ấy...  Ngoài ra, hiện tượng biến âm còn được thể hiện rất đa dạng ở những nhóm  9
  10. thanh điệu khác như: bợ ngợ / bỡ ngỡ (. / ~); dọ / dò (. / \); vầy / vậy (\ /.),... 2.2.2.4. Dạng biến thể âm đầu và thanh điệu hoặc vần và thanh điệu của từ   địa phương Nam Bộ Trong PNNB, lớp từ biến âm còn có dạng biến thể nhiều hơn một bộ phận   của âm tiết như: ghiền/ nghiện; hẩng hờ/ hững hờ; nghe/ nhé... Tóm lại, hiện tượng biến âm của PNNB tạo nên sự khác biệt về hình thức so   với từ  toàn dân. Sự  xuất hiện nhiều về  số  lượng các loại biến thể  ngữ  âm trong   TCDGNB cho thấy diện mạo và đặc trưng riêng về  NN­VH của lớp TĐP trong   PNNB. 2.3. Đặc trưng ngôn ngữ ­ văn hóa của từ ngữ địa phương Nam Bộ qua  các hiện tượng biến thể từ vựng ­ ngữ nghĩa 2.3.1. Lớp từ ngữ địa phương chỉ địa danh vùng Nam Bộ 2.3.1.1. Thống kê định lượng Bảng 2.2. Số lượng và tần số xuất hiện loại địa danh trong TCDGNB Tỉ lệ  Tỉ lệ  STT Loại địa danh Số lượng Tần số % % 1 Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên 104 22,3 136 11,7 2 Địa danh chỉ các đối tượng nhân văn 363 77,7 1028 88,3 Tổng 467 100 1164 100 Trong TCDGNB, địa danh NB chủ yếu liên quan đến địa hình sông nước. Từ  ngữ chỉ địa danh nhân văn có số lượng lớn và tần số xuất hiện cao; điều đó phản  ánh vai trò của con người trong việc chinh phục vùng đất mới.    a. Thành tố chung và thành tố riêng của địa danh vùng NB Các thành tố  địa danh NB có sự  đa dạng về  cấu tạo. Trong tổng số 467 từ  ngữ  chỉ  địa danh, có 157 từ  có chứa thành tố  chung, tần số  xuất hiện là 253 lần.  Cấu tạo của thành tố chung chủ yếu là cấu tạo đơn (trên 99%). Về thành tố riêng,  vùng đồng bằng có số lượng từ nhiều nhất là 350 từ, thường gắn liền với địa danh  kiến tạo, tiếp đến là vùng sông nước với 87 từ, ít nhất là vùng đồi núi chỉ với 30   từ.  b. Nguồn gốc ngôn ngữ của tên gọi địa danh vùng NB Các từ  ngữ  chỉ  địa danh NB có nguồn gốc rất đa dạng,   nhiều nhất là địa  danh gốc Hán (51,6%), tần số  726 lần (62,4%); địa danh thuần Việt có 106 từ  (22,7%), với 169 lần xuất hiện (14,5%); địa danh gốc Khmer có 74 từ (15,8%), với   210 lần xuất hiện (18%). Ít nhất địa danh nguồn gốc hỗn hợp, chỉ  21 từ  (4,5%),  xuất hiện 24 lần (2,1%). Kết quả trên cho thấy NB là vùng đất có sự  kết hợp và  10
  11. giao thoa đa NN­VH. 2.3.1.2. Dấu ấn ngôn ngữ ­ văn hóa của từ ngữ chỉ địa danh vùng Nam Bộ a. Địa danh thể hiện đặc điểm địa chất và các dạng địa hình qua các yếu tố  chung, chẳng hạn: ấp Trung, cù lao ông Chưởng, giồng Trôm... b. Trong TCDGNB, văn hóa tín ngưỡng thể hiện rất rõ qua các  địa danh chỉ  di sản vật thể liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng, sự tri ân các anh hùng dân tộc,  tên các công trình do chế  độ  cũ để  lại, tục kiêng húy tên của thần linh, vua chúa,  hoàng tộc... c. Về  văn hóa sinh hoạt, TCDGNB đã ghi lại những địa danh gắn liền với  đặc điểm vị trí quần cư của người dân nơi đây, như: cù lao, giồng, gò, núi, hòn...  d. Địa danh trong TCDGNB phản ánh diện mạo văn hóa của vùng đất NB  với những lễ  hội truyền thống nổi tiếng, những sản phẩm của các làng nghề  truyền thống và sản vật của địa phương nổi tiếng. e. Các tên gọi địa danh được dùng để  thể  hiện nguyện vọng,  ước mơ  của  người dân trong công cuộc khẩn hoang và phát triển vùng đất mới.  f. Các tác giả dân gian sử dụng địa danh với ý nghĩa ẩn dụ, biểu trưng nghệ  thuật. Chẳng hạn: Châu Đốc, Nam Vang, Cầu Ô, Sài Gòn, Mĩ Tho, Bến Thành… 2.3.2. Lớp từ ngữ địa phương chỉ sông nước vùng Nam Bộ 2.3.2.1. Xét về cấu tạo Bảng 2.6. Số lượng và tần số xuất hiện xét về phương diện cấu tạo của từ ngữ chỉ sông nước trong TCDGNB Cấu tạo Số lượng Tỉ lệ % Tần số xuất  Tỉ lệ % hiện Từ đơn 28 22,6 547 59,1 Chính phụ 81 65,3 339 36,6 Từ ghép Ghép láy 4 3,2 6 0,6 Đẳng lập 0 0 0 0 Từ láy 11 8,9 34 3,7 Tổng 124 100% 926 100% Số  liệu  ở  bảng  trên  cho thấy  cấu tạo của từ  địa phương chỉ  sông nước trong   TCDGNB chủ yếu là từ ghép chính phụ, không có từ ghép đẳng lập; những từ mà chúng  tôi gọi là ghép láy là do các yếu tố phụ có quan hệ ngữ âm theo dạng láy nhưng thực chất   cấu tạo của từ là ghép chính phụ  nên có thể nói từ ngữ  chỉ sông nước có tính biệt loại,  tính cá thể, cụ thể cao về nghĩa. Điều đó góp phần làm cho bức tranh hiện thực về thiên  11
  12. nhiên và đời sống hiện lên trong  TCDGNB rất cụ thể và sinh động. 2.3.2.2. Xét về từ loại Trong 124 từ ngữ  chỉ  sông nước, danh từ  có số  lượng nhiều nhất, gồm 103  từ, chiếm 83,1%; tiếp đến là động từ, gồm 17 từ, chiếm 13,7%; ít nhất là nhóm  tính từ, gồm 4 từ, chỉ chiếm 3,2%.  2.3.2.3.   Dấu   ấn   ngôn   ngữ   ­   văn   hóa   của   từ   ngữ   chỉ   sông   nước   trong   TCDGNB a. Đây là lớp TĐP gọi tên đối tượng phong phú, đa dạng mang đậm sắc thái  địa phương. Chẳng hạn, xáng, ghe... b. Qua tên gọi, ta thấy hiện lên mảnh đất NB với đặc điểm điểm địa lý nổi  bật là hệ  thống kênh rạch chằng chịt, gồm:  rạch, xẻo, bưng, láng, lung, gành,   xáng... c. Nhiều từ ngữ liên quan đến sông nước trong TCDGNB được sử dụng theo  phương thức chuyển nghĩa nhằm thể  hiện cách tri nhận của các tác giả  dân gian  về sự vật, hiện tượng vùng sông nước mang đặc trưng địa phương, như:  sình, cù  lao, lội, chịu sào, lịch, láng cò...  d. Những sự vật gắn vơi vùng sông nước quen thuộc đi vào TCDGNB và đã  trở thành hình ảnh biểu trưng (chúng tôi sẽ phân tích cụ thể ở chương 4). Như vậy, Qua lớp từ ngữ chỉ sông nước, chúng ta thấy được phần nào cách  lựa chọn các đặc trưng sự vật, cách phân cắt hiện thực khách quan, cùng với cách   lựa chọn hình ảnh của tác giả dân gian với những đặc trưng rất độc đáo nhưng lại   rất gần gũi với cộng đồng người dân vùng sông nước NB. 2.3.3. Lớp từ ngữ địa phương chỉ thiên nhiên, miệt vườn vùng Nam   Bộ 2.3.3.1. Xét về cấu tạo Bảng 2.8. Số lượng và tần số xuất hiện xét về phương diện cấu tạo của từ ngữ chỉ thiên nhiên, miệt vườn trong TCDGNB Cấu tạo Số lượng Tỉ lệ % Tần số xuất  Tỉ lệ % hiện Từ đơn 43 34,4 786 69,7 Chính phụ 78 62,4 334 29,6 Từ ghép Đẳng lập 1 0,8 1 0,08 Từ láy 3 2,4 7 0,62 Tổng 125 100% 1128 100% 12
  13. 2.3.3.2. Xét về từ loại Trong 125 từ ngữ đã thống kê, danh từ là nhóm có số lượng nhiều nhất  (106  từ (chiếm 84,8%), tần số sử dụng cao, nhóm tính từ chỉ có 16 từ (chiếm 12,8%), ít   nhất là nhóm từ động từ, chỉ có 3 từ (chiếm 2,4%). 2.3.3.3. Những dấu  ấn ngôn ngữ  ­ văn hóa của từ  ngữ  chỉ thiên nhiên, miệt   vườn trong TCDGNB a. Trước hết, TCDGNB đã ghi lại cảnh thiên nhiên hoang sơ, khắc nghiệt,  gồm các tên gọi như: bưng, biền, bưng biền,... Đó là vùng đất hoang sơ, sình lầy, cây cối rậm rạp với những loài thú hung  dữ, nguy hiểm, luôn rình rập, đe dọa tính mạng con người: sấu, cọp, ác, rít,... b. Tác giả dân gian cũng đã dùng một lớp TĐP đa dạng để  gọi tên thực vật  như: bần, bàng, còng, lác, tràm, bình bát, kèo nèo, lúa ma, xa cừ,... tên gọi động vật  như: ác, cọp, rít, bồng bồng, chim quyên, cò ma, cồng cộc, le le, thằng chài,... c. Ngoài những sản vật từ thiên nhiên ban tặng, TCDGNB còn giới thiệu sự  giàu có về sản vật từ các miệt vườn, như: chôm chôm, mãng cầu, sầu riêng... d. Con người NB chủ yếu gắn bó với các miệt vườn nên những món ăn hàng   ngày của họ rất đạm bạc, cá và các loại rau trồng trong vườn. Như  vậy, qua sự  đa dạng của các tên gọi phản ánh thiên nhiên, miệt vườn   chúng ta nhận thấy khả  năng tri nhận sâu sắc về  các sự  vật, cách lựa chọn hình  ảnh đặc trưng của các tác giả dân gian độc đáo, gần gũi, ngôn ngữ chân chất như  lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân địa phương. Tất cả  đã tạo nên cái văn  minh miệt vườn tiêu biểu của vùng đất phương Nam của Tổ quốc. 2.3.4. Lớp từ ngữ xưng hô địa phương Nam Bộ 2.3.4.1. Thống kê định lượng Bảng 2.10. Số lượng và số lần xuất hiện của các nhóm từ xưng hô Số  Tỉ lệ  Tỉ lệ  Nhóm từ xưng hô Số lần xuất hiện lượng % % Danh từ thân tộc 9 36 189 19,9 Thứ tự sinh 9 36 38 4,0 Đại từ nhân xưng 7 28 723 76,1 Tổng 25 100 944 100 2.3.4.2. Các nhóm từ xưng hô trong thơ ca dân gian a. Dùng danh từ thân tộc  Một đặc điểm  rất  nổi bật  về  xưng hô trong TCDGNB là từ  xưng hô chỉ  quan hệ trong gia đình được dùng phổ biến ngoài xã hội, như:  cậu ­ con, mợ ­ con,   bà ­ con,… 13
  14. Ngoài ra, danh từ thân tộc con có thể kết hợp với tính từ nhỏ (như: con nhỏ,   thằng nhỏ, vợ nhỏ…) lâm thời làm từ xưng gọi, dùng khá phổ biến.  b. Dùng nhóm từ xưng hô theo thứ tự sinh Xưng hô theo từ chỉ thứ tự sinh hay xưng hô kết hợp giữa danh từ thân tộc  và từ gọi theo thứ tự sinh cũng là một lối xưng hô độc đáo của người dân NB, kiểu   như: Tư, Năm,…má Bảy,... cậu Ba, mợ Ba, cô Năm, em Hai ... Phải chăng, đây cũng  là một nét  biểu hiện của văn hóa cởi mở, mộc mạc, hòa đồng của người NB. c. Dùng đại từ nhân xưng Trong TCDGNB, các tác giả dân gian sử dụng từ xưng hô là các đại từ biến  âm rút gọn: ổng, bả, chỉ với sắc thái nghĩa trung tính để  chỉ  người  ở  ngôi thứ  ba.  Đây là các đại từ đặc biệt của PNNB. Trong TCDGNB còn có đại từ xưng hô bậu,   qua. Đây là những từ  có nguồn gốc từ  tiếng Triều Châu đã được Việt hóa hoàn  toàn.  Như  vậy, cách dùng từ  xưng hô để  xưng gọi  ở  đây thể  hiện sự  mộc mạc,  bình dân, rất cởi mở, phóng khoáng và luôn thấm đậm tình cảm thân thiết. Đó là  những nét sắc thái văn hóa riêng của người dân NB trong xưng hô. 2.3.5. Lớp từ ngữ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân 2.3.5.1. Thống kê định lượng Bảng 2.11. Số lượng từ ngữ địa phương NB đồng nghĩa trong TCDG phân theo các tiểu loại  Các tiểu loại đồng nghĩa của từ địa  Số lượng Tỉ lệ % phương trong TCDGNB Đồng nghĩa phong cách 294 75,0 Đồng nghĩa ý niệm 43 11,0 Đồng nghĩa ý niệm ­ phong cách 55 14,0 Tổng 392 100 2.3.5.2. Các nhóm từ đồng nghĩa trong thơ ca dân gian Nam Bộ a. Nhóm từ đồng nghĩa phong cách Trong TCDGNB, chúng tôi thấy từ  địa phương NB đồng nghĩa phong cách  với từ toàn dân ở nhiều từ loại, gồm:  ­ DT: heo ­ lợn; nón ­ mũ; sáo ­ mành; sình ­ bùn ...  ­ ĐgT: mướn ­ thuê; xá ­ vái; ẵm ­ bồng ­ bế; leo ­ trèo; nói láo ­ nói dối... ­ TT: ốm ­ gầy; cứng ­ rắn; lẹ ­ nhanh chóng; mắc ­ đắt; sình ­ ươn...  ­ ĐT: bay ­ bọn mày, chúng mày; chi ­ gì; chi vầy ­ gì vậy...  Nằm trong sự  đối lập đồng nghĩa, từ  toàn dân thường trung  hòa về  phong  cách, còn  TĐPNB lại  mang tính biểu cảm, thể  hiện  rõ nét sắc thái  văn hóa địa  phương. Nguyên nhân của sự khác nhau này một phần là do hiện thực  được phản  14
  15. ánh là hiện thực NB, một phần là do thói quen nói năng của người ĐP vẫn dùng  nhiều   từ   cổ   của   tiếng  Việt,  như:  bể   (vỡ),  bợ   (đỡ),   bông  (hoa),  heo   (lợn),  lẹ   (nhanh), lượm (nhặt), lu (mờ), giỡn (đùa), mùng (màn)... b. Nhóm từ đồng nghĩa ý niệm Trong TCDGNB, chúng tôi thấy có các từ đồng nghĩa ý niệm như: ác ­ quạ;   chỉ điều ­ chỉ đỏ; chú ủi ­ lợn; cù lần ­ chậm chạp; eo ­ teo tóp; vườn ­ quê....  Các từ  đồng nghĩa ý niệm  trong TCDGNB có  sự  phân biệt với nhau về  những sắc thái nghĩa cơ bản nên chúng có vai trò hết sức quan trọng trong việc thể  hiện tư tưởng, tình cảm của chủ thể sử dụng ngôn ngữ, đồng thời làm cho lời thơ  trở nên ý nhị, sâu xa hơn. Ví dụ: đành thể hiện sự hài lòng, chấp nhận vì thỏa mãn  với các tiêu chí đã đề  ra; ưng thể  hiện sự   ưng thuận, đồng ý ở  phương diện tình  cảm.  c. Nhóm từ đồng nghĩa ý niệm ­ phong cách Đây là loại từ đồng nghĩa phân biệt với nhau cả về sắc thái ý nghĩa chung và  cả về màu sắc phong cách, như: dơ ­ bẩn; cưng ­ chiều; lục bình ­ bèo tây; nhậu ­   ăn/ uống...  Các  TĐPNB hầu hết có nghĩa biểu hiện rộng hơn và mang sắc thái  biểu cảm tinh tế hơn so với từ toàn dân, phù hợp với thực tế và thói quen  ứng xử  VH của người dân nơi đây. 2.4. Tiểu kết chương 2 Ở chương này, luận án đã phân tích các lớp từ  ngữ  có hiện tượng biến thể  ngữ  âm, biến thể  từ  vựng ­ ngữ  nghĩa. Qua mỗi lớp từ, chúng tôi thấy từ  địa  phương NB có sự  thể  hiện đa dạng cả  về  số  lượng và ngữ  nghĩa và có sự  khác  biệt với NNTD. Điều này đã tạo nên đặc trưng NN­VH riêng biệt của từ  ngữ địa   phương NB. 15
  16. Chương 3 ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ ­ VĂN HÓA TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ XÉT Ở PHƯƠNG DIỆN ĐỊNH DANH 3.1. Khái niệm về định danh Luận án đã chọn nêu định nghĩa về  định danh của một số  tác giả  trong và ngoài  nước với cách hiểu chung: “Định danh chính là đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tượng”   (Nguyễn Đức Tồn, 2008) và chỉ  ra đặc trưng sự  vật được lựa chọn qua tên gọi và cách  thể hiện chúng trong ngôn ngữ là thể hiện đặc trưng văn hóa dân tộc và vùng miền. 3.2. Đặc trưng ngôn ngữ  ­ văn hóa thể  hiện qua  “độ  sâu phân loại”  trong “sự phạm trù hóa hiện thực” của từ ngữ địa phương NB 3.2.1. Thống kê định lượng Bảng 3.1. Số lượng từ ngữ NB biểu thị “độ sâu phân loại” Độ sâu phân loại của các nhóm từ Số lượng Tỉ lệ % DT 51 45,1 Nhóm từ biểu thị   ĐgT 113 39 30,8 34,5 chủng TT 23 20,4 DT 170 66,9 Nhóm từ biểu thị loại ĐgT 254 53 69,2 20,9 TT 31 12,2 Tổng 367 100 3.2.2. Nhóm từ biểu thị khái niệm chủng 3.2.2.1. Nhóm từ loại danh từ So sánh với từ TD, nhóm từ này có 2 khác biệt: Thứ  nhất, những từ  ngữ  địa phương biểu thị  những nội dung mà NNTD  không có từ  ngữ  tương  ứng, như:   bưng,  bưng biền, châu thành, miệt vườn, tài   công, tàu kê (tào kê), lạch... Đây là những từ ngữ đặc trưng chỉ có trong giao tiếp  của vùng NB. Thứ hai, những từ địa phương NB mang đặc điểm chủng thì từ toàn dân lại  mang đặc điểm của loại, như:  kẽm  (sắt, thép),  kiếng  (kính, gương),  nón  (nón,  mũ)... 3.2.2.2. Nhóm từ loại động từ và tính từ So sánh với từ TD, nhóm từ này có 2 khác biệt: Thứ   nhất,   những   từ   ngữ   địa   phương   không   có   từ   ngữ   tương   ứng   trong   NNTD, như:  chịu sào, láng nguyên, lạt nhách, lu câm, muồi, riu ríu, rối nùi, hân   hấn... Trong đó, nhiều nhất là các từ thuộc từ loại TT. Thứ hai, từ địa phương NB mang đặc điểm chủng thì từ  toàn dân lại mang   16
  17. đặc điểm của loại, như: cắn (đốt, chích); lụi (xiên, đâm, tiêm, chích); lội (bơi, đi);  la (nói, gọi, kêu, mắng)... Trong đó, nhiều nhất là các từ thuộc từ loại ĐgT. Có những từ mang đặc điểm của hai từ loại trở lên khác nhau. Chẳng hạn,   từ  ngộ: xinh đẹp (TT), gặp nhau (ĐgT); láng cò: vùng trũng lớn ngập nước (DT),  trắng xóa, khắp cả một diện rộng (TT)... 3.2.3. Nhóm từ biểu thị khái niệm loại Về độ sâu phân loại, chúng tôi mô hình hoá, cụ thể như sau: Mô hình bậc 1:   Yếu tố chỉ loại Yếu tố phân loại Mô hình bậc 2: Yếu tố phân loại Yếu tố chỉ loại Bậc 1 Bậc 2 3.2.3.1. Nhóm danh từ ­ Đối với các từ được phân loại ở mức độ  loại, nhóm từ này chủ  yếu là từ  đơn.  ­ Đối với các từ  được phân loại  ở  mức độ  tiểu loại, nhóm từ này thể  hiện  độ sâu phân loại theo hướng chi tiết hoá ở hai mức độ: bậc 1 và bậc 2.  Những từ thuộc mô hình bậc 1 chiếm số lượng nhiều nhất, với 174/ 183 từ.   Chẳng hạn, từ  ghe, xuồng,… Đối chiếu với từ thuyền trong NNTD, ghe lại được  chia thành 26 loại và xuồng được chia thành 4 loại khác nhau. Sự đa dạng này đã  phản ánh rõ môi trường tự nhiên và môi trường hoạt động cụ  thể  của sông nước   NB. Những từ  thuộc mô hình bậc 2 có số  lượng không nhiều, chỉ  có 9/ 183 từ,   như: áo vá quàng, bánh bò bông, bánh tầm xe, giông khói đèn, thuốc bìa son... Tuy  nhiên, đây lại là lớp từ góp phần biểu đạt tinh tế về hiện thực của người dân NB. 3.2.3.2. Nhóm động từ Đối với nhóm từ thuộc cấp độ  loại, chúng có số lượng không nhiều, chỉ có  5/ 56 từ, gồm:  bủa, gay, rổn, trót. Những từ  này không có từ  tương  ứng trong  NNTD. Đối với nhóm từ thuộc cấp độ  tiểu loại, những từ này chiếm số lượng lớn   với 48/ 53 từ, như: bú thép, buộc đùm, chiều lòn, chim chạ, đánh đèo, kho tiêu... Về  độ sâu phân loại, các ĐgT chỉ được phân loại ở bậc 1 mà không phân loại đến bậc   2. Trong nhóm ĐgT, có những từ  trong PNNB chỉ  tiểu loại dựa trên cơ  sở  từ  chỉ chủng hoặc từ chỉ loại của NNTD. Chẳng hạn, buộc đùm, kho tiêu... Có thể  thấy, trong PNNB, những từ  ngữ  được phân loại theo mức độ  tiểu   loại có số lượng nhiều hơn trong NNTD. Trong đó, nhiều nhất là các từ phân loại  dựa trên yếu tố  cơ  sở  là các từ  toàn dân như:  nướng trui, thả  lèo, vá quàng, xé   17
  18. phay... 3.2.3.3. Nhóm tính từ Nhóm TT cũng là những từ phản ánh đặc trưng riêng của hiện thực NB mà  không thể  nhầm lẫn với các địa phương khác, như: chơm bơm, đèo, êm rìu, héo   xàu, non èo, ốm o, rã rượi, tèm hem... Trong đó, đặc trưng nhất là các TT chỉ mức  độ. Về độ sâu phân loại, nhóm TT cũng được phân loại theo hai mức độ: loại và  tiểu loại. Tuy nhiên, nhóm TT chỉ loại chỉ có 2 từ: đèo và lang, các trường hợp còn  lại là những từ thuộc tiểu loại. Trong tiểu loại, TT chỉ được phân loại ở bậc 1 mà  không phân chia đến bậc 2, chẳng hạn: ốm o, héo queo, héo xàu... Như  vậy, các từ  ngữ  chỉ  tiểu loại có số  lượng nhiều hơn cả.  Điều này   chứng tỏ độ sâu phân loại của từ ngữ NB được chi tiết hóa rõ ràng hơn, sâu hơn so  với NNTD. 3.3. Đặc trưng ngôn ngữ ­ văn hóa của từ ngữ địa phương NB qua cách   định danh sự vật 3.3.1. Thống kê định lượng Bảng 3.2. Số lượng và số lần xuất hiện các nhóm từ chỉ sự vật Số  Nhóm từ chỉ sự vật Tỉ lệ % Số lần xuất hiện Tỉ lệ % lượng Nhóm từ chỉ đồ vật, vật dụng 80  47,6 417  41,8 Nhóm từ chỉ động vật 48  28,6 250  25,05 Nhóm từ chỉ thực vật 33  19,6 299  29,95 Nhóm từ chỉ địa hình, địa vật 7  4,2 32  3,2 Tổng 168  100 998  100 3.3.2. Các nhóm từ chỉ sự vật trong thơ ca dân gian Nam Bộ  3.3.2.1. Nhóm từ chỉ đồ vật, vật dụng Trong nhóm từ  này, chủ  thể  định danh đã dựa vào các đặc trưng khác nhau  để gọi tên, đó là: hình dạng, kích thước, chất liệu, công dụng, động tác, âm thanh,   cấu tạo, màu sắc, hoạt động... Khi định danh, chủ thể định danh có thể nêu trực tiếp thuộc tính của sự vật.   Chẳng hạn, lồng đèn, khăn lông... Có khi thuộc tính của đối tượng được gọi tên không chỉ  có một đặc trưng   mà có thể  có hai đặc trưng, như: khăn bàng lông thì ta có thể  dễ  dàng nhận thấy  được hai đặc trưng chính là kích cỡ (bàng) và hình dạng (lông). 3.3.2.2. Nhóm từ chỉ động vật Các tên động vật trong TCDGNB gắn liền với môi trường sống  ở  NB và   quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của những người dân lao động như: cá, lịch,   18
  19. tép, nhái, cu, cưỡng... Đặc trưng hình thức được lựa chọn của nhóm từ  chỉ  động  vật ở đây chủ yếu là: hình dạng, kích thước, cấu tạo, màu sắc và hoạt động.  Cách định danh các loài động vật khác gắn liền với môi trường sống tự  nhiên của vùng đất NB cũng đa dạng không kém, như: nhái bầu (bụng to), tép bạc   (màu trắng tươi), tôm đất (giống màu của đất), tôm rằn (có vằn đen trên lưng)... 3.3.2.3. Nhóm từ chỉ thực vật Trong TCDGNB, chỉ có 33 từ ngữ gọi tên các loại thực vật như: bông súng,   bần, kèo nèo, bắp, gòn, mận, so đũa, bông hường, bông lài...  Về  phương thức định danh, chủ  thể  định danh đã dùng tên gọi vừa có chức  năng gọi tên, vừa có chức năng nêu thuộc tính của loại thực vật. Có nhóm từ được  định danh bằng cách kết hợp giữa yếu tố  chỉ  loại với yếu tố  chỉ  thuộc tính. Có  những từ tự thân vừa mang chức năng chỉ loại, vừa mang chức năng chỉ thuộc tính.   Kiểu tên gọi này chỉ có một thành tố: bắp, mận, bần, lác...  Về  cách định danh, chủ  thể  định danh nơi đây căn cứ  vào nhiều thuộc tính   khác nhau để  gọi tên, đó có thể  là công dụng (bình linh, vông nem, vạn thọ), đặc  điểm (lục bình, nhãn lồng, rau dừa, bình bát), mùi vị (bạc hà, giấp cá, bông lài)... 3.3.2.4. Nhóm từ chỉ địa hình, địa vật Trong TCDGNB, nhóm từ  chỉ  địa hình, địa vật có số  lượng và tần số  xuất  hiện ít nhất, chỉ có 7 từ. Tuy nhiên, mỗi một từ  đều mang một giá trị  có tính đặc  trưng, thể hiện đặc điểm riêng trong tên gọi của người dân vùng NB, như: ba rò,   bờ đắp, bưng biền, con hói, cù lao, kinh xáng, miệt vườn. Cơ  sở  định danh của các từ  loại này có thể  căn cứ  vào các đặc điểm khác  nhau của sự vật, trong đó chủ yếu là dựa vào cấu tạo ( cù lao), số lượng (ba rò)...  Những  căn cứ  này cũng giống như  cách định danh trong NNTD và các vùng PN  khác. Tuy nhiên, xét cụ thể hơn về cách gọi tên thì PNNB có sự khác biệt. Như vậy, từ những dẫn dụ trên chúng ta thấy điều kiện tự nhiên NB đã ảnh  hưởng không nhỏ vào quá trình tri nhận và cách định danh của người dân nơi đây. 3.4.  Đặc trưng ngôn ngữ  ­ văn hóa thể  hiện qua nhóm từ  ngữ  địa phương   Nam Bộ định danh đánh giá mức độ đặc tính sự vật 3.4.1. Thống kê định lượng Bảng 3.3. Số lượng các nhóm từ ngữ chỉ mức độ đánh giá sự vật Các nhóm từ ngữ chỉ sự đánh giá mức độ các đặc tính sự  Số từ Tỉ lệ % vật Nhóm từ ngữ đánh giá theo mức độ cao 91 73.4 Nhóm từ ngữ đánh giá theo mức độ giảm nhẹ 33 26.6 Tổng 124 100% 3.4.2. Các nhóm từ ngữ chỉ mức độ đánh giá sự vật  3.4.2.1. Nhóm từ đánh giá theo mức độ cao 19
  20. Nhóm từ này bao gồm cả từ ghép và từ láy. Xét về  cấu tạo, các từ  ghép  có nghiã đánh giá  trong TCDGNB gồm có hai  yếu tố. Để tiện miêu tả, chúng tôi gọi tổ hợp này là AX. Trong đó, yếu tố X trong  kết cấu AX có nguồn gốc từ  NNTD (rũ liệt); yếu tố  X có nguồn gốc từ  PNNB  (héo xàu, mỏng dánh, héo don...) Ngoài ra, trong TCDGNB còn có một số từ láy mà nghĩa của chúng cũng hàm  nghĩa đánh giá mức độ  cao đặc tính sự vật: ốm o, tèm hem, chơm bơm, rặc ròng,   rũ rượi, tùm lum... 3.4.2.2. Nhóm từ đánh giá theo mức độ giảm nhẹ Nhóm từ này chủ yếu là từ láy, như: hân hấn, lăng líu, le the, lẩn đẩn.. Một số  từ  mang đặc trưng riêng,  chỉ  sử  dụng  ở  địa phương NB, có thể  người  ở  các vùng khác nghe không hiểu được ý nghĩa của chúng, như:  hân hấn,   lăn líu... Như vậy, hai nhóm từ được sử dụng ở đây là những lớp từ bình dị, thân quen  nhưng gây ấn tượng bởi vừa gợi hình vừa gợi cảm. Đó là những từ gắn liền với  những nếp nghĩ, thói quen sử  dụng hàng ngày  nhưng thể  hiện  văn hóa  ứng xử  mang đặc trưng riêng của người Việt ở vùng đất NB. 3.5. Tiểu kết chương 3 Ở chương này, luận án đã phân tích độ sâu phân loại, cách định danh và đánh   giá sự  vật. Nhìn chung, người NB định danh sự  vật chi tiết hơn so với NNTD và   các vùng PN khác. Chương 4 ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ ­ VĂN HÓA TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ XÉT Ở PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT SÁNG TẠO THƠ CA DÂN GIAN 4.1. Từ  ngữ  địa phương Nam Bộ  ­ công cụ  nghệ  thuật sáng tạo thơ  ca dân gian 4.1.1. Từ ngữ địa phương được sử dụng với vai trò thể hiện nội dung ngữ   nghĩa 4.1.1.1. Vai trò phản ánh hiện thực Trong TCDG, chúng tôi thu được kết quả: 409 DT, với 3129 lần xuất hiện;   262 ĐgT, với 3873 lần xuất hiện; 164 TT, với 1037 lần xuất hiện; và 25 ĐT, với   1238 lần xuất hiện. Như vậy, với một hệ thống vốn từ địa phương xuất hiện dày đặc, hiện thực   đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người dân NB mang những nét  đặc thù của vùng sông nước đã hiện lên một cách sinh động. Đồng thời, vốn từ  ngữ trên còn cho thấy TCDGNB gắn bó chặt chẽ với môi trường văn hoa t ́ ự nhiên  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0