intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Từ vay mượn mới trong lĩnh vực chính trị xã hội của tiếng Nga và các phương thức chuyển dịch sang tiếng Việt

Chia sẻ: Hetiheti Hetiheti | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

92
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án là phân tích các đặc điểm chức năng của lớp từ vựng chính trị - xã hội vay mượn mới trong tiếng Nga giai đoạn cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI, làm rõ những trường hợp phổ biến nhất khi chuyển dịch sang tiếng Việt, qua đó đề xuất áp dụng các phương thức chuyển dịch nhất định. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Từ vay mượn mới trong lĩnh vực chính trị xã hội của tiếng Nga và các phương thức chuyển dịch sang tiếng Việt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI<br /> ***<br /> <br /> ĐOÀN THỊ BÍCH NGÀ<br /> <br /> TỪ VAY MƢỢN MỚI<br /> TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI CỦA TIẾNG NGA<br /> VÀ CÁC PHƢƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT<br /> <br /> Chuyên ngành: Ngôn ngữ Nga<br /> Mã số: 62.22.02.02<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br /> <br /> Hà Nội – 2017<br /> 1<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Hà Nội<br /> Người hướng dẫn khoa học<br /> 1. TS. Lê Văn Nhân<br /> 2. PGS. TS. Vũ Ngọc Vinh<br /> <br /> Phản biện 1: ................................................<br /> ................................................<br /> Phản biện 2: ................................................<br /> ................................................<br /> Phản biện 3: ................................................<br /> ................................................<br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường<br /> họp tại......................................................................................vào hồi<br /> ...........giờ...........ngày...........tháng..........năm<br /> Có thể tham khảo luận án tại:<br /> - Thư viện quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Trường Đại học Hà Nội<br /> <br /> 2<br /> <br /> DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ<br /> CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br /> 1. Доан Тхи Бик Нга. Экзотизмы, обозначающие общественно-политические<br /> понятия в русском языке и способы перевода их на вьетнамский язык.<br /> ―Вьетнамская русистика‖, №. 21<br /> 2. Đoàn Thị Bích Ngà. Từ vay mượn trong tiếng Nga và các phương thức chuyển<br /> dịch sang tiếng Việt. Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, Số 43/2015<br /> 3. Đoàn Thị Bích Ngà. Các từ mang nghĩa ẩn dụ thuộc chủ đề chính trị trong tiếng<br /> Nga và các phương thức chuyển dịch sang tiếng Việt. Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ,<br /> Số 46/2016<br /> 4. Доан Тхи Бик Нга. Формы иноязычных вкраплений общественнополитической тематики в русском тексте и способы передачи их на<br /> вьетнамский язык: материалы Международной региональной конференции<br /> «Русский язык в странах Юго-Восточной Азии». Ханой, 2016.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Đặc điểm chung của luận án<br /> Mở đầu<br /> Những biến đổi rõ rệt nhất trong tiếng Nga mười lăm năm qua thể hiện ở sự biến<br /> đổi lớp từ vựng, được bổ sung chủ yếu là từ vay mượn từ tiếng Anh. Từ gốc Anh xuất<br /> hiện trong nhiều lĩnh vực lĩnh vực xã hội khác nhau: chính trị, kinh tế, thông tin, đời sống.<br /> Cần nhấn mạnh rằng hoạt động của từ vay mượn trong tiếng Nga cuối thế kỷ XX – đầu<br /> thế kỷ XXI cho thấy từ vay mượn được sử dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực chính trịxã hội. Những biến động chính trị-xã hội, trong đó có sự thay đổi tích cực hệ thống luật<br /> pháp nhà nước Nga tất yếu kéo theo sự biến đổi trong lớp từ vựng chính trị.<br /> Dù có nhiều công trình nghiên cứu từ vay mượn nhưng nhiều khía cạnh của vấn<br /> đề, đặc biệt là đặc điểm chuyển dịch các từ vay mượn từ một ngôn ngữ này sang ngôn<br /> ngữ khác hiện vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Trong thực tế chuyển dịch văn bản từ<br /> tiếng Nga sang tiếng Việt khó khăn nhất là việc hiểu nghĩa và chuyển dịch các từ được<br /> gọi là “từ vay mượn chưa được đồng hóa” gồm dị ngữ và từ ngoại nguyên dạng.<br /> Công trình này là một nghiên cứu về ngôn ngữ và dịch thuật, phân tích ngữ nghĩa<br /> của từ vay mượn trong lĩnh vực chính trị-xã hội của tiếng Nga và tìm ra các đặc điểm<br /> chuyển dịch các đơn vị này sang tiếng Việt.<br /> Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Từ vay mượn mới trong bất kì một ngôn<br /> ngữ nào luôn đòi hỏi phải có những nghiên cứu mới. Cần nêu bật đặc điểm hoạt động của<br /> các đơn vị này trong giai đoạn mới gắn liền với những thay đổi trong đời sống chính trịxã hội của đất nước.<br /> Đề tài nghiên cứu này rất cấp thiết do từ vay mượn trong tiếng Nga chưa được<br /> nghiên cứu đầy đủ ở khía cạnh chuyển dịch sang các ngôn ngữ khác, do khó khăn khi<br /> chuyển dịch và ít kinh nghiệm dịch từ vay mượn, đặc biệt là các từ chưa được đồng hóa,<br /> khó hiểu. Việc xem xét các phương thức chuyển dịch từ vay mượn có thể mang lại những<br /> kết quả thú vị cho lý thuyết và thực hành dịch.<br /> Khách thể nghiên cứu là lớp từ vựng chính trị-xã hội vay mượn mới trong tiếng<br /> Nga.<br /> 4<br /> <br /> Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là hoạt động của lớp từ vựng chính trị-xã hội<br /> vay mượn mới trong tiếng Nga và nghiên cứu những tương ứng dịch thuật quy định các<br /> phương thức chuyển dịch lớp từ này sang tiếng Việt.<br /> Điểm mới của đề tài nghiên cứu chính là lựa chọn đối tượng nghiên cứu, thế hiện<br /> ở việc lần đầu tiên luận án nghiên cứu phương thức chuyển dịch sang tiếng Việt các từ<br /> vay mượn mới trong lĩnh vực chính trị-xã hội của tiếng Nga dưới góc độ đối chiếu-dịch<br /> thuật, xác định các quy luật chuyển dịch các đơn vị này từ tiếng Nga sang tiếng Việt trên<br /> cơ sở phân tích các dạng thức tương ứng trong hai ngôn ngữ.<br /> Mục đích của luận án là phân tích các đặc điểm chức năng của lớp từ vựng chính<br /> trị-xã hội vay mượn mới trong tiếng Nga giai đoạn cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI, làm<br /> rõ những trường hợp phổ biến nhất khi chuyển dịch sang tiếng Việt, qua đó đề xuất áp<br /> dụng các phương thức chuyển dịch nhất định.<br /> Để đạt được mục tiêu trên luận án xác định các nhiệm vụ sau:<br /> - Phân tích những vấn đề chính của quá trình vay mượn từ vựng trong tiếng Nga;<br /> - Làm rõ đặc điểm chức năng của từ vay mượn mới trong tiếng Nga giai đoạn cuối<br /> thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI;<br /> - Xác định thành phần của lớp từ vựng chính trị-xã hội trong tiếng Nga và các<br /> nhóm từ vựng theo chủ đề;<br /> - Làm rõ sự biến đổi về nghĩa của các từ vay mượn mang nội dung chính trị xã hội<br /> trong tiếng Nga;<br /> - Trên cơ sở phân tích các bản dịch đã công bố và đơn vị tương ứng tìm được đề<br /> xuất các phương thức dịch khả thi từ vay mượn từ tiếng Nga sang tiếng Việt.<br /> Giá trị lý luận của nghiên cứu thể hiện ở việc tiếp tục nghiên cứu khái niệm từ<br /> vựng vay mượn trong tiếng Nga và các vấn đề lý thuyết liên quan đến đặc điểm chuyển<br /> dịch sang tiếng Việt từ vay mượn trong tiếng Nga. Kết quả nghiên cứu thu được trên cơ<br /> sở phân tích văn bản dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt và tìm ra những phương án tương<br /> ứng cụ thể có thể đóng góp nhất định cho sự phát triển lý thuyết dịch nói chung và dịch từ<br /> vay mượn nói riêng.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0