intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nhân học: Biến đổi văn hóa ở làng người Kinh dưới tác động của tái định cư khu kinh tế Dung Quất

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

74
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu với các mục tiêu: giới thiệu thực trạng văn hóa làng người Kinh khu kinh tế Dung Quất trước tái định cư, làm sáng tỏ quá trình và thực trạng biến đổi văn hóa làng người Kinh TĐC từ khi tái định cư đến thời điểm nghiên cứu (2012-2015), phân tích, đánh giá tác động của TĐC đến biến đổi văn hóa làng tái định cư khu kinh tế Dung Quất,... Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nhân học: Biến đổi văn hóa ở làng người Kinh dưới tác động của tái định cư khu kinh tế Dung Quất

VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> Đinh Như Hoài<br /> <br /> BIẾN ĐỔI VĂN HÓA Ở LÀNG NGƯỜI KINH<br /> DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TÁI ĐỊNH CƯ<br /> KHU KINH TẾ DUNG QUẤT<br /> Chuyên ngành: Nhân học<br /> Mã số : 62 31 03 02<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI - 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội,<br /> Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam<br /> Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Văn Hà<br /> 2. PGS.TS. Bùi Văn Đạo<br /> <br /> Phản biện 1: PGS.TS. Lâm Bá Nam<br /> Phản biện 2: PGS.TS. Lê Ngọc Thắng<br /> Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh<br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ<br /> cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học Xã hội, 477 Nguyễn<br /> Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.<br /> Vào hồi ………. giờ …… phút,<br /> năm……..<br /> <br /> ngày …… tháng……….<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia<br /> - Thư viện Học viện Khoa học xã hội<br /> - Thư viện Viện Khoa học xã hội Vùng Trung Bộ<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Từ sau Đổi mới (1986) đến nay, nhiều Khu kinh tế (KKT)<br /> trọng điểm được xây dựng ở miền Trung, trong đó có KKT Dung<br /> Quất, được mở rộng và phát triển từ Khu công nghiệp Dung Quất,<br /> diện tích 10.300 ha, thuộc địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.<br /> Đây là KKT tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, gồm công nghiệp lọc<br /> dầu - hóa dầu - hóa chất, các ngành công nghiệp có quy mô lớn, công<br /> nghiệp hàng tiêu dùng, gắn với phát triển và khai thác cảng biển.<br /> Hơn một thập niên vừa qua, đã có một số nghiên cứu đánh giá<br /> tác động tích cực và tiêu cực về tình hình đời sống của người dân tái<br /> định cư (TĐC) dưới tác động của KKT Dung Quất. Song, những tiếp<br /> cận từ góc độ dân tộc học/ nhân học về biến đổi văn hóa làng người<br /> Kinh TĐC ở KKT Dung Quất vẫn còn rất ít ỏi và chưa hệ thống. Vấn<br /> đề đặt ra liên quan đến câu chuyện mất đất, ảnh hưởng nặng nề đối<br /> với sự ổn định sinh kế lâu dài và bền vững cũng như sự thích nghi<br /> với môi trường văn hóa mới tại khu TĐC đối với từng loại hình làng<br /> thuần nông, thuần ngư hay bán nông bán ngư của người Kinh ven<br /> biển có lịch sử lập làng và truyền thống văn hóa như thế nào còn bỏ<br /> ngỏ. Vì vậy, đi sâu tìm hiểu biến đổi văn hóa và sự thích nghi của<br /> cộng đồng dân cư trong bối cảnh di dân, TĐC không tự nguyện gắn<br /> với sự hình thành, phát triển của KKT Dung Quất, làm rõ tính đa<br /> dạng và phong phú bức tranh biến đổi của văn hóa làng người Kinh<br /> TĐC ở một địa phương ven biển miền Trung mang ý nghĩa khoa học<br /> sâu sắc.<br /> Ở chiều cạnh khác, trong quá trình phát triển xã hội và quản lý<br /> sự phát triển xã hội ở các loại hình làng ven biển miền Trung dưới<br /> tác động của các dự án phát triển đang cho thấy những tiếp cận liên<br /> ngành không chỉ về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa xã<br /> hội đối với các cộng đồng mà còn là những vấn đề tạo sinh kế mới,<br /> <br /> 2<br /> khởi nghiệp, giải quyết công ăn việc làm với lao động trẻ và an ninh<br /> xã hội, v.v… còn hạn chế. Tuy nhiên, đây là những vấn đề bức thiết<br /> có ý nghĩa thực tiễn cao đối với sự phát triển bền vững ở các làng<br /> người Kinh TĐC KKT Dung Quất cần được tìm tòi, đánh giá ở các<br /> chiều cạnh trong quan hệ tổng thể: sinh kế, xã hội, môi trường và<br /> văn hóa.<br /> Trên cơ sở nhận thức như vậy, và với khuôn khổ của đề tài<br /> luận án tiến sỹ Nhân học, NCS chỉ lựa chọn vấn đề “Biến đổi văn<br /> hoá ở làng người Kinh dưới tác động của tái định cư khu kinh tế<br /> Dung Quất” làm luận án của mình. Hy vọng, luận án sẽ góp thêm<br /> những tư liệu, đánh giá mới từ góc nhìn của khoa học chuyên ngành<br /> Nhân học.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br /> Thứ nhất, giới thiệu thực trạng văn hóa làng người Kinh KKT<br /> Dung Quất trước TĐC (năm 1995).<br /> Thứ hai, làm sáng tỏ quá trình và thực trạng biến đổi văn<br /> hóa làng người Kinh TĐC từ khi TĐC đến thời điểm nghiên cứu<br /> (2012-2015).<br /> Thứ ba, phân tích, đánh giá tác động của TĐC đến biến đổi<br /> văn hóa làng TĐC KKT Dung Quất.<br /> Thứ tư, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần xây dựng<br /> chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển văn hóa<br /> làng nói riêng theo hướng bền vững ở các khu TĐC của người Kinh<br /> KKT Dung Quất.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án<br /> Đối tượng nghiên cứu. Luận án tập trung nghiên cứu biến đổi<br /> văn hóa làng người Kinh ở địa bàn TĐC dưới tác động của KKT<br /> Dung Quất. Khái niệm văn hóa làng trong luận án được hiểu theo<br /> nghĩa rộng, bao gồm bốn thành tố là sinh kế, văn hóa xã hội, văn hóa<br /> vật chất và văn hóa tinh thần.<br /> <br /> 3<br /> Phạm vi nghiên cứu. Về thời gian, luận án nghiên cứu thực<br /> trạng văn hóa làng của người Kinh TĐC trước thời điểm TĐC (năm<br /> 1995) và những biến đổi của văn hóa làng người Kinh tại các điểm<br /> nghiên cứu dưới tác động của KKT Dung Quất trong thời gian từ khi<br /> TĐC (1995) đến năm 2015. Tức là, so sánh sự biến đổi văn hoá trước<br /> và sau khi TĐC, chứ không phải so sánh sau TĐC với làng cổ.<br /> Về địa điểm, luận án chọn 3 khu TĐC thuộc địa bàn huyện<br /> Bình Sơn, gồm khu TĐC An Quang, thôn Thạnh Thiện xã Bình<br /> Thanh Tây; khu TĐC Giếng Hố, thôn Lệ Thuỷ, xã Bình Trị và khu<br /> TĐC Vĩnh Trà, thôn Vĩnh Trà xã Bình Thạnh. Đây là 3 cộng đồng<br /> người Kinh có thời điểm di dân, chính sách đền bù giải toả và mức<br /> độ giao lưu tiếp biến văn hoá khác nhau; đồng thời, khả năng “thích<br /> ứng” văn hoá khi TĐC không giống nhau.<br /> 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án<br /> 4.1 Phương pháp luận<br /> Luận án được hoàn thành dựa trên quan điểm triết học của chủ<br /> nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nhìn nhận sự vật, hiện<br /> tượng trong biến đổi văn hoá dưới tác động của dự án phát triển phải<br /> TĐC. Trên cơ sở nền tảng tư tưởng của Hồ Chí Minh và những quan<br /> điểm tiếp cận mới của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách di dân,<br /> TĐC của Chính phủ Việt Nam, có tham khảo chính sách TĐC của<br /> các tổ chức quốc tế lớn, luận án đã tiếp cận nghiên cứu và giải quyết<br /> các vấn đề khoa học từ góc nhìn nhân học. Hơn nữa, các chính sách<br /> đặc thù đối với các dự án phát triển kinh tế trọng điểm, chính sách<br /> phát triển văn hoá trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới hiện nay,<br /> đặc biệt là ở địa bàn ven biển Nam Trung Bộ được luận án tiếp thu<br /> để có đề xuất, kiến nghị về giải pháp.<br /> 4.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Sử dụng, đánh giá nguồn tài liệu thứ cấp. Luận án có phân<br /> tích, tham khảo, kế thừa các nguồn tài liệu có sẵn liên quan đến đề<br /> tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, Nghị quyết, Quyết định của<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0