ĐẠI HỌC HUẾ<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Nông Lâm<br />
- Đại học Huế<br />
<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
<br />
1. PGS.TS. Lê Đức Ngoan<br />
<br />
BÙI VĂN LỢI<br />
<br />
2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả<br />
Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA<br />
GIỐNG CỪU PHAN RANG NUÔI Ở<br />
THỪA THIÊN HUẾ<br />
<br />
...........................................................................................<br />
...........................................................................................<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
...........................................................................................<br />
...........................................................................................<br />
<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
...........................................................................................<br />
...........................................................................................<br />
<br />
Chuyên ngành: Chăn nuôi<br />
Mã số: 62.62.01.05<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp<br />
tại ................................................................................................................<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP<br />
<br />
Vào hồi ........... giờ ............ ngày ............. tháng .............. năm ................<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
1. Thư viện Quốc gia<br />
2. Thư viện Đại học Huế<br />
3. Thư viện trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế<br />
<br />
HUẾ - NĂM 2014<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI<br />
2.1. Mục tiêu chung<br />
Nhằm đánh giá khả năng thích ứng của cừu Phan Rang nuôi trong<br />
điều kiện ở Thừa Thiên Huế thông qua các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng,<br />
sinh sản và thu nhận thức ăn của chúng.<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
Xác định quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm với các<br />
chỉ tiêu sinh lý của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế.<br />
Xác định quan hệ giữa nhiệt độ và chỉ số nhiệt ẩm với lượng thức<br />
ăn thu nhận của cừu.<br />
Xác định khả năng sinh trưởng và sinh sản của cừu Phan Rang<br />
nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế.<br />
Đánh giá giá trị dinh dưỡng một số thức ăn thô xanh làm thức ăn<br />
cho cừu ở Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Cừu (Ovis aries) là gia súc nhai lại nhỏ được nuôi ở nhiều nước trên<br />
thế giới với mục đích lấy thịt, sữa, lông và da. Ngành chăn nuôi cừu đóng<br />
vai trò quan trọng trong đời sống con người và sự phát triển xã hội<br />
(Acharya, 2009; Afzal và Naqvi, 2004; Devendra, 2001). Cừu được du<br />
nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, đã thích nghi, phát triển rất tốt ở Ninh<br />
Thuận và Bình Thuận với nắng nóng quanh năm, không có mùa lạnh.<br />
Tuy nhiên, cừu không dễ dàng phát triển rộng rãi trên các vùng sinh thái<br />
trong cả nước như các vật nuôi truyền thống vì sự nhạy cảm của chúng<br />
với môi trường sống; trong đó, nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố có tác<br />
động mạnh đến trạng thái sinh lý, sinh trưởng và sinh sản của cừu<br />
(Bhatta và CS., 2005; Srikandakumar và CS., 2003).<br />
Gần đây, các nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt<br />
ẩm trên cừu đã được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm (Alhidary và<br />
CS., 2012; Gül, 2012; Saab và CS., 2011; Marai và CS., 2009; Baneh và<br />
Hafezian, 2009; McManus và CS., 2008; Savage và CS., 2008; Lavvaf và<br />
CS., 2007; Behzadi và CS., 2007; Singh và CS., 2006; Maurya và CS.,<br />
2005; Goetsch và Johnson, 1999...). Ở Việt Nam, nghiên cứu về ảnh<br />
hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm trên cừu chưa có công trình<br />
nào được công bố.<br />
Thừa Thiên Huế có điều kiện khí hậu, thời tiết khác biệt; lượng mưa<br />
hàng năm lớn (3.877 mm/năm), kéo dài và phân phối không đều; nhiệt độ<br />
không khí trung bình 24,70C; đặc biệt, ẩm độ không khí luôn cao (87,3%)<br />
(Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).<br />
Thừa Thiên Huế có diện tích đất đồi núi chiếm hơn 75% diện tích đất<br />
tự nhiên, trong đó có nhiều vùng đồi núi có thể phù hợp với đặc tính sinh<br />
thái và điều kiện sống của cừu. Hệ thống sản xuất nông nghiệp phong<br />
phú với nhiều loài cây bụi sẵn có, là nguồn thức ăn tiềm năng (Võ Thị<br />
Kim Thanh, 2008; Nguyễn Xuân Bả và CS., 2002) và nguồn phụ phẩm<br />
đa dạng (Nguyễn Hữu Văn và CS., 2008) chưa được tận dụng triệt để.<br />
Tuy nhiên, chăn nuôi cừu ở Thừa Thiên Huế hoàn toàn chưa có.<br />
Vì vậy, để phát triển chăn nuôi cừu ở Thừa Thiên Huế, nghiên cứu<br />
đánh giá thích ứng của cừu với điều kiện môi trường (nhiệt độ, ẩm độ) là<br />
bước đi ban đầu rất cần thiết.<br />
<br />
3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
Kết quả nghiên cứu bước đầu xác định sự thích ứng của cừu Phan<br />
Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế thông qua các chỉ tiêu sinh lý, thu nhận<br />
thức ăn, sinh trưởng và sinh sản.<br />
Xác định được quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm với<br />
tần số hô hấp, hàm lượng hemoglobin và lượng thức ăn thu nhận của cừu<br />
Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế.<br />
Từ đó, luận án đã đóng góp thêm tư liệu về các chỉ tiêu sinh lý, sinh<br />
trưởng, sinh sản của cừu Phan Rang nuôi ở các vùng miền khác nhau<br />
trong cả nước.<br />
BỐ CỤC LUẬN ÁN<br />
Ngoài phần mục lục; danh mục các bảng, đồ thị, hình ảnh; tài liệu<br />
tham khảo; phụ lục và các phần phụ; luận án có 5 phần nội dung chính:<br />
Mở đầu: có 3 nội dung chính, trang 1 - 4.<br />
Chương 1. Tổng quan tài liệu: có 6 nội dung chính, trang 5 - 52; có<br />
11 bảng và 2 sơ đồ.<br />
Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: có 3 nội dung<br />
chính, trang 53 - 67; có 1 bảng.<br />
Chương 3. Kết quả và thảo luận: có 5 nội dung chính, trang 68 - 128;<br />
có 33 bảng và 16 đồ thị.<br />
Kết luận và đề nghị: có 2 nội dung chính, trang 129 - 130.<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
2.3.2. Nội dung 2 - Xác định quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số<br />
nhiệt ẩm với các chỉ tiêu sinh lý<br />
<br />
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU<br />
Gia súc: Thí nghiệm đã được tiến hành trên đàn cừu Phan Rang nuôi<br />
ở Thừa Thiên Huế và trên đàn cừu nuôi ở Ninh Thuận.<br />
Thức ăn: gồm 4 loại là cỏ tự nhiên, cỏ voi, lá mít và lá duối.<br />
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU<br />
Thí nghiệm đã được tiến hành từ 2/2009 - 12/2012 tại trường Đại học<br />
Nông Lâm – Đại học Huế; Trung tâm NCTN dê, cừu Ninh Thuận; Phòng<br />
phân tích thức ăn gia súc và các SPCN thuộc Viện Chăn nuôi và khoa<br />
Huyết học truyền máu Bệnh viện trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.<br />
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.3.1. Nội dung 1 - Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm ở<br />
Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận<br />
2.3.1.1. Xác định nhiệt độ và ẩm độ<br />
Số liệu về nhiệt độ, ẩm độ không khí môi trường từ 2007-2011 của<br />
tỉnh Thừa Thiên Huế được lấy từ Trung tâm khí tượng thủy văn trung<br />
Trung bộ và Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2012; của tỉnh<br />
Ninh Thuận được lấy từ Trạm khí tượng thủy văn Phan Rang, Ninh<br />
Thuận và Niên giám thống kê Ninh Thuận năm 2012.<br />
Số liệu về nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi của các thí nghiệm trong luận<br />
án được đo bằng máy nhiệt ẩm kế tự động Hygro - Thermometer (Pháp)<br />
tại 8 mốc thời gian: 1.00; 4.00; 7.00; 10.00; 13.00; 16.00; 19.00 và<br />
22.00h liên tục các ngày trong tháng ở 2 mùa: mùa nóng (6-8/2009) và<br />
mùa lạnh (12/2009-2/2010). Nhiệt ẩm kế được đặt gần bằng chiều cao<br />
của cừu trưởng thành, cách mặt đất 0,8m, cách sàn chuồng 0,6m.<br />
2.3.1.2. Xác định chỉ số nhiệt ẩm<br />
Cách tính THI tại các thời điểm trong ngày và của từng ngày ở các<br />
thí nghiệm trong luận án theo công thức của Marai và CS. (2000):<br />
THI = T0C - {(0,31 - 0,31*RH/100)(T0C - 14,4)<br />
Trong đó: T0C: nhiệt độ không khí (0C); RH: ẩm độ không khí (%)<br />
2.3.1.3. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Các số liệu thu thập được quản lý trên phần mềm Microsoft Excel<br />
(2003) và xử lý thống kê trên phần mềm Minitab version 15.10 (2010),<br />
với phép phân tích cơ bản là thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu được<br />
thể hiện bởi giá trị trung bình (M) và sai số của giá trị trung bình (SEM).<br />
<br />
2.3.2.1. Xác định các chỉ tiêu sinh lý<br />
Thí nghiệm theo dõi trên 24 con cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế<br />
với các nhóm tuổi: 1, 3, 6, 9, 12, 15 tháng, mỗi nhóm 4 con và 88 con nuôi ở<br />
Ninh Thuận tương ứng các tháng tuổi trên là 3, 8, 17, 24, 20 và 16 con.<br />
Các chỉ tiêu sinh lý bao gồm tần số hô hấp, nhịp tim, nhiệt độ da và<br />
thân nhiệt được theo dõi theo từng cá thể cừu. Thời gian theo dõi chia<br />
thành 3 lần trong ngày vào lúc 7.00, 13.00 và 19.00h qua 2 mùa: mùa<br />
nóng và mùa lạnh. Cừu trong từng nhóm tuổi đều được xác định các chỉ<br />
tiêu sinh lý hàng ngày (mỗi ngày đo 2 con/nhóm và luân phiên nhau).<br />
Tại các mốc thời gian, tuần tự đo tần số hô hấp, nhịp tim, nhiệt độ da và<br />
thân nhiệt. Xác định tần số hô hấp bằng cách đếm nhu động lên xuống của<br />
hõm hông bên trái. Nhịp tim xác định bằng việc sử dụng ống nghe đặt ở<br />
dưới vùng ngực bên trái của cừu. Thân nhiệt đo trực tiếp ở trực tràng và<br />
nhiệt độ da được đo ở sát vùng da trên lưng cừu bằng nhiệt kế trong 5 phút.<br />
2.3.2.2. Xác định các chỉ tiêu sinh lý máu<br />
Theo dõi trên 24 con cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế với các<br />
nhóm tuổi: 1, 3, 6, 9, 12, 15 tháng, mỗi nhóm 4 con và 61 con nuôi ở Ninh<br />
Thuận tương ứng các tháng tuổi trên là 4, 4, 6, 6, 5 và 36 con. Máu được lấy<br />
tất cả các cá thể cừu vào ngày 27 các tháng 4-8/2009 và 12/2009-2/2010.<br />
Chỉ tiêu sinh lý máu: hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin và hematocrit<br />
xác định bằng máy đếm tế bào tự động SYSMEX KX 21 (Nhật Bản).<br />
2.3.2.3. Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm<br />
Tại các thời điểm đo chỉ tiêu sinh lý của cừu số liệu về nhiệt độ, ẩm<br />
độ và THI chuồng nuôi cũng được theo dõi để xác định quan hệ giữa<br />
nhiệt độ, ẩm độ và THI với các chỉ tiêu sinh lý của cừu. Phương pháp xác<br />
định nhiệt độ, ẩm độ và THI như đã trình bày cụ thể ở nội dung 1.<br />
2.3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Số liệu thu thập được quản lý bằng phần mềm Microsoft Excel (2003),<br />
xử lý thống kê mô tả và phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) qua<br />
mô hình (GLM) trên phần mềm Minitab version 15.10 (2010). So sánh sự<br />
sai khác giá trị trung bình giữa các nghiệm thức bằng phương pháp Tukey<br />
với khoảng tin cậy 95%. Phân tích hồi quy phi tuyến tính với phương trình<br />
bậc 2 sau:<br />
Y = ax2 + bx + c;<br />
Trong đó; Y: là chỉ tiêu sinh lý; x: là nhiệt độ, ẩm độ hoặc THI.<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
2.3.3. Nội dung 3 - Xác định quan hệ giữa nhiệt độ và THI với lượng<br />
thức ăn thu nhận<br />
<br />
2.3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Các số liệu thu thập được quản lý trên phần mềm Microsoft Excel<br />
(2003) và xử lý thống kê trên phần mềm Minitab version 15.10 (2010),<br />
với phép phân tích cơ bản là thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu được<br />
thể hiện bởi giá trị trung bình (M) và sai số của giá trị trung bình (SEM).<br />
<br />
2.3.3.1. Xác định lượng thức ăn thu nhận của cừu<br />
Lượng thức ăn thu nhận của cừu được tiến hành trên 12 con cừu nuôi<br />
tại Thừa Thiên Huế với 3 độ tuổi 6, 9 và 12 tháng, mỗi nhóm 4 con, qua<br />
2 giai đoạn: tháng 4-8/2009 và tháng 11/2009-2/2010.<br />
Thức ăn trong thí nghiệm là cỏ tự nhiên, thức ăn được chia thành 5<br />
bữa/ngày vào lúc: 7.00, 9.00, 13.00, 16.00 và 21.00h. Lượng thức ăn ước<br />
tính khoảng 3% LW tính theo VCK và đảm bảo luôn dư thừa. Xác định<br />
lượng thức ăn còn thừa vào trước bữa ăn đầu tiên của sáng hôm sau.<br />
2.3.3.2. Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm chuồng nuôi<br />
Tại các ngày theo dõi lượng thức ăn thu nhận của cừu, số liệu về<br />
nhiệt độ, ẩm độ và THI được theo dõi, tính trung bình cho từng ngày để<br />
xác định quan hệ giữa nhiệt độ và THI với lượng thức ăn thu nhận.<br />
2.3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Số liệu thu thập được quản lý bằng phần mềm Microsoft Excel (2003)<br />
và xử lý thống kê mô tả và phương pháp phân tích phương sai (ANOVA)<br />
trên phần mềm Minitab version 15.10 (2010). Phân tích hồi quy phi tuyến<br />
tính bậc 2 với phương trình:<br />
Y = ax2 + bx + c<br />
Trong đó; Y: lượng thức ăn thu nhận; x: nhiệt độ hoặc THI.<br />
2.3.4. Nội dung 4 - Đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản<br />
2.3.4.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt<br />
Khả năng sinh trưởng: Theo dõi trên 24 con cừu nuôi ở Thừa Thiên<br />
Huế với các độ tuổi: sơ sinh, 3, 6, 9, 12, 15 tháng, mỗi nhóm 4 con và trên<br />
đàn cừu nuôi ở Ninh Thuận gồm 207 con với các độ tuổi: 3, 6, 9, 12, 15<br />
tháng lần lượt là 57, 48, 43, 38 và 21 con; thông qua các chỉ tiêu về khối<br />
lượng, tăng trọng và các chiều đo, phương pháp theo quy chuẩn QCVN<br />
01-71:2011 /BNNPTNT, từ đó tính toán tốc độ sinh trưởng của cừu.<br />
Khả năng sản xuất thịt: Tiến hành mổ khảo sát 6 con (3 đực, 3 cái) ở<br />
9 tháng tuổi với các chỉ tiêu và phương pháp theo quy chuẩn QCVN 0171:2011 /BNNPTNT.<br />
2.3.4.2. Đánh giá khả năng sinh sản của cừu<br />
Khả năng sinh sản theo dõi trên 5 cừu cái, trong đó 4 con cừu tơ và 1<br />
con cừu mẹ đã đẻ lứa đầu ở Ninh Thuận. Thiết lập hệ thống sổ ghi chép<br />
tình trạng của từng cá thể cừu từ khi bắt đầu nhập về, các chỉ tiêu và<br />
phương pháp đánh giá theo quy chuẩn QCVN 01-71:2011/BNNPTNT.<br />
<br />
2.3.5. Nội dung 5 - Đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số loại thức<br />
ăn thô xanh<br />
2.3.5.1. Vật liệu thí nghiệm<br />
Gia súc: gồm 4 con cừu đực Phan Rang, có độ tuổi 6-7 tháng, khối<br />
lượng trung bình 18,5±1,5kg.<br />
Thức ăn: gồm 4 loại là cỏ tự nhiên, cỏ voi, lá mít và lá duối.<br />
2.3.5.2. Thiết kế thí nghiệm<br />
Thí nghiệm được thiết kế theo ô vuông la tinh với 4 loại thức ăn kể<br />
trên, qua 4 giai đoạn. Thời gian cho mỗi giai đoạn là 20 ngày (15 ngày<br />
đầu cho cừu ăn thích nghi và 5 ngày cuối tiến hành thu mẫu).<br />
2.3.5.3. Quản lý nuôi dưỡng<br />
Cừu được nuôi cá thể trong 4 cũi tiêu hoá riêng biệt, có máng ăn,<br />
máng uống và được cung cấp nước uống đầy đủ. Trước lúc cho cừu ăn,<br />
cỏ voi được cắt ngắn khoảng 10cm, các loại lá được tách cành.<br />
Cừu ở tất cả các nghiệm thức đều được cho ăn thức ăn tự do hàng<br />
ngày ước tính bằng 3% LW tính theo VCK và cho ăn 5 bữa/ngày vào lúc<br />
7.00, 9.00, 13.00, 16.00 và 21.00h.<br />
2.3.5.4. Quy trình xử lý và phân tích mẫu<br />
Lượng thức ăn thu nhận được theo dõi hàng ngày bằng cách cân<br />
lượng thức ăn cho ăn và lượng dư thừa của từng loại thức ăn. Mẫu thức<br />
ăn, mẫu phân và nước tiểu được lấy hàng ngày trong 5 ngày thu mẫu ở<br />
mỗi giai đoạn để phân tích thành phần hóa học.<br />
Mẫu thức ăn, phân được phân tích vật chất khô (DM), chất hữu cơ<br />
(OM), nitơ tổng số và protein thô (N x 6,25), khoáng tổng số (Ash) theo<br />
AOAC (1990). Xơ không hòa tan trong môi trường trung tính (NDF)<br />
được xác định theo Van Soest và CS. (1991). Năng lượng tổng số (GE)<br />
xác định bằng cách đo trực tiếp trên Bomb Calorimeter (PAR 600, Mỹ).<br />
2.3.5.5. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Minitab version 15.10 (2010)<br />
theo phương pháp phân tích ANOVA. So sánh sự sai khác giữa các<br />
nghiệm thức bằng phương pháp Turkey với khoảng tin cậy 95%.<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Điều đó cho thấy thang đánh giá THI của Marai và CS. (2000) có thể<br />
không phù hợp trong điều kiện môi trường ở Việt Nam. Vì vậy, thí<br />
nghiệm đã tiến hành đánh giá phản ứng sinh lý của cừu ở các mức THI<br />
khác nhau và đã xác định được các điểm THI giới hạn trên cừu. Chi tiết<br />
phân tích ở phần 3.2, 3.3.<br />
Nhìn chung, Thừa Thiên Huế có hai mùa rõ rệt; mùa nóng (MN) từ<br />
tháng 6 đến tháng 8 với nhiệt độ 28,1-29,00C, ẩm độ 77,4-82,4% và THI<br />
là 27,3-28; mùa lạnh (ML) từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau với nhiệt độ<br />
19,1-20,90C, ẩm độ 90,4-93,4% và THI 19,0-20,7.<br />
3.1.2. Nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi ở Thừa Thiên Huế qua<br />
các mùa thí nghiệm<br />
Kết quả khảo sát sự biến thiên nhiệt độ, ẩm độ và THI tại 8 thời điểm<br />
trong ngày ở mùa nóng và mùa lạnh được trình bày ở đồ thị 3.2.<br />
<br />
3.1. DIỄN BIẾN NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ, THI Ở ĐIỂM NGHIÊN CỨU<br />
3.1.1. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ, THI hàng tháng ở Thừa Thiên Huế<br />
và Ninh Thuận<br />
Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ, THI bình quân qua các tháng trong năm ở<br />
Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận 2007-2011 được thể hiện ở đồ thị 3.1.<br />
31<br />
<br />
95<br />
<br />
29<br />
<br />
90<br />
85<br />
<br />
25<br />
23<br />
<br />
80<br />
<br />
21<br />
<br />
Ẩm độ (% )<br />
<br />
75<br />
40<br />
<br />
19<br />
70<br />
<br />
15<br />
<br />
65<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
Tháng<br />
Nhiệt độ TT Huế<br />
Nhiệt độ Ninh Thuận<br />
<br />
THI TT Huế<br />
Ẩm độ TT Huế<br />
<br />
THI Ninh Thuận<br />
Ẩm độ Ninh Thuận<br />
<br />
Đồ thị 3.1. Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ, THI bình quân tháng ở Thừa Thiên Huế<br />
và Ninh Thuận (2007 - 2011)<br />
<br />
Số liệu đồ thị 3.1 cho thấy, nhiệt độ, ẩm độ, THI môi trường bình<br />
quân tháng ở Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận có sự khác biệt về giá trị<br />
tuyệt đối và quy luật biến thiên ở từng vùng.<br />
Ở hai tỉnh, nhiệt độ và THI biến thiên theo quy luật chung: tăng dần<br />
từ tháng 1 và đạt cực đại ở tháng 6, sau đó giảm dần đến tháng 12. Nhiệt<br />
độ trung bình năm ở Thừa Thiên Huế thấp hơn 2,80C so với Ninh Thuận,<br />
song chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất, lạnh nhất lớn hơn.<br />
Ẩm độ ở Thừa Thiên Huế cao hơn 9,3% so với Ninh Thuận và biến<br />
động lớn giữa các tháng trong năm. Thừa Thiên Huế ẩm độ biến thiên<br />
theo quy luật: giảm dần từ tháng 1 đến tháng 7, sau đó tăng lên đến tháng<br />
12; trong khi ở Ninh Thuận ẩm độ biến động thất thường giữa các tháng.<br />
Giá trị THI ở Ninh Thuận cao trong suốt cả năm (23,8-27,9); trong<br />
đó, có 4 tháng (tháng 11-tháng 2 năm sau) THI 23,8-25,2 và 8 tháng<br />
(tháng 3-10) THI 25,8-27,9. Theo Marai và CS. (2000), THI≥25,6 cừu bị<br />
stress cực kỳ nghiêm trọng. Với kết quả này, cừu ở Ninh Thuận luôn bị<br />
stress nhiệt; trong đó, cừu bị stress nghiêm trọng 8 tháng trong năm.<br />
<br />
95<br />
90<br />
<br />
35<br />
<br />
THI; Nhiệt độ (0C)<br />
<br />
17<br />
<br />
85<br />
<br />
30<br />
<br />
80<br />
75<br />
<br />
25<br />
<br />
70<br />
<br />
20<br />
<br />
Ẩm độ (%)<br />
<br />
Nhiệt độ (0C), THI<br />
<br />
27<br />
<br />
65<br />
60<br />
<br />
15<br />
<br />
55<br />
<br />
10<br />
<br />
50<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
7<br />
<br />
10<br />
<br />
13<br />
<br />
16<br />
<br />
19<br />
<br />
22<br />
<br />
Thời gian (giờ)<br />
Nhiệt độ (MN)<br />
THI (ML)<br />
<br />
THI (MN)<br />
Ẩm độ (MN)<br />
<br />
Nhiệt độ (ML)<br />
Ẩm độ (ML)<br />
<br />
Đồ thị 3.2. Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ, THI chuồng nuôi theo giờ trong mùa<br />
nóng và mùa lạnh ở Thừa Thiên Huế<br />
<br />
Kết quả đồ thị 3.2 cho thấy, nhiệt độ và THI chuồng nuôi ở mùa lạnh<br />
và mùa nóng có xu hướng biến thiên theo quy luật chung là: thấp nhất<br />
vào thời điểm 1 đến 4 giờ, tăng dần và đạt cực đại vào lúc 13 giờ, sau đó<br />
giảm dần đến 22 giờ. Ẩm độ biến thiên theo chiều ngược lại với nhiệt độ<br />
và THI. Biên độ nhiệt ở mùa lạnh chênh lệch lớn hơn mùa nóng.<br />
Như vậy, ở mùa nóng, nhiệt độ và THI tăng cao ở thời điểm 7 đến 19<br />
giờ, trong lúc đó ẩm độ giảm thấp, nguy cơ gây stress nóng cho cừu. Ở<br />
mùa lạnh, nhiệt độ và THI giảm thấp lúc 19 giờ đến 4 giờ sáng ngày kế<br />
tiếp, kèm theo ẩm độ tăng cao, nên nguy cơ cừu stress lạnh.<br />
Từ các kết quả phân tích trên cho thấy, Thừa Thiên Huế ẩm độ không<br />
khí cao chiếm tỷ lệ lớn ở cả mùa nóng và mùa lạnh. Đây là điểm thời tiết<br />
khác biệt rất lớn đối với Ninh Thuận.<br />
<br />